Archive for the ‘Phạm Đức Nhì’ Category

Phạm Đức Nhì

dinh_thi_thu_van
Nhà thơ Đinh Thị Thu Vân

Gặp Tác Giả Trên Facebook

Tôi đua đòi chơi trò viết lách đã khá lâu. Mấy bài thơ con cóc, tạp bút, bình thơ – nhờ internet – được bạn đọc chuyển đi khắp bốn phương trời Á Âu Mỹ Úc. Nhưng với Facebook thì tôi là anh lính mới tò te, như người chơi cờ “chưa sạch nước cản”. Có người bạn văn nhắn “Anh cứ vào trang FB của tôi là có đủ”. Tôi không biết trang FB của bạn nằm ở đâu và làm sao vào được nên lặng lẽ tảng lờ. Tôi tự mò mẫm nên cả mấy tháng trời quay đi quẩn lại cũng chỉ có mấy người bạn lèo tèo.

Một tối tình cờ trên trang facebook của mình, dưới tiêu đề People You May Know (những người bạn có thể biết) thấy khuôn mặt một phụ nữ đeo kính cận trông rất hiền và buồn tôi có cảm tình ngay, bấm vào “mutual friends” (bạn chung) thấy có tên một người quen, tôi mừng quá đưa mũi tên vào Add Friend (thêm bạn) bấm mạnh rồi hồi hộp chờ đợi.
(more…)

Phạm Đức Nhì

nguyen_binh_2
Thi sĩ Nguyễn Bính (1918-1966)

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo trong bài Nguyễn Bính – Nhà Thơ Hiện Đại nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của Nguyễn Bính (27/01/1996) đã viết:

“Nếu cần phải chọn một câu thơ hay nhất để đại diện cho thơ tiền chiến, ông sẽ chọn câu thơ của ai?” Tôi (TMH) không do dự trả lời: “Tôi xin chọn một câu lục bát của Nguyễn Bính – Câu đó như sau:

Anh đi đấy? anh về đâu?
Cánh buồm nâu…cánh buồm nâu…cánh buồm”.
(TMH nói một câu lục bát có nghĩa là cả câu 6 và câu 8)
(more…)

Phạm Đức Nhì

hai_nguoi_linh-chu_chi_thanh
Ảnh của Chu Chí Thành (Tuổi Trẻ Online)

Hai Người Lính

Tôi với anh
hai mái đầu xanh
xanh như màu quân phục…
làng tôi sông Hồng nước đục
quê anh Vàm Cỏ lở bồi
mẹ nhớ tôi, hết đứng, lại ngồi
má mong anh, vào nhà, ra ngõ
(more…)

Phạm Đức Nhì

prisoner

Khoảng tháng 9/1975, hoàn tất đợt học tập 10 bài chính trị về Đế Quốc Mỹ, Ngụy Quân, Ngụy Quyền, Ba Dòng Thác Cách Mạng … trại cải tạo của tôi (ở Long Khánh) tổ chức ăn mừng. Sau buổi “họp liên hoan” cán bộ khung của tiểu đoàn, trong lúc đi vệ sinh tôi tình cờ nghe hai C Trưởng nói loáng thoáng ở E (trung đoàn) nào đó có “thằng Ngụy cải tạo làm 4 câu thơ cực kỳ phản động” và “nó đang bị giam riêng để chờ biện pháp xử lý thích đáng”. Tôi đứng gần đấy vừa đái vừa run, nghĩ thầm trong bụng: “Mẹ kiếp! Không biết 4 câu thơ của thằng Ngụy cải tạo kia phản động đế mức nào, chứ thơ mình đọc chơi với mấy người bạn cùng A (tiểu đội) mấy chả mà biết được thì mình chắc bầm dập”. Số là cách đó mấy hôm, trong lúc ngồi tán gẫu trước khi đi ngủ, nghe một anh cao hứng đọc mấy câu thơ trong bài Mòn Mỏi của Thanh Tịnh, tôi nổi hứng bất tử, chẳng giữ ý, giữ tứ chơi luôn 8 câu vừa “nhái” bài Mòn Mỏi mấy tuần trước:
(more…)

