Archive for the ‘Thụy Khuê’ Category

Thụy Khuê


Nhà văn Nguyễn Huy THiệp (1950-2021)

Làm việc phê bình tôi vẫn nhớ câu: mỗi nhà văn đều muốn chôn một nhà phê bình, hình như của Goethe, thường được Nguyễn Tuân nhắc lại.

Thiệp với tôi quen nhau rất sớm, ngay từ khi chưa muốn “chôn” tôi, anh đã nhận ra tôi, lúc đó tôi còn chưa “nổi tiếng”, mà anh thì đã như sóng cồn, với Tướng về hưu, từ năm 87, 88. Bảo Ninh cũng vậy.

Tôi về Hà Nội năm 1993, tình bạn của chúng tôi bắt đầu từ đó.
(more…)

Thụy Khuê


Họa sĩ Lê Thị Lựu (1911-1988)

Dự định viết lại hành trình hội họa của Lê Thi Lựu và đưa tranh bà về nước, đối với tôi, đã bắt đầu cách đây ba mươi năm, khi họa sĩ từ trần, năm 1988.

Nước ta chưa có truyền thống tìm hiểu sự nghiệp văn nghệ sĩ, cả đến những nghệ sĩ lớn, sống gần chúng ta như Nguyễn Gia Trí, nhưng cuộc đời hoạt động của ông, hầu như không mấy ai biết rõ. Hồ Xuân Hương, ta vẫn chưa xác định được là ai, là tác giả tập Lưu Hương Ký mà Hoàng Xuân Hãn đã khám phá ra hay là người viết những bài thơ oái oăm, phóng túng được truyền tụng? Một tình trạng như vậy không thể xẩy ra với Lê Thị Lựu, nữ họa sĩ tài hoa đầu tiên của Việt Nam.

Lê Thị Lựu là một người cao lớn đối với dáng vóc một phụ nữ Việt. Bà đẹp toàn diện từ nét mặt, làn tóc, đến thân hình. Năm 1964, khi tôi gặp bà lần đầu, ở tuổi 53, bà đang trong thời kỳ sáng tác sung mãn, sức truyền cảm mãnh liệt chiếu ra từ đôi mắt to đen sáng và nụ cười như hoa nở nhưng luôn luôn có chút buồn bã đọng lại.
(more…)

Thụy Khuê


Nhà thơ Tô Thùy Yên
dinhcuong

Hành giả của cô đơn, Tô Thùy Yên đáp chuyến tốc hành “cánh đồng con ngựa chuyến tầu”, năm 56, vào vòng khắc biệt của thời gian, nghiền nát hình hài, đập tan bão tố, giã vụn tâm tư, biến tất cả thành hư vô, trừ đá: Ðá ở lại. Ðá ở lại, trong ánh tàn dư, khiến cho thời gian, đácon người trở thành tương quan tồn tại.

Trên cánh đồng hoang thuần một mầu
Trên cánh đồng hoang dài đến nỗi
Tàu chạy mau mà qua rất lâu
Tàu chạy mau, tàu chạy rất mau
Ngựa rượt tàu, rượt tàu, rượt tàu.
Cỏ cây, cỏ cây lùi chóng mặt
Gò nổng cao rồi thung lũng sâu.
Ngựa thở hào hển, thở hào hển.
Tàu chạy mau, vẫn mau, vẫn mau.
Mặt trời mọc xong, mặt trời lặn.
Ngựa gục đầu, gục đầu, gục đầu.
Cánh đồng, a! Cánh đồng sắp hết.
Tàu chạy mau, càng mau, càng mau.
Ngựa ngã lăn mình mướt như cỏ,
Chấm giữa nền nhung một vết nâu.
(Cánh Ðồng Con Ngựa Chuyến Tàu, tháng 4-1956)
(more…)

Thụy Khuê

duong_nghiem_mau_4
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
(1936-2016)

Tiểu sử: Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh ngày 19 tháng 11 năm 1936 tại quê nội làng Mậu Hòa (quê ngoại làng Dương Liễu), huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Từ 12 đến 18 tuổi sống ở Hà Nội. Học tiểu học ở trường Hàng Than, trung học, Chu Văn An, viết đoản văn, tùy bút cho báo trường và các báo có phụ trang văn nghệ học sinh. 1954 di cư vào Nam với gia đình, năm đầu ở Huế, năm sau ra Nha Trang, hè 1957 vào sống hẳn Sài Gòn.

Từ 1957 trở đi viết nhiều: tạp văn, tùy bút, đoản văn, truyện ngắn, truyện dài. Tiểu thuyết đầu tay Đầy tuổi tôi đăng trên tạp chí Văn Nghệ từ số 2, tháng 3/1961 (sau in thành sách đổi tên là Tuổi nước độc, Văn, 1966), truyện ngắn Cũng đành in lần đầu trên báo Tân Phong của Trương Bảo Sơn; truyện ngắn Rượu chưa đủ, trên Sáng Tạo (bộ cũ, số 28-29 tháng 1-2/1959) đã xác định phong cách văn chương Dương Nghiễm Mậu. Từ 1962, làm tạp chí Văn Nghệ với Lý Hoàng Phong, đồng thời viết cho Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Tin Sáng, Văn, Văn Học, Bách Khoa, Giao Điểm, Chính Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ, Sóng Thần… Tập truyện ngắn đầu tay Cũng đành do tạp chí Văn Nghệ xuất bản năm 1963. Truyện dài Gia tài người mẹ (Văn Nghệ, 1964), được giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc (miền Nam), 1966.
(more…)

Thụy Khuê

vu_khac_khoan
Nhà văn, Kịch tác gia Vũ Khắc Khoan (1917-1986)

Tiểu sử

Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại Hà Nội. Mất ngày 12/9/1986, tại Minnesota, Hoa Kỳ. Học sinh trường Bưởi; Lên đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào trường Cao Đẳng Canh Nông. Tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi chuyển hẳn sang dạy lịch sử tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà Nội và hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng.

Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ Thông: hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948) và Giao thừa (1949) và bài tùy bút Mơ Hương Cảng (1953).

