Archive for the ‘Mỹ Trí Tử’ Category

Mỹ Trí Tử

Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui

Đó là câu ca dao xưa khi nói về cây cầu ngói thuộc Làng Thanh thủy, Phú vang, cách Thành phố Huế khoảng 8km về phía Đông, mà tôi vô tình nghe được trên chuyến xe đến thăm cây Cầu Ngói độc đáo và cổ kính trong chuyến trở lại Việt Nam dịp đó. Đây là cây cầu độc đáo và hiếm hoi ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cây cầu được xây theo lối “Thượng gia hạ kiều” tức là: trên thì nhà mà dưới là cầu. Cùng với cây Cầu Chùa ở phố cổ Hội An thì cầu ngói Thanh toàn cùng cầu Chùa là hai cây cầu duy nhất ở Việt Nam được xây theo lối này.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Những ngày sắp Tết cận kề chợt nhớ lại cái không khí cách đây nhiều năm của chuyến đi khu chợ nổi Cái Răng thuộc tỉnh Cần Thơ.

Từng đợt gió lẫn vào trong ánh chiều tà xuyên qua những làn sóng của mái chèo êm ả. Những chiếc thuyền lớn nhỏ xen kẻ nhau, bập bềnh trên sông nước cùng với những trang trí vui mắt vì lúc đó chỉ còn hơn tuần nữa là đến Tết rồi.

Trên một chiếc thuyền gần đó là một gia đình thương lái nhỏ, người chồng và người vợ đều gầy còm nhưng nụ cười thì luôn nở trên môi. Cô con gái chừng độ mười bốn tuổi nhưng cũng rất vững tay chèo mỗi khi ba má bận việc giao thương trên thuyền. Nhìn vào đôi mắt đen láy trong veo của cô bé mà ước gì mình là một nhiếp ảnh gia để có thể chụp lại những khoảnh khắc đáng nhớ ấy. Cô bé có chút bối rối khi bắt gặp ánh nhìn của người khách và  đáp lại bằng một nụ cười tỏa nắng rồi đưa tay như mời khách chọn lựa những nông sản chất đầy trên thuyền.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Có những kỷ niệm thấm sâu vào tâm trí bắt nguồn từ những món ăn dân dã, đậm chất quê nhà. Ở đó có bàn tay chăm lo của mẹ qua từng cách chế biến tạo thêm sự phong phú trong mỗi món tưởng chừng như đơn giản ấy tượng trưng cho tình yêu mà mẹ dành cho các con.

Nghe mẹ kể lại rằng lúc xưa quê miền Trung nghèo khổ của mẹ, vùng đất với những hạt cát khô cằn cộng những sỏi đá nhấp nhô hay những cánh đồng trải dài được bao bọc bởi núi đồi và uốn quanh là dòng sông hiền hoà, đậm chất mộc mạc của miền Trung nắng gió. Miền Trung đất cày lên sỏi đá, mùa hạn nắng chói chang và mùa mưa thì ngập úng, lũ quét và mất mùa. Với khí hậu khắc nghiệt như thế, khi thì cơn nóng cháy da, lúc thì gió cuồng mưa lũ, nhưng cây chuối vẫn kiên gan, chống chỏi quyết liệt, nhiều khi đến trụi hết lá.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Nhằm xích hóa toàn cõi Việt Nam, CSVN đã tiến hành cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” bằng mọi giá dưới sự hậu thuẫn và hỗ trợ của Liên xô, Trung Quốc… Đây là một cuộc chiến tranh kéo dài nhất mang đến đau thương mất mát nhất trong lịch sử dân tộc. Cuộc chiến đã gây ra cái chết cho khoảng gần 4 triệu người kể cả binh sĩ và dân thường. Trong đó Việt cộng tổn thất 849.018 binh sĩ bị chết và gần 600.000 binh sĩ bị thương. Phía Việt Nam Cộng Hòa với 220.357 binh sĩ tử trận tính cả mất tích nữa là gần 310.000 và gần 1.170.000 người bị thương. Hàng ngàn ngôi nhà, nhà máy bị san phẳng, hàng chục thành phố bị phá hủy. Không biết bao nhiêu người vợ mất chồng, con mất cha, mẹ mất con. Đau thương tổn thất không kể xiết…

Nhưng sự khổ nạn của người dân không dừng lại sau khi chiến tranh chấm dứt. Khởi đi từ tháng Tư 1975, Việt Cộng đã đưa cả đất nước và dân tộc vào một thời kỳ bi thảm và đen tối nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt bên cạnh việc mở mang bờ cõi, đánh giặc ngoại xâm thì văn hóa là một phần không thể thiếu của dân tộc. Nó vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Đó là nét riêng, độc đáo tạo nên tính đặc thù của mỗi dân tộc mỗi quốc gia không thể lẫn lộn vào đâu được. Xuyên suốt trong quá trình phát triển của dân tộc Việt, nền văn hóa dần hình thành và phát triển, mang tính sáng tạo và kế thừa để tạo nên nét văn hóa riêng và phong tục tập quán là thành phần chủ đạo để tạo nên điều đó.

