Archive for the ‘Mặc Lâm’ Category

Mặc Lâm

Nhà văn Nguyễn Thị Vinh vừa qua đời ngày 8/1/2020 tại Oslo, Na Uy. Chúng tôi đăng lại bài phỏng vấn bà do nhà báo Mặc Lâm thực hiện thay cho nén hương tưởng tiếc. (ST)


Nhà văn Nguyễn Thị Vinh (1924-2020)

Từ năm 1932 đến năm 1945, Tự lực văn đoàn chiếm một vị trí ưu thế tuyệt đối trên văn đàn Việt Nam và đã ảnh hưởng sâu sắc đến giới thanh niên và trí thức Việt lúc bấy giờ.

Năm 1933 Tự Lực Văn Đòan chính thức thành lập gồm có: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo ( Nguyễn Tường Long), Thạch Lam ( Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ) về sau thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu, và còn một số nhà văn cộng tác chặt chẽ với văn đoàn này là: Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ…

Bà Nguyễn Thị Vinh là 1 trong ba thành viên cuối cùng của Tự Lực Văn Đòan. Bà Nguyễn Thị Vinh sinh năm 1924 tại Hà Nội. Quê nội: làng Thịnh Đức thượng Hà Đông. Quê ngoại: làng Vân Hoàng, Hà Đông. Đã xuất bản nhiều tác phẩm tiêu biểu, gồm truyện ngắn, truyện dài, thơ và tùy bút…
(more…)

Mặc Lâm

Trong đêm đen thăm thẳm, một video clip xuất hiện trên mạng tường trình vể những gì đang diễn ra tại Đồng Tâm. Người ta không thấy bất cứ vật gì ngoại trừ tiếng pháo đại nổ ầm ầm như đe dọa, tiếng người phụ nữ kêu gào vì gia đình bà bị bao vây, mọi âm thanh ngắt ngứ như bị bịt không cho ra tiếng tuy nhiên người xem vẫn biết rằng phía sau bức màn tối thẳm đó là số phận của những người dân Đồng Tâm đang bị trùm lên đầu những chiếc khăn đen đẩy họ ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn để tước đi mảnh đất mà họ đã được sinh ra và lớn lên. Lúc ấy là 4 giờ sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, chỉ còn hai tuần nữa là Tết Nguyên Đán, khi bất kể giàu nghèo ai cũng mong ngày này đề xum họp gia đình, gặp mặt nhau chúc những điều tốt lành nhất cho nhau.
(more…)

Mặc Lâm


Nhà thơ Trần Vàng Sao (1941-2018)

Nhà thơ Trần Vàng Sao tên thật Nguyễn Đính, sinh năm 1941, quê quán làng Đông Xuyên, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế. Cả cuộc đời ông gắn liền với phường Vỹ Dạ, thành phố Huế. Năm 1962, ông đậu tú tài ở Huế và dạy học ở Truồi. Năm 1965 ông thoát ly lên rừng cho đến năm 1970 ông bị thương, được đưa ra miền Bắc chữa bệnh và an dưỡng. Theo lời kể lại của nhà thơ Thái Ngọc San – người cũng thoát ly ra Bắc và đã gặp nhà thơ Trần Vàng Sao, thì đây là quãng thời gian khổ ải nhất của nhà thơ vì gặp nhiều đố kỵ ghen ghét từ những người cùng chiến tuyến với ông.
(more…)

Mặc Lâm

thai_ba_tan
Nhà thơ Thái Bá tân (Ảnh: tinhhoa.net)

Mạng xã hội hôm nay không những nóng lên vì tin biển đã sạch, phi trường Tân Sơn Nhất ngập như sông, máy bay huấn luyện rơi giết phi công còn rất trẻ và đâu đó người này người khác lại bực dọc vì một nhà thơ mà họ yêu mến nay bỗng dưng tuyên bố những điều gián tiếp từ khước tất cả những gì mà ông từng viết và được ưa chuộng trước đây. Nhà thơ ấy là Thái Bá Tân, với cung cách “khẩu thơ” của những bài ngũ ngôn tuyệt vời.