Ngay từ thời còn là sinh viên y khoa, Vũ Khắc Khoan đã đạo diễn những vở Thế Chiến quốcNửa đêm truyền hịch của Trần Tử Anh, trình diễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội; viết và dựng kịch bản đầu tay Trường ca Mông Cổ, tác phẩm làm nền cho vở Thành Cát Tư Hãn sau này. Năm 1952, ông vừa dựng, vừa diễn vở Thằng Cuội ngồi gốc cây đa tại Nhà Hát Lớn.
(more…)

Thụy Khuê

vo_phien_5
Nhà văn Võ Phiến (1925-2015)

Tiểu sử Võ Phiến

Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, bút hiệu khác: Tràng Thiên. Ông sinh ngày 20/10/1925 tại làng Trà Bình, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cha là Đoàn Thế Cần làm giáo học, mẹ là Ngô Thị Cương. Võ Phiến có người em ruột là Đoàn Thế Hối, sinh năm 1932, sau này ra Bắc tập kết, cũng là nhà văn bút hiệu Lê Vĩnh Hoà. Khoảng 1933, cha mẹ xuống Rạch Giá lập nghiệp đem Đoàn Thế Hối theo; Võ Phiến ở lại Bình Định, sống với bà nội, học trường làng, trung học ở Quy Nhơn. 1942 ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên tựa đề Những đêm đông viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật, ký tên Đắc Lang.
(more…)

Thụy Khuê

tuong_Quang_Trung

Sau khi đại phá quân Thanh năm 1789, uy thế Quang Trung lừng lẫy, nhưng sự kiện anh em bất hoà từ 1787 vẫn còn hằn vết. Giang sơn chia hai, Nguyễn Huệ giữ từ Phú Xuân ra Bắc, Nguyễn Nhạc từ Quảng Nam tới Quy Nhơn. Đất Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, trên nguyên tắc của Nguyễn Nhạc, nhưng là vùng tranh chấp thường xuyên. Nguyễn Ánh giữ miền Nam. Họ xưng là “ba nước”.

Về phía Nguyễn Ánh, sự bình định miền Nam đã xong, cơ sở hành chính và quân đội đã vững. Kế hoạch chiến tranh cũng được vạch rõ: sẽ không đánh liên tục mà đánh theo gió mùa, thuận gió thì đem tầu thuyền ra tấn công chiếm đất, để quân, tướng, ở lại giữ; hết gió, lại rút về Gia Định, cho quân làm ruộng, đợi năm sau. Chính sách khi có giặc thì đánh, khi nghỉ thì cho quân về làm ruộng, có từ thời nhà Đường; ở ta, các đời vua đều ít nhiều sử dụng, không phải do Bá Đa Lộc “dạy” như Faure viết, rồi những người sau chép lại.
(more…)

Thụy Khuê

bui_giang-thanh_tam_tuyen-mai_thao-nguyen_xuan_hoang-1972
Từ trái: Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo và Nguyễn Xuân Hoàng

Những sách biên khảo văn học xuất bản ở trong nước sau 1975, thường không nhắc đến nền văn học miền Nam từ 1954 đến 1975, mà thay vào đó là nền “Văn học giải phóng miền Nam”.

Văn học “giải phóng” gồm những ai? Phạm Văn Sĩ, tác giả cuốn Văn học giải phóng miền Nam (nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1975) kê khai rất nhiều tên tuổi, nhưng đọc lên thì người dân miền Nam không biết họ là ai như Huỳnh Minh Siêng, Trần Hiếu Minh, Hưởng Triều, Nguyễn Trung Thành, Bùi Đức Ái, v.v… Nếu nói tên thực của họ ra thì hầu như mọi người đều biết vì đó là những nhân vật rất nổi tiếng: Huỳnh Minh Siêng chính là Lưu Hữu Phước, Trần Hiếu Minh là Nguyễn Văn Bổng, Hưởng Triều hay Hiểu Trường là Trần Bạch Đằng, Nguyễn Trung Thành là biệt hiệu của Nguyên Ngọc, Bùi Đức Ái là Anh Đức v.v… Trên thực tế, những người xuất hiện thường xuyên trên văn đàn miền Nam lúc đó chỉ có Lữ Phương, chủ trương tờ Tin Văn và Vũ Hạnh, một trong những cây bút chính của tạp chí Bách Khoa, có khuynh hướng chính trị đối lập với Võ Phiến.
(more…)

Thụy Khuê

freedom_of_expression

Sau mười năm (1932-1942) toả sáng của Tự Lực Văn Đoàn, văn học Việt Nam dường như lắng xuống, để chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Pháp. Các chính đảng bắt đầu hoạt động tích cực hơn, nhà văn cũng chia đôi giới tuyến “quốc-cộng”. Khái Hưng, Hoàng Đạo, tạm dừng bút để dấn thân tranh đấu, Nhất Linh trở thành nhà lãnh đạo chính trị.

Năm 1945, đảng Cộng Sản loại trừ được hầu như toàn bộ các lực lượng đối lập quốc gia và trốt-kít, hoàn thành cuộc cách mạng tháng Tám và lãnh đạo cuộc chiến chống Pháp. Nhà văn, bên này hay bên kia, đều trải một thời gian dài xuyên sa mạc, từ 1945 đến 1954. Mọi hoạt động văn học ngưng đọng trong 9 năm kháng chiến, trừ một số còn sáng tác ở Nam bộ, phần lớn đều trải qua những thăng trầm lịch sử: hoặc bôn ba hải ngoại, hoặc tản mát hoạt động trong kháng chiến, hoặc theo đuổi những lý tưởng chính trị quốc cộng khác nhau, hoặc đang chiến đấu, hoặc đã bị thủ tiêu, tử trận, hoặc bị thương tích thể xác cũng như tâm hồn.
(more…)

Thụy Khuê

bia_buom_trang

Nếu chỉ có một năm để sống” bạn sẽ làm gì? Ðây có thể là đề tài một cuốn phim hồi hộp, một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn hay một tác phẩm văn học phân tâm. Nhất Linh chọn giải pháp thứ ba: Bướm Trắng là một ăng-kết của Trương về bản ngã mình. Trương bị lao và bác sĩ cho biết chàng chỉ có thể sống được một năm nữa là cùng. Nhất Linh đem máy ghi âm đặt vào óc Trương để ghi lại những ý nghĩ, những phản ứng của Trương từ khi biết mình chỉ còn một thời gian sống nhất định.

