Archive for the ‘Hồi Ký’ Category

Phan Ngọc Khuê

Thời gian sống ở ATK, tôi (Trần Đức Thảo) bị sai khiến làm mấy việc vơ vẩn như ngồi dịch những tài liệu cũ kỹ, mà rồi sau chẳng dùng được vào việc gì! Hoặc là theo chân mấy phái đoàn Trung ương đi thanh tra này nọ với vai trò của một cây cảnh: đi tới đâu cũng được giới thiệu là trí thức ở bên Tây mới về tham gia cách mạng! Rồi được vỗ tay, hoan hô. Chứ chẳng làm được một việc gì hữu ích cả!

– Sống như thế thì tẻ nhạt quá, làm sao bác chịu nổi?

– Ấy trong quãng thời gian sống ở bên lề chính trị như thế không hẳn là tẻ nhạt đâu. Thinh thoảng cũng có những giây phút rất thú vị, rất vui. Bởi sống ở hậu phương thời kháng chiến, luôn luôn được chứng kiến những ngang trái xảy ra thật là bất ngờ, làm bật cười, cười đến chảy nước mắt. Trong cách mạng mà cũng có lúc ăn chơi lén lút, đáng ghi nhớ về cái “thời bao cấp” ấy. Những thú vui chui lén như vậy cũng làm cho mình phải suy nghĩ, tìm hiểu hiện tượng cách mạng và những khát vọng của con người…
(more…)

Lời tự thuật…

Posted: 18/03/2020 in Hồi Ký, Hữu Loan

Hữu Loan

huu_loan_3
Tưởng niệm 10 năm Thi sĩ Hữu Loan (1916-2010) qua đời

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn, Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.
(more…)

Nguyễn Văn Đông

Nhạc sĩ, Đại tá Nguyễn Văn Đông vừa qua đời ngày 26/2/2018 tại Sài Gòn. Để tưởng niệm ông, chúng tôi đăng lại những đoạn hồi ký của ông ghi trên trang Người Việt Tây Bắc vào năm 2016. (Sáng Tạo)


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (1932-2018)

Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.
(more…)

Nguyễn Văn Phán


(Ảnh: Christian Simonpietry)

Từ Cai Lậy về Sài Gòn, nhập ngay vào đánh giải toả trại Cổ Loa của Thiết Giáp và Xóm Mới, Gia Định xong xuôi, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) “Quái Điểu” di chuyển về nằm dọc đường Ngô Tùng Châu. Mười hai giờ khuya, tiểu đoàn họp. Hai giờ sáng, tiểu đoàn có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất. Bốn giờ sáng lên máy bay đi. Đi đâu không biết. Đồ khô và tái trang bị không lãnh kịp. Cứ lên phi trường rồi hay.

Đó đây những loạt pháo kích, những loạt đại liên rời rạc, những đốm hỏa châu lủng lẳng trên bầu trời. Tôi để lại đàng sau một Sài Gòn mang nặng bộ mặt chiến tranh. Những chiếc máy bay C-130 khổng lồ nuốt gọn 800 binh sĩ Quái Điểu và đưa chúng tôi lên cao trong đêm tối mịt mùng.
(more…)

Nguyễn Tuyết Lộc

thieu_nu_trong_thanh_noi-dinh_cuong
Thiếu nữ trong thành nội
dinhcuong

1954. Đất nước lại chia cắt thành hai miền bằng vĩ tuyến 17, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Miền Bắc theo chế độ Cộng Sản – Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa, trở thành nơi đón nhận làn sóng ào ạt di cư của dân chúng từ Bắc vào bằng những con tàu há mồm của Mỹ, của Pháp, của Liên Hiệp Quốc hay bằng mọi phương tiện tự túc khác. Họ sợ cộng sản. Người ta nói, đây là cuộc di cư “không tiền khoáng hậu” trong lịch sử Việt nam, còn được gọi là “Operation Exodus” (Chiến dịch Di cư).

Cuộc trưng cầu dân ý ở miền Nam 1955 truất phế Quốc trưởng Bảo Đại. Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về làm Thủ tướng, và sau đó trở thành vị Tổng thống đầu tiên của miền Nam, thủ đô là Sài Gòn.