Từ hơn 5 năm trước thơ Thái Bá Tân được cộng đồng chia sẻ và mức lan tỏa của nó phải nói là khá lớn. Người ta thích thú vì ông viết xoáy vào các chủ đề xảy ra hàng ngày. Tính thời sự trong thơ ông rất rõ, kèm theo đấy ông bày tỏ thái độ của mình và chính điều này đã làm nên Thái Bá Tân.
(more…)

Mặc Lâm

tuong_niem_tu_si_gac_ma-1988

Cuốn sách có tên “Gạc Ma, vòng tròn bất tử” có lẽ là một tác phẩm kỳ lạ nhất trong lịch sử in và phát hành sách của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, vì nó được soạn thảo nhằm tôn vinh các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma do một tướng lĩnh đương nhiệm biên tập và đích thân mang tới Nhà xuất bản nhưng hơn một năm sau vẫn không hề xuất hiện trên giá sách của độc giả khắp nơi có quan tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo. Mặc Lâm tìm hiểu sự việc qua lời của thiếu tướng Lê Mã Lương, người trực tiếp biên tập cuốn sách, với các chi tiết sau đây.
(more…)

Mặc Lâm

phuong_uyen_bi_cong_an_bat
Citizen photo

Sáng ngày 13 tháng 12 năm 2015, công an bất ngờ ập tới quán cà phê sách của Chiêu Anh trên đường Nguyễn Văn Nguyễn phường Tân Định Q 1 bắt sinh viên Phương Uyên và cô chủ quán Chiêu Anh. Hai người bị bắt để tra hỏi về cuốn sách có tên Ước mơ của Thủy, tác giả là một Việt Kiều đang sống tại Na Uy với bút danh Lê Việt Kỳ Nhi. Chính Phương Uyên là người viết tựa cho sách dẫn tới sự bắt giữ hai người.

Một biến cố chữ nghĩa

Vụ việc xáo động cộng đồng mạng vì Phương Uyên là một khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ tranh đấu của Việt Nam. Cô nổi tiếng và vừa mãn án tù vì can tội chống Trung Quốc. Những gì Phương Uyên làm dĩ nhiên được sự chăm sóc triệt để của công an và việc bắt giữ này không nằm ngoài dự tính của cô gái trẻ đầy nghị lực này.
(more…)

Mặc Lâm

ta_tri_hai_3
Nhạc sĩ Tạ Trí Hải

Những năm gần đây mỗi lần Hà Nội hay Sài gòn có biểu tình chống Trung Quốc thì người ta lại thấy xuất hiện một ông già tóc trắng phau thường đi trước đám đông, trên vai luôn tựa một cây vĩ cầm cũ kỹ, kéo những bản nhạc yêu nước bất kể tiếng hô của người biểu tình lấn áp tiếng đàn nhỏ bé hiền lành của ông. Người nhạc sĩ lạ lùng ấy là Tạ Trí Hải, được người biểu tình cũng như hầu hết dân oan biết mặt biết tên, đặt cho cái danh hiệu rất dễ thương “nghệ sĩ đường phố”.
(more…)

Mặc Lâm

huu_thinh_phat_bieu

Những bất cập của Hội Nhà văn Việt Nam một lần nữa cho thấy sự tùy tiện, gia trưởng và phe nhóm trong tổ chức này qua việc gạch tên 9 thành viên của họ với lý do đã tham dự vào một tổ chức khác là Văn đoàn Độc lập mà Hội Nhà văn cho rằng tổ chức này có biểu hiện vi phạm pháp luật.

“Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”

Trên nguyên tắc Hội Nhà văn Việt Nam không khác gì những tổ chức xã hội dân sự khác, trong đó bao gồm Văn đoàn Độc lập, thế nhưng do được nhà nước cung cấp kinh phí nên nó nghiễm nhiên trở thành một cơ quan chính phủ, vì vậy gọi nó là quốc doanh cũng không thể nói là không chính xác. Cương lĩnh của Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định “đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng” cho nên cũng không thể nói nó là một tổ chức Xã hội dân sự và lại càng không thể nghĩ rằng nó sẽ bảo vệ quyền lợi của hội viên hơn quyền lợi của Đảng.
(more…)

Mặc Lâm

le_minh_dao_1
Thiếu tướng Lê Minh Đảo

Đúng vào ngày 8 tháng 4 năm 1975 bốn mươi năm về trước trận chiến 12 ngày đêm tại Xuân Lộc vẫn còn sống mãi trong lòng rất nhiều người đặc biệt là các đơn vị tham gia trực tiếp.

Mặc Lâm được dành riêng một cuộc phỏng vấn với Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh sư đoàn 18 Bộ binh cũng là vị tướng mang trọng trách bảo vệ vành đai Xuân Lộc trước cuộc tấn công của quân đội miền Bắc nhằm chiếm lĩnh Biên Hòa và tiến về Sài Gòn sau đó.

