Archive for the ‘Huyền Chiêu’ Category

Huyền Chiêu

Đường ta ta cứ đi
Nhà ta ta cứ xây

(Phạm Duy)

Hai năm nay, ở đất nước khốn khổ của tôi, con đường được nhắc tới nhiều nhất không phải là những xa lộ thênh thang, không phải là những cao tốc đắt tiền và tốn tiền vì muốn đi phải đóng phí mà là một con đường cực kỳ nhỏ bé, chỉ dài 144 mét, rộng 8 mét. Đó là đường sách Nguyễn Văn Bình ở quận 1 Sài Gòn.

Thông tin mới nhất từ báo Thể Thao và Văn Hóa cho biết Đường Sách Nguyễn Văn Bình sau 2 năm thành lập đã bán được 1,2 triệu quyển sách, doanh thu 67 tỷ đồng, thu hút hơn 4 triệu lượt khách. Thật là những con số trong mơ trong tình hình văn hóa đọc sách in đang lụi tàn dưới cơn bão nghe nhìn qua màn hình TV qua internet.
(more…)

Huyền Chiêu
Để tưởng nhớ nhạc sĩ Hoàng Giác, mất ngày 14 tháng 9 năm 2017


Nhạc sĩ Hoàng Giác (1924-2017)

Năm 1954 Hoàng Giác không vào Nam nhưng ca khúc Quê Hương của ông đã di cư theo bước chân người viễn xứ, trở thành giọt nước mắt thương nhớ chốn quê nhà không bao giờ còn được trở lại.

Ai qua miền quê binh khói
Nhắn giúp rằng nơi xa xôi
Tôi vẫn mơ tùm tre xanh ngắt
Tim sắt se, cảnh xưa hoang tàn

(Quê Hương)

Khác với Đoàn Chuẩn, không nỡ rời bỏ Hà Thành có mùa “thu quyến rũ” , có “em tôi ngập ngừng trong tấm áo nhung”, Hoàng Giác luôn quay quắt với tình quê hương đầm thắm:

Bao nhiêu ngày vui thơ ấu
Bao nhiêu lều tranh yêu dấu
Theo khói binh lều tan, tre nát
Theo khói binh, lòng quê héo tàn

(Quê Hương)
(more…)

Huyền Chiêu

Tôi thích nhìn ngắm các pho tượng. Chúng dạy tôi vẻ đẹp của sự im lặng. Thuở bé, tôi không có con búp bê nào. Nhà chỉ có một pho tượng ông lão đi câu bằng gỗ. Pho tượng đã gãy một chân, nón sứt. bị bỏ nằm lăn lóc trong xó nhà. Tôi thường ôm pho tượng trên tay, nhìn ngắm đôi mắt không chớp của ông lão, lòng thương cảm như khi nhìn thấy một người ăn mày què cụt. Lớn hơn tôi vẫn thường nhìn ngắm tượng đức Mẹ, tường Phật bà với đôi bàn tay chắp lại, dịu dàng, độ lượng.
(more…)

Huyền Chiêu

Cuối năm học lớp đệ tứ, thầy giáo dạy Việt văn tổ chức một buổi tổng kết về các tác giả. Thầy đặt câu hỏi cho cả lớp “Trong chương trình Việt văn chúng ta vừa học, em thích nhà thơ nào nhất?” Câu trả của đa số là Nguyễn Du với Truyện Kiều. Một vài bạn nói thích Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Chỉ mình tôi trả lời là Trần Tế Xương. Tôi chọn Trần Tế Xương không phải vì hiểu thơ của ông mà vì tôi thương ông ấy. Trần Tế Xương gợi tôi nhớ đến hình ảnh người cậu quá cố của tôi.