Mỗi năm bắt đầu vào mùa xuân như đời người bắt đầu từ tuổi trẻ. Cột mốc quan trọng đánh dấu cho một năm mới bắt đầu là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán là lễ hội thiêng liêng và quan trọng, lớn nhất trong năm. Trong Tết có nhiều phong tục tiêu biểu đặc sắc. Bắt đầu là lễ cúng Táo quân vào ngày Hai mươi ba tháng Chạp âm lịch, đây là lễ cúng tiễn đưa ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong mỗi gia đình lên chầu Ngọc Hoàng nhằm tâu lại những việc tốt xấu của gia chủ suốt một năm qua. Lễ vật gồm có ba con cá chép cho ba vị Táo có phương tiện về chầu trời. Nếu không có cá chép thật thì được thay thế bằng cá chép giấy. Ngoài ra còn có mũ áo cho 3 vị táo quân và những nhà có trẻ con thường cúng một con gà trống luộc, ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Chẳng biết tự bao giờ người ta chia ra một năm gồm có bốn mùa và bao giờ mùa xuân cũng là mùa mở đầu và là mùa đẹp nhất. Mùa xuân được đánh dấu và bắt đầu bằng Tết Nguyên Đán. Có lẽ Tết Nguyên Đán là cái tết lớn nhất trong năm. Tết là do chữ “tiết” đọc chệch ra mà thành,  chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ Đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới.  Tết Nguyên Đán được bắt đầu tính từ thời khắc giao thừa của một năm mới, từ ngày mồng một tháng Giêng âm lịch và là cái tết lớn nhất của Việt Nam.

Được biết là như vậy nhưng không khí Tết đã bắt đầu từ rất nhiều ngày trước, có lẽ bước sang tháng Chạp âm lịch thì không khí Tết đã bắt đầu. Từ ngày hai mươi ba tháng Chạp, sau lễ đưa tiễn ông Táo về trời thì việc chuẩn bị tết nhất đã náo nức hơn bao giờ hết. Mặc dù đây là khoảng thời gian bận rộn và tất bật với tất cả mọi người, nhưng không khí háo hức và việc chuẩn bị sắm sửa với rất nhiều thứ như bánh, mứt, lau dọn, sửa sang, trang trí nhà cửa, chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tét… đã mang không khí tết đến với mọi nhà. Và háo hức nhất có lẽ là những cô, cậu bé lứa tuổi nhỏ.  Có lẽ trong nhận định non nớt của tuổi học trò thì dường như tất cả mọi người đều mong đợi tết về. Đang là độ tuổi chưa biết lo, tuổi ăn tuổi chơi nên trẻ con luôn háo hức và mong đợi tết về hơn ai hết bởi lẽ nó có rất nhiều thứ mà chỉ tâm tư tuổi học trò mới hiểu được. Đối với người lớn, Tết là dịp để gia đình, họ hàng, người thân xa gần sum họp và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên. Cũng là dịp những người thân quen gặp gỡ, thăm hỏi, chúc mừng nhau, cầu mong cho nhau những ước nguyện sớm được đạt thành.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Nhớ thuở nào, theo người bạn đến Thủ Thiêm chơi. Thủ Thiêm thời đó đẹp mê hồn, tựa như một cánh đồng chiêm trũng với vô số cây cối các loại và nhất là loài dừa nước. Khi đó mới biết được cây dừa nước rất có ích cho những người miền này, và cả cho những người dân thôn quê.  Ngoài trái dừa nước ăn dẻo, ngọt vả thơm, người dân quê tận dụng cây dừa không bỏ phí một thứ nào, từ lá đến thân : lá non màu vàng  dùng để quấn thành ống nhỏ gói bánh tét chuối, bẹ dừa nước dùng làm phao tập bơi cho lũ nhỏ trong làng, lá già  còn tươi, xé đôi ra, phơi khô để lợp nhà  còn những lá hư không xài được chuốt bỏ lá, lấy xống lá phơi cho héo dùng làm dây buộc…

Chiều chiều, lũ con nít thường hay ra các bãi đất trống thả diều, sau đó khi thấm mệt lại len vào sâu bên trong vườn để kiếm quả ăn.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Trải qua bao tháng năm với nhiều biến cố trong lịch sử, nhà nước CSVN ngày nay đã mang nền giáo dục ra làm trò hề cho thiên hạ xem. Từ nhiều cuộc cải cách lớn nhỏ, từ việc biên soạn và in ấn quá nhiều lỗi sơ đẳng như hiện nay, chương trình công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại khiến nhiều phụ huynh có con em ở độ tuổi học lớp 1 trở nên hoang mang, lo lắng kèm cả sự phẫn nộ.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Khi nhớ tới những lệ làng ở nơi sâu xa nhất nước Việt, tôi chợt rùng mình ớn lạnh về chuyện một ngôi làng không mấy nổi tiếng nhưng được lưu vào trong tâm trí một trải nghiệm đến khó quên.

Tôi chỉ còn nhớ mang máng tên của ngôi làng từ một người dân thiểu số Phù Lá không sỏi tiếng kinh cho lắm trả lời khi chúng tôi hỏi. Đó có thể là làng Rét. Cái tên này có phải mang ý nghĩa về sự lạnh giá quanh năm suốt tháng của mảnh đất này chăng?