Phản ứng đầu tiên của Trương là sẽ ghi vào sổ nhật ký, ngày 21/2: Hôm nay mình chết (Bướm Trắng, NXB Ðời Nay tái bản, 1970, trang 34). Ðó là cái chết đầu tiên, sau khi biết mình sắp chết, cái chết này biểu hiện tính cách hóa thân của hai từ Bướm Trắng và đưa Trương vào đoạn đời thứ nhì, đoạn đời mà Trương quyết định rằng từ nay “chàng sẽ nếm đủ các khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường. Trương thấy mình nô nức hồi hộp mà lại sung sướng nữa. Chàng sung sướng vì chàng thấy mình như con chim thoát khỏi lồng, nhẹ nhàng trong một sự tự do không bờ bến. Những cái ràng buộc, đè nén của cuộc sống thường không có nữa, chàng sẽ hết băn khoăn, hết e dè được hoàn toàn sống như ý mình.

– Chết thì còn cần gì nữa?” (trang 38)
(more…)

Thụy Khuê

thanh_tam_tuyen_5-dinh_cuong
Thanh Tâm Tuyền (sơn dầu trên bố 16 x 20 in) – Đinh Cường

Sự ra đời của Sáng Tạo

Trong vòng mười năm, từ 1945 đến 1954, những xu hướng đổi mới văn học nghệ thuật tạm thời lắng xuống, một phần vì chiến tranh, một phần vì chính sách văn hoá của Đảng Cộng Sản mà Tố Hữu là đại diện chính thức, chủ trương đề cao thơ mới. Những người có đầu óc cách tân dần dần bỏ cuộc: Nguyễn Xuân Sanh (Xuân Thu Nhã Tập) quay lại với thơ mới, Tô Ngọc Vân vẽ tranh tuyên truyền, Nguyễn Đình Thi làm thơ có vần, Văn Cao im lặng…

Những đòi hỏi đổi mới tư duy văn học trổi dậy sau ngày chia đôi đất nước. Ở Bắc, phong trào Nhân Văn Giai Phẩm tranh đấu cho tự do sáng tác, chủ trương cách tân văn học, dân chủ hóa đất nước. Riêng trong địa hạt thi ca, Trần Dần, Đặng Đình Hưng, Lê Đạt muốn đoạn tuyệt với thơ mới, để bước vào thơ hiện đại. Nhưng họ thất bại và phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dẹp tan. Mãi đến cuối thập niên 80, nhóm Nhân Văn mới được “phục hồi”. Đặng Đình Hưng trở lại văn đàn với Bến LạÔ Mai, Lê Đạt với Bóng Chữ. Thi pháp của họ đánh dấu khuynh hướng hiện đại thơ ở Bắc.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

II-Tại sao viết?

Viết và đọc

Câu hỏi Tại sao viết? là nội dung của chương hai. Để trả lời, Sartre phân tích mối tương quan giữa viếtđọc như sau:

Văn chương giống như con quay, nó chỉ hiện hữu khi chuyển động, mà muốn nó chuyển động lại cần một hành động khác, là đọc. Tóm lại, văn chương chỉ hiện diện khi người ta đọc nó, nếu không, nó chỉ là những vết ngoằn ngèo trên giấy. Nhưng nhà văn lại không đọc được những gì mình viết ra (sđd, trang 48). Tại sao vậy? Sartre giải thích:

Hành động viết hàm chứa một động tác khác, gần giống như đọc, và chính động tác này đã làm cho tác giả không thể đọc văn bản của mình như những độc giả khác: Khi những chữ tuôn ra ngòi bút, tác giả nhìn thấy chúng, nhưng anh ta không khám phá ra chúng như một người đọc bình thường, bởi vì anh ta đã biết chúng từ trước khi viết ra. Cho nên cái nhìn của tác giả không phải là cái nhìn của người đánh thức những con chữ đang ngủ, mà chỉ là để kiểm soát những ký hiệu ngôn ngữ (mà anh vừa viết ra) là đúng hay sai: một công tác thuần túy sửa chữa không có hiệu năng gì hết, trừ việc điều chỉnh những sai lầm.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Trong cuốn L’imaginaire – Vùng tưởng tượng, Sartre dùng hiện tượng luận để phân tích trí tưởng tượng l’imagination dẫn đến vùng tưởng tượng nói chung, giúp ta giải mã một số câu hỏi nền tảng của văn chương nghệ thuật, nói riêng: Thế nào là một hình ảnh (image)? Làm sao để có một hình ảnh? Khi nói: “Tôi có hình ảnh Pierre (trong đầu)”, có nghiã là óc tôi đã trải qua bao nhiêu giai đoạn? Tóm lại, khi nói: Tôi có hình ảnh Pierre, thì chắc chắn Pierre là đối tượng trong ý thức hiện tại của tôi. Một khi ý thức này chưa thay đổi, tôi có thể tả được một khía cạnh của Pierre đang hiện ra trong óc (ví dụ: Pierre đứng hay ngồi, Pierre ở Paris hay Berlin…) nhưng tôi không tả được hình ảnh này đúng như nó hiện ra. Nói cách khác: Tôi thấy Pierre hiện ra trong óc, nhưng muốn mô tả Pierre như thế nào thì tôi chịu. Để xác định rõ đặc tính hình ảnh này, tôi phải vận dụng đến một hành động mới của ý thức: tức là tôi phải suy nghĩ. Có nghiã là tôi phải bỏ Pierre sang một bên để hướng về cái cách mà Pierre hiện ra trong óc. Động tác suy nghĩ này giúp tôi xác định: “Tôi có một hình ảnh”. Vậy động thức suy nghĩ cấp cho ta cái bản chất của hình ảnh.
(more…)

Thụy Khuê

bia_sach-ngoi_hong_vay_uot

Sau hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.

Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại Diễn Châu, Nghệ An, nổi tiếng trên văn đàn với các tập truyện ngắn Biển cứu rỗi, 1992, Chuông vọng cuối chiều, 1994, Người sót lại của rừng cười, truyện dài Giàn thiêu, 2003, vv…

Trong tác phẩm mới nhất, Võ Thị Hảo nhìn hội chứng chiến tranh, độc tài và tội ác như tác dụng nhân quả thể hiện qua những truyện ngắn huyền ảo. Cảm giác bị tấn công mãnh liệt bởi những mạnh vụn trái phá và những chân rết ung thư tội ác tàn phá nội tạng người đọc.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Tóm tắt lịch trình phê bình nửa đầu thế kỷ XX

Những khuynh hướng khác nhau trong phê bình văn học nửa đầu thế kỷ XX, gần như đã phát triển một cách độc lập. Những trường phái, phong cách, ít có điều kiện trao đổi hoặc phối hợp với nhau bởi sự giao lưu tư tưởng giữa các nhà phê bình chưa được phát triển vì hai lẽ: Đại chiến thứ nhất và Cách mạng tháng mười kéo dài hậu quả phân chia thế giới, lãnh địa. Việc dịch thuật chưa mở rộng kể cả ở những nước tiên phong như Pháp, Đức… Vì vậy, phê bình Nga và Đức hầu như không “biết” nhau. Thêm nữa, các thể chế độc tài Cộng sản và Đức Quốc Xã thống trị trên sự đàn áp tư tưởng, tác phẩm nghiên cứu của nhiều nhà phê bình bị vùi dập, bản thân nhà phê bình bị đe dọa. Để trốn tránh chế độ độc tài, một số nhà phê bình Nga và Đức phải chạy ra nước ngoài. Rồi đại chiến thứ nhì gây thêm đổ vỡ, tan nát, làm chựng việc giao lưu tư tưởng. Đó là những lý do khiến những khuynh hướng phê bình trong nửa đầu thế kỷ XX, tuy phong phú, nhưng không liên lạc mật thiết với nhau. Mỗi cá nhân, mỗi xu hướng làm việc riêng rẽ, ít có sự kết hợp tư tưởng một cách “toàn cầu” như hiện nay.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Georges Poulet sinh tại Chênée, thuộc tỉnh Liège, Bỉ, ngày 29/11/1902, và mất tại Bruxelles ngày 31/12/1991. Sau khi tốt nghiệp đại học Liège, ông giảng dạy tại nhiều đại học trên thế giới: Edimbourg, Baltimore (1952), Zurich (1956), Nice (1968). Georges Poulet coi Marcel Raymond như một người bạn, một người cha của trường phái ý thức. Khi được nhận chức giáo sư danh dự tại đại học Genève, trong thư viết cho Raymond, có câu: “Đúng là tôi thấy mình có liên hệ chặt chẽ với đại học Genève, vì đó là trường của anh, nhờ anh (…) mà một trường phái phê bình đã phát sinh tại đây, và có thể nói, mỗi ngày tôi đều cảm thấy mình hân hạnh và sung sướng đã có phần đóng góp”. (Marcel Raymond – Georges Poulet, Correspondance (1950-1977), Corti, 1981).

Georges Poulet được coi là cha đẻ của nền phê bình mới.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Phê bình ý thức, phát xuất từ Thụy Sĩ, có thể coi như chiếc cầu nối giữa hai dòng phê bình lớn: dòng ngữ học, phát triển nửa đầu thế kỷ XX ở Nga và dòng ký hiệu học, phát triển nửa sau thế kỷ XX, ở Pháp. Nếu các nhà hình thức Nga chuyên chú vào việc khảo sát văn bản, gạt ra ngoài những yếu tố khác như lịch sử, xã hội, tác giả, và các nhà bác ngữ học Đức đưa ra một cái nhìn toàn bộ về văn học sử và văn chương Âu Châu, thì các nhà ý thức ở Genève, chú ý đến quan hệ nội tại giữa người đọc và người viết.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Erich Auerbach không đưa ra một phương pháp phê bình kiểu mẫu và cũng không viết lý thuyết văn học. Chỉ cần đọc những bài phê bình của ông thì sẽ hiểu cách ông làm việc như thế nào.

Đến gần cuối cuốn Mimésis [1], ông mới ngỏ mấy lời đại ý như sau: “Tôi chẳng bao giờ có ý định viết lịch sử văn học hiện thực Châu Âu. Làm như thế không những mình sẽ bị đống văn bản đồ sộ đè bẹp, mà còn rơi vào cuộc tranh luận vô ích về việc phân chia các thời kỳ văn học, phân chia các nhà văn theo khuynh hướng riêng, nhất là sẽ gặp những khó khăn trong việc định nghĩa khái niệm hiện thực. Một mặt khác để viết cho đầy đủ, tôi lại phải viết về những hiện tượng mà mình chỉ biết một cách hời hợt. Và để đáp ứng nhu cầu của đề tài, tôi sẽ phải đọc tất cả những phần mà kiến thức tôi thiếu, điều đó tôi cho là vô bổ: bởi chỉ vì cái chủ đề mà tôi chọn mà tôi phải đắm chìm trong một núi thông tin mà nhiều người đã biết hoặc họ có thể tìm thấy trong những sách tham khảo khác. Ngược lại, nếu tôi lấy một số những chủ đề đã có sẵn trong đầu mình, đem đối chiếu với một loạt văn bản quen thuộc và sống động mà mình đã nghiên cứu trong địa hạt bác ngữ học, thì việc này xem ra phong phú và có thể làm được. Bởi tôi tin chắc rằng, những chủ đề chính của lịch sử văn chương hiện thực bắt buộc phải nằm trong bất cứ văn bản hiện thực nào.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Léo Spitzer cùng với Ermst-Robert Curtius (1886-1956) và Erich Auerbach (1892-1956) được coi là ba nhà phê bình lớn nhất của Đức trong thế kỷ XX. Với kiến thức uyên bác về ngữ học, một phương pháp phê bình đặc biệt và một trước tác đồ sộ gồm 33 tác phẩm, 88 bài viết, năm thứ tiếng: Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Spitzer được coi là người xây dựng nền móng phong cách học – stylistique hiện đại.

