Archive for the ‘Ngô Nguyên Nghiễm’ Category

Ngô Nguyên Nghiễm

chim_sao

Ngập ngừng giây phút bên hàng dậu
Đâu ngỡ chiều nay ngộ cố hương
Cát bụi bám đầy vai áo bạc
Biết rằng phong vũ cũng vô tâm !

Hàng dâm bụt đỏ đầy thơ ấu
Rúng động hồn hoang lữ khách xưa
Mái ngói rêu phong mờ quá khứ
Hay là chờ đợi bóng hài nhi…
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

tram_nam_bong_que
NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT MA HA TÁT

KHÚC HÁT TỬ SINH RẰNG:
TRĂM NĂM BÓNG QUẾ VỀ HIU HẮT

Phần Thượng:

1.Lạc bước vào vùng đêm nội cỏ
Bến tà dương bi thiết bóng âm hồn
Ôm oan khiên ngủ dưới quán vô thường
Mặc phong vũ thổi tung bia mộ đá

2.Đường Thất Sơn thâm u chia trăm ngã
Nắng mưa lồng lộng suốt thiên thu
Trăng âm trường lả tả hoang vu
Mắt hoang dã lượn quanh trời nguyệt thực
(more…)

Ngô Nguyên Nghễm

vo_thanh_van
Nhà thơ Võ Thạnh Văn

A. Nghiệm Thề Hình Tướng
(Cát Bụi I)

Chao mình trong ngưỡng cửa phù sinh, hằng hà cát bụi li ti bay khắp cùng thế giới sinh tồn nghiệt ngã.Chính vậy, bước vào lộ trình tìm tánh giác, bằng những thiện căn như di hành dưới những đóm sáng le lói, băng ngang tư thức mà tìm chánh lộ. Nhưng tánh giác không hình không tướng, mà nghiêng ngửa giữa những vọng trần mê hoặc, che khuất những lộ trình chân phương đang trải dài trước mặt. Cõi phù đồ loang loáng những mê vọng ngã chấp, khiến tâm hướng xoay vòng trong tư thức nhân gian.Vẹt những đám mây ảo giác , phủi nhẹ cát bụi trên chiếc gương soi cổ độ, may ra chân tâm được chuyên chở thuần hành trong cuộc hành trình phục hồi tánh giác huyền diệu .
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

tran_yen_thao
Nhà thơ Trần Yên Thảo

A. SƠ HUYỀN
(PHẨM SEN VÀNG I)

Cuộc hành trình bước về chân như, bao giờ cũng mở đầu bằng những bước nhập thế, lặn lội chìm đắm trong nhiều sát na nghiệp lực. Thứ nhất là nhào lộn trên từng nghiệp chướng từ những lần thai sinh, và phủ quanh cuộc phiêu du trong trần thế bằng những phước họa đằng đẵng, gánh vác đầy ngập hai vai.Thứ hai, sự khai mở trí tuệ để bước chân thật trên bước đường hạnh ngộ của hằng hà dấu chân điểm đạo từ vô thỉ đến vô chung.Thứ ba là hạnh nguyện bước lên hóa đạo, trực ngộ sau a tăng tỳ kiếp tu chứng, vừa mở hoác chân như. Sen vàng hiện thân cho cuộc khai ngộ rực rỡ chánh đẳng chánh giác.Người văn nghệ sĩ cũng có một điểm hiện thân gian khổ, trên bước đường chứng ngộ kỳ diệu trong sáng tác. Và tùy quan điểm phù hợp với tư tưởng tâm niệm trong nghệ thuật, thì giây phút nhập thân trên bước sáng hóa ngôn ngữ sẽ sáng lòa trên điểm hóa đạo như người tu chứng.
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm
Bay giữa lá vàng ngày về cố xứ…

evening_sun

Chợt thấy trời mênh mông
Hồn vàng bay thấp thoáng
Buổi tà dương ven sông
Hơi trầm dâng lãng đãng

Ta qua vùng cát trắng
Buồn đâu đến ngập ngừng
Tiếng chuông chiều rúc gió
Thổi cho lòng bâng khuâng
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

phan_ba_thuy_duong-nguyen_van_bay
Phan Bá Thụy Dương – Tranh của Nguyển văn Bảy

Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”. Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ. Thơ Phan Bá Thụy Dương có cái gì nhè nhẹ, loáng thoáng lúc khinh bạt như hình dáng một người hàn sĩ vác thanh kiếm hồng, vửa du hành vửa ca tụng thanh thoát giữa rừng bạch tùng đầy mù sương và khí thiêng. Nhưng người khách tiêu dao kia, không chỉ một đường đi thẳng trầm lặng trong vũ trụ riêng mình. Hàn sĩ vác thanh khí gươm hồng, ngoãnh lại sau lưng cười nhẹ nhàng chia sẻ dưỡng trấp hậu thiên cùng người đồng điệu nhân gian. Cái ngoáy nhìn lại trong giây phút vô hư chính là trang trải nỗi niềm thanh thản bồ tát đạo, hình như chỉ để chia sẻ những tinh hoa và hạnh phúc thường hằng, còn ẩn hiện trong hàng vạn lớp thượng tầng sinh khí với vạn vật của ba ngàn thế giới quy tông.
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm
Nhớ Trần Kiêu Bạt, hồn lãng tử vấn vương

lang_thang_3

Có phải đêm nay trời trở gió
Ngập hồn xơ xác lá vàng bay
Tỉ tê tiếng dế từ muôn thuở
Thổi giấc sầu theo những áng mây