Nếu ai đã từng đặt chân đến xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang nhìn cột cờ đánh dấu đỉnh cực bắc Việt Nam thì tương tự như vậy ở một tỉnh khác, làng Rét là nơi gần như sâu xa nhất của tỉnh Lào Cai. Chúng tôi gồm 3 người đã đến đó vào những ngày đông giá rét của cách đây hơn 6 năm về trước.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Có những nơi chốn nếu chỉ đọc hay xem trên internet, chúng ta không thể quan sát một cách tỏ tường hay cảm nhận hết được những điều thú vị. Những điều này chỉ có khi nào chúng ta thật sự đặt chân đến đó. Chuyến đi viếng thăm xã Vũ Lâm, huyện Lạc Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình là một trong những trải nghiệm khá lạ lẫm, thú vị. Hòa Bình là một tỉnh miền núi trung du, vùng Tây Bắc miền Bắc Việt Nam, gần hai phần ba người dân sống trong tỉnh là dân tộc Mường. Mọi tò mò bắt nguồn từ đây.

Khi bước chân vào ngôi chợ làng có tên là Lâm Hoá , tôi đã không khỏi ngỡ ngàng mặc dù đã biết trước một vài thông tin. Hàng hoá ở đây cũng có nhiều loại nhưng mặt hàng chủ yếu vẫn là thuốc lào. Thuốc được phân ra nhiều loại nặng nhẹ và nơi sản xuất, đây là loại hàng bán chạy nhất bởi tất cả phụ nữ người Mường ở đây đều hút thuốc lào từ tuổi 13 trở lên. Có vẻ thứ hương say độc đáo này được họ xem như một nét văn hoá bản địa đặc sắc.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Những ngày gần đây, người dân trong và ngoài nước đã và đang có cùng tiếng nói phản kháng trước những dự định hại dân, bán nước mà Cộng Sản Việt Nam đang ngang ngược sắp thực hiện.

Từ sau ngày cưỡng chiếm miền Nam 30 tháng 4 năm 1975, những cuộc biểu tình ở xứ sở mệnh danh là thiên đường luôn mang lại những tổn hại nặng nề. Ngày 10 tháng 6 năm 2018 ghi dấu cho sự đồi bại của nhà cầm quyền Việt Nam cũng như sự xâm chiếm trắng trợn của nước láng giềng Trung Quốc.

Người Việt Nam đã xuống đường với khẩu hiệu “KHÔNG ĐẶC KHU” dù chỉ một ngày. Cả nước đã phát động cuộc biểu tình, còn lực lượng công an, cảnh sát vốn nên bảo vệ người dân thì lại thẳng tay đàn áp, đánh đập, cứ vài cảnh sát cùng nhau lôi kéo một người dân tham gia biểu tình như kéo một con vật. Máu đã đổ ra, những thân người đã gục xuống nhưng sự quyết tâm bảo vệ đất nước của người dân sẽ không vì thế mà bị suy suyển.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Nhớ thuở xưa, vào những ngày tháng 3 khi những giọt nắng bắt đầu chói loà qua khe cửa cũng là những ngày những đứa con nghiện mắm như tôi luôn mong mẹ mau làm món mình ưa thích nhất. Đó là món mắm ruột cá ngừ.

Ở Bình Định, có một vài nơi làm móm mắm này như Gò Găng hay thành phố Quy Nhơn. Cũng có vài quán bán các món ăn kèm với mắm ruột cá ngừ, nổi danh khắp vùng. Tôi cũng được dịp ăn một vài lần những khi về thăm quê hương, nhưng vẫn không thấy ngon bằng mắm do chính tay mẹ làm.

Mặc dù mắm của các nơi đó bán đi nhiều nơi, có thêm nhiều gia vị như đường, ớt, tỏi, nhưng món mắm mẹ làm thì đơn giản hơn mà lại để được lâu hơn. Thời gian tối thiểu để làm thành món mắm này là khoảng 3 tháng, nếu thời tiết tốt thì mẹ sẽ phơi lâu hơn nữa. Mắm càng phơi nắng càng ngon, màu sắc càng tươi và mùi vị càng đậm đà.
(more…)

Mỹ Trí Tử.

Kể từ khi cái gọi là “ngày giải phóng miền Nam Việt Nam,” 30 tháng 4 năm 1975 tới nay đã tròn 43 năm, đất nước tuy có phát triển hơn xưa nhưng sự hiện đại đó chỉ là cái vẻ bề ngoài. Thực chất bên trong là cả một hệ thống chậm tiến, trì trệ, kém văn minh, vô văn hoá và độc tài tàn bạo.

