Archive for the ‘Trần Doãn Nho’ Category

Trần Doãn Nho


Toni Morrison (1931-2019)

Toni Morrison, phụ nữ Mỹ gốc Phi châu đầu tiên đoạt giải Nobel văn chương, vừa qua đời một cách bình an tại Trung Tâm Y tế Montefiore, thành phố New York vào ngày 5/8/2019, hưởng thọ 88 tuổi, vì bị bệnh sưng phổi. Cái chết của bà lập tức được truyền thông khắp thế giới đưa tin một cách trang trọng.

– Margalit Fox (New York Times): Toni Morrison là nhà văn đỉnh cao (towering novelist) của kinh nghiệm da đen ở Mỹ.

– Josyane Savigneau (Le Monde, Pháp): Toni Morrison, một nhà văn tự do và nổi loạn.

– Ron Charles (Washington Post): Toni Morrisonkhông chỉ làm cho văn chương Mỹ khác đi mà còn thách đố chúng ta chống lại sự tồn tại dai dẳng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

– Gene Seymour (CNN): Toni Morrison thắp sáng lối đi để dẫn chúng ta ra khỏi những hoàn cảnh rối rắm.

– Điện Élysée (Phủ Tổng Thống Pháp) ra thông cáo ca ngợi các tác phẩm của Toni Morrison được hình thành bằng những “đòi hỏi lớn về thơ ca, đạo đức và chính trị.” (…) “Là một nhà văn tự do và nổi loạn, bà đã mang vào các tác phẩm của mình cũng như trong các cuộc thảo luận công cộng một tiếng nói mạnh mẽ, dấn thân, quý giá mà sẽ vẫn còn thiếu vắng ở Hoa Kỳ và thế giới.”

– Cựu tổng thống Barack Obama: “Toni Morrison là một tài sản quốc gia, một người kể chuyện hay, quyến rũ, ở bên ngoài cũng như trên trang giấy.”
(more…)

Trần Doãn Nho

Tất cả những di dân từ mọi phương trời, khi đến Mỹ, đều lần lượt được đổ vào cái được gọi là “The Melting Pot”, một nồi nấu hỗn hợp để, sau một thời gian “đun sôi”, trở thành một công dân mới.

Nhóm chữ “The Melting Pot”, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ 18, là ẩn dụ ám chỉ những thành phần khác nhau “hòa tan vào nhau” (melting together) trong một toàn thể hòa hợp (harmonious whole).

Nhưng mãi đến đầu thế kỷ thứ 20, ẩn dụ này mới được xử dụng một cách phổ biến để diễn tả ý niệm đó (hòa tan văn hóa và chủng tộc) trong một vở kịch có cùng tên do Israel Zangwill (1864-1926) sáng tác và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1908 ở New York.
(more…)

Trần Doãn Nho


Hình: talawas.org

“Trang Sách và Những Giấc Mơ Bay,” cái tên nghe như tựa đề một truyện ngắn hay một bài tùy bút, thật ra là một tập sách viết về một số các tác giả và tác phẩm miền Nam.

Theo tác giả, qua lời tâm sự với Trần Hoài Thư trong lời tựa, đây “không phải là tập sách phê bình hay nhận định văn học” mà chỉ là “cái nhìn hoàn toàn chủ quan của người viết về các tác phẩm của những bạn văn, một thời đã góp công xây dựng một nền văn học miền Nam.”

Mà quả thật như thế! Nguyễn Lệ Uyên không sử dụng các lý thuyết văn học như một kính hiển vi để soi rọi các hình thức sáng tác, kết cấu câu chuyện hay các nhân vật, mà dùng tấm lòng để chia sẻ với tấm lòng, dùng tấm lòng để chia sẻ thân phận của các nhân vật và chia sẻ tâm cảm của những nhà văn, nhà thơ trong suốt một giai đoạn lịch sử cực kỳ nhiễu nhương.
(more…)

Trần Doãn Nho


The Poet
Marc Chagall

Thơ Lê Phước Dạ Đăng xuất hiện rải rác đó đây trên các tạp chí mạng, hầu hết ở hải ngoại, như Da Màu, Sáng Tạo, Sài Gòn Ocean, Bạn Văn Nghệ, Góc Sân Chơi. Anh làm nhiều loại thơ: thơ tình, thơ tếu, thơ thời sự. Thơ anh mới, cả hình thức lẫn nội dung. Một trong số những nét mới trong thơ anh là anh đưa vào thơ nhiều khẩu ngữ trong cách nói thông thường hàng ngày. Những bài thơ gây ấn tượng nhất là thơ thời sự hoặc mang mang thời sự. Làm thơ thời sự thường là dễ, vì đề tài đã có sẵn, sự kiện cũng có sẵn, nhưng cũng chính cái dễ đó mà những bài thơ rất dễ trở thành nhạt nhẽo, sáo mòn, lắm khi mang tính tuyên truyền rẻ tiền. Lê Phước Dạ Đăng, nói chung, không mắc vào cái bẫy này. Một trong những ám ảnh thời sự trong thơ anh là biển và đảo quê hương. Có những bài thơ nói về đề tài khác, nhưng ta cũng thấy thấp thoáng chuyện biển, đảo ở đâu đó trên những dòng thơ.
(more…)

