Archive for the ‘Giao Chỉ’ Category

Giao Chỉ – San Jose
Bài viết về cuốn hồi ký của một kháng chiến quân.


Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh và kháng chiến quân

“Này em, anh sẽ về bên kia biên giới.
Đèn nhà ai hay đốm lửa quê người…”

Tháng 3/1975, tôi gặp tướng Hoàng Cơ Minh lần đầu tiên tại Cam Ranh, một vị Phó Đề Đốc Hải Quân nóng nảy, bồn chồn vừa nhận toàn bộ trách nhiệm tư lệnh cuộc triệt thoái từ duyên hải.

Sau lễ chào cờ lần cuối, hạm đội chở phần còn lại của hai quân đoàn suôi Nam. “Trùng khơi vạn lý, như chưa vừa ý, lắc lư con tàu đi.” Bài ca vui tươi ngày nào bây giờ chuyên chở biết bao nhiêu cay đắng.

Tháng 5/1975, gặp lại ông Hoàng Cơ Minh trong trại Barrigada trên đảo Guam. Gần 30 vị tướng tá của một đạo quân tan hàng nằm chờ phi vụ vào Mỹ. Ông Nguyễn Cao Kỳ được Hoa Kỳ đem đi trước, rồi đến ông Ngô Quang Trưởng. Tôi nằm bên tướng Đồng Văn Khuyên, mặt dài như chiều đông.

Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III xuống sân đánh bóng chuyền cho quên ngày tháng. Tướng Không Quân Phan Phụng Tiên lâu lâu lại buông lời cay đắng. Riêng ông Hoàng Cơ Minh là người duy nhất nói đến chuyện trở về.
(more…)

Giao Chỉ San Jose

Tin tức thời sự chính trị nước Mỹ vẫn tràn ngập trên diễn đàn truyền thông. Thiên tai vừa trải qua với cuồng phong và mưa bão tại miền Đông Nam Hoa Kỳ rồi tiếp đến động đất Mễ Tây Cơ. Bộ phim 10 tập 18 giờ do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm với 30 triệu mỹ kim mới hoàn tất vẫn làm xôn xao dư luận. Phần lớn các nhà bình luận, các chính khách và nhân vật cộng đồng Hoa Kỳ đều hết lòng khen ngợi. Riêng phần chúng tôi có nhận định khác biệt. Là quân nhân của phe bại trận với niềm đau thương gặm nhấm suốt cuộc đời. Mất nước là mất tất cả. Một lần bại trận và phải đào thoát ngay trên quê hương. Từ đó thấy lại biết bao lần thảm bại tái diễn trên phim ảnh, làm sao mà vui mừng khi nhìn lại vết thương. Sau 42 năm phe tự do thua trận, với bộ phim công phu phổ biến năm nay, cuộc thảm bại trên chiến trường Việt Nam lại một lần nữa tái diễn. Xin có đôi lời đóng góp ý kiến như sau.
(more…)

Giao Chỉ. San Jose.

Ngày chủ nhật 6 tháng 8-2017 vừa qua, khi chương trình Cám ơn Anh lần 11 mới mở đầu thì thành quả tài chánh đã đi được nửa đường. Ban tổ chức cho biết đã ghi nhận được từ các nơi quyên góp trước con số hết sức khích lệ là 700 trăm ngàn. Năm vừa qua kỳ thứ 10 tổ chức tại miền Nam kết quả sau cùng là 1 triệu 300 ngàn. Năm nay, hy vọng tổng kết cuối tháng 8 có thể lên đến con số 1 triệu và 500 ngàn. Hơn 10 năm trước đại hội mở đầu tại Nam CA dù hết sức thành công nhưng cũng chỉ thu được hơn 200 ngàn. Con đường đi của chương tình đã tăng dần theo thời gian. Danh sách các thương binh và quả phụ ghi nhận thêm ngày cũng gia tăng. Lòng người hưởng ứng cũng dâng cao và tiền quyên góp cũng vượt qua một triệu mỹ kim.
(more…)

Giao Chỉ San Jose


Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm (1930-2017)