Nếu ai có dịp đi khắp đất nước mới thấy được những điều tồi tệ theo quy trình từ trên xuống dưới. Người dân đa số nghèo khổ, bần cùng, họ dần trở nên hèn mọn, sợ hãi bởi những lệ thuộc vào cơm áo gạo tiền trong đời sống hằng ngày.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Ai về thăm nón làng Chuông,
Ra đi bịn rịn, nhớ thương nụ cười,
Nón tinh xảo, người tuyệt vời,
Thẳm sâu đáy mắt rạng ngời Thanh Oai,

Nón làng Chuông đã tạo cảm xúc không nhỏ khi tôi đặt chân đến đâỵ Một phần là khung cảnh hữu tình của một vùng quê Bắc Bộ, phần khác do người làm nón quá dễ thương, từ cử chỉ, ánh mắt, nụ cười và cách họ trò chuyện với nhau. Họ ân cần với khách lạ, nhiệt tình hướng dẫn cho du khách biết được các công đoạn làm nên chiếc nón. Sự tỉ mỉ, nhẫn nại khiến vẻ đẹp của họ càng đằm thắm hơn. Mỗi khi tụ tập lại làm nón, họ như một gia đình lớn, người người rộn ràng cười nói, ánh mắt trìu mến, nụ cười thân tình trong khi hai bàn tay thì nhanh nhẹn khâu từng mũi kim tinh xảo trên khung nón và lá cọ, một kết hợp hài hòa giữa sự vững vàng và mỏng manh để tạo ra sự che chở yêu thương đến với mọi miền. Những chiếc nón trắng thơm được lần lượt tạo ra trong sự ấm áp của con người với con người, trong chia sẻ yêu thương và ngọt ngào thắm đượm.
(more…)

Mỹ Trí Tử


First Thanksgiving
Jennie Augusta Brownscombe

Từ thời đầu tiên gây dựng đất nước Mỹ cho tới nay, trải qua bao nhiêu biến cố nhưng ngày lễ Tạ ơn vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống tốt đẹp. Đó là ngày người thân trong gia đình đoàn tụ bên nhau và cầu nguyện cho nhau mọi điều tốt lành. Ngày mà tâm hồn của mỗi người đều cảm nhận sự ấm áp. Ngày mà cách đây hơn 3 thế kỷ, những người còn sống sót trong cuộc tìm kiếm vùng đất mới làm lễ tạ ơn đầu tiên. Ngày mà tình thương lan toả, lòng tin tràn đầy, niềm vui chan chứa và trên cả là sự biết ơn chân thành nhất của con người đối với con người và với các đấng thiêng liêng.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Thỉnh thoảng nhớ lại những kỷ niệm lúc về thăm Việt Nam, chợt biết là “có những điều nếu không hiểu ngọn ngành thì khó mà chấp nhận được.” Một buổi sáng sớm, tôi đi về phía công viên Lê Nin, ngồi ngắm những đứa bé được ba mẹ dắt đi chơi. Ngày chủ nhật được nghỉ nên bọn trẻ tập trung ở đây rất đông. Đúng như tên gọi, giữa công viên có một bức tượng Lê Nin đứng hiên ngang và vững vàng, tuy rằng vào năm ấy không còn tượng Lenin nào ở những nơi công cộng trên khắp nước Nga nữa. Có một nhóm trẻ ra dáng như đang múa, miệng nghêu ngao hát “Bác Lê Nin ở nước Nga, tại sao lại đứng vườn hoa nước mình?” Rồi chợt một đứa trẻ ngồi gần đó lập lại câu hát và hỏi mẹ tại sao. Người mẹ hơi bối rối chút ít rồi nhìn xung quanh như thể dò xem có ai nghe thấy con mình vừa hỏi không, rồi vội kéo con đi xa khỏi tượng Lê Nin và trả lời với cô bé rằng: “Do vườn hoa nước mình có nhiều loại hoa đẹp nên bác Lê Nin thích con ạ.” Vô tình nghe mà phải cố lắm mới tôi nhịn được cười.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang…

(Ca Dao VN)

Có một Huế với những đền đài lăng tẩm mang vẻ đẹp trầm mặc, u huyền, đài các và cũng có bên cạnh đó một vùng đầm phá mang vẻ đẹp yên bình, hoang sơ, phiêu lãng của mênh mông sóng nước, lênh đênh mạn thuyền. Thiên nhiên ban tặng cho vùng Thừa Thiên Huế một phá Tam Giang với cảnh sắc tuyệt đẹp lúc ban mai rực rỡ, buổi hoàng hôn êm ả hoặc những đêm trăng thơ mộng…

Mỗi ban mai, khi mặt trời pha sắc hồng nồng nàn trên sóng nước, những thuyền câu lướt nhẹ, văng vẳng điệu hò mái nhì xa xăm diệu vợi. Làn sương khói lan tỏa lãng đãng trên mặt nước, cảnh vật im lìm như bức tranh thủy mặc. Những rừng cây chá đang ngái ngủ, chợt rung nhẹ dưới làn gió thoảng qua. Lũ chim sâm cầm, cò, vạc, đàn vịt trời, ngỗng trời, chim chìa vôi… trong đầm gọi nhau ríu rít tạo thành bản hòa ca đón chào ngày mới. Phá Tam Giang chỉ có vài con sóng lăn tăn, mặt nước êm đềm với gam màu ngọc bích. Những ngư phủ chuẩn bị cất vó giăng câu, tiếng chân họ lội bì bõm theo nghiệp mưu sinh. Cả không gian mênh mông, hoang sơ và bình yên đến lạ thường.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Trên trái đất vô cùng rộng lớn này, loài người sống cùng với muôn loài muông thú, và trong đó có một loài có hình dáng rất gần gũi với loài người, còn trí thông minh tuy vẫn còn kém thua loài người nhưng vượt trội hơn so với nhiều loài khác, đó là loài khỉ. Có giả thuyết cho rằng loài người do từ loài khỉ mà thành, sau khi trải qua một quãng thời gian tiến hoá rất dài. Cho đến nay, khỉ vượn vẫn được kể là loài thú có thể mang lại nhiều lợi ích cho đời sống của con người như khỉ giữ nhà, khỉ hái dừa, khỉ làm xiệc, và sau khi khỉ chết thì đem xương nấu cao làm thuốc.