Chén rượu qua đêm bỗng dột lòng
Đèn tàn quán nhỏ rộng thênh thang
Nghìn khuya rót chẳng đầy lưng rượu
Để tiễn lưng trời vó ngựa lăn
(more…)

Trăng khuyết

Posted: 29/03/2014 in Ngô Nguyên Nghiễm, Thơ

Ngô Nguyên Nghiễm
Tiễn hồn các bằng hữu xuyên về cõi hư vô

trang_non

Nhảy suốt dặm trường ly biệt
Bỗng chốc lạ lẫm hình nhân
Tim vừa chuyển hóa hoa sen
Chớp mắt lạnh hoàng hôn xuống

Lơ láo côn trùng lên tiếng
Thiên nhiên mờ tỏ sắc không
Bạn ta gõ mõ chiêu thần
Từng bước lùa qua sương khói
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

that_son

Ngổn ngang đá vắt quanh lối núi
Chèn một cành mai cuối gió đông
Bên kinh Vĩnh Tế trời biên giới
Ngậm nửa hồn thiêng với nước non

Có con chim lạ hót bâng quơ
Phải thiên thu gọi tiếng chim về?
Nước bốn ngàn năm truyền huyết hịch
Nam quốc sơn hà nam đế cư…
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

nguyen_viet_nam
Nhà văn Nguyễn Việt Nam

Đằng đẵng hơn 20 năm gặp lại Nguyễn Việt Nam, sau ngày đất nước quy về một mối, có lẽ tôi phải có cái nhìn rất mới về một nhà làm văn nghệ văn hóa có nét lãng tử, bộc trực, nói nhiều làm nhiều… mang nhiều bản chất Nam bộ mênh mông tình người. Thật ra, từ thuở thiếu niên Nguyễn Việt Nam cũng đồng điệu như những phiêu bạt lưu sinh của phần đông các bằng hữu trải dài mọi nơi trên đất nước. Họ vội vã bước qua cuộc chiến tranh thảm khốc, bi hùng của dân tộc và phải lướt thướt như đàn chim di rời tổ, lẳng lặng bay vào khoảng trời miền Nam, cấy hồn vào định kiếp quê hương. Tâm huyết chính thống của người làm văn nghệ như Nguyễn Việt Nam, lại có cái say mê thánh hóa vào tư hướng xã hội nhân văn, khác hẳn các bằng hữu khác phần đông hầu như chỉ duy nhất là hòa mình trong một môi trường văn chương nghệ thuật đơn thuần.
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

che_da

Chẻ đá bươi tìm thời khắc lụn
Ngàn năm ẩn mặt khói âm dương
Vàng bay, hổ phách rơi trên chén
Sóng sánh hoàng hoa rụng tứ phương
Chênh vai, thời tiết đầy mâm ngọc
Nẩy ngược phù sinh kiếp dị thường
Lỡ trôi bên sóng trường giang cổ
Chợt nở, ưu đàm bện gió sương
(more…)

A La Hán

Posted: 27/08/2013 in Ngô Nguyên Nghiễm, Thơ

Ngô Nguyên Nghiễm

me_gia5

Khách nép hồn
trong góc cổ thư
Ô hay,
xao xuyến tiếng sông về
Lục bình từng mảng
trôi tăm tắp
Hay đời cô lữ lạc tình quê
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

le_truc_khanh
Chân dung Lê Trúc Khanh (Ảnh tư liệu của tác giả)

Trước  1975, khoảng từ năm 1966 trở đi, tôi thường xuyên tốc hành từ Sài Gòn về miền Đông như: Biên Hoà, Long Khánh, Vũng Tàu…hoặc xuôi ngược về nơi cố thổ miền Tây, bay nhảy suốt dặm đường Mỹ Tho, Sóc Trăng, Cần Thơ, Sa Đéc, Châu Đốc… Chủ đích của mỗi cuộc du hành, đeo đẳng trên vai nghiệp chướng văn nghệ. Ghế Biên Hoà chung ly cafe lạt với Nguyễn Tất Nhiên, về Sóc Trăng với Trầm Mặc Nghệ Thế, Triều Uyên Phượng, hay loáng thoáng tạt ngang tệ xá Hạc Thành Hoa ở Sa Đéc. Tất cả chỉ vì thoả tình hội ngộ với anh em, với những văn nghệ sĩ chân tài trấn thủ tại nhiều vùng đất văn chương Nam Bộ. Lúc đi cũng như lúc đến, tuổi trẻ chỉ quẩy nặng trên vai một túi sách phiêu lưu, như tia chớp nhoang nhoáng  quang quả trên bầu trời chợt mưa chợt nắng, vội vàng như một đinh mệnh, không bắt buộc tư thân, nhưng cũng như một sứ mệnh phải thi hành. Gặp bằng hữu văn nghệ như vừa bắt gặp một hạnh phúc cố cựu, trao đổi cho nhau vài sáng tác mới tâm đắc, như một “ sát na” giác ngộ. Giai đoạn này, như con ốc nhỏ bò lui tới, đo chân lý đường dài, mỗi lần gặp gỡ là mỗi lần như được khắc ghi vĩnh cửu trên bia đá.
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

nguyen_thuy_long
Nhà văn Nguyễn Thụy Long (1938-2009)