Léo Spitzer sinh tại Vienne, Áo, ngày 7/2/1887 và mất tại Forte dei Marmi, Ý, ngày 16/9/1960. Học ở Berlin và Halle. Dạy đại học Marburg và Cologne. Năm 1933, ông bị buộc rời nước Đức, sang Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ba năm sau, 1936, ông sang Mỹ ở hẳn, dạy đại học John Hopkins, Baltimore.
(more…)

Thụy Khuê


Hàn Mặc Tử qua nét vẽ Thanh Trí

Tiểu sử

Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí, là con ông Nguyễn Văn Toản và bà Nguyễn Thị Duy, sinh ngày 22/9/1912 tại Lệ Mỹ, Đồng Hới, trong một gia đình công giáo lâu đời, có 6 người con, bốn trai, hai gái (Nhân, Lễ, Nghiã, Trí, Tín và Hiếu). Cha làm thông phán phải thuyên chuyển dọc theo bờ biển Trung Việt từ Đồng Hới tới Quy Nhơn, khi ông đổi đến Sa Kỳ (1920), Trí và Tín (Nguyễn Bá Tín) mới vào trường tiểu học Quảng Ngãi.

Tháng 6/1926, sau khi cha mất, gia đình về Quy Nhơn sống với người anh cả, Trí và Tín vào trung học ở Quy Nhơn. Sau đó Trí ra Huế học trường Pellerin (1928-1930). Một lần bơi xa ngoài biển suýt chết đuối, từ đó Trí thay đổi hẳn tâm tính, trầm lặng hơn, có vẻ đau yếu, gia đình nghi Trí mắc bệnh tâm thần, ít ăn, lười tắm gội thay quần áo.

Hàn Mặc Tử bắt đầu nổi tiếng năm 1931 với bút hiệu P.T (Phong Trần). Năm 1932, làm việc ở sở đạc điền Quy Nhơn, quen với Quách Tấn. 1935 vào Sài Gòn làm báo. Tháng 5/1936 người anh cả Nguyễn Bá Nhân, cột trụ của gia đình mất. Hàn rời Sài Gòn về Quy Nhơn. Cuối năm 1936, gia đình bỏ tiền cho Hàn in Gái quê.

Ngay từ đầu năm 1935, trong nhà đã thấy xuất hiện triệu chứng bệnh phong. Năm 1936, bệnh phát rõ hơn. Nhà giấu, chữa chạy riêng, tìm đến các thày thuốc bắc. Đến giữa năm 1939, thuốc bắc vô hiệu, bệnh trở nên trầm trọng. Giữa năm 1940, phải đưa vào bệnh viện phong Tuy Hoà. Quá trễ. Thuốc của một vài ông lang băm đã huỷ hoại cơ thể. Hàn Mặc Tử mất tại trại cùi ngày 11/ 11/ 1940, 28 tuổi.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Ngay từ năm 1915, khuynh hướng phê bình bác ngữ học Đức đã quy tụ một số nhà nghiên cứu tên tuổi có kiến thức bách khoa, hoạt động trong lòng các đại học như: Frédéric Gundolf (1881-1931), Ernst-Robert Curtius (1886-1956), Erich Auerbach (1892-1957), Léo Spitzer (1887-1960). Đây là một trong những khuynh hướng nền tảng đầu tiên của nền phê bình hiện tại cùng với trường phái hình thức Nga và Bakhtine.

Phát triển cùng thời với trường phái hình thức Nga, một số nhà bác ngữ học Đức cũng phải sống lưu vong như một số nhà hình thức Nga: Từ 1933, khi chủ nghĩa Đức Quốc Xã phát triển, Spitzer và Auerbach phải trốn ra ngoại quốc, viết những tác phẩm chủ yếu ở nước ngoài. Chống lại chính sách dân tộc cực đoan của Hitler, họ muốn xây dựng một Âu Châu đoàn kết toàn diện trong tương quan liên đới và phổ quát của ngôn ngữ văn chương.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

III – Thẩm mỹ học và lý thuyết tiểu thuyết

Như chúng ta đã biết, trường phái hình thức Nga mở đầu khuynh hướng nghiên cứu văn học được gọi là khoa học văn chương, chủ yếu dựa trên phương pháp ngữ học, chuyên chú vào văn bản, gạt bỏ những yếu tố khác (như tâm lý, triết lý, tiểu sử…) ra ngoài, đem lại những bước tiến mới cho nền nghiên cứu phê bình trong thế kỷ XX.

Bakhtine, ban đầu, khi còn ở trong nhóm hình thức, đã ủng hộ công lao khai phá của trường phái này, nhưng chẳng bao lâu, nhận thấy những bất cập trong phương pháp phê bình hình thức nên ngay từ 1924, ông đã viết những bài đầu tiên, sau được in trong phần I cuốn Thẩm mỹ học và lý thuyết tiểu thuyết (Esthétique et théorie du roman) [1], để phản bác gần như toàn diện lập luận của trường phái hình thức.
(more…)

Thụy Khuê


Nhà văn Nguyễn Mộng Giác

Võ Phiến có hai bài tùy bút viết về người Bình Định.

Bài thứ nhất tựa đề Anh Bình Định và bài thứ hai, Người Bình Định.

Bài thứ nhất (không ghi ngày) viết về sự “hấp dẫn” của “người anh” Bình Định với “người em” Phú Yên, qua câu ca dao:

“Anh về Bình Định chi lâu,
Chiều chiều em đứng hàng dâu ngó chừng”.