Phạm Đức Nhì

thieu_nu_trung_hoa

Mới đây trong lúc dạo internet tôi tình cờ đọc được bài Kim Lũ Y – Thơ Xưa Mà Vẫn Mới của Nguyễn Khôi trên trang Việt Văn Mới. Phải công nhận bài viết ngắn nhưng được viết công phu, qua đó tác giả đã biểu lộ một kiến thức sâu rộng về văn chương chữ Hán, và đặc biệt, sự yêu thích bài Kim Lũ Y của ông. Sau phần nói sơ qua về sự hình thành và phát triển thơ Đường ông giới thiệu tác giả “bài thơ” là Đỗ Thu Nương. Sau đó ông đưa ra hai cách đánh giá bài Kim Lũ Y:
(more…)

Phạm Đức Nhì

ly_bach_2

Đã từng đọc khá nhiều thơ và cũng võ vẽ làm được mấy bài, tôi có lần tự hỏi: Đâu là sự khác biệt giữa văn và thơ?

Tôi thấy nhiều người làm thơ, đọc thơ, mê thơ đã thử làm công việc định nghĩa thơ, nhưng hình như chưa ai đưa ra được định nghĩa nào có thể nhận diện dung mạo của thơ một cách đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên, có một nhà phê bình văn học, theo tôi, đã bắt được cái ‘thần sắc” của thơ, đã nắm được cái cốt lõi của thơ với định nghĩa: Thơ là cảm xúc đi tìm một đồng cảm. Người đó là Nguyễn Hưng Quốc.
(more…)

Phạm Đức Nhì

ho_chi_minh-nong_thi_xuan

Tưởng Người vì nước vì non
Ngờ đâu Người cũng vì L. hoại danh
Trách Đảng Cộng Sản Việt Nam
Bịp lừa phong thánh một con dê xồm
(1)

Một người bạn ở quê nhà
mới đây trên internet
tình cờ đọc được bài thơ
tôi viết về Bác Hồ
từ nhiều năm trước (2)
gặp tôi
anh tỏ vẻ bực dọc
nổ hẳn một tràng dài đại liên:
(more…)

Phạm Đức Nhì

bo_doi

Mới đây
trong chuyến về Hải Phòng
thăm quê cha đất tổ
tình cờ, nơi quán nước bên đường
tôi gặp lại một “người quen cũ”
nhận ra anh
nhờ khuôn mặt rỗ
và vết sẹo khá sâu
hình lưỡi liềm trên cổ
(more…)

Phạm Đức Nhì

cheo_thuyen_tren_song

Do không có phép ẩn dụ toàn bài nên tứ và ý bài thơ Giấc Mơ Anh Lái Đò giống nhau, và thật đơn giản: tác giả tâm sự với người đọc về mối tình vô vọng của mình. Bài thơ chỉ có 14 câu, có thể đọc một mạch từ đầu đến cuối mà không bị khựng ở chỗ nào. Ngôn ngữ, hình ảnh (rất Nguyễn Bính), gần gũi, dân dã.

Bài thơ có thể chia làm 4 đoạn:

Năm xưa chở chiếc thuyền này
Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều

Tác giả giới thiệu hoàn cảnh mà từ đó tình yêu của chàng với cô gái đã bén rễ: được mỗi chiều – bằng chiếc thuyền nhỏ bé của mình – chở cô sang bãi tước đay.
(more…)

Phạm Đức Nhì

ho_chi_minh-nong_thi_xuan

Mấy câu thơ thay lời nói đầu:

Sau khi Wikileak tiết lộ Hiệp Ước Thành Đô (1)
Đảng Cộng Sản Việt Nam
chỉ còn đường lấy mo
che mặt
đám đảng viên bình thường ngơ ngác
“Đảng mình luôn nói vì dân vì nước
sao nay lại tự nguyện làm nô lệ cho Tầu?
Ôi! Hồn thiêng sông núi phiêu dạt nơi đâu?
mau về giúp cháu con cứu nước
nhưng may mắn ta còn có Bác”
(một số khá đông vẫn còn tin)
“đẹp như một đóa sen
‘gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’”