Chuyện mấy ông già chúng tôi, quanh đi quẩn lại toàn là chuyện xưa và sau cùng là chung sự. Mới đọc được bài ông Huy Phuơng viết về tuổi lên Tám… chục. Rất thú vị. Biết được chuyện vua tổ chức mừng thọ Bốn chục chưa được bao lâu thì ngài băng hà. Cuối tuần nay chúng tôi lại được mời tham dự tiệc mừng tuổi thọ của ông chủ tiệm phở Hiền Vương. Ông lên chức 90. Được coi là đại thọ. Nhờ đọc tiểu sử nên được biết bạn Hiền một thời nổi tiếng phở gà từ Sài Gòn đến San Jose nguyên là chiến binh từ lực luợng đăc biệt mà chuyển qua nhẩy dù. Ở San Jose chúng ta có đô đốc Trần văn Chơn đã qua tuổi 90 từ nhiều năm và đang tiến dần đến con số 100. Thượng thọ.

Hồ sơ bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ hiện nay chấp nhận còn số hưởng thọ cao nhất là 121 tuổi. Thực tế chưa thấy ai sống đến tuổi thượng thừa như thế. Bạn thân Vũ Đức Nghiêm của chúng tôi vừa ra đi ở tuổi 87. Tin tức ở miền Nam do người em Vũ Ngọc Bích loan báo. Ở miền Bắc do cô con gái Vũ Thơ Trinh báo tin. Dù mới ra đi nhưng tang gia đã kịp thời thông báo chi tiết về tang lễ. Sẽ quàn tại nghĩa trang Oak Hill, khu Oak Chapel, San Jose. Lễ cất đám thứ Bẩy ngày 5 tháng 8-2017 Giờ thăm viếng: 9 am đến 12 pm.
(more…)

Giao Chỉ, San Jose

nguyen_ngoc_bich_4
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (1937-2016)

Bây giờ đến lượt tôi viết bài về giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Khi anh chị Đỗ Trọng Linh tại San Jose tổ chức tưởng niệm quý vị trong tổ chức Họp Mặt Dân Chủ vào tháng 3, chúng tôi có mạn phép nói thật lòng như sau. Ông Nguyễn Ngọc Bích ra đi nhiều người ca ngợi một người rất tử tế. Nhiều người ca ngợi một người rất tài giỏi đã ra đi. Tôi thưa rằng, sống bao lâu mình gặp biết bao nhiêu người tử tế. Sống trong cuộc đời từ trong nước ra đến hải ngoại chúng ta gặp biết bao nhiêu người tài giỏi. Tiếc thương cũng vừa phải theo chỗ thân tình. Nhưng đối với giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, tiếc thương và thương tiếc trở đi trở lại là ở chỗ hải ngoại chúng ta vừa mất một người đang làm công chuyện. Cộng đồng của chúng ta mất một tay đang sản xuất. Ông Bích suốt 40 năm qua là người làm việc nỗ lực nhất, trong hoàn cảnh đáng kể nhất, kết quả hữu hiệu nhất và hoàn toàn tình nguyện.
(more…)

Giao Chỉ, San Jose

nguyen_the_thu
Trung tá Nguyễn Thế Thứ đại diện quân đoàn III trong cuộc thảo luận
với Việt cộng về việc trao trả tù binh tại Lộc Ninh năm 1973
.
(Hình tài liệu dặc biệt của Việt Museum San Jose)

Mỗi khi có bằng hữu ra đi, chúng ta thường nói rằng. Tôi mới nói chuyện với ông ấy hôm qua. Bây giờ nghe tin đã đi rồi. Trường hợp bạn Thứ cũng thế. Mấy tuần trước, anh Vũ Thượng Đôn có mời anh em cùng khóa lại chơi nhà. Bạn Nguyễn Thế Thứ đau ốm quản ngại không muốn đi nhưng vì anh em thân nên đã tham dự. Buổi họp mặt thật đáng đồng tiền bát gạo. Anh em vui mà bạn Thứ cũng vui. Khi nói đến chuyện thiên hạ, tôi thuộc phe dễ tính và thường phản đối quan niệm của anh Thứ thuộc loại khó tính. Thứ đã nhắc đến một chữ mà lâu nay chẳng ai dùng tới. Anh nói chủ trương của tôi là Bựa. Anh cho rằng không nên giúp cho thiên hạ khai thác quyền lợi vô tội vạ của chính phủ.
(more…)

Giao Chỉ, San Jose.

truong_gia_vy-nguyen_xuan_hoang
Vợ chồng nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng

Chuyện hai tờ báo.