Cậu tôi biết chữ nho, lúc nào cũng vui vẻ hài hước và lúc nào cũng nghèo. Mẹ tôi nói “người vợ đầu bỏ ổng vì ổng …lười biếng.” Người vợ thứ hai chán ngán cảnh nghèo túng, bỏ đi làm ăn xa, cậu tôi sống một mình trong ngôi nhà bà ngoại tôi để lại. Cậu tôi chẳng có nghề nghiệp gì. Ông lại vụng về, không sửa được cái hàng rào, không lợp được cái mái nhà, không cầm được cái cuốc. Lạ thay, những ngón tay vụng về của ông lại thoăn thoắt trên phiếm cây đàn nguyệt, nhấn nhá uyển chuyển trên cây đàn cò. Mọi người trong xóm thương ông, đến chơi với ông để đánh cờ, nghe ông đàn và nghe ông kể chuyện tiếu lâm. Cậu tôi thỉnh thoảng kiếm được vài đồng nhờ xem ngày, giờ cho người ta dựng nhà hay chôn cất. Lâu lâu ông đi thổi kèn đám ma.
(more…)

Huyền Chiêu

Ngàn sau hồn chữ rêu phong
Miên man thiên địa…tấc lòng du du

(Phạm Ngọc Lư)


Nhà thơ Phạm Ngọc Lư (1946-2017)

Thuở trai trẻ, Lư từ Huế vào dạy học ở Củng Sơn, xứ ấy ít ai dám đến nhận nhiệm sở… Củng Sơn là một quận miền núi, heo hút, nằm dựa lưng vào dãy Trường Sơn cách Tuy Hòa khoảng ba mươi cây số:

“Bốn phía rừng xanh màu nước độc
Đông tây nam bắc núi chận đường
Một lũng đất bằng khu chén nhỏ
Trói chân ta vào chân Trường Sơn (1)

Thời đó, ít ai dám xuôi con đường độc đạo từ Củng Sơn xuống Tuy Hòa. Chiến tranh đang hồi ác liệt và thầy giáo Phạm Ngọc Lư đành:

“Bó đời ta trong manh chiếu rách
Đêm nằm mộng lớn nuốt mộng con

Nằm chi đây, thân tàn đất trích
Chờ ai đây, đói lã chết mòn (1)
(more…)

Huyền Chiêu

tau_dem_nam_cu-huyen_chieu
Tàu đêm năm cũ
Huyền Chiêu

Hồi tôi còn đi học, khi tan trường về đôi khi có vài chàng lính đi theo sau lưng. Có một chàng trông cũng hiền lành, nho nhã, đóng quân ở Dục Mỹ. Chàng làm quen với em trai tôi. Mỗi lần xuống phố, chàng nhờ thằng em trao cho tôi một bản nhạc. Và cũng bởi những bản nhạc này mà chàng không còn cơ hội làm quen với tôi. Những bản nhạc chàng tặng nói cho tôi biết chàng mê nhạc Bolero! Và chàng không hề biết rằng cô học trò nhỏ rất không thích dòng nhạc này.

Cuộc đời của mỗi người đều có nhiều khúc quanh. Những năm đi học, tôi không quan tâm đến Lính, đến tâm trạng của những “Kẻ Ở Miền Xa”, của mấy người đàn ông:

Quán nửa khuya đèn mờ theo hơi khói
Trút tâm tư vào đêm vắng canh dài.
” (1).
(more…)

Huyền Chiêu

ngay_tho-2017

Một hôm ông anh rể của tôi bẽn lẽn mang đến nhà tặng tôi một tập thơ. Nếu anh đem tặng một lượng vàng chắc tôi còn ít ngạc nhiên hơn. Ông anh của tôi là một người chồng, người cha hiền lành chất phác. Ngoài công việc bận bịu ở xưởng sửa xe hơi, anh không đọc sách, không nghe nhạc, không xem TV. Vậy anh làm thơ lúc nào và anh làm thơ để làm gì khi cuộc sống khá ấm êm, việc làm vất vả nhưng thu nhập khá?