(more…)

Món quà em xin

Posted: 22/06/2014 in Phạm Đức Nhì, Thơ

Phạm Đức Nhì
Để trả lời bài thơ Anh nhớ mang về cho em (không biết tên tác giả)
Tặng Trần Thị Nga và nhóm Hà Nam Tam Kiệt

flying_birds

Đọc thư em
thấy nao nao trong lòng
lá thư từ quê hương Việt Nam yêu dấu
chúng mình
con Lạc cháu Hồng
cùng chung dòng máu
nên lúc kỷ niệm hiện về
anh thường nghĩ đến em.
(more…)

Cho thêm củi

Posted: 20/06/2014 in Phạm Đức Nhì, Thơ

Phạm Đức Nhì

bep_cui_2

Nhiều bậc nam tử
muốn trèo lên đỉnh vu sơn
nhưng “lực bất tòng tâm”
chỉ mới vài bước
đã khuỵu gối giơ tay bỏ cuộc
tội nghiệp người bạn đường
tô hô trên giường
bẽ bàng, thất vọng
(more…)

Phạm Đức Nhì
Thân tặng Hoàng Đức Doanh

song_ben_hai

Có một thời
anh với tôi
hai thằng lính chiến
ở hai đầu trận tuyến
anh: “anh bộ đội cụ Hồ”
vai khoác AK
tôi: người lính Việt Nam Cộng Hòa
tay cầm M16
cả hai đều dốc lòng chiến đấu
một thằng vượt Trường Sơn mong thống nhất quê hương
thằng kia, canh giữ từng mảnh vườn
xóm thôn, dãy phố
bảo vệ cuộc sống tự do, dân chủ
(more…)

Phạm Đức Nhì
Xin gởi đến hương hồn anh Vũ Ánh như một nén nhang tiễn biệt.
Và đến chị Yến Tuyết như một lời chia buồn muộn màng.

vu_anh
Nhà báo Vũ Ánh (1941-2014)

Một Tâm Hồn Trẻ Trung Sôi Nổi

Ngày đầu tiên bị giải đến Trại Trừng Giới A20 Xuân Phước, tất cả chúng tôi – thành phần cứng đầu, khó cải tạo từ các trại – bị lùa vào hội trường để được dằn mặt và đưa vào khuôn phép. Mở đầu là màn văn nghệ ca tụng đảng và nhà nước có tính cách bắt buộc. Cán bộ giáo dục yêu cầu một người tù trong chúng tôi ra bắt giọng cho mọi người hát một bản nhạc cách mạng để lấy khí thế. Hối thúc hoài cũng chẳng ai thèm ra. Cuối cùng, khi hắn giở giọng đe dọa thì tôi nóng mặt đứng lên bắt nhịp cho anh em hát bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang. Được gãi đúng chỗ ngứa anh em hát muốn bể tung hội trường. Cán bộ giáo dục và ban thi đua ú ớ chẳng biết gì nên dù “ngờ ngợ có cái gì không ổn” cũng không làm chi được. Sau buổi họp, mấy bạn trẻ như Tú Cường, Nguyễn Hữu Hồng … đến bắt tay tôi tỏ vẻ đồng cảm và ngưỡng mộ một hành động nhanh trí và can đảm, giữa đường thấy chuyện bất bình thì phản ứng liền. Đám trẻ của chúng tôi là như vậy. Tôi bắt tay các bạn một cách vui vẻ rất … bình thường. Riêng anh Ánh, lúc ấy đã gần 40, vẻ mặt trí thức, chững chạc đến vỗ vai, bắt tay tôi đã là … đặc biệt rồi. Anh lại còn ôm chặt tôi ra vẻ rất quý mến: “Tôi tưởng cậu hát nhạc của tụi nó nên đã muốn chửi thề trong miệng, nhưng khi nghe câu hát đầu tiên tôi khoái quá, hát muốn khàn cả cổ”. Tôi với anh quen nhau, gần gũi nhau ngay từ hôm ấy. Sau này ra hải ngoai anh còn viết bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ Của Nguyễn Đức Quang Trong Nhà Tù Cộng Sản kể lại sự kiện này. Tôi có cảm tưởng ở cái tuổi của anh lúc ấy, đối với một sự việc bình thường như vậy, thái độ “nóng máu muốn chửi thề” của anh, thật giống bọn trẻ chúng tôi: Rất Trẻ Trung Và Sôi Nổi.
(more…)