Du nhập vào những đường hướng mới trong văn học nghệ thuật thập niên 60, quả nhiên có nhiều ngã rẽ, lập dựng cho mỗi văn nghệ sĩ thời đó một nét nhìn sáng hóa đặc biệt, giúp tác phẩm được bùng vỡ mãnh liệt. Mỗi người văn nghệ đột phát cho mình một phương hướng sáng tạo riêng biệt, không lẫn lộn vào ai, tạo cho văn chương miền Nam nhiều hướng đi mới rạng rỡ, đối chiếu không thua sút văn chương nước ngoài. Từ thơ văn nhạc kịch biên khảo hội họa kinh kịch sân khấu kiến trúc điêu khắc, nhìn lại thật hảnh diện cho bước đường sáng hóa của nghệ thuật giai đoạn sơ khai nầy. Từ những bóng dáng khai hoang văn nghệ của lớp đi trước ở phía Nam như Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Phi Long…dần đến Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Bá Thế, Truy Phong, Sơn Nam, Kiên Giang, Nguyễn Minh Tâm… Đến lớp sĩ phu Bắc hà như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Vũ Khắc Khoan và lớp văn nghệ sĩ gần gũi thế hệ văn chương phía Nam trong thập niên 60 như Mai Thảo, Viên Linh, Duyên Anh, Lý Hoàng Phong, Hoàng Trúc Ly nối tay cùng bóng dáng của Trần Tuấn Kiệt, Phạm Công Thiện, Dương Hà, Ngọc Linh, Dương Trữ La, Hoài Điệp Tử, Phan Bá Thụy Dương, Võ Hồng, Nguyễn Thi Thụy Vũ, Nhã Ca…Còn nhiều tên tuổi nữa gắn bó tạo một sinh khí đa dạng, tân lập cho phong hóa văn chương thời bấy giờ, chuyển biến cùng cực và kỳ diệu.
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

ngy_do_thai
Nhà thơ Ngy Do Thái (Nguyễn Hải Thệ) – Ảnh tư liệu tác giả

“Bầy chim hồng hạc xưa bay mất/ Tiếng gáy còn đồng vọng núi xa/Về gì? Đâu chẳng chốn quê nhà/Nhật nguyệt đâu ghen người tóc bạc”. Lãng vãng đâu đây thần khí của bài Hoàng Hạc Lâu xa xưa, khiến tôi chất ngất trên hàng hàng lớp lớp những sợi tơ trời. Như vướng mắc thiên la địa võng trong hàng ngàn bài thơ Ngy Do Thái, giao truyền tận tay tôi vào một buổi chiều đầy phong vũ. Tôi mường tượng bóng dáng nhà thơ trong phong thái cẩn trọng lịch thiệp và đầy nét lãng du, được chất đầy trong bốn bản thảo nhờ lưu chuyển về thư trang Quang Hạnh. Thì ra, tận phương trời mây nước biên thùy quê xa, một lòng ký gởi những tâm huyết suốt hơn nửa thế kỷ thơ về nơi tri ngộ…
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

nghieu_minh
Nhà thơ, nhạc sĩ Nghiêu Minh

Ngoảnh lại chút quá khứ, thời gian trôi nồi lãng du của tuổi trẻ, những khinh khoái tang bồng trong từng bước lăng ba vi bộ trên khu vườn đa sấc nghệ thuật, thật tình tôi cũng không thể giải thích được vài sự thân quen tri kỷ của bằng hữu văn nghệ thời xa xưa…Cái hay của bạn bè văn nghệ miền Nam, nhiều lúc ngẫm nghĩ như những cuộc tương phùng của bức tranh vân cẩu, hợp lại một cách tình cờ phù ảo, rồi tan đi như những áng mây tụ tán vô thường. Nhưng khác với thế thường nặng nề nghiệp chướng, người dấn thân vào định kiếp văn chương lại trồng đầy trong thế giới hóa sinh riêng mình, những búp sen đầy rẫy ân tình và tài hoa, bất chợt nhặt được vô tình trên bước đường chợt bước qua. Cảm ngộ tài năng của nhau, thường không cần quen mặt bắt tay, nhưng những câu thơ, âm ba lời nhạc, những nét phiêu lưu thần khí trên những họa phẩm hay tác phẩm điêu khắc…đã làm chấn động tâm thức giao cảm, rồi mặc nhiên như mối thân quen tiền kiếp vọng về.
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

lam_chuong
Nhà văn Lâm Chương

Không phải mặc nhiên tôi chọn đầu tựa như vậy để bước vào không gian văn chương của nhà thơ nhà văn Lâm Chương, nhưng là cái chọn lựa tâm đắc mà suốt hơn 40 năm nhiều lúc dong ruỗi cùng anh trong nhiều đoạn đường dài đầy gió bụi. Bao giờ tôi cũng rất thán phục những thành công thật tuyệt vời của Lâm Chương, trong từng giai đoạn sãi vó phi nhanh trước một không gian diệu vợi của nghệ thuật. Thật ra, tựa bài phát xuất từ cuộc phỏng vấn của Triều Hoa Đại gom lại trong đề bài Lâm Chương, ngựa Hồ hí gió Bắc . Bài phỏng vấn khá dài, có đoạn so sánh một tác giả được ưa chuộng nhất ở Nhật Bản hiện đang sống rời xa tổ quốc là nhà văn Haruki Murakamai phát biểu, chỉ có thể tìm thấy quê hương khi ở xa quê hương. Vậy, Lâm Chương cũng là nhà văn đang sống xa tổ quốc, anh có cùng quan điểm đó không? Lâm Chương trả lời: “Khổ quá. Anh cứ gọi tôi là nhà văn. Tôi chỉ là chứng nhân thời đại, và đang viết bản tường trình về những gì đã nghe thấy mà thôi. Ý nhà văn Haruki Murakamai muốn nói tìm thấy quê hương ở trong lòng mình. Tôi cũng nghĩ thế. Người xa quê hương, viết về quê hương thắm thiết hơn người ở tại quê nhà”. Tôi nhớ gần kết bài phỏng vấn, nhà thơ Triều Hoa Đại phát biểu bạn bè nói dù lưu lạc nơi đâu hay trong hoàn cảnh nào thì Lâm Chương cũng là Lâm Chương, chẳng khác gì ngựa Hồ mỗi khi gió Bắc lồng lộng thổi về thì chẳng bao giờ quên cất tiếng hí đau thương.
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