Trân trọng và tò mò tôi đọc hết tập thơ. Thơ anh cũng giống như các tập thơ tôi được tặng. Nhiều nhất là thơ về bốn mùa, thơ trời nắng, trời mưa, thơ nhớ mẹ, nhớ một bóng người xưa, thương đứa con gái đi lấy chồng xa, thương một người bạn vừa mới chết…
(more…)

Huyền Chiêu

nguyen_hien
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền (1927-2005)

Viết về nhạc sĩ Nguyễn Hiền khó quá! Khó vì ông quá hoàn hảo. Khó vì ông quá nổi tiếng. Khó vì ông quá được yêu mến.

Người ta thường bảo “người có tài hay có tật”. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền tìm mãi không ra tật nào. Vì vậy viết về ông như khen phò mã tốt áo. Nhưng tôi vẫn muốn viết, cũng như chưa bao giờ chán nghe nhạc của ông.

Sinh ra ở Hà Nội và dù không gắn bó với nơi mình đã lớn lên, Nguyễn Hiền luôn mang nét đẹp lịch lãm của người Tràng An. Di cư vào Sài Gòn, ông là một công chức mẫn cán với chức vụ chủ sự phòng chương trình đài phát thanh Sài Gòn, là phụ tá giám đốc đài truyền hình Việt Nam. Ông giao du với hầu hết giới nghệ sĩ nỗi tiếng, những ca sĩ tài sắc nhất thời đó. Nhưng ông không sa ngã như Phạm Duy, không gây phản ứng trái chiều như Trịnh Công Sơn, không ồn ào, rộn ràng như Hoàng Thi Thơ…
(more…)

Huyền Chiêu

bia_nhung_giac_mo_toi_1

Sau cuộc chiến kinh hồn, thế hệ chúng tôi, những ai sống sót thường gặp những cơn ác mộng. Người bệnh tâm thần Lữ Quỳnh trong “Những Giấc Mơ Tôi” đau đớn tự an ủi mình:

có cuộc chia tay nào vui
bằng cuộc chia tay sự sống
đã là cõi tạm thì có gì buồn
phải không thần chết?

Nhưng thường, ông mơ thấy những giấc mơ êm đềm hơn. Ở đó, ông

gặp gỡ bạn bè
những người bạn ra đi đã nhiều năm
nay kéo về
nói cười ấm áp.

(more…)

Huyền Chiêu

bia_ba_nguoi_khac-to_hoai

Trước năm 1975, nếu người dân miền Bắc không được phổ biến bất cứ văn hóa phẩm nào của miền Nam, thì người dân miền Nam vẫn được tự do hát những ca khúc của Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Đoàn Chuẩn… Bọn trẻ nhỏ chúng tôi vẫn được đọc Những Ngày Thơ Ấu của Nguyên Hồng và rất nhiều chuyện viết cho thiếu Nhi của Tô Hoài.

Tất nhiên Dế Mèn Phiêu Lưu Ký là truyện ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng trẻ em. Nhưng với tôi, truyện U Tám mới là câu chuyện khiến tôi xúc động sâu xa và nhớ mãi .
(more…)

Huyền Chiêu

le_roi

Mấy tuần nay có ba sự kiện được nhắc tới nhiều nhất trên báo chí trong nước: Dàn khoan của Trung Quốc trên biển Đông, World Cup và Lệ Rơi. Dàn Khoan và World Cup là tất nhiên còn Lệ Rơi là cái gì vậy?

Ban đầu tôi không chú ý đến hai chữ Lệ Rơi vì nó không có gì đặc biệt nhưng vì nó cứ lập đi lập lại ở mọi nơi từ báo mạng, báo giấy, chuyện phím trên vỉa hè đến youtube nên cuối cùng tôi đầu hàng và vào từ khóa Lệ Rơi trên google . Và tôi sửng sốt khi thấy mình là kẻ đến sau 2.480.000 truy cập.