Phạm Đức Nhì

thuyen_troi_lenh_denh

Tống Biệt Hành của Thâm Tâm được báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy đăng năm 1940. Chỉ hơn một năm sau, nó đã được Hoài Thanh chọn đưa vào tuyển tập Thi Nhân Việt Nam với những lời nhận xét:

Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài dưới đây (Tống biệt hành) lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp, lời thơ gắt, câu thơ rắn rỏi, gân guốc, không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại. (1)
(more…)

Phạm Đức Nhì

phan_boi_chau
Nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940)

“Mẩu viết ngắn” với cái tựa chỉ có một chữ Đồn nhưng đã thổi một luồng gió mát vào bài viết khá khô khan của tôi. Trong số những phản hồi về bài viết Sông lấp: một bài thơ toàn bích, tôi thích nhất là “mẩu viết ngắn” ấy. Nó đã cho người đọc một góc nhìn mới về bài thơ Sông Lấp và đưa dẫn tứ, ý của bài thơ về một chân trời mới. Theo Lưu Na, tác giả của “luồng gió mát”, thì có lời đồn như sau:

Đại khái là Tú Xương có giao tình với Phan Bội Châu lúc đó đang trong phong trào chống Pháp.  Chỗ bến đò mà Tú Xương cảm hoài chính là chỗ ban đêm nghĩa quân lén qua sông nên giả tiếng ếch kêu để làm hiệu.  Khi đã xảy đàn tan nghé, ông Tú Vị Xương mới đêm nằm nghe tiếng ếch bên tai mà nhớ lúc xưa, và giật mình còn ngỡ (tưởng) tiếng ai gọi đò…
(more…)

Phạm Đức Nhì

tu_xuong
Nhà thơ Tú Xương (1870-1907)

Sau buổi nhậu cuối tuần, mấy thằng bạn ngồi uống trà, cà phê bù khú chuyện văn chương. Được một lúc, câu chuyện lan man đến thơ: làm thơ nên làm thơ dài hay thơ ngắn? Một ông bạn, sau khi nói một câu ba phải để vừa an toàn (khỏi sợ sai) vừa hợp lòng mọi người: “Thơ dài hay ngắn hoàn toàn tùy sở thích của thi sĩ”, rồi có lẽ do thúc đẩy của hơi men, bỗng nổi hứng tuyên bố thẳng thừng:

“nhưng những bài thơ ngắn quá (4 câu hoặc ít hơn) không đủ để tác giả bày tỏ lòng mình; nó giống như mấy thằng cha mắc chứng sậu tinh, chưa nhập cuộc đã khóc ngoài quan ải, chưa đi đến chợ đã hết tiền, để người bạn tình nằm tô hô, thất vọng trên giường.”
(more…)

Phạm Đức Nhì

ong_do_gia

Bài thơ  Ông Đồ được đăng năm 1936 trên báo Tinh Hoa lúc tác giả của nó, Vũ Đình Liên, mới 23 tuổi. Ông là người theo tân học, đậu Tú Tài năm 1932 (lúc 19 tuổi). Nhờ khả năng quan sát sắc bén ông đã sáng tác được bài thơ mà theo Hoài Thanh: “Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với đời.” (Thi Nhân Việt Nam).