Và ông tuyên bố chắc nịch: “Gái Phú Yên không tỏ ra đa tình với một ai khác, chỉ đa tình với trai Bình Định mà thôi”.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

II- François Rabelais và nền văn hoá dân gian thời Trung Cổ và Phục Hưng

Trong cuốn François Rabelais và nền văn hoá dân gian thời Trung Cổ và Phục Hưng [1], phần mở đầu và đặt vấn đề, Bakhtine xác định: Rabelais là một tác gia lớn của nền văn học thế giới. Chateaubriand, Victor Hugo ca ngợi Rabelais như thiên tài của mọi thời, Michelet nhìn nhận Rabelais là một hiền triết, một tiên tri. Trong nền văn học phương Tây, người ta xếp Rabelais ngang hàng với Dante, Boccace, Shakespeare, Cervantès, những văn hào được coi như đã mở đường cho nền văn học hiện đại. Nhưng ở nước Nga, Rabelais lại ít được biết đến. Đó là lý do bề mặt, khiến Bakhtine khảo sát Rabelais.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

I- Thi pháp Dostoïevsky

Mikhail Mikhailovitch Bakhtine, triết gia và lý thuyết gia về tiểu thuyết đứng riêng một cõi. Được coi là nhà phê bình Nga lớn nhất thế kỷ XX, cuộc đời ông là một chuỗi bất hạnh. Những công trình nghiên cứu của Bakhtine bị vùi dập trong vòng nửa thế kỷ, chỉ được công bố vào khoảng 1960, 15 năm trước khi ông qua đời.

Khởi đi từ phương pháp hình thức, Bakhtine muốn đề xướng một nền khoa học văn chương, nhưng ông phê bình gắt gao phương pháp của trường phái hình thức. Theo Bakhtine, không thể tách rời văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung ra khỏi con người bằng xương bằng thịt đã cấu tạo nên tác phẩm, để chỉ xét về mặt chất liệu không thôi như những nhà hình thức đã làm (chất liệu ở đây là chữ, đối với nhà văn, là màu sắc đối với hoạ sĩ, là đất, đá, kim loại… đối với nhà điêu khắc), mà phải xét toàn bộ bối cảnh đã xây dựng nên nó, kể cả xương thịt con người. Tóm lại, không thể mổ xẻ chữ nghiã như những tử thi mà không xét đến phần hồn của chữ, phần hồn của người đã tạo dựng nên những câu, những lời đó. Vì vậy, nền khoa học văn chương mà Bakhtine muốn xây dựng phải là một nền khoa học hướng về con người sống trong bối cảnh xã hội, một nền xã hội học văn chương.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Roman Jakobson sinh ngày 11/10/1896 tại Moscova, mất ngày 18/7/1882 tại Harvard. Say mê thơ từ rất sớm. Thời còn sinh viên, năm 1915, ông đã là một trong những thành viên xây dựng Câu lạc bộ ngữ học Mạc Tư Khoa, rồi câu lạc bộ ngữ học Pétrograd (1917).

Từ 1920 đến 1939, Jakobson bỏ Nga sang Tiệp Khắc, trở thành một trong những thành viên chính xây dựng nên Câu lạc bộ ngữ học Praha.

Năm 1939, tránh Đức quốc xã, ông chạy lên Bắc Âu, cộng tác với Câu lạc bộ ngữ học Copenhague (Đan mạch). Năm 1942, ông sang định cư tại Hoa Kỳ, dạy học ở đại học Columbia, rồi Harvard, và M.I.T (Massachusetts Institute of Technology).
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4], [5]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Trường phái hình thức Nga, như đã trình bày trong chương 4, gồm những nhà ngữ học đã tìm cách khai phá đường lối nghiên cứu văn chương theo phong cách khoa học, thuần túy dựa trên văn bản và gạt hẳn ra ngoài những yếu tố khác như tiểu sử, tâm lý, triết lý, v.v…

Bằng những phương pháp khác nhau, họ đã nghiên cứu cặn kẽ các thể loại văn học khác nhau: Về thơ có công trình nghiên cứu của Roman Jakobson, về truyện cổ tích, Vladimir Propp, về văn xuôi, Chklovski, Tomachevski, v.v…

Chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những nét chính trong phương pháp phân tích hình thức của Boris Tomachevski về thơ văn, Vladimir Propp về truyện cổ tích và Roman Jakobson về thơ.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3], [4]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Đến đầu thế kỷ XX, phê bình văn học vẫn còn dựa trên nền triết học duy sử, tức là khảo sát tiểu sử và tâm lý nhà văn, rồi dùng tác phẩm để chứng minh cho tiểu sử và tâm lý tác giả, đặt nhà văn vào những khung hiện thực, lãng mạn… có sẵn, với những kiến giải mơ hồ; ví dụ: tác giả này viết cuốn sách này trong một hoàn cảnh như thế nào và từ đó rút ra kết luận: tác phẩm “nói lên” những sự kiện này, biến cố kia trong đời sống của mình, cách phê bình Nguyễn Du và truyện Kiều trong rất nhiều tác giả của ta là như thế.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2], [3]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Aristote sinh năm 384 trước Tây lịch[1] tại Stagire[2], miền nam Macédoine[3] gần núi Athos. Mẹ: Phestias. Cha, Nicomaque, là bạn và thầy thuốc của vua Macédoine. Năm 367, Aristote rời Stagire đi Athènes. Từ 365 đến 347 ông là môn sinh của Platon tại Hàn Lâm Viện và trở thành học trò nổi tiếng nhất của Platon. Aristote có giọng nói nhỏ nhẹ, chân yếu và mắt nhỏ, luôn luôn ăn mặc kiểu cách, đeo vòng và cạo râu nhẵn nhụi.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1], [2]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Tiền thân của Ngôn ngữ học (Linguistique) là Văn phạm (Grammaire) do người Hy Lạp khai trương và người Pháp tiếp nối.