Mặc Lâm: Xin cám ơn Thiếu tướng Lê Minh Đảo đã dành cho đài Á châu Tự do cuộc phỏng vấn đặc biệt này. Thưa ông ngày 8 tháng 4 hàng năm chắc có lẽ là ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời tướng lãnh của ông, xin Thiếu tướng cho biết diễn tiến trận đánh này để thính giả, độc giả của đài có cơ hội biết thêm những gì mà nhiều người chưa rõ ràng lắm thưa ông.

Thiếu tướng Lê Minh Đảo: Tôi có lời chào tất cả quý thính giả của đài Á châu Tự do và chào ông Mặc Lâm. Bây giờ tôi xin đi thẳng vào vấn đề của mặt trận Xuân Lộc. Mặt trận Xuân Lộc nó ác liệt đẫm máu ngay vào ngày đầu tiên 8 tháng 4 năm 1975 và kéo dài cho tới ngày sư đoàn 18 rút ra khỏi trận địa vào ngày 21 tháng 4. Cộng sản Bắc Việt đã tung vào mặt trận này một quân đoàn tăng cường gồm 3 sư đoàn là sư đoàn 341, sư đoàn 7 sư đoàn 6 và một sư đoàn pháo 130 ly, 122 ly và phòng không. Trung đoàn chiến xa và các đơn vị đặc công.
(more…)

Mặc Lâm

do_trung_quan
Nhà thơ Đỗ Trung Quân (2011)

Trong chương trình VHNT hôm nay khách mời của chuyên mục Ký Ức 40 năm là nhà thơ, nhà báo Đỗ Trung Quân nói về những suy nghĩ của anh về những gì xảy ra trong 40 năm qua dưới cái nhìn của một nghệ sĩ, một người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Đôi khi cũng vô tình

Là một thanh niên vừa 21 tuổi trong ngày 30 tháng Tư năm 1975, Đỗ Trung Quân là một trong những thanh niên hưởng ứng sớm nhất phong trào Thanh niên xung phong lên đường xây dựng kinh tế theo sự cổ động của nhà nước và rồi sau đó cuộc sống kéo nhà thơ vào công tác báo chí cũng như sáng tác mà điểm cao nhất là bài thơ nổi tiếng “Quê Hương” của anh được Giáp Văn Thạch phổ nhạc.
(more…)

Mặc Lâm

noi_that_nong_duc_manh

Vào đúng ngày mùng một Tết năm Ất Mùi, mạng xã hội đã nóng lên với tấm ảnh được báo Tiển Phong đăng nơi trang nhất cho thấy nội thất của nguyên TBT Nông Đức Mạnh có cách bài trí xa hoa vượt lên mọi sự tưởng tượng của người dân, đặc biệt là chiếc ghế ông ngồi không khác gì chiếc ngai vàng thời phong kiến.

Phong cách của vua chúa

Sáng mùng một Tết, theo truyền thống dân tộc mọi người cùng nhau mừng tuổi ông bà thân sinh phụ mẫu làm cho cái Tết đúng với ý nghĩa của nó. Có lẽ nhằm phát huy tinh thần tốt đẹp này, Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam cũng tổ chức thăm viếng chúc tết các chức sắc cao cấp của Đảng như thái độ uống nước nhớ nguồn. Khi đến lượt nguyên TBT Nông Đức Mạnh thì câu chuyện mới vỡ ra trở thành ầm ĩ và đi tới chỗ không thể kiểm soát.
(more…)

Mặc Lâm

khuat_dau-2014
Nhà văn Khuất Đẩu

Vào giữa năm 2010 trên trang mạng Talawas xuất hiện tác phẩm “Những tháng năm cuồng nộ” được người đọc nhanh chóng yêu thích không những do đề tài cấm kỵ được một cây viết đang sống trong nước khai thác mà bởi chính phong cách riêng của tác phẩm đã khiến nó được tìm đọc và lan truyền.