Hoài Thanh đưa ra những lời khen ngợi trên và đã chọn đưa vào tuyển tập Thi Nhân Việt Nam chứng tỏ bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên, dưới cái nhìn của đôi mắt thơ có nội lực sung mãn vào hạng nhất thời bấy giờ, được đánh giá rất cao.
(more…)

Phạm Đức Nhì
(Luật sư Trần Danh San, người đọc Tuyên Ngôn Nhân Quyền Cho Những Người Việt Nam Khốn Cùng tại Vương Cung Thánh Đường năm 1977, đã ra đi.)

tran_danh_san
Luật sư Trần Danh san (1936-2013)

Giữa Trần Danh San và Vũ Văn Ánh, do vị trí chỗ nằm ở nhà 3 lúc mới đến phân trại E, A20 Xuân Phước, tôi gần và thân Vũ Văn Ánh hơn. Với Vũ Văn Ánh, tôi có thể đặt câu hỏi trực tiếp về những điều mình muốn biết và được anh trả lời đầy đủ, cặn kẽ. Với Trần Danh San, tôi phải rình những lúc anh trò chuyện với mọi người để len lén đến ngồi nghe ké. Nguyễn Hữu Hồng, một sĩ quan trẻ và cũng hay ngồi nghe ké như tôi, có lần phát biểu: “Tay này đúng là trên thông thiên văn, duới thông địa lý, cái con mẹ gì hắn cũng biết. Đáng nể thật.” Nhờ những lần nghe ké như vậy sự hiểu biết của tôi được mở mang rất nhiều.
(more…)

Phạm Đức Nhì

tay_du_ky

Trong mỗi con người, trong mỗi thi sĩ
đều có một Tề Thiên
một Tam Tạng
một Trư Bát Giới
một Sa Tăng
(dù họ có nhận biết điều đó hay không)

(more…)

Phạm Đức Nhì

hoang_thanh_thang_long

Thăng Long Thành Hoài Cổ

Tạo hoá gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.
(Bà Huyện Thanh Quan)

Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, “Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long và chọn Huế làm kinh đô. Thăng Long mất địa vị đầu não của đất nước về chính trị và văn hóa. Bài thơ Thăng Long Thành Hoài Cổ được viết sau thời kỳ này. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Tác giả tả cảnh mà ngụ tình. Cảnh thì tang thương, tình thì hoài cổ.”

Giáo sư Phạm Thế Ngũ cho rằng “Bài thơ nói lên nỗi đoạn trường của tác giả trước cảnh hoang tàn của cố đô đất Bắc.”
(more…)

Phạm Đức Nhì

barack_obama_2

Thưa ngài Tổng Thống,
Sau 8 năm cai trị của đảng Cộng Hòa [1]
(George W. Bush – Dick Cheny)
chiến tranh, chết chóc lan tràn
lòng dân ta thán
tôi vận động [2] bầu cho ngài năm 2008
mong tìm một sự đổi thay
ngày lễ đăng quang
hàng triệu người Mỹ vui mừng
tôi cũng mặt mày hớn hở
đã góp bàn tay làm nên lịch sử
lần đầu tiên
đưa một người da đen
vào làm chủ Tòa Bạch Ốc
(more…)

Phạm Đức Nhì

thuyen_di_chua_huong

Cũng tại một bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp mà trong lần về Việt Nam thăm nhà năm ngoái tôi đã đóng tiền đi “tua” lễ hội chùa Hương. Đoàn chúng tôi 28 người, ở rải rác quanh khu vực Đồ Sơn, được người tổ chức sắp xếp đi chung một chiếc xe đò đúng … 28 chỗ ngồi.

Xe khởi hành lúc 6 giờ chiều, đến Bến Đục thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội lúc 10 giờ 30 tối. Mọi người ghé vào ngôi chùa ở ngay sát bến làm lễ rồi lên một chiếc thuyền lớn (đã ký hợp đồng trước) theo dòng suối Yến Vĩ vào chùa Ngoài, tên chữ là chùa Thiên Trù. Theo quy định thì 5 giờ sáng thuyền mới được rời bến, nhưng chắc chủ thuyền đã ăn ý với công an nên chúng tôi được “dù” vào lúc nửa đêm. Để khỏi phải chen lấn đến đổ mồ hôi, nghẹt thở (nếu đi đúng giờ, đúng luật) mỗi người phải chi thêm 60.000 (VN). Hôm ấy nhằm ngày mùng 4 tháng 2 âm lịch nên:

“Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung” (1)
(more…)

Phạm Đức Nhì

hoang_cam
Thi sĩ Hoàng Cầm (1922-2010)

Hôm nọ dự họp mặt hội Cựu Học Sinh Trung Học Ban Mê Thuột, trong lúc hàn huyên, tán gẫu, các đàn anh lớp trước của tôi (đều đã xấp xỉ 7 bó) có lẽ thấm cái nỗi buồn bạc tóc của mình, bỗng cùng nhau ngâm nga 4 câu đầu của bài thơ Nếu Anh Còn Trẻ của Hoàng Cầm

Nếu anh còn trẻ như năm ấy [1]
Quyết đón em về sống với anh
Những khoảng chiều buồn [2] phơ phất lại
Anh đàn em hát níu xuân xanh

Ai cũng mắt lim dim như đang thả hồn vào một giấc mơ tình thơ mộng. Có người còn cao giọng:

Mẹ cha nó! Lão Hoàng Cầm đưa chữ “níu” vào bài thơ hết sẩy.
(more…)

Phạm Đức Nhì

the_poet
The poet – Marc Chagall

Đọc xong Một Chút Tâm Tình khá đông bạn bè và người đọc đã gởi đến tôi những lời bình phẩm. Đồng tình cũng nhiều mà chỉ trích cũng không ít. Một vị (lớn tuổi, có uy tín) đã trách tôi “không còn cái tinh thần của người lính, nghe hiệu lệnh là cùng đồng đội xung phong chiếm lĩnh mục tiêu.” Một người khác cho rằng bài thơ của tôi đã “lạc giọng, lỗi nhịp với giàn đồng ca của người Việt hải ngoại.” Biết trả lời sao bây giờ? Bèn viết bài thơ.

Có một thời bị đọa đày hành hạ
thơ của tôi rực lửa căm thù
máu và nước mắt
ướt đẫm những trang thơ
nực mùi tử khí
thơ cũng đậm màu chính trị
màu này thật dễ thương
còn màu đó…
thấy mà ghê!
ôi! Đẹp quá phe mình
còn phe bên kia
phải chọn góc nhìn
để chỉ thấy toàn điều xấu
mỗi câu thơ
một bài ca chiến đấu
một viên đạn đồng đen
bắn vào chế độ cộng sản bạo tàn
tôi bỗng thành người lính hiên ngang
cầm bút
(more…)

Phạm Đức Nhì

Con ơi!
Đây là cây vàng
nhà mình có bốn chỉ
sáu chỉ kia mượn của bà con
lạy trời chuyến này con đi trót lọt
qua đó gắng đi làm
gởi tiền về trả nợ nghe con

đó là hậu cảnh vượt biên
không đủ vàng, không đủ tiền
nên nhiều gia đình
phải chấp nhận hy sinh
người đi kẻ ở
(more…)

Phạm Đức Nhì


Lovers – Marc Chagall

Buổi sáng trời se lạnh
anh dậy sớm
ngồi viết vội mấy vần thơ
vừa chợt hiện ra
sau một đêm dài ngon giấc
bỗng thấy hương thơm ngào ngạt
em vẫn trong áo ngủ
đem đến cho anh tách cà phê
ngun ngút nóng
hai đứa vai tựa má kề
cà phê chưa uống đã nghe lòng rất ấm
em choàng tay ôm vai anh
giọng nũng nịu, mắt mơ màng
“Anh đang làm thơ về đất nước, quê hương
hay ơn cha, nghĩa mẹ?
về những năm tháng ngục tù
hay tình yêu đôi lứa?”
“Em ơi!
dù có viết về đề tài gì đi nữa
thơ anh ít nhiều
cũng thấp thoáng
bóng hình em.”