Thế kỷ 17, các nhà tu dòng Dương thân (Janséniste) ở Port Royal[1] soạn hai cuốn sách cơ bản:

1- Grammaire générale et raisonnée (Văn phạm tổng quát và có suy luận)[2], tìm cách giải thích (kèm theo những kiến giải lịch sử) và cho thí dụ về sự thành lập một tiếng và cách xây dựng (construction) và ngữ điệu (tournure) của một câu.

2- Logique ou Art de penser (Luận lý hay Nghệ thuật suy tưởng)[3], áp dụng luận lý học Descartes vào việc phân tích ngôn ngữ.
(more…)

Thụy Khuê

Đã đăng: [Phản xạ phê bình], Chương [1]


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Thế kỷ XX là thế kỷ của ngữ học và phê bình. Với sự phát triển của ngữ học, phê bình thật sự đã có những bước tiến đáng kể. Người phê bình không chỉ còn giữa địa vị bình văn theo chủ quan cảm nhận mà còn tiến tới sự kiến giải và bình chú cấu trúc ngôn ngữ, tìm hiểu những ý nghiã, những biểu tượng nằm sau ngôn ngữ, tìm hiểu tác dụng của văn thơ trong xã hội và lịch sử, vv… Một mặt khác, văn học hiện đại đã tách rời khuôn khổ cổ điển, nghiã là kể một truyện có đầu có đuôi, mà bước vào những kết hợp hoàn toàn khác: truyện không có chuyện; pha trộn tưởng tượng và thực tế; đảo lộn trật tự thời gian; tìm đến cái phi thực và phi lý; đi vào địa hạt không tưởng… Đứng trước những tác phẩm như thế, phê bình cổ điển đành phải bó tay, một con đường khác mở ra: trong việc khảo sát văn bản, nhà phê bình không chỉ khám phá bản chất văn chương, tư tưởng chứa đựng trong tác phẩm mà còn phải dựng lại cả cái sườn cấu trúc văn chương tư tưởng của tác giả trong suốt hành trình sáng tác.
(more…)

Thụy Khuê


Vase with oleanders and books – Vincent van Gogh

Phê bình là một trong những sinh hoạt hàng ngày của đời sống, là một phản xạ trước mỗi lựa chọn, mỗi hành động. Xuất phát từ ý thức bản thân: khi nghe một lời nói, một bản tin, một bài diễn văn, xem một cuốn phim, đọc một cuốn sách… phản xạ phê bình luôn luôn hiện diện, “nó” âm thầm “làm việc” trong đầu, chỉ cho ta biết điều này nghe được, điều kia ngụy biện, đoạn văn này dí dỏm, bức tranh này xấu, bản nhạc kia hay, v.v…

Mặc nhiên, ý thức phê bình tiềm ẩn trong óc, nếu muốn lộ diện bằng lời nói hay trên văn bản, “nó” phải “có gan” vượt qua thử thách từ môi trường gia đình đến môi trường xã hội.
(more…)

Thụy Khuê


Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

Trong phần hai của tiểu thuyết Une voix dans la nuit (Tiếng vọng trong đêm), Nguyễn Mạnh Tường dùng hình thức đối thoại để mô tả cuộc chiến một mất một còn giữa người cộng sản và người trí thức, qua các cuộc nói chuyện tay đôi giữa Năng và Tổng Bí Thư; giữa Hiên và Đắc; giữa luật sư Mạn và bác sĩ Xuân. Người đọc tinh ý sẽ nhận ra Hiên và Mạn là hình ảnh Nguyễn Mạnh Tường, Đắc là Nguyễn Hữu Đang, người đến mời Nguyễn Mạnh Tường tham gia phong trào NVGP, và Xuân chính là bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên, người được chánh án Châu (Đặng Châu Tuệ) mời vào đảng Xã Hội cùng một lúc với Nguyễn Mạnh Tường. Tổng Bí Thư xuất hiện hai lần trong tiểu thuyết, lần đầu sau khi hoàn tất chiến dịch Cải cách ruộng đất [trên thực tế, trước tháng 10/1956, Trường Chinh làm Tổng Bí Thư, từ tháng 10/1956 đến tháng 9/1960, Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch kiêm Tổng Bí Thư] và lần thứ nhì, khi Đảng quyết định làm đám ma cho hai đảng Xã hội và Dân chủ [1] lúc đó Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư.
(more…)

Thụy Khuê


Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

Trong buổi nói chuyện trên RFI tháng 9/1995, trả lời câu hỏi: Từ sự đoàn kết dân tộc thời toàn quốc kháng chiến 1946, đến thời kỳ phân hoá chia rẽ dân tộc chỉ có 10 năm. Tại sao? Nguyễn Hữu Đang giải thích:

“Có thể hiểu việc đó như thế này: Ngay trong cương lĩnh của đảng Cộng sản Đông Dương cũng ghi rõ là làm Cách mạng để tiến tới Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cho nên 10 năm sau, nhất định nước Việt Nam phải tiến lên Chủ nghĩa xã hội và muốn tiến lên Chủ nghĩa xã hội thì phải tiến hành Đấu tranh giai cấp, phải xóa bỏ địa vị, quyền lợi của hai giai cấp bóc lột là giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản. Trước kia đoàn kết Mặt trận giải phóng dân tộc, giờ đây phải Đấu tranh giai cấp để tiến tới Chủ nghĩa xã hội. Trong Đấu tranh giai cấp như thế thì quyết liệt lắm, có ảnh hưởng chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao Trạch Đông là quá tả, rất ác liệt, (…) Chúng tôi chống, là chống cái chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Staline và chủ nghĩa Mao Trạch Đông đưa đến nhiều hiện tượng -nói là chuyên chính thì chưa đủ- phải nói là cực quyền toàn trị, nó gay gắt ghê lắm. Nó gay gắt ghê lắm! Ðảng Cộng Sản đã phạm sai lầm trong Cải cách ruộng đất, rồi thì Chỉnh huấn, Chấn chỉnh tổ chức, Ðăng ký hộ khẩu v.v… Tất cả những cái đó đều do những cái quá tả, từ phương Bắc nó xâm nhập vào, chứ không phải chờ đến bây giờ nó mới đem cái tả khuynh hữu trí vào nước Việt Nam. Cái thời mà cụ Hồ chưa về nước và ông Trần Phú làm Tổng bí thư, thì làm cái cuộc gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, đưa ra cái khẩu hiện rất quái gở tức là “Trí, phú, địa, hào đánh tận gốc, trốc tận rễ”. Nó quá tả như thế thì còn làm sao giành được độc lập! Như thế là chia rẽ dân tộc”.
(more…)

Thụy Khuê


Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

Dự các hội nghị quốc tế

Mặc dù đã từ chối vào Đảng và luôn giữ khoảng cách với chính quyền, nhưng Đảng vẫn phải nhờ Nguyễn Mạnh Tường trong việc đối ngoại, bởi khó tìm được người có đủ khả năng thay thế: Ông được cử đi dự ba Hội nghị quốc tế vì tài hùng biện.