Ở San Jose có hai tờ báo đáng được lưu ý. Tờ Thời Báo ra hàng ngày của ông Vũ Bình Nghi coi như lâu năm hơn một phần ba thế kỷ. Thời vàng son của Thời Báo phát hành 50 trang mạnh mẽ hàng ngày. Cuối tuần có lúc gần 100 trang. Bà Nghi quản trị văn phòng suốt bao năm, chợt một ngày từ giã cõi trần ai, ra đi nhẹ nhàng như sương khói. Ông Nghi đưa bà về chôn cất tại cố hương Bùi Chu đã mấy năm qua mà nhớ thương sao mãi chưa nguôi. Bây giờ Thời Báo già yếu còm cõi như chủ nhân. Tuy vậy, gặp bác Nghi vẫn nhẹ nhàng bình tĩnh. Bác nói rằng , sân cỏ nhà tôi theo lệnh chính phủ tiết kiệm nước nên chẳng còn xanh tươi, nhưng bà nhà tôi mất đi, quả thực tôi như mất nửa người. Chẳng thiết gì đến thị trường quảng cáo để Thời Báo phải héo hon. Tương lai của báo nhà cũng khó khăn như tương lai thế giới mà thôi….
(more…)

Giao Chỉ, San Jose
Viết cho Lê Thiệp, tác giả: Ung Thư ơi, chào mi

bia_ung_thu_oi_chao_mi

Cuốn sách tôi giới thiệu là sách chưa ra mắt tại San Jose. Có thể sẽ không ra mắt vì tác giả đã qua đời. Một người viết lời giới thiệu và khen ngợi tác giả cũng đã qua đời. Tác giả là Lê Thiệp, chết tháng 7 năm 2013. Anh chàng viết khen Lê Thiệp là Vũ Ánh, cũng mới ra đi năm nay. Cô ca sĩ Quỳnh Giao cũng khen ngợi tác giả Lê Thiệp. Cô cũng ra đi tuần trước. Tất cả 3 người đều có kẻ thù gọi chung một tên: Ung Thư. Nhưng chỉ riêng Lê Thiệp để lại tác phẩm gọi tên kẻ thù với lời chào thân ái. “Ung Thư ơi, chào mi!”.
(more…)

Giao Chỉ, San Jose
(Viết để chia xẻ với các bạn của Hoàng-Vy tại San Jose)

nguyen_xuan_hoang-1970
Nhà văn NGuyễn Xuân Hoàng (1970)

Giọt nắng cuối chiều chưa vội tắt, mà lời từ biệt đã lên môi.

Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose. Mấy tháng nay anh bị đau rất nặng, phải ra vào nhà thương nhiều lần. Thân hữu chúng ta ai cũng biết và hết sức ngậm ngùi. Mới đây bác sĩ Ngô Thế Vinh có viết về tiểu sử và bệnh tình của anh Hoàng.

Tôi xin kể thêm về chút tình cảm riêng tư như sau. Anh được cô Vy, vợ Hoàng đưa về nhà như là giọt nắng cuối chiều. Nắng chiều chưa tắt, nhưng trước sau cũng đến lúc phải hoàng hôn.. Từ nhà thương cô Vy điện thoại qua nước mắt. Pa báo cho Măng biết là Stanford quyết định cho nhà con về nằm nhà để chờ. Bác sĩ và nhà thương ở đây chịu thua rồi. Con đang ký giấy nhận chàng về. Con về trước đến nhận giường điều trị nhà thương cho đưa tới. Xe nhà thương sẽ chở Hoàng về chiều nay. Nói Măng không còn gì phải lo nữa. Không cần cấp cứu. Xe nhà thương chuyến về không phải mở đèn và thổi còi. Con sẽ không còn phải gọi 911 nữa. Sau cùng thì chàng cũng trở về với em trong những ngày sau cùng.
(more…)

Giao Chỉ – San Jose

viet_dzung_5

Buổi chiều HO San Francisco.

Tết Giáp Ngọ đã qua gần cả tháng, Hội HO của anh Phú San Fran mới tổ chức đón Xuân muộn. Xác pháo đã chìm mất tiêu sau trận mưa đầu mùa tại Chinatown. Bà con ta vẫn vui vẻ cùng với biệt đoàn văn nghệ Lam Sơn hát ly rượu mừng của Phạm Đình Chương.