Nhưng đầu óc con người luôn nghĩ ra đủ cách để có những món ăn độc đáo phục vụ cho một trong tứ khoái. Chỉ có điều đáng sợ là khi con người muốn thâu đoạt lợi ích triệt để từ loài khỉ, họ triệt để đến mức sẵn sàng ăn khỉ với cách thức dã man nhất mà họ có thể nghĩ ra.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Cứ mỗi dịp 30 tháng 4 đến, trong lòng bao người Việt lại như xát muối. Có lẽ họ đã thấm thía được nỗi đau sau khi đất nước thống nhất. Tuy nhiên, nỗi đau đó không ai có thể giãi bày hết bằng lời vì có quá nhiều góc khuất do cuộc sống mang lại – những góc khuất dần dần được phô bày trần trụi để rồi dù người ta có vùng vẫy muốn xé toạc ra, thì lại càng bị vây chặt hơn.

Những góc khuất đó là gì? Là một gánh hàng rong trên đường, bị bắt lên xe của công an phường mà người chủ gánh hàng rong dù có khóc lóc van xin cũng chỉ được đáp lại bằng những lời nhục mạ. Là cảnh tan hoang của chợ chiều trong ngõ nhỏ vốn bị vây đuổi bởi những anh công an trật tự, để rồi sau những trận giằng co, cả khu chợ chiều nhuốm màu tan tác, buồn thảm, chán chường. Là những đớn đau của hiện tại trong đời sống, thông qua mỗi số phận, mỗi nghề nghiệp, mỗi câu chuyện đơn lẻ và những kết quả của sự bất công vô lý đang dày xéo lên bao cuộc đời dưới cách cai trị của nhà cầm quyền. Là tất cả những gì vô lý nhất, nực cười nhất, đau lòng nhất và điên rồ nhất vẫn ngày ngày diễn ra dưới ánh nắng chói chang hay màn đêm thăm thẳm.
(more…)

Mỹ Trí Tử

Linh Sơn Bửu Thiền là một ngôi chùa lâu năm của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Ngôi chùa này ngụ tít trên núi cao, thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành. Nếu đi từ Sài Gòn bằng xe khách đến thị trấn Phú Mỹ sẽ mất khoảng 1 giờ 30 phút. Từ thị trấn này đi xe máy khoảng 3 ki lô mét vào đến chân núi, rồi leo 1340 bậc đá mất khoảng 1 giờ 20 phút sẽ lên đến nơi.

Không khí ở đây trong vắt như đang ở một khu rừng rậm nào đó, mọi lo lắng ưu phiền chợt tan biến. Trước mắt là khu rừng cây um tùm, thấp thoáng đó đây là những am nhỏ dành cho các phật tử muốn tịnh tâm tu tập. Ngôi chùa chính nằm khiêm tốn như được bao bọc bởi tiếng chuông ngân nga giữa một không gian trầm mặc, êm đềm và lắng đọng.
Mọi hoạt động trên chùa đúng nghĩa với núi cao rừng sâu, nếu ai chưa quen hoặc không yêu sự tĩnh lặng thì khó mà vượt qua được những bậc đá này.
(more…)

Mỹ Trí Tử

marc_chagall-lovers_in_moonlight
Lovers in Moonlight
Marc Chagall

Phép màu mà Thánh Valentine dùng để chữa bệnh cho cô gái bị mù bẩm sinh ở thành La Mã là gì, nếu không phải chính là tình yêu? Cứ tưởng tượng một người sống trong đời mà không có tình yêu thì không khác gì người mù lòa đôi mắt, vì không tình yêu thì mù lòa cả tâm hồn.

Ngày Lễ Tình Nhân được người ta đặt ra để ca tụng phép màu ấy, “biệt dược” ấy. Thứ dược phẩm tạo nên những xứ thiên đường nhưng cũng bày ra nhiều vực thẳm. Nói cách khác, đó là thế giới của hoan lạc và đau khổ. Thật vậy, mấy ai sinh ra trong đời mà không một lần nếm trải cái hương vị ngọt ngào và cay đắng của tình yêu. Một lần qua đó dù thế nào đi nữa cũng thấy là ta đang được sống …
(more…)

Mỹ Trí Tử

chim_en_mua_xuan

Xin hãy cùng xuân trang điểm lại
Cho đời giây phút tạm yên vui
Ngày mai ta hỏi bầy chim én
Hỏi én xuân đi có ngậm ngùi…?

Mùa xuân đến rồi mùa xuân đi theo quy luật tự nhiên của trời đất, nhưng vẫn có những mùa xuân ở lại, in trong tâm khảm con người.

