Archive for the ‘Nguyễn Ước’ Category

Nguyễn Ước


Oil painting of Gibran by Yusef Hoyiek, 1908.

I. Đôi nét tiểu sử

Kahlil Gibran là tiểu thuyết gia, họa sĩ, thi sĩ tâm linh với cung giọng ngôn sứ và triết gia theo chủ nghĩa hiện sinh hữu thần. Ông sinh năm 1883 tại làng Bsharri, thuộc vùng núi Miền Bắc Li-băng (Lebanon) vào thời xứ sở ấy còn là một phần của Syria, chịu sự đô hộ khắc nghiệt của Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Nằm sát phía bắc vùng hoạt động chính của Đức Giêsu là Ga-li-lê, mảnh đất Li-băng tuy nhỏ nhưng vang danh với những người con nổi tiếng từ buổi bình minh của nền văn minh. Tuyết nghìn năm phủ trên đỉnh núi và mùa xuân xanh thắm của Li-băng tạo cảm hứng cho vô số văn thi sĩ Kitô giáo.
(more…)

Nguyễn Ước

Năm 1961, từ một làng quê bên cạnh sông Bồ, tôi rời trường trung học Tương Lai vào Huế theo học trường Thiên Hựu. Thuở đó, khoảng cách hai chục cây số là một con đường dài. Xe đò Huế-An Lỗ-Sịa hai giờ mới có một chuyến, lết khục khặc với tốc độ chỉ nhanh gần gấp rưỡi xe đạp, mất tới khoảng một tiếng đồng hồ. Xe chạy ngúc ngắc một quãng lại dừng, thường ở Đốc Sơ, Hương Trà, Văn Xá, hay PK. 17 để đón khách. Lâu lâu có một bà bán cá nục hấp nồi đất ngồi trong quán bên đường, tay ngoắt xe, tay têm cho xong miếng trầu, chờ chú “ét” đưa quang gánh lên mui, rồi mới cho trầu vào miệng nhai, đủng đỉnh bước ra xe về Sịa.
(more…)

Bài thơ tự phát

Posted: 20/06/2011 in Nguyễn Ước, Thơ

Nguyễn Ước

Cảm khái khi xem

Nghe trong clip:
“Đi dzòng dzòng woài!!!

Woa bên này nè!!!”
Đúng là tự phát.
Không còn thấy
“Hình chủ tịch Hồ”
và không còn nghe
“Như có… ngày vui đại thắng”!
Đã thiệt!
Ôi một thời
“thần tượng đểu”
và “niềm kiêu hãnh láo”
nay còn đâu!!!
Xem mà rất sướng!
Tuổi thanh niên sinh viên sẽ đẹp hơn
và có chuyện kể con cháu nghe
khi ít nhất một lần trong đời
đi biểu tình!
Chế độ đầu sỏ và bè đảng ấy
nay vừa rét Tàu khựa
vừa run Hoa Lài!!!
Trước sau gì cũng
sẽ có một ngày,
sẽ có một người
nhảy lên chiếc bàn
kê giữa ngả tư Thống Nhất & Duy Tân đó
hay bên hông Nhà thờ Đức Bà đó,
hay trước bậc thềm Nhà Bưu điện đó
hay giữa Công viên Hòa bình đó
tay cầm loa
không cần hùng biện,
chỉ cần nhiệt huyết
nói cà lăm càng tốt
thế là “sinh chuyện”!!!

Nguyễn Ước
Nguồn: Tác giả gửi

Nguyễn Ước

Chuyện xảy ra trong khoảng từ ba mươi và ba mươi lăm năm trước. Thời đó, chúng tôi quen nhau thật dễ, quyện vào nhau thật say. Như được lập trình từ một căn duyên định sẵn. Như được đưa đẩy qua một cơ hội bất chợt nào đó. Rồi như gió cuốn mây, ngày tiếp đêm, giọng chim hoà đàn nhiều bè quấn quít nhau theo một bản hợp ca rôm rả mà đều nhịp điệu. Trong cuộc chơi chữ nghĩa thênh thang, tình trai phơi phới và tuổi xuân hồn nhiên, chúng tôi tìm tới nhau sau từng con chữ xôn xao và tươi nguyên, vài ba câu thơ có chút gì ngẫu hứng của sáng tạo hoặc những dòng chữ gờn gợn đôi chút trăn trở về thân phận làm người sống sót trong thời chiến.
(more…)

Nguyễn Ước

Một bài thơ mới tìm được: Tiếng hát người nô lệ mới

Bài thơ dưới đây tôi viết từ 36 năm trước (1973), sau đó được đăng trong giai phẩm tốt nghiệp của khoảng 300 sinh viên – học trình bốn năm – của Ðại học Sư phạm Huế, khóa Huỳnh Thúc Kháng 1974, mà tôi hân hạnh được làm trưởng khóa.

Từ sau tháng Tư năm 1975, sống lưu lạc ngoài quê nhà, tôi đánh mất toàn bộ bản thảo. Năm nay các anh chị em đồng khóa cùng chung với khóa Lương Văn Can 1973 lần đầu tiên tổ chức ngày hội ngộ tại Huế. Tuy tôi ở xa không thể về dự nhưng lại may mắn có một bạn cùng lớp cất công sưu tầm được bài thơ ấy và gởi cho tôi hôm 17/10/2009.

Nay xin nhờ các trang web thân hữu đăng tải, như một cách giới thiệu phần nào không khí sinh hoạt của đại học Huế trước năm 1975, và một mảnh tâm tình của tuổi trẻ thời đó.
(more…)

Nguyễn Ước


Y Uyên qua nét phác họa của Duy Thanh

Thời buổi ấy chập chờn. Xã hội quay cuồng theo những cơn lốc chính biến. Chiến tranh tư bề lửa đạn. Quá khứ xa. Hiện tại nứt. Tương lai mù. Con người trôi dạt hoặc bị làm nguyên liệu chinh chiến. Vì sao nên nỗi và trong nông nỗi này, con người đi đâu về đâu. Ngày mai còn lại gì, kể cả thân xác này, trong lửa đạn. Không câu trả lời thoả đáng. Con người sống mộng du. Thời gian lung linh, vừa rạng sáng vừa đứng bóng vừa chập choạng tối. Bầu trời đè lên đỉnh đầu. Không gian có sấm chớp lập loè bốn phía. Và ta là con rối, sau những lúc bị giật dây giãy giụa, bị dồn vào đường chết, chỉ còn những khoảnh khắc cúi gầm mặt, chẳng muốn nhìn lên.
(more…)

Nguyễn Ước

Buổi sáng một kỳ nghỉ thường năm. Ngày dậy muôn. Ðêm qua lại mơ thấy mình gánh nước ra biển.. Thắp điếu thuốc đầu ngày. Rượu đỏ sóng sánh ly. Trầm Tú hát rất sâu rất nồng nhạc Trịnh Công Sơn. Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà… Người chợt nghe mình như đá, đá lăn, vết lăn buồn… Mở tình cờ một trang thơ Hoàng Xuân Sơn. Ðêm khuya xác bướm trăng tà / trong vườn rụng một bông hoa tưởng người. Người là mẹ, là em, là Huế? Huế Buồn Chi. Sao lại buồn chi. Buồn chi mô. Buồn làm chi. Buồn chi lạ. Chi cũng buồn. Bướm chết. Trăng tà. Hoa rụng. Người đi mất hút trong đời vì hoa đời vướng lại thành quách cũ hoặc kẻ ở hiu hắt tưởng tiếc người lỡ dại đi.
(more…)