Sau phần thứ nhất của chương trình mừng tân niên Giáp Ngọ, đến phần thứ hai là tưởng nhớ Việt Dzũng. Anh Huỳnh Lương Thiện lên nói về người chiến sĩ đấu tranh số một của hải ngoại. Anh đồng ý với Nguyễn Văn Khanh (Trưởng ban Việt Ngữ RFA) rằng Việt Dzũng được mọi người nhớ đến qua bài ca bất hủ “Một Chút Quà Cho Quê Hương” và bản thân anh chính là một món quà rất quý. Có lẽ nên nói rõ hơn, chính Việt Dzũng là món quà của quê hương dành cho chúng ta, dành cho hải ngoại.
(more…)

Giao Chỉ

ba_ho_ngoc_can_va_cuu_si_quan

Đám cưới nhà quê – Chuyện người vợ

Mùa xuân năm 1959. Họ đạo Thủ Đức có đám cưới nhà quê. Cô dâu Nguyễn thị Cảnh mỗi tuần giúp lễ và công tác thiện nguyện cho nhà Thờ. Chú rể là anh trung sĩ huấn luyện viên của trường bộ binh Thủ Đức.

Cha làm phép hôn phối. Họ Đạo tham dự và chúc mừng. Bên nhà gái theo đạo từ thuở xa xưa. Bên nhà trai cũng là gia đình Thiên Chúa Giáo. Cô gái quê ở Thủ Đức, 18 tuổi còn ở với mẹ. Cậu trai 20 tuổi xa nhà từ lâu. Cha cậu là hạ sĩ quan, gửi con vào thiếu sinh quân Gia Định từ lúc 13 tuổi. Khi trưởng thành, anh thiếu sinh quân nhập ngũ. Đi lính năm 1956. Mấy năm sau đeo lon trung sĩ. Quê anh ở Rạch Giá, làng Vĩnh Thanh Long, sau này là vùng Chương Thiện. Ngày đám cưới, ông già từ quê lên đại diện nhà trai.
(more…)

Giao Chỉ

dam_tang_pham_duy
Đám tang nhạc sĩ Phạm Duy

Phạm Duy, người hát rong, tên hề của sân khấu, tay du côn của cuộc đời, nhạc sĩ thiên tài, sau cùng đã về chết tại quê hương miền Nam.

Năm 2005, ba ngày trước khi về Việt Nam, Phạm Duy đã “đấu láo” bằng tâm sự vụn. Nội dung nói chuyện không chuẩn bị. Nghĩ gì nói đó. Gan ruột tuôn trào. Thực sự với tuổi già và bệnh hoạn, Phạm Duy tưởng là về sống một hai năm rồi đi. Ông nói khi xuống giọng: “Tôi cũng chẳng có tham vọng gì đâu. Về để chết ở quê hương thôi.

Thời gian chờ chết kéo dài đến hơn bẩy năm.
(more…)

Giao Chỉ, San Jose.
Bài này không phải là tài liệu phê bình văn nghệ, không phải là điểm phim. Đơn thuần chỉ là tâm tư của một khán giả, yêu thương những bản hùng ca, đem niềm xúc động trải trên trang giấy.

Nhớ lại chuyện xưa (1975).

Những bản hùng ca đã theo chân chúng tôi suốt một đời quân ngũ. Từ Mậu Thân 68 đến mùa Hè 72. Nhưng vào tuần lễ cuối tháng 4-75 không còn nghe thấy nhịp quân hành trên đài Sài Gòn nữa. Giữa mùa hè vùng nhiệt đới, đài Mỹ chợt chơi bài Tuyết trắng. Đó chính là tiếng kèn lui quân của đồng minh. Hoa Kỳ bắt đầu di tản bằng trực thăng. Miền Nam thất thủ. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dựng lều đón tỵ nạn tại Pendleton. Cách 20 dặm về phía bắc là dinh thự của tổng thống Nixon. Bạch dinh Calle Isabella tại thị xã San Clemente từng được mệnh danh là tòa Bạch Cung của miền Tây. Vào năm 75, Isabelle nằm phơi mình buồn bã trên xa lộ số 5, cạnh bờ biển miền duyên hải California. Vào những ngày trời tốt, ông Nixon mới có thể nhìn thấy phi cơ chở tỵ nạn từ Thái Bình Dương bay về Los Angeles. Nhưng đêm nào ông cũng nghe thấy tiếng xe bus của những người đánh mất quê hương chạy trên đường số 5 từ quận Cam về Tent City. Đoàn xe chở dân di tản, theo lệnh ông thống đốc, phải đóng kín cửa và chạy ban đêm qua San Clemente thẳng đường về Pendleton. Cali thời đó là tiểu bang chống chiến tranh, không welcome dân tỵ nạn.Tiếng xe chạy ban đêm đã làm ông Nixon mất ngủ, hay tại vì nước Mỹ quay lưng lại Việt Nam.
(more…)