Bao mùa xuân đi qua trên xứ người, riêng tôi cứ mang hoài tâm trạng: Đón xuân nầy mà nhớ xuân xưa …

Đó là mùa xuân rất cũ trên quê hương tôi. Khi những hàng sầu đông bắt đầu rụng lá, dấu hiệu đầu tiên của sự chuyển đổi tiết mùa. Ba tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuốt lá những cây mai trước sân nhà. Cũng như bao nhiêu người khác, với quan niệm mai là loài hoa tiêu biểu của mùa xuân, nên ông bỏ công chăm sóc, sửa soạn làm thế nào cho những cây mai nhà mình nở hoa kịp trong ngày Tết. Đó là việc làm công phu gởi theo tấm lòng của người yêu hoa. Tôi lờ mờ hình dung điều ấy mỗi lần ba tôi cùng vài người bạn ngồi uống trà cuối năm bên nhánh mai ông đã chọn cắt, cắm trong chiếc lọ to đặt giữa phòng khách rồi gật gù, gật gù mãi với câu: “… Nhất sinh đề thủ bái hoa mai…
(more…)

Mỹ Trí Tử

chua_dong_yen_tu
Chùa Đồng, núi Yên Tử

Yên Tử là vùng đất Phật linh nằm cách Hà Nội gần 150 ki lô mét thuộc tỉnh Quảng Ninh với cảnh sắc tuyệt vời và không gian tĩnh lặng.

Chiều trôi chầm chậm trên từng tán lá ngọn cây khi chúng tôi đặt chân đến Yên Tử, nơi đã đi vào sử sách khởi từ việc vị vua anh minh Trần Nhân Tông từng chiến thắng vẻ vang đuổi quân xâm lược Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi đã quyết định nhường ngôi cho con để đến nơi này tu hành, xa rời thế giới trần tục, để rồi lập nên môn phái thiền Trúc Lâm và được đời sau kính cẩn gọi là Phật Hoàng.
(more…)

Mỹ Trí Tử

lut_phu_yen

Lũ về tan nát một vùng quê
Nước ngập tràn dâng quá não nề
Gây bao tang tóc nơi làng xóm
Thương người đoản mệnh chết ê chề

Lũ về, mây giăng xám đìu hiu
Đói lạnh, tang thương, xóm tiêu điều
Có ai san sẻ đau buồn ấy
Cho những hồn oan bớt tịch liêu.

Thật lạ, những cơn mưa đến bất chợt và kéo dài vào mùa hạ làm cho đường trong thành phố ngập nước. Người dân đã từ lâu quen với thảm trạng này, họ cứ nhìn dòng nước đen ngòm dâng lên, ngập tràn một cách ma mị. Xã hội Việt Nam giờ đã gắn liền với câu “chuyện gì cũng có thể xảy ra”.
(more…)

Mỹ Trí Tử

ca_chet_hang_loat-vung_ang

Giọt lệ trào thương biển
Khi xác cá dạt bờ…

Nếu sinh ra và mất đi là lẽ tự nhiên của đất trời thì cuộc đời ngắn ngủi của chúng ta phải được trân quý để cuộc sống phát huy hết những điều tốt đẹp của nó. Chúng ta đã không làm được điều này. Chỉ vì lợi nhuận trước mắt, những người nhân danh phát triển đang nhắm mắt làm ngơ để tư bản ngoại nhân hủy hoại môi trường.

Những nước tân tiến trên thế giới đều trân trọng và yêu thiên nhiên. Bằng mọi cố gắng, họ bảo vệ tài nguyên và môi trường bằng việc gắn kết chặt chẽ với khai thác chừng mực và tái tạo. Họ biết giữ gìn nguồn sống lâu dài cho dân tộc, sao cho đời con đời cháu ngày thêm văn minh hiện đại nhưng vẫn tiếp tục được hưởng thiên nhiên trong lành như những gì họ đang có.
(more…)

Mỹ Trí Tử

nu_sinh_cong_truong_xua

Tuổi tôi áo trắng bay mềm
Hồn tôi là buổi chiều êm lặng lờ …

Những buổi sáng nắng vàng tươi rải nhẹ dọc con đường, áo trắng đến trường tung tăng những tà áo dài rộn ràng với gió như áng mây nhẹ nhàng lướt qua dòng người. Hai vạt áo dài như đôi cánh và những bước chân chim của các nàng làm dao động cả cảnh vật và không khí chung quanh. Thân hình thấp thoáng sau tà áo, khuôn mặt mờ tỏ sau vành nón, ẩn hiện như hư như thực. Và không gian chừng đang lan tỏa mùi hương con gái.
(more…)

Mỹ Trí Tử

vung_tay_bac_viet_nam

Trong những lần trở về thăm đất mẹ, tôi đã có những chuyến đi đến các vùng dọc miền đất nước. Mỗi vùng là một đặc thù về con người, tình cảm, phong tục và tập quán… mỗi vùng đất là một sự trải nghiệm thực sự thú vị. Sau chuyến thăm lục tỉnh Nam kỳ, tôi ra miền Trung rồi lên miền Tây Bắc, và chuyến đi Tây Bắc này đã để lại nhiều ấn tượng đẹp về con người và cảnh vật nơi đây.