Hóa ra Lệ Rơi là nickname của một anh chàng nông dân 27 tuổi ở Hải Dương có 150 bài hát cover trên youtube trong ba tháng qua . Anh ta đang là cơn sốt và đang nổi tiếng hơn bất cứ ca sĩ nào ở Việt Nam.
(more…)

Huyền Chiêu

khanh_ly
Ca sĩ Khánh Ly

“Ngày trở về” là tên bài hát của Phạm Duy mà cô bé Khánh Ly đã hát và đoạt giải nhì trong một lần trốn gia đình đi thi tại một cuộc thi hát ở Saigon. Có lẽ bà không ngờ cuối đời, bà lại trốn dư luận để trở về đứng trên sân khấu đất nước mà bà đã bỏ ra đi, ở tuổi 69.

Với thông tin Khánh Ly sẽ nhận khoảng 100.000 Dollars trong tất cả buổi biểu diễn tại VN, nhiều người trách KHánh Ly vì tiền phản bội lại những tuyên bố trước đây của mình.

Tiền là đương nhiên cho một ca sĩ chuyên nghiệp và hầu như đang thất nghiệp như Khánh Ly..
(more…)

Huyền Chiêu

gardien_de_buffles-affiche

Phim Mùa Len Trâu do đạo diển Nguyễn Võ Nghiêm Minh viết kịch bản và thực hiện có lẽ là phim Việt Nam thành công nhất… ở nước ngoài. Phim do hãng 3B Production của Pháp, hãng Novak của Bỉ và hãng phim Giải Phóng Việt Nam đồng sản xuất. Phim đã tham dự 70 liên hoan phim quốc tế, được chiếu trên 60 vùng lảnh thổ và nhận được 11 giải thưởng chính thức cùng nhiều lời khen ngợi của giới làm phim quốc tế dù đây là phim đầu tay với chi phí chỉ một triệu dollars.

Vậy mà, một khán giả người Việt là tôi chỉ được xem trên youtube dù phim khởi quay từ tháng 9 năm 2003.

Ở Việt Nam, phim thuộc quyền phát hành của Hãng phim Giải Phóng và phim gần như bị bỏ quên khi không có kế hoạch quảng cáo và chương trình tiếp thị nào. Nghe nói phim cũng có được chiếu ở rạp, nhưng chiếu hồi nào không ai biết.
(more…)

Huyền Chiêu

thieu_nu_ben_song

NH, ngày 14 tháng 1 2014

Anh K thương mến,

Những năm trước khi nghe anh nói năm nay anh cũng chưa về VN được, em rất buồn. Hơn 20 năm rồi còn gì. Nhưng năm nay thì em lại nghĩ khác. Anh không về hóa ra lại hay. Hãy để VN biến thành tro bụi trong ký ức. Nhưng anh không về mà cứ muốn em kể chuyện VN cho anh nghe. Em sẽ kể nhưng anh đừng khóc đấy nhé.

Em sẽ bắt đầu từ đâu nhỉ?
(more…)

Huyền Chiêu


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001)

NẮNG THỦY TINH

Năm 1967. Nàng là cô gái mới lớn đầy mộng mơ “qua công viên mắt em ngây tròn”. Trong giấc mơ của nàng có công chúa và hoàng tử. Nàng sống ở một thành phố biển miền trung. Cuối tuần, nàng đi xem phim nói tiếng Pháp có Tony Perkin, Steve Mc Queen, Audrey Hepburn… Đất nước đang có chiến tranh nhưng nàng không quan tâm vì chiến tranh ở quá xa và vì bộ máy tuyên truyền ở miền nam quá yếu. Ở trường, nàng không được học về lịch sử Việt Nam cận đại. Nàng hiểu rất mù mờ về tình trạng của đất nước và không hiểu tại sao anh em lại cầm súng giết nhau. Nàng yếu đuối như con sâu đo, quanh quẩn trong đám cỏ xanh, mặc cho bầu trời sấm chớp báo hiệu một cơn lũ sắp tràn qua nhấn chìm tất cả.
(more…)