Giao Chỉ, San Jose
Hãy cho đi phân nửa, hạnh phúc sẽ nhân đôi

Sống trong đời sống

Ngày xưa, tiền nhân dạy con cháu là sống phải tu nhân, tích đức. Cụ thể là dạy dỗ cho con người làm công việc phước thiện. Ngày nay lời gia huấn qua thi ca có phần bay bướm lãng mạn hơn.

Lời viết bằng chữ thư pháp Việt Nam treo trên vách chùa hay cô ca sĩ véo von trong radio đã hát rằng: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để gió cuốn đi.”

Xem ra như vậy, nếu có của ăn của để, đem chia cho thiên hạ chẳng phải vì danh tiếng mà chỉ để gió cuốn đi.
(more…)

Giao Chỉ

Lịch sử miền Nam Việt Nam của chúng ta ngoài bất hạnh to lớn là ngày mất nước tan hàng 30 tháng 4-1975 còn có những bất hạnh nhỏ cũng khá đau thương.

Nếu chúng ta có những ngày ghi dấu rõ ràng như giỗ Tổ Hùng Vương, Hai bà Trưng, rồi trải qua các triều đại anh hùng chiến đấu chống Bắc phương của thời xưa thì ngày tháng lịch sử của một trăm năm qua có nhiều điều phiền muộn.

Không thể kể đến các ngày tháng mà phe cộng sản ồn ào tưởng niệm, riêng miền Nam chúng ta vẫn còn nhớ ngày 20 tháng 7-1954 chia đôi đất nước. Rồi đến 30 tháng 4-1975 mất nốt miền Nam. Phải chăng chúng ta có đến 2 ngày Quốc Khánh nhưng chẳng ngày nào được coi là toàn quân toàn dân đồng thuận.

Ngày 26 tháng 10 của nền đệ nhất Cộng Hòa với thủ tướng Ngô Đình Diệm cũng phải trả giá mở đầu bằng cuộc truất phế ông vua cuối cùng của triều Nguyễn và chấm dứt bằng cái chết của vị tổng thống. Qua nền đệ nhị Cộng Hòa của trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đã ra đời bắt đầu bằng một ngày Quốc Khánh mới 1 tháng 11. Ở giữa 2 nền Cộng Hòa có ngày 19-6-1965. Ngày mà ông thủ tướng Kỳ gọi là ngày quân đội lên cầm quyền. Đó là ngày được chọn là ngày Quân Lực, chúng ta vẫn tưởng nhớ và kỷ niệm cho đến nay. Tại hải ngoại đây là ngày quân lực lần thứ 45.
(more…)

Giao Chỉ


Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (1937-2000)

“Ngày thứ Bảy 17 tháng 12-2005 tại San Jose có tổ chức đêm văn nghệ dành cho các nhạc phẩm của Duy Khánh và Trầm Tử Thiêng. Chúng tôi sẽ tham dự và nghĩ rằng những đêm chủ đề như thế nếu chúng ta biết một đôi chút về tác giả thì sẽ cơ hội thưởng thức đậm đà hơn. Và tôi chọn viết bài về Trầm Tử Thiêng. Thêm vào đó, tôi có đôi chút tình nghĩa với bài Kinh Khổ. Bài nhạc đúng như tên gọi. Hát lên như tiếng cầu kinh. Nhịp điệu trầm thống, lời nhạc lạ lùng và hết sức đau khổ.

Tác giả viết về một đất nước mà con dân từng đàn lũ cứ lần lượt ra đi, rồi lần lượt trở về. Và sau cùng là những tha ma mộ địa.
(more…)