hoai_ziang_duy
Nhà văn Hoài Ziang Duy (Ảnh tư liệu tác giả)

Tập tuyển truyện Ông Tướng Sang Sông của nhà văn Hoài Ziang Duy bay qua nửa vòng trái đất, như một hạnh ngộ mang đầy vẻ chân tướng, chuyển tận tay tôi vào một buổi chiều tháng 5/2002. Sự xúc động đầu tiên, tưởng tượng cầm chắc tín hiệu tinh khôi của một hiền giả văn nghệ phố núi quê xưa, vẫn cuộn tròn tâm thức trong một định nghiệp văn chương.

Hình ảnh của 40 năm thoáng qua như gió thoảng, là hình ảnh chân phương cùng nhau bơi ngược dòng đời tụ tán trong môi trường cuồng tín nghệ thuật. Bước trên tuổi trẻ, phong lưu ngất ngưởng trên từng trang giấy mê hoặc kỳ diệu của từng tạp san tự lực, phải chăng là bước đầu cho định kiếp người làm văn nghệ? Một định kiếp chỉ được suy ngẫm trong giai đoạn nầy, mái tóc bắt đầu bạc phếch, ngồi xuôi dòng về dĩ vãng cũng chỉ ghi nhập lại bóng dáng một thời vẫy vùng xa xưa, Một thời, mà trên viền áo trắng còn vương vấn chiếc phù hiệu học trò, và tất cả bằng hữu văn nghệ đều ngất ngưởng trên từng câu thơ, từng đoạn tùy bút của một thời để nhớ để thương…Tài hoa không hiển hiện đột biến, nhưng ít nhất cũng báo hiệu rằng tia sáng là của ngày mai. Vài tia sáng đầu đời như thế buộc chặc tư hướng sáng tạo định mệnh cho vài hiền giả sau nầy, mà Hoài Ziang Duy là một tia sáng ấm áp định kiếp đó.
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

choe-dao_hoa_nu
Chân dung Họa sĩ CHÓE Nguyễn Hải Trí (1944-2003) qua ống kính Đào Hoa Nữ

Trên tờ báo Chicago Daily 1973, Larry Green viết về Chóe: The Vietnam’s Most Potent Pen, khi nhà xuất bản Glade Publications tự gom góp khoảng 200 tác phẩm hí họa của Chóe đăng rải rác tại Sài Gòn, in lại tại Mỹ cuốn The World Of Choe (VietNam’s Numberone Editiorial Cartoonist) và giới thiệu rộng rãi trên thế giới. Chiến tranh Việt Nam đã đến hồi bi thống, đã khiến anh em văn nghệ sĩ có nhiều chính kiến cật lực bày tỏ tư hướng của bản thân với hậu quả diệt vong của dân tộc. Chóe cũng vậy, là một nghệ sĩ đa mang trong hồn nhiều sự sáng hóa và tình cảm sâu rộng, nên trước tai họa cùng cực đang đổ dập xuống quê hương, thái độ của một người làm văn nghệ được bộc phát bằng tài hoa sẵn có của mình. Giống như các bằng hữu văn nghệ ở khắp các tỉnh thành miền Nam, thơ văn hay âm nhạc… là vũ khí của thất phu hữu trách trước mọi hoàn cảnh bi thương của đất nước.
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

suy_tu_6

Trời động, phương Đông nhìn sót dạ
Cát vàng rải rác lạc sân ngoài
Biển đá chùn lòng chưa khách lữ
Người xưa lại lạ bước đâu đây?
Lá đỏ phủ đầy trang sử cũ
Kinh thành ai, mờ mịt thức mây!
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

chim_sao

Nghe tiếng chim reo chợt nhớ quê xa

Len lỏi quanh cỏ dại
Gió thu chợt thổi về
Ðầm đìa cơn trở dạ
Ðẻ rớt đời , sơn khê …

Lẽo đẽo ôm mật ngữ
Dán lên đầu chim reo
Tận đáy hồn hoang dã
Nở toát giọt máu đào
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

trang_bung

Đi sứ

Bãng lãng chiều lên sầu nhập cốt
Mênh mông lau sậy nhà lưa thưa
Ngó chim về núi rừng cô quạnh
Đất khách đêm sương ngày nắng mưa
(more…)