Trời Hà Nội vẫn còn lác đác những giọt sương mai trên những vòm lá và sương mù vẫn phủ kín lối đi khi chúng tôi có mặt tại ga tàu lửa để mua vé cho chuyến đi lên Lào Cai. Sáu giờ sáng nhưng ga Hàng cỏ đã chật cứng người, kẻ đi xuôi, người về ngược. Đây là ga trung tâm đi các miền của đất nước nên có rất nhiều tuyến. Điều đầu tiên tôi thấy là dòng người chen chúc để mua vé, ai cũng sốt ruột mua cho mình một tấm vé cho chuyến đi sớm nhất nên cảnh chen lấn đã diễn ra. Dường như ở đây, thói quen xếp hàng không tồn tại, mạnh ai người nấy chen. Cảnh hỗn loạn, chen lấn, xô đẩy, tiếng kêu, tiếng la bắt đầu rối lên, tôi thực sự choáng váng trước cảnh tượng này. Một bạn đồng hành tôi bảo chúng tôi trông hành lý rồi hòa vào đám đông chen chúc. Một lúc sau người bạn quay ra mồ hôi lấm tấm, trên tay là mấy chiếc vé cho chuyến đi lên Lào Cai. Bấy giờ chúng tôi mới được an tâm ngồi đợi giờ lên tàu để đến thăm một vùng đất xa xôi và lạ lẫm, nơi có các dân tộc thiểu số sinh sống. Đảo mắt nhìn quanh một lượt, tôi thấy phòng chờ khá khang trang và rộng rãi, được trang trí các dãy ghế ngồi rất chắc chắn và đẹp, trên tường có treo tivi lớn chiếu các đài cho hành khách thư giãn trong lúc đợi tàu. Vì là một ga lớn với rất nhiều tuyến đường nên phòng đợi khá đông người, mỗi người một vẻ. Phần đông họ tay xách nách mang, từng đoàn người, từng từng lớp lớp kéo nhau đi, người lớn dắt trẻ con, hành lý lủng củng, nặng nề, những chú gà sống được bỏ trong bu gà, thò cái đầu có mào đỏ ra ngoài kêu ..cục..cục.. rất vui mắt.
(more…)

Mỹ Trí Tử

thieu_nu_hue_ao_tim_

Mỗi lần trở về nơi đất mẹ là hành trình với những trải nghiệm sâu sắc và thú vị. Trên những nẻo đường của quê hương, lưu dấu trong tôi những kỷ niệm buồn vui về những mảnh đời, về thiên nhiên đất nước, về con người Việt nặng ân tình. Mỗi bước chân in hằn trong lòng đất Mẹ là mỗi nốt nhạc với những giai điệu thiết tha mà năm tháng khó làm nguôi quên.

Điều ghi nơi tôi ấn tượng đậm đà nhất là những ngày trở lại cố đô Huế – xứ sở thần kinh. Mảnh đất sơn thủy hữu tình gắn với kinh đô vang bóng một thời qua các triều đại vua chúa. Mặc cho dòng đời xuôi ngược, mặc cho cuộc sống hiện đại ồn ào, náo nhiệt, Huế vẫn giữ mãi nét u trầm, thẳm sâu của một triết nhân trầm tư mặc tưởng. Huế là một thành phố vườn và thành phố thơ. Chất thơ lan tỏa trong thiên nhiên với những cánh rừng thông xanh mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết “hàng cây thắp nến lên hai hàng”. Chìm khuất trong rừng thông già là lăng tẩm, đền đài, nơi vĩnh hằng của các đời vua Nguyễn. Chất thơ ẩn tàng trong giai thoại của dòng Hương Giang. Dòng sông huyền hoặc trong những đêm trăng bàng bạc lan tỏa của thơ, ca, nhạc, hoạ, của những ngọn nến tâm linh được người dân Huế thắp lên trong những ngày lễ hội. Tôi đã đạp xe trong sương sớm đi qua mấy nhịp Tràng Tiền, cây cầu nối những bờ vui đã trở thành một trong những biểu tượng của vùng Huế. Dòng sông hiền hoà uốn mình trong sương, lặng lờ trôi về phía biển, như nuối tiếc cố đô chưa muốn rời xa. Tôi đã đi qua nhiều dòng sông ở những nơi tôi sinh sống, nhưng có lẽ sông Hương vẫn giữ được nét quyến rũ đầy nữ tính mà không nơi nào có được.
(more…)

Mỹ Trí Tử

hoa_co_bo_de

Cỏ bồ đề

Mẹ nằm huyệt lạnh, quê người
Sau bao năm tháng ngược xuôi, dãi dầu
Tóc xanh, đến thuở bạc đầu
Nắng mưa buồn tủi, đêm thâu cơ hàn
(more…)

Tình quê

Posted: 15/04/2013 in Mỹ Trí Tử, Thơ

Mỹ Trí Tử

song_rac

Đâu những cánh đồng thơm mùi lúa mạ
Bát ngát mênh mông thảm ruộng mượt mà
Cánh cò xưa chẳng dám về lối cũ
Nguồn nước đen chì kẽm trộn gần xa
(more…)

Mỹ Trí Tử

hang_rong

Minh quê ở Hà Tây. Mặc dù cô bé chưa học hết lớp 7 nhưng đã ý thức được việc bố mẹ phải cực nhọc kiếm tiền để nuôi ba đứa em nên cô quyết định thôi học. Tuy cố giấu diếm tâm trạng buồn và lo lắng nhưng trong cô vẫn luôn ấp ủ ý chí học tập cho dù cảnh nghèo khó đã làm cho Minh không thể tiếp tục đến trường như bạn bè cùng trang lứa.