Nguyễn thị Thanh Bình nhận định & thực hiện với Trần Doãn Nho, Đặng Phùng QuânHồ Đình Nghiêm

30_4_1975_cuoc_doi_doi

  1. Sau hơn 20 năm dòng sông Bến Hải ngăn cách chia đôi, và người Việt chúng ta trải qua cuộc nội chiến bắn giết nhau huynh đệ tương tàn, bây giờ nhìn lại ngày 30/4/1975, anh còn nhớ tâm cảm và hình ảnh đậm đặc nào in sâu trong lòng mình nhất? Khi ở Miền Nam lúc ấy, thành phố bấn động xé nát bởi những tiếng gầm rú của chiến xa, khói súng. Với Bắc Việt vẫn được tiếng là đội quân hiếu chiến, giỏi thói xiềng chân cố thủ, và quân đội rầm rầm hung hãn xe tăng thiết giáp, súng ống đâm sập cổng Dinh Độc Lập, nơi có vị Tổng Thống 48 giờ Dương Văn Minh và nội các đã chờ sẵn để “bàn giao lịch sử”, vì cố tránh cho Sài Gòn những cuộc đổ máu không cần thiết. Trong trường hợp xem ra hàng phục thay vì “trung lập” này, kẻ chiến thắng tha hồ hống hách nhìn kẻ chiến bại như chẳng có gì, còn gì để nói chuyện “bàn giao”, ngoài thái độ hả hê mở khóa 16 tấn vàng quốc gia để rồi mang đi cống nộp cho quốc tế C.S. Liên Xô lúc bấy giờ. Cũng từ phút giây ấy, Cộng quân “triệt hạ”, vứt bỏ trước tiên lá Cờ Vàng VNCH, vinh danh và dựng ngay lá Cờ Đỏ Phúc Kiến trên toàn bộ nóc nhà ủ dột của dân tộc VN. Và như thế, liệu khi dùng bạo lực vũ trang xâm chiếm Miền Nam với mục đích “đi cứu nước”, “giải phóng Nam Miền Nam”, và “thống nhất đất nước”, vào thời điểm ấy liệu lính Bắc Việt có thấy một và chỉ một người lính Mỹ nào còn lai vãng? Và sau 41 năm “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” và “Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…” như Lê Duẩn thú nhận, anh thấy được bài học lịch sử gì ở đây và bản chất của công cuộc “giải phóng” này ra sao?
  2. (more…)

Điều hợp: Nguyễn Lệ Uyên
Tham dự: Luân Hoán, Trần Doãn Nho, Trần Văn Nam, Trần Hoài Thư, Nguyễn Lệ Uyên, Nguyễn Vy Khanh, Lữ Quỳnh, Phạm Văn Nhàn, Trần thị Nguyệt Mai

group_discussion

Tạp chí Thư Quán Bản Thảo 63, dành phần lớn số trang cho chủ đề 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM, để một lần nữa, khẳng định sự đóng góp của các nhà văn nhà thơ trong giai đoạn máu lửa cùng giá trị nhân văn, tự do lẫn các khuynh hướng sáng tạo của họ trong giai đoạn đất nước lâm vào cuộc nội chiến tàn khốc nhất.

Văn học miền Nam 54-75 không hề mang tính chất độc hại của một loại sản phẩm văn hóa mà nhà cầm quyền CSVN gán cho cái nhãn nô dịch, phản động, đồi trụy. Ngược lại, nó đã làm tròn sứ mệnh của người cầm bút trước lịch sử văn học Việt Nam.

Những gì mà giới văn hóa văn nghệ miền Bắc, dưới sự chỉ huy của đảng CSVN đã và đang tiếp tục bức tử một nền văn học chói sáng ở một nửa đất nước, trong một cụm từ mang tính thóa mạ, báng bổ: “Văn học đô thị miền Nam” (?!), là điều không thể chấp nhận, đi ngược lại xu hướng phát triển đa chiều về văn hóa dân tộc của bất kỳ một quốc gia nào!
(more…)

Nhạc và lời: Trần Doãn Nho; Hòa âm: Nguyễn Trọng Khôi; Tiếng hát: Nguyễn Ngọc Phong


Nguồn: Nguyễn Trọng Khôi gửi nhạc và mp3 file