Tiếng gió

Posted: 07/12/2012 in Ngô Nguyên Nghiễm, Thơ

Ngô Nguyên Nghiễm
Tiễn biệt Song Thân đi vào cõi nhớ (21.08 âl. 1988 và 22.11âl. 1997)

wind_chimes

Dốc Tây sườn núi đá ngổn ngang
Hơi nổ nào còn vương nội cỏ
Hiện trường phảng phất tiếng chim rền
Bốn phía hoa nho phơi thắm đỏ
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

pham_trich_tien
Nhà thơ Phạm Trích Tiên

Điển cố ngày xưa thường ghi lại những cuộc gặp gỡ tri giao, lắm lúc do định số an bài, giữa những người tâm đắc sơ ngộ với nhau. Không có phút giây hẹn trước, đột nhiên tiếng đàn réo rắc âm ba trên một phiến đá bên sườn đồi vắng lặng. Đàn chim thu không bỗng chợt im ắng tiếng hót, cho không gian dịu vơi cung bậc thăng trầm của người thượng trí, được loang tỏa ngan ngát với thiên địa. Bá nha đâu nghĩ rằng khoảng cách của một rừng cây dại hoang sơ, mà trong cuộc viễn du công vụ, đã dừng chân bên dốc đá, ngơ ngẩn giữa vài cánh lá rơi, và tiếng chim thu không còn quây quần dưới sắc ấm của chiếc ráng chiều nơi cố xứ. Âm thanh của nhạc khúc thấm đẫm sự nhung nhớ ly hương, như nước chảy mây trôi, đánh thức một Tử Kỳ vong niên, rúng động châu thân, vắt vai lưỡi búa tiều phu tìm về cội gió thanh ba đơn sắc dội xuống lòng người trong khói hoàng hôn lỗ đỗ sa. Người xưa đã vậy, huống hồ hiện đại thế nhân, cũng nhiều phen rong duỗi giữa chợ đời, áo lạnh phong trần còn chờ người tri kỷ, mà đời chỉ cần một cảm thông để dài hơi cho vó ngựa đạp cầu sương…
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

Đối với thơ Tân hình thức ở Việt Nam, cách đây hơn 10 năm vẫn còn xa lạ, và ít người hiểu sâu thẳm loại thơ ca đột biến và mới toanh nầy. Ở Mỹ, Khế Iêm dựng lên tạp chí Thơ, quy tụ nhiều nhà thơ quần hùng, để khơi hoạt nông sâu về thơ Tân hình thức. Tâm ý của tạp chí Thơ, cũng được nhiều hưởng ứng từ bạn bè, nhất là những người tâm huyết yêu chuộng cái mới, có tâm tìm tòi khơi nguồn cho thi ca có một hướng chảy sang trọng và hùng vĩ trong tương lai. Dĩ nhiên, thơ Tân hình thức không thể đại diện cho các dòng thơ thế giới, từ cổ điển, tiền chiến, tự do… hoặc bao quát được tát cả khuynh hướng nghệ thuật thơ, mà cả bao nhiêu ngàn năm nhân loại phải kinh qua lối sống, tinh thần, tri thức, trí thức kể cả sáng tạo để đi dần về những thi hướng trong từng thời đại xuyên suốt thời gian trôi qua. Tất nhiên, những thành công hay mò mẫm của thơ Tân Hình Thức, đều được đáng quý trọng, tạo nên một sự sấm chớp, tượng hình, vũ trụ quan… cho bảo sáng thi ca được thêm tượng sáp kỳ bí, sáng hoá và hoằng dương thêm chính khí cho vũ trụ thơ hiện có.
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm


Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài (Ảnh tư liệu tác giả)

Sau tết Mậu Thân, những đột biến của đất nước tiếp diễn ngày càng khốc liệt, tôi đằng đẵng trú ngụ tại Sài Gòn xem ra cũng non 4 năm tiếp bước sách đèn. Khác với những năm đầu khép mình nuôi mộng thư sinh, chuyện thành đạt trên bước đường lều chõng, vốn là một hướng tối ưu của kẻ sĩ. Tôi có gắng thu mình hòa mình vào nét sống phồn hoa, dù dặn lòng không rơi chân vào cám dỗ phù du, nhưng cũng hoá thân phong vũ cho trọn vẹn từng giai đoạn sống nhân sinh. Cái say mê văn nghệ cũng giúp tôi trang trải hồn xanh, trong những ngày tháng xa quê quạnh quẽ. Mỗi lần, có dịp rong xe ngang đường Petrus Ký ( nay là đường Lê Hồng Phong, bến xe lục tỉnh nằm trải dài yên vị trên khoảng đường dài hai cây số, là mỗi lần tôi không kiềm chế được nỗi nhớ nhà, nhớ núi, nôn nao kỳ lạ trong tâm hồn. Về thôi, tôi không thể cưỡng lại nỗi thôi thúc không rời, bắt buộc phải quầy quã thường xuyên trở lại nơi chôn rau cắt rốn, gần như mỗi nguyệt kỳ là một lần xuyên suốt bay về, với 300 km đường chim. Để thăm lại ngôi nhà phủ ấm suốt quãng đời ấu thơ, để nhìn lại những giọt mồ hôi tần tảo của song thân, suốt ngày quần quật trên cuộc sống, và để rong ruổi cùng bạn bè tỉnh lẻ, lướt thướt đi dưới trận mưa bay, mà uống café lý sự.
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm


Nhà thơ Chu Ngạn Thư

Thời gian hơn mấy thập niên trở lại đây, nghệ thuật chuyển biến sáng tạo và lập dựng nhiều trường phái tân hoá, cách điệu và đầy trí dũng. Đương nhiên, giữa sự đột biến của một thời văn minh xã hội, đưa khoa học lên hàng kiệt xuất mà cách đây cả thế kỷ trở về trước có ai ngờ một cuộc cách mạng tri thức tuyệt vời, y như nguyên bản của những ước mơ phù thuỷ hay thần thoại của thời cổ tích Phong Thần, Liêu Trai Chí Dị, U Minh Liệt Truyện, Harry Potter…đều trở nên hiện thực. Cái chớp cánh lên không xuyên suốt hàng trăm ngàn cây số, phiêu du trong vũ trụ, đến mọi chuyển biến trong các độ nhạt chuyên ngành khác đều như một giấc mộng phù sinh, thời @ đã đưa thuần phong nhĩ, thiên lý nhãn và những cách điệu truyền âm như một cách phiêu thoát. Đường đời con người không dài, nhìn lại bản thể có được phục nguyên như tư chất tiên thiên lúc mới khai sinh không thì mới thấy cái uyên nguyên của trời đất đã là một bí mật với những kẻ thoát thai lại chìm đắm trong ngõ tối của mọi khuynh loát u mê trong dòng luân lưu của cuộc sống. Người ta có tâm huyết và duyên cơ đi tìm kẻ đạo, vạch mù sương trên ánh đuốc giác ngộ lầm lũi vượt đỉnh thái hư, hầu chấp cánh cho bản lai bước vào cái vô tử vô sinh, dù đó là nghệ thuật hay tâm thức, thì sự diệu kỳ đã giải thoát con người qua khỏi trăm nẻo u mê. Đạo giáo sinh ra khá nhiều, mà bước đi chung vẫn chưa hề có mặt, mỗi hình thái cực đoan và phi đạo vẫn tiếp diễn xảy ra. Cái ác vẫn chập chùng giăng mắc trong kiếp sống lưu sinh của con người, đâu biết đâu hiểu nẻo ra đã lạc lối chưa nào. Càng ngày, càng chất chồng những bất hạnh lên vai nhân loại, bởi đi đôi với cái tạm gọi là Thiện, cái tạm gọi là Ác, vẫn ngang ngửa nhau sức tàn phá và đối kháng như thời Siddhartha chờ bình minh giác ngộ, Ma vương hiện hình đầy rẫy, gieo mọi tư hướng để đẩy lùi nền sáng của ngọn đuốc minh triết đang hùng vĩ soi rọi. Cái đối kháng nhiều lúc thần lực không thua sút nhau, vì mỗi bên đạt ngộ theo cách chuyển bí mật của kẻ hở vũ trụ, của duyên nghiệp thông hành trên ngõ ngách của huyền vi. Đến “Om mani pad me hum”, hoa sen nở trong lòng, thì chân lý là dấu ấn pháp giới cũng chính chiến thắng bản thân mình.
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm


Nhà văn Thượng Hồng

Phiêu bạt trong một thế giới hoang tưởng, đậm nét huyền hoặc thực hư khác biệt đời thường, tức là đi vào một cõi du hành tràn đầy ảo mộng. Cảnh vật thoạt biến thoạt hiện, phù ảo như sương như khói, vượt thoát ra ngoài ảnh hưởng vật lý của khoa học thực nghiệm, đã bám chặt đời người suốt lộ trình hóa sinh hữu hạn. Cảnh giới (cõi Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Cu Lô Châu và Nam Thiệm Bộ Châu) phân chia của cổ sử tôn giáo, thì Nam Thiệm Bộ Châu là cõi Trời và Đất của hiện tại. Vạn vật và người đang oằn lưng gánh bao nỗi truân chuyên của kiếp hóa sinh. Trên lộ trình sinh diệt của thế giới con người, có nhiều đẳng cấp của cuộc sống tâm linh và trí tuệ, đưa đẩy sự hoàn thiện của những trùng kiếp, nhân quả luân hồi, tạo lập thiện căn hay ác nghiệp. Chính vậy, rèn luyện bản ngã bước qua vòng sinh tử lục đạo, thì vạn vật phải hòa mình trong mọi tư thế chánh giác của lẽ đạo, lẽ đời và lẽ người. Bao nhiêu tôn giáo từ cổ đại đến hiện tại, là những bước đường tu tĩnh mà vật thể phải bước qua. Mỗi lúc một hoàn chỉnh sai phạm, như điều chỉnh ốc vít cho một công trình cỗ máy khoa học. Ở thế giới loài người, văn thể mỹ là bản chất giúp tinh thần tinh tấn, để sắp xếp cho bước đi vạn vật đồng nhất thể. Thế gian nhiều ngõ ngách, biến thể của vạn vật cũng nhiều hình dáng phù hợp với môi trường sinh hóa, dù là tâm linh hay vật chất thường hằng…Văn chương là một loại hình riêng biệt trong hằng ngàn loại hình, để chỉnh chan cho hướng đi tạo vật hợp thể với bản ngã…đậm đà tính Folklore trong quá trình hoàn thiện sự sống. Hàng ngàn năm qua, những triết thuyết, khoa học, văn chương, xã hội…đều hướng dẫn trực tiếp (hay gián tiếp) siêu hình, đầy quyền năng lập hạnh phúc hay khổ đau. Thuyết thần đạo, bén sâu vào gốc rễ tâm hồn  người dân Việt Nam. Tin tưởng, nghe theo, làm theo, liều mình tử sinh, bảo vệ đức tin, là chuyện không thể bàn luận chối cãi. Sự thật, họ đã được ấm cúng với lòng tin mà thần thánh ban phát. Tục lệ thờ cúng đình làng, thần hoàng bổn cảnh, miếu hoang ven đường, là một nền văn hóa đặc trưng của bản Việt, không có một quốc gia nào trên thế gian này đa sắc đa diện như đất nước và lòng người nước ta. Văn hóa 5000 – 8000 năm, như Trung Quốc, Hy Lạp, Ấn Độ, Ba Tư… có được bao nhiêu chuyện thần thoại làm giàu chất văn học đầy nhân bản?
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