Về Hội nghị Bắc Kinh, 1952, hiện không có tài liệu.

Về Hội nghị Vienne, cuối 1952, đầu 1953, Boudarel phân tích khá kỹ:

“Năm 1952, vì vì nhu cầu tuyên truyền và viễn ảnh những thương lượng mới về Đông Dương đi đôi với vấn đề Triều Tiên đang thảo luận, người ta đã lôi Tường trong nhà tù bóng tối ra ánh sáng. Ông được gọi đi Vienne dự Hội nghị các dân tộc, do Phong trào hoà bình thế giới ảnh hưởng Liên Xô, tổ chức. Một lần nữa, ông lại làm phát ngôn viên khôn khéo và hùng biện cho chính phủ Hồ Chí Minh, dù ông không chia sẻ mọi quan điểm, nhưng đối với ông, chính phủ này, trước hết, bảo đảm nền độc lập.
(more…)

Thụy Khuê


Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

Ngày 30/10/1956, Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết 6 tiếng trước Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội (3 giờ buổi sáng, 3 giờ buổi chiều) về những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Trường Chinh, Xuân Thủy và Dương Bạch Mai yêu cầu ông viết lại nội dung cuộc nói chuyện ứng khẩu thành văn bản. Ông viết lại với tựa đề: “Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo”, đánh máy làm hai bản, trao cho Trường Chinh và Xuân Thuỷ, chỉ giữ lại bản nháp viết tay.
(more…)

Thụy Khuê

Tuy không chính thức có vụ án Nam Phong, nhưng sau khi Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác bị xử tử năm 1945, tại miền Bắc, Nam Phong được coi là tờ báo của thực dân do “trùm mật thám” Louis Marty điều khiển với hai “tay sai đắc lực” Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác.
(more…)

Thụy Khuê


Phan Khôi (1887-1959)

Ảnh hưởng Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh.

Người đầu tiên Phan Khôi chịu ảnh hưởng trong nghề báo là Nguyễn Văn Vĩnh. Bởi lối viết vừa đàm vừa luận của Nguyễn Văn Vĩnh trên Đăng Cổ Tùng Báo (1908) sau này sống lại trong lối hài đàm của Phan Khôi. Hai nhân vật mà Phan Khôi đặc biệt kính trọng trong địa hạt văn học và thương mại là Nguyễn Văn Vĩnh và Bạch Thái Bưởi.
(more…)

Thụy Khuê


Phan Khôi (1887-1959)

Ngày nay một phần tác phẩm Phan Khôi đã được in lại, nhưng cuộc đời thực của ông vẫn chưa được soi tỏ. Hệ thống xuyên tạc và bôi nhọ Phan Khôi trong hơn nửa thế kỷ đã tạo cho quần chúng sự e ngại khi nhắc đến tên ông, nỗi hoài nghi về con đường tranh đấu của ông.

Chúng tôi cố gắng tìm lại cuộc đời đích thực của Phan Khôi, ưu tiên qua những điều do chính ông viết ra, lượm lặt trong các truyện ký, truyện ngắn như: Lịch sử tóc ngắn, Chuyện bà cố tôi, Bạch Thái công ty thơ ký viên, Đi học đi thi, Ông Bình Vôi, Ông Năm Chuột và bài trả lời phỏng vấn, do bà Phan Thị Nga (vợ Hoài Thanh) viết lại, năm 1936. Những tài liệu của gia đình như Phan Khôi niên biểu của Phan Cừ, Phan An (Chương Dân thi thoại, Đà Nẵng, 1996) và Nhớ cha tôi (Đà Nẵng, 2001) của Phan Thị Mỹ Khanh, về niên biểu, cũng phỏng chừng, nhiều sự kiện trước sau lẫn lộn, có chỗ viết sai. Những bài đánh Phan Khôi của Nguyễn Công Hoan, Đào Vũ… dù rất nhơ bẩn, nhưng có vài chi tiết dùng được, bởi những người này đã có dịp gần Phan Khôi trong 9 năm kháng chiến, nghe ông kể nhiều chuyện rồi xuyên tạc đi, để buộc ông tội phản quốc.
(more…)

Thụy Khuê


Phan Khôi (1887-1959)

Sau Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Phan Khôi tiếp tục xây dựng những nền móng mới cho Việt học, bằng phương pháp độc đáo: phân tích, phê bình và phản biện, mà những người trước và sau ông cho tới nay chưa mấy ai đạt được: Phải viết lịch sử cho đúng, kể cả các chi tiết nhỏ. Phải viết tiếng Việt cho đúng từng câu, từng chữ, từng chữ cái, từng chấm, phẩy. Phải dùng từ Việt và từ Hán Việt cho thích hợp. Phải hiểu Khổng học cho đúng. Sự tìm hiểu nguồn gốc ngôn ngữ và triết học Tây phương đi từ Thánh Kinh. Nữ quyền bắt đầu với Võ Tắc Thiên. Phan Khôi luôn luôn tìm đến nguồn cội để giải thích vấn đề. Là một nhà báo, nhưng không phải nhà báo bình thường. Là một học giả, nhưng không phải học giả cổ điển chỉ biết nghiên cứu. Phan Khôi là khuôn mặt học giả phản biện duy nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX.
(more…)