Viết chỉ để mở lòng

Tác giả quyển sách là nhà văn Khuất Đẩu. Ông không sống bằng nghề viết văn và theo như ông tự nhận, ông viết chỉ để mở lòng ra cho vơi những chất chứa, như con tầm tự phải nhả tơ. Mặc dù khó khăn chúng tôi cũng may mắn tìm ra địa chỉ của ông và được ông cho biết:

“Tôi bữa nay đã 75 tuổi rồi, bị thoái hóa cột sống cho nên ngồi cũng không được lâu mà tay chân một phần bị tê nữa. Bị tim mạch và tuột huyết áp cho nên những lúc ngủ không được, khó ngủ quá trằn trọc rồi buồn buồn nên viết vậy chớ thật ra tôi cũng ngưng lâu rồi không thể viết được như trước. Bây giờ mà viết cái gì dài dài một chút thì không viết nổi, đó là thứ nhất, thứ hai tôi nhận thấy một điều thế này bây giờ trên Internet bài vở nó nhiều lắm, lượng thông tin nó khủng khiếp lắm. Lúc đầu mỗi một chữ một câu hay một tác phẩm nào đó xuất hiện thì tác động lớn lắm nhưng bây giờ thì độc giả người ta cũng quen thuộc nhàm chán rồi nên thấy rằng bây giờ mình viết dài thì người ta cũng ớn đọc.”
(more…)

Mặc Lâm

tran_van_thuy
Đạo diễn Trần Văn Thủy

Nhiều vấn đề bức bối

Trong những năm vừa qua nhân sĩ trí thức Việt Nam đã lên tiếng lo ngại cho việc xuống cấp đạo đức, văn hóa suy đồi nghiêm trọng trong xã hội Việt Nam. Những chuyện đáng buồn từ trường học cho tới mặt bằng xã hội từ chính quyền cho tới hệ thống truyền thông, giải trí đâu đâu cũng xảy ra những vấn đề bức bối không thể chấp nhận.

Mời quý vị theo dõi cuộc mạn đàm giữa Mặc Lâm và đạo diễn Trần Văn Thủy, tác giả cuốn phim “Chuyện tử tế” phát hành từ hơn 30 năm trước nhưng nay nhìn lại vẫn thấy như cuốn phim nói về cuộc sống hôm nay. Trước tiên đạo diễn Trần Văn Thủy nhận xét:

Trần Văn Thủy: Tôi thấy có lẽ vào thời điểm hiện tại những bi kịch của xã hội, những chuyện trên báo đài và trong các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra các mặt trái của xã hội, tệ nạn, những chuyện hiếp đáp nhau và những chuyện đau lòng nhiều quá.

Đúng là thời điểm hiện tại thì tự nhiên nó rộ lên đề cao sự tử tế. Truyền hình thì có chương trình “Việc tử tế” và gần đây thì người ta nhắc nhiều lắm kể cả những tổ chức xã hội dân sự có quan tâm họ mời tôi đến để chiếu phim, nói chuyện, mạn đàm. Không phải ngẫu nhiên mà bây giờ lại quan tâm đến chuyện tử tế, coi như một đề tài nóng bởi vậy cho nên vừa rồi theo lời mời của một số diễn đàn thì tôi có trao đổi tham luận và có một số suy nghĩ như thế này:
(more…)

Mặc Lâm

nguyen_vien
Nhà văn Nguyễn Viện

Trong những ngày gần đây nền văn học phản kháng trong nước có vẻ trầm lắng trong khi các hoạt động xã hội dân sự mang tính phản kháng lại nở rộ hơn trước. Mặc Lâm có cuộc nói chuyện với nhà văn Nguyễn Viện, một tác giả có nhiều tác phẩm văn học phản kháng để tìm hiểu thêm về sự việc này.

Luôn hiện hữu

Mặc Lâm: Xin chào tác giả Nguyễn Viện. Là người có những bài viết, tác phẩm được thừa nhận là văn học phản kháng, nhắc tới dòng văn học này anh có thể cho biết sơ qua những tác giả tác phẩm hay phong trào nào hiện nay đang xảy ra, một cách tổng quát thưa anh?

Nguyễn Viện: Về phong trào văn học phản kháng thì tôi nghĩ rằng nó cũng có ý nghĩa trong một chừng mực nào đó, đặc biệt là nền văn học đó nó không thể chính thức xuất hiện trong nước qua những cơ quan thông tấn báo chí hay là truyền thông chính thống trong nước được mà nó thường xuất hiện trên các trang mạng hay các tờ tạp chí ở hải ngoại. Bởi thế việc phổ biến nó với độc giả trong nước không thật sự rộng rãi. Tuy nhiên không phải vì thế mà nó không hiện hữu. Nếu độc giả quan tâm thì họ có thể tìm thấy không những về văn hay thơ, thậm chí cả hội họa trên các trang mạng như Tiền Vệ hay Da Màu hoặc tạp chí Hợp Lưu ở hải ngoại.
(more…)

Mặc Lâm

ban_do_bien_dong

Câu chuyện có nên kiện Trung Quốc hay không khi nước này ngày một lấn chân sâu hơn vào chủ quyển biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là việc giàn khoan HD 981. Mặc Lâm trình bày lại những ý kiến mà các chuyên gia về Biển Đông cũng như công pháp quốc tế phát biểu về vấn đề này.