Hành trình về một phương hướng vĩnh cửu, là đặt sâu trong tâm thức nhiều yếu tố cật lực, mang đầy tâm huyết trọng đại cho một quyết định mang bản ngã siêu tuyệt. Nhất nhất động thái diễn biến trên con đường bước đến ý niệm, là một sát na chuyển giới thật hoành tráng, trong suốt đời tự thân của hành giả. Ánh mắt xuyên thấu vào cõi vô cùng, cũng chỉ là bước đầu của những thử thách, giúp bước du hành thêm nhiều ý nghĩa , cũng cố một chân tâm hoạt hóa đa diện cho cuộc hóa thân. Suốt ngày tháng đem chân tâm đối lưu cùng cuộc sống thường hằng dưới ánh nắng chợt đến, rồi chợt tắt, bất chợt làm xao động chân tướng, thực hư giữa cõi tạm phù đồ. Mũi tên được vạch sẵn, chỉ hướng vào con đường trước mặt, là tạo một cơ hội cho hành giả bước đến, như một la bàn dẫn dắt bước chân định mệnh trên hướng tới rời bỏ mê lộ một cách tự tại. Vầng trăng cũng là một ý niệm, thi vị hóa của thiền học, làm sáng tỏ vầng sáng của chân tâm trong một thế giới lưỡng nghi, nửa trần tục nửa thanh thoát. Sự diễn biến cõi đời nhiều khi như một con nước lúc vơi lúc đầy, theo khí hậu của vạn vật và sự tĩnh động của hồn người. Ở trong cõi mang mang khuất nẽo, một vầng trăng vằng vặc chiếu xuống đỉnh đời lạnh lẽo. Một vầng trăng phương Đông, ghi đầy trong nỗi nhớ của quê hương, diệu vợi trong cuộc rong du của đời người phiêu bạt, ngơ ngẩn quạnh hiu giữa mấy ngõ u trầm…
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm


Chân dung Nguyễn Lê La Sơn
(Ảnh tư liệu tác giả)

Thấm thoát cũng hơn 40 năm, thời gian xuyên suốt đi ngang cõi sống của đời người một cách vô tình, nhưng lạ thay vẫn thấm đẫm trong ký ức nhiều hình ảnh kỷ niệm xa vời nhưng khó tàn phai giữa cát bụi trần gian. Người đi ngoảnh lại, tóc xanh giờ đã điểm sương, mà sự vụn rời của tuổi trẻ hầu như vẫn bám chặt và nối kết hóa thạch thành từng khối hoa cương. Tô điểm thêm cho đời người nhiều bảo vật quý giá, tích tụ thời gian như những viên xá lợi đầy màu sắc. Những gì còn lưu trữ trên thế gian nầy, phải chăng là tấm lòng trung trinh và tình người là những bảo vật khó tìm và bất tử. Vạn vật sẽ luân chuyển đổi thay, thương hải biến vi tang điền, nhưng tâm thức và hồn người là hiện thể vô sắc, miên viễn trường tồn giữa bao nhiêu biến đổi tang thương trong cuộc đời. Những ngày tháng bước qua lối rẻ không bao giờ trở lại , nhưng cân não vẫn chập chùng ký ức chiếu rọi thường trực trên nẻo nhớ. Kẻ vừa đi qua, người ở lại trông vọng thân yêu, mà cuộc sống có tàn phai theo thời gian, nhưng nỗi hoài vọng vẫn là yếu điểm giúp bản chất người đầy sắc tố nhân bản. Ký ức tôi cũng lưu lại nhiều khúc phim tĩnh-động trong bước đường theo đuổi văn nghệ. Cái nhớ cái quên cứ lẫn lộn trong một mê cung, nhưng điều hay nhất thì không thể quên được, vì chúng khảm chặt vào trí óc bằng thứ keo sơn tình nghĩa cùa thời gian .
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm


Chân dung Lâm Hảo Dũng (Nhiếp ảnh Thái Văn Sơn)

Chư Pao ai oán hờn trong gió / Mỗi chiếc khăn tang một tấc đường. Không hiểu sao, mỗi lần liên tưởng về Lâm Hảo Dũng, nỗi buồn rười rượi phủ trùm lên trái tim tôi, là mỗi lần hiện về hai câu thơ oan nghiệt đó. Không phải ở đây chỉ là một sự rung động chân phương, nghiệt ngã thẩm thấu trong một không gian vàng bay ngơ ngác, phủ trùm tang tóc suốt ấn tượng chiêu hồn, đang mọc nấm hoang dại trên con đường sử của quê hương . Mà còn đậm nét nhân bản, tàn bạo phủ chụp xuống kiếp người, kéo dài dằng dặc định kiếp của hơn mấy ngàn năm qua. Bản chất tôi, thường vô tình quá đổi với cuộc sống đời thường, suốt đời lặng lẽ đi vào ngõ vắng văn nghệ. Tôi chưa hề thuộc bất cứ một bài thơ nào, dù thơ tôi hay của thế nhân. Có lẽ ngoài điểm yếu đó, phải chăng cũng có cái hay không trùng lấp ngoại lai khi sáng tác? Nhưng với thơ Lâm Hảo Dũng, không hiểu sao vẫn thường nhỏ giọt quanh trí não tôi, từng câu thơ loáng thoáng bay nhảy khảm chặt vào từng tế bào. Nhiều lúc, bật tung lên như có một sự đồng cảm phù thủy, khiến tôi khổ sở có lúc gắng sức đè nén những câu thơ anh không trôi nổi quanh nỗi nhớ. Tôi vẫn thường xuyên du hành trong cái tâm không, quầy quả chấp tay sau lưng, tĩnh du cho đầy ngõ trống. Thơ Lâm Hảo Dũng như một bức tường pha lê dựng lên trước mặt, mặc khí hậu ra sao, vẫn hóa thân vào nhãn giới tôi và lặng lẽ bước đến…
(more…)