Tháng 6 năm 2012

Phạm Đức Nhì
Nguồn: Tác giả gửi

Phạm Đức Nhì


Thiếu nữ và sen – Nguyễn Trung

Có một thời
những người hoang tưởng
muốn tạo dựng một thiên đường
trên trái đất
Kác- Mác nghĩ ra chủ thuyết
để Lê Nin, Hồ Chí Minh
rồi Mao Trạch Đông
Fidel Castro
Kim Nhật Thành
áp dụng trên đất nước mình
nhưng thay vì thiên đường
họ đã tạo nên địa ngục
khiến cả tỷ dân lành
khốn khổ, điêu linh
(more…)

Phạm Đức Nhì
Có người nhắc tôi: “Đừng gởi tiền về Việt Nam nữa. Làm thế là hà hơi tiếp sức cho chế độ cộng sản đang lụi tàn.”

Di cư vào nam được mấy năm
em gái tôi mắc bệnh giun
ăn uống vào người giun moi rúc hết
bụng ỏng, da vàng, mông teo đét
thỉnh thoảng lại cúi gập người
gào khóc đến toát mồ hôi
vì đau đớn
ông già bà cả trong xóm
mách bảo loại thuốc nào
bố mẹ tôi cũng tìm mua
nhưng rồi đành tạm thua
lũ giun vẫn còn đó
và em tôi khốn khổ
(more…)

Phạm Đức Nhì

Đức tin

Putin đi đâu cũng tiền hô hậu ủng
cận vệ một bước không rời
cũng dễ hiểu,
hắn chỉ dựa vào sức người
chứ không tin ở Phật, Trời
hay Thiên Chúa
(more…)

Phạm Đức Nhì

Phân biệt Ý và Tứ

Ý: Điều tác giả muốn nói đến

Tứ: Cách để tiếp cận, diễn đạt ý

Khi tác giả chọn cách nói trực tiếp, nói thẳng vảo điều muốn nói, bài thơ có ý và tứ giống nhau. Ý là tứ, tứ là ý, ý với tứ là một.

Thí dụ:

Anh Lái Đò của Nguyễn Bính

Ý và Tứ là một: Anh lái đò nói về mối tình tuyệt vọng của mình.

Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác

Ý và Tứ là một: Hào khí của một sĩ phu trước cảnh đất nước điêu linh
(more…)

Phạm Đức Nhì

Thưa các ông anh
cùng màu da tiếng nói
cùng nòi giống Lạc Hồng
có phải chăng các anh
ít nhiều đã đắc tội với non sông
khi buông tay súng
để lũ quỷ mặc chiếc áo màu nhập cảng
nhảy múa trên xác thân muôn triệu dân lành?
(more…)

Phạm Đức Nhì

Ai chẳng muốn có một mái nhà êm ấm
khi đã bước qua tuổi ba mươi
một cô vợ
hiền lành
duyên dáng
một, hai đứa con
kháu khỉnh
tươi cười
(more…)

Vì quá yêu em

Posted: 29/04/2012 in Phạm Đức Nhì, Thơ

Phạm Đức Nhì


Thiếu phụ quàng khăn xanh – Lê Phổ

Một số người sợ bạo lực cường quyền
không dám nói những điều muốn nói
không dám làm những điều muốn làm
họ mất tự do
do áp lực từ thế giới bên ngoài
(more…)

Phạm Đức Nhì


Prison of Life – Haris Imtiyaz Khan

Sau khi bị đánh đập, cùm kẹp đến liệt hai chân và rối loạn cơ tròn, không kiểm soát được đường tiểu tiện và đại tiện, tôi nằm chờ chết trong xà lim. Nhờ sự can thiệp tận tình của hai bác sĩ tù Trần Quý Nhiếp và Trần Văn Lịch, cộng thêm đề nghị của một phái đoàn Thanh Tra Y Tế từ trung ương, tôi được chuyển vào một bệnh xá nhỏ ở Phân Trại B, nơi giam giữ tù hình sự. Tôi đã sống chung với đủ mọi loại tội phạm: giết người, trộm cướp, hiếp dâm, lừa đảo, xì ke ma tuý …v. v.