Ngày ngày, cô đạp xe xuống Hà Nội chừng 25 km để bán bưởi. Lúc mới vào nghề, cô gặp gì buôn nấy nhưng sau một thời gian, cô bé quyết định chỉ buôn một loại duy nhất. Vì tình cờ được một chủ vườn bưởi nổi tiếng trong làng tin tưởng và ưu tiên bán cho cô với giá gốc, mặc dù cô chỉ lấy 50 quả mỗi ngày. Chiếc xe đạp từ đời ông nội để lại, chằng chịt những vết rỉ sét nhưng vẫn tốt hơn nhiều lần so với những chiếc xe có thương hiệu Trung Quốc bán khắp thị trường Việt hiện thời.
(more…)

Mỹ Trí Tử

hoa_mai

Những ngày cuối năm, không khí trở nên rộn ràng hẳn. Nhìn thấy mọi người thi nhau mua sắm làm lòng tôi cũng rạo rực chờ ngày về quê đón tết cùng cả nhà. Tuy có chạnh lòng vì số tiền trong túi chỉ có đủ để đi tàu về quê nhưng vẫn vui lây khi thấy đường phố, cửa hàng, siêu thị đông đúc, náo nhiệt hơn ngày thường. Nhớ hôm Noel, tụi bạn hẹn nhau đến nhà tôi họp mặt nhưng vì chỗ ở chỉ có 7 mét vuông nên đành phải kéo nhau ra vỉa hè trò chuyện và liên hoan với món trà đá và kẹo lạc, đa số đều tuyên bố là năm nay sẽ đón tết với khẩu hiệu 3 không vì kinh tế toàn cầu suy thoái: “ Không tiền, không tình và không rượu ”. Hầu như ai cũng đều gật gù tán thành, còn tôi thì lạc quan: “ Phải là 9 có chứ, tôi liền xuất khẩu thành thơ.

Có nhà, có tết, có bạn hiền
Có bánh, có rượu, nụ cười duyên
Có con đường nhỏ và vệt nắng
Có cả tình thương đến mọi miền.

(more…)

Mỹ Trí Tử

Dường như chẳng có nơi nào phong phú như Việt Nam – mảnh đất có dáng dấp ngoằn ngoèo hình chữ “S” chạy dọc theo biển. Nhưng cũng chưa nơi nào lại có quá nhiều điều đáng lo sợ cho sự tồn tại của con người đến vậy. Mọi thứ đều lũng đoạn, biến chất, dã man và tàn bạo đến rợn người. Niềm tin vào sự tươi đẹp gần như tắt ngấm, có chăng còn sót lại sự lạc quan le lói trong ánh sáng của con đom đóm nhỏ nào đó lạc lõng giữa không trung. Những hoài niệm về quá khứ là những nỗi niềm đáng sợ nhất. Hạnh phúc thật hiếm hoi, và bất hạnh thì cứ kéo nhau ập đến. Tương lai là sự phù phiếm không dễ thấy cả trong những giấc mơ.
(more…)

Đàn khóc

Posted: 06/03/2012 in Dũng, Mỹ Trí Tử, Thơ

Mỹ Trí Tử

Dũng diễn ngâm

Hãy hát lên đi
Như áng mây tung trời về muôn hướng
Để thấy thương sót quê hương mình
Sau bao mùa chiến tranh
Vẫn chưa có hòa bình
(more…)

Hy vọng cuối

Posted: 10/02/2012 in Mỹ Trí Tử, Thơ

Mỹ Trí Tử

Hạnh phúc là gì, hỡi cánh chim bay?
Hãy nhắn giùm tôi, người tôi yêu đó
Những gì ta có trong tay
Mỏng manh như ngọn gió
(more…)

Cuối chân đời

Posted: 28/12/2011 in Mỹ Trí Tử, Thơ

Mỹ Trí Tử

Và những ngày thiếu bóng anh
Mưa gió trút đầy gai nhọn
Con chim vành khuyên hát khúc tội tình
Chiếc lồng xé buốt trên đầu cành mọn
(more…)

Định mệnh buồn

Posted: 22/11/2011 in Mỹ Trí Tử, Thơ

Mỹ Trí Tử

Định mệnh và ta hóa thân thành gió…
Cho mùa Thu chào đón giữa đảo buồn
Lang bạt trên vòm trời in dáng biển xanh
Chào nhau bằng nụ ấm, nhớ hơi anh
(more…)

Hắt hiu mùa nhớ

Posted: 12/11/2011 in Mỹ Trí Tử, Thơ

Mỹ Trí Tử

Anh mang tình yêu của em đi xa tít tắp
Trên chuyến tàu tuổi thơ xưa cút bắt
Của mùa Thu nắng lá rơi đầy
Vàng úa hơn màu tình lãng mạn
(more…)

Mỹ Trí Tử

Em nhìn anh, nhìn anh, ngày nhỏ
Thấy những cánh chuồn tuổi thơ em
Rung rinh trên những cọng cỏ
Và những cánh chim non gọi chào
Mừng ngày mới bắt đầu
Và những cánh diều trong bóng chiều lộng gió
Như tóc anh bay một hôm nào…
(more…)