Mật tụng

Posted: 17/08/2012 in Ngô Nguyên Nghiễm, Thơ

Ngô Nguyên Nghiễm

Một chiều, ráng đùn như sấm sét
Khách kề vai quang gánh hết cô liêu
Khách liền vai đỡ hoàng hôn rụng xuống
Cả ba nghìn thế giới khói quạnh hiu
Thõng tay bước lang thang kẻ chợ
Hồn bỗng dưng đầy ấp sương chiều
(more…)

Thu Không Ca

Posted: 08/08/2012 in Ngô Nguyên Nghiễm, Thơ

Ngô Nguyên Nghiễm
Tặng bằng hữu Châu Ðốc và Thầy Thiện Chí

Ðá dựng hồn xanh mây chớm chở
Hoàng hôn lồng lộng phố mù mưa
Rượu dăm ba hớp đời ngây dại
Rót xuống linh hoa, rót xuống mãi
Ðậm đà từng giọt thạch anh xưa
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm


Vương Bột (647-675)

Ngẩn ngơ đứng vớt ráng chiều rơi
Ồ, trong ánh sáng đầy âm sắc
Ðộng rền tia sét giật ngang mày
Ðiên đảo trường canh ma bằn bặt
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm


Bồ Tùng Linh (1640-1715)

Mơ hồ có tiếng chim gì lạ
Rung rúc chuyền quanh gác sách xưa
Gió thoảng vấn vương tim bạch lạp
Mồ hôi âm khí mới bay qua
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

Gói trọn hoàng hôn chấp chới bay
Phải không ngày vắng để đêm dài
Nghe trong điệu cỏ lời sương dậy
Mang chút ân tình vướng vất trôi
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

Phố trưa nắng hiu hắt
Quán nhỏ người không đông
Nhắm nháp từng giọt đắng
Và nhìn cảnh lạ quen
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

Ðã mấy năm tiếng núi thét gầm
Tên lãng tử bỏ đằng sau khói bếp
Rạ mới nhóm, chim quyên mới hót
Bước phiêu bồng đeo nặng trời quê
(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm

Tiếng Mõ rằng:
Những bất hạnh trải dài trên tổ quốc
Năm ngàn năm, dựng sử giữa ngoại xâm
Cổ đại, ngàn xưa biết bao liệt sĩ anh hùng
Bám đất thiêng, dựng cờ lập nước
Đất đá còn khắc ghi hồn tử sĩ
Tiếng Mõ rằng:
Trải thiên niên chuyển luân từ bộ lạc
Biến sử thi đậm nét rồng bay
Biến biển Đông đậm nét Long ngai
Sơn cước, chập chùng khí Tiên lộng lẫy
Nước hình thành, máu tổ tiên hóa hải
Hồn phách Hùng Vương trí não chất chưa đầy
Mười tám đời lập quốc mệnh trời
Bao kỳ tích đậm hình sử sách
Mõ nổi lên trong đêm dồn dập:
Từ Phù Đổng Thiên Vương gậy tre ngựa sắt
Từ Thần nhân truyền hịch Lý Thường Kiệt :
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Nhữ hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(more…)

Ngô Nguyên Nghiễm


Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên (1952-1992) qua nét vẽ Tạ Tỵ

Cách đây hơn 40 năm, những năm đầu thập niên 70, trong giai đoạn đất nước dầu sôi lửa bỏng, những tác phẩm phản chiến được phát triển rầm rộ. Một phần, trước cuộc chiến càng ngày càng leo thang một cách cùng cực, sinh mệnh người dân như tấm bia thử nghiệm cho những thể chế, không biết ngày nào hy vọng bình yên trở lại quê hương. Một phần sự loạn ly làm đình trệ tư tưởng, đời sống và văn minh văn hóa khoa học, đem lợi ích phát triển hơn là sự tàn phá nghiệt ngã vô ích. Thơ văn là tiếng nói của người làm văn nghệ, được bày tỏ bằng những bức xúc, chứa đầy cảm năng đối thoại với chiến tranh đang phủ chụp khắp xóm làng. Thật vậy, nghệ sĩ với lửa con tim đều biểu lộ bằng những sáng tác trên hội họa, văn chương, âm nhạc,…Trịnh Công Sơn là một hình ảnh tượng trưng về nét phản chiến thực tiễn trong những thập niên 60-70. Chuỗi tác phẩm của Trịnh Công Sơn đã ghi lại những dấu ấn siêu việt ảnh hưởng từ trong và ngoài nước, mà bất cứ hàng quán nào kể cả tư gia của người thôn dã đều chất đống âm vang những ca khúc giữa đời sống hằng ngày…
(more…)