Tôi đến đây
trong một lần đi trốn
khi đang trong cuộc một trò chơi lớn
trò chơi đấu tranh
(more…)

Phạm Đức Nhì


Cựu tù nhân cải tạo Tăng Ngọc Hiếu

Lúc mới đến Trại Trừng Giới A20 tôi với anh Tăng Ngọc Hiếu[1] tuy khác đội nhưng cùng ở nhà 3. Cả hai đều ở tầng trên; tôi nằm cách anh 5, 6 người; tuy gần… mà xa. Cả tháng chỉ nhìn nhau chứ không ai nói với ai câu nào. Sau khi điểm danh đóng cửa phòng anh Hiếu ngồi ra mép ngoài tầng trên, chân xếp bằng, mắt đeo kính cận, thả hồn về một cõi xa xăm. Mặt anh lúc nào cũng nghiêm và buồn, lại thêm đôi kính cận dầy cộm nên trông khó đăm đăm. Tôi có cảm tưởng như anh đang bị bệnh táo bón kinh niên. (Sau này mới biết hoàn cảnh gia đình anh thật đáng…lo đến táo bón. Năm 1975 lúc anh đi tù gia cảnh một vợ 6 đứa con , 3 trai, 3 gái; đứa con gái lớn nhất sinh năm 1968, mới 7 tuổi, đứa nhỏ nhất mới tượng hình còn nằm trong bụng mẹ, mãi đầu năm 1976 mới chào đời)
(more…)

Phạm Đức Nhì

Tôi vừa cầm ly nước mía lợn cợn đá mát lạnh đưa lên miệng thì giật mình tỉnh dậy. Cơn mơ bị gián đoạn. Có tiếng lao xao nói chuyện của cán bộ Tri an ninh và mấy tên trật tự. Tiếng lọc cọc mở cửa xà lim số 1 và số 2. “Sao lại mở cửa xà lim giờ này?” Tôi tự hỏi. Cơm chiều đã phát, tôi đã cho vào bụng lâu rồi. Tính đến hôm nay tôi đã chịu sự đày đọa của Thân Yên [1], Lê Đồng Vũ [2] và đám cán bộ an ninh, trực trại được 16 ngày. Bao phủ bởi cái khí lạnh mùa Đông của đồi núi miền Trung, trên người lại chỉ phong phanh một bộ đồ tù mỏng dính, tôi ngồi co ro, tê cóng trên bệ đá. Sự thiếu nước lâu ngày (mỗi ngày chỉ được phát nước 2 lần, mỗi lần 2 muỗng canh nhỏ cùng với lúc phát cơm) đã làm môi tôi khô rát, cổ đắng ngắt; chợp mắt một tý là lại mơ uống nước mía Viễn Đông [3] hoặc ăn thạch chè Hiển Khánh [4]. Mỗi bữa chỉ có 2 muỗng cơm nên hậu môn của tôi đã ngừng hoạt động được 15 ngày (ngày đầu tiên phải làm việc để tống khứ những thức ăn cũ có sẵn trong bụng.)
(more…)

Phạm Đức Nhì

Chị Cả sợ cơm ôi
chờ nước sôi
mới đổ gạo vào nồi
rồi chị khơi lò, trở củi
để ngọn lửa cháy đều, cháy mạnh
cho đến lúc nồi cơm cạn nước
“Cơm sôi cả lửa thì ngon”
câu ca dao mẹ dạy
chị vẫn còn ghi nhớ
(more…)

Hai thằng bạn

Posted: 28/12/2011 in Phạm Đức Nhì, Thơ

Phạm Đức Nhì

Bạn tôi
con trai ông trùm
gia đình tin Chúa lâu năm
yêu cô gái rất xinh cùng lớp
đi bên nhau nhiều tiếng trầm trồ
“Chúng nó thật đẹp đôi.”
(more…)

Phạm Đức Nhì
Viết sau khi đọc Bùi Tín & Tôi của Đỗ Xuân Tê trên Thư Viện Sáng Tạo

Làm đĩ như Con Tư Gò Vấp
mỗi lần đi khách
được chia tiền chỉ vừa đủ tô bún riêu
làm đĩ như Thúy Kiều
“Đĩ có tàn, có tán
đĩ có hương án thờ vua.” (1)
khi bỏ nghề
cũng đều có tiếng là đã từng làm đĩ
(more…)