Uy tín quốc gia

Vấn đề Việt Nam có nên kiện Trung Quốc hay không vẫn chưa có câu trả lời tuyệt đối vì khi một vụ kiện xảy ra khả năng thắng hay thua mỗi bên không ai biết trước được vì còn tùy theo các yếu tố có chứng minh là thỏa đáng và thuyết phục tới mức nào.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia luật pháp quốc tế cũng như về Biển Đông vừa qua cho rằng Trung Quốc mang giàn khoan vào vùng biển mà theo công ước luật biển 1982 của UNCLOS quy định thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc đã liều lĩnh với con bài chủ quyền lỏng lẻo khi chủ quan cho rằng Tòa án quốc tế không thể can dự vào vấn đề này vì Bắc Kinh có quyền chọn lựa chấp nhận tham dự vào vụ kiện hay không.
(more…)

Mặc Lâm

nha_thuyen_3
Nhà văn Nhã Thuyên

Mới đây một công văn của Ban tuyên giáo Trung ương đã bị tung ra trong cộng đồng mạng trên đó yêu cầu báo chí không được loan tải những tin tức mà Ban Tuyên giáo thấy cần phải định hướng. Một trong những tin mà báo chí không được loan tải hay đăng các đơn thư trái chiều là việc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ra quyết định thu hồi luận văn thạc sĩ của cô Đỗ Thị Thoan, từng được chấm điểm tuyệt đối hơn ba năm trước nhưng từ tháng 7 năm ngoái bị một nhóm tự nhận là những nhà phê bình văn học vạch ra những điều mà họ gọi là phản lại văn học phản lại chế độ và yêu cầu thu hồi luận văn này.

Công văn có nội dung như sau:

“Về luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên (tức Đỗ Thị Thoan) “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa” do PGS TS Nguyễn Thị Bình hướng dẫn, tuần qua, căn cứ Luật Giáo dục 2005 và Điều lệ trường đại học năm 2010, Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã ra quyết định thành lập Hội đồng khoa học để thẩm định lại chất lượng luận văn này. Hội đồng ra quyết định thu hồi luận văn và không công nhận học hàm (sic) thạc sỹ của chị Đỗ Thị Thoan. Đề nghị báo chí không đang tải ý kiến, đơn thư trái chiều.”
(more…)

Mặc Lâm

pham_duy
Nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013)

Nói đến nhạc sĩ Phạm Duy, hình như bất cứ một người Việt Nam nào trên bốn mươi tuổi không ai là không ít nhất đôi lần nghe và yêu nhạc của ông.

Trên một ngàn ca khúc của ông sáng tác trong gần 3/4 thế kỷ là minh chứng hùng hồn nhất cho một tài năng âm nhạc Việt Nam. Nếu nói ông là cây cổ thụ trong khu vườn âm nhạc Việt cũng không có gì quá đáng, bởi những giá trị của các tác phẩm ông sáng tác đã được xác định từ nhiều chục năm qua.
(more…)

Mặc Lâm

Dạ Tiệc Quỷ dày khoảng 450 trang in, gồm 22 chương viết về một thời kỳ rất nhiều biến động và đau thương trong lịch sử Việt Nam, từ những năm 1954 cho đến nay.

Câu chuyện bắt đầu từ cảnh xác một người đàn bà đẹp thắt cổ treo dưới mái chuồng lợn. Ngay trước mõm con lợn nái, là một bé gái đang khóc trong chiếc nôi quý phái bằng lụa.

Đứa bé gái ấy là nhân vật chính tên Miên, mới tròn một tháng tuổi. Mẹ của Miên là tiểu thư Phượng là con gái của ông Cử, thầy giáo và thầy thuốc nông thôn đã bị đấu tố oan, bị đập chết ngoài ruộng lúa.

Miên là kết quả của việc ông Dậm cưỡng đoạt Phượng. Ông Dậm là một bần cố nông cơ hội. Lợi dụng việc vu khống và hãm hại người khác để đổi đời, chiếm đoạt ngôi nhà tài sản và vợ con của ông Cử.
(more…)