Sông Bến Hải là nhân chứng đã đi vào thi ca của hai miền.
(more…)

Mai Thảo

tranh_bia_thang_gieng_co_non-duy_thanh

Vượt qua cây cầu Calmette soi bóng trên một con kinh tù đọng, con kinh chạy dọc theo vùng ngoại vi tràn lan náo nhiệt nhất của Sài Gòn là khu Chương Dương, Ông Lãnh, chiếc xe đạp lọc cọc chở tôi đi trên một mặt nhựa lồi lõm, đụng tới tòa nhà xám bẩn của hãng làm phân bón thì rẽ trái và lăn vào một con đường trải đá xanh.

Con đường thoạt đầu nhỏ hẹp vào tới sâu phình rộng dần dần và mở thành một vùng ngoại ô tràn lan náo nhiệt khác là vùng Khánh Hội. Tại đây hai bên hàng quán, chợ búa chen chúc ngổn ngang không hàng lối, sáng chiều là bụi cát rác rưởi đủ loại dấy bốc mù mịt do chân trần những bầy trẻ nhỏ đen đúa nhếch nhác chạy nhẩy la thét hất tung lên. Cuối đáy con đường là phường Cây Bàng. Nó đứng chắn ngang với những rào cây um tùm như một biên giới tươi xanh ngăn chia chợ búa thị tứ ồn ào trước mặt với phía sau, cũng chỉ là những xóm ngõ bình dân lao động, nhưng một ngày đã trở thành tao nhã, tao nhã từ vết nắng sớm đến nét trăng chiều, từ ngọn cỏ bờ đến cụm hoa đồng, vì còn là một địa chỉ lẫy lừng của văn chương, nơi một mái lầu thi ca lừng lẫy.
(more…)

Ngọc Ánh

thieu_nu_ngoi_buon-ng_tu
Tranh minh họa của Nguyễn Tư

Mất ngủ, một triệu chứng suy nhược của cơ thể, một hiện tượng mệt mỏi của tuổi già – Ừ, chắc có lẽ vậy! khoảng thời gian gần đây người cứ trăn trở thế nào ấy, thức khuya dậy sớm, công việc vất vả trong cải tạo là chuyện đã đành, nhưng vấn đề vẫn là nỗi bâng khuâng ray rứt trong cuộc sống nội tâm qua từng ngày, từng tháng.

Mười năm trong tù!

Tôi rùng mình khi nhìn lại quá khứ, chặng đường đầy nước mắt, mồ hôi, đầy gian nan, khốn khó mà tôi đã từng bước vượt qua, kiên trì chịu đựng (cũng có lúc mỏi đuối và muốn buông xuôi).
(more…)

Ngọc Ánh

thieu_nu_ngoi_buon-ng_tu
Tranh minh họa của Nguyễn Tư

Định vào nhà nhưng thoáng thấy bóng tên Công an đứng đầu hẻm, tôi linh tính có gì đó bất thường, vội rẽ xe hướng khác đạp một mạch ra ngã bảy, quanh quẩn hàng giờ trên đường mà không biết đi đâu, lòng bồn chồn khó chịu khi nghĩ tới VyDân ở nhà một mình, chắc thằng bé đang đói sữa, trái tim tôi như nghẹn lại khi nghĩ đến những bất trắc sắp xảy ra, phải về thôi dù biết sẽ bị bắt với mớ tài liệu và cây AK dấu trong bếp, (trời dung đất rủi anh mới mang về tối hôm qua, chúng tôi chưa kịp đem đi). Căn nhà im lặng đến ngột ngạt, giọng Má Sáu khe khẻ “Công an kêu nó lên phường có chuyện gì đó không biết”, Má không biết nhưng tôi biết, chấp nhận vào cuộc là đối đầu với rủi ro mà, tôi đưa VyDân cho Má và vội chạy lên lầu đốt tài liệu, không nhiều lắm nhưng có khói, đang tháo cuộn phim ra thì nghe tiếng chân chạy rầm rập lên cầu thang, bọn chúng đã tới, tôi đá cuộn phim vào gầm giường. Thế là hết!
(more…)

Ngược dòng

Posted: 18/06/2016 in Hồi Ký, Ngọc Ánh

Ngọc Ánh

thieu_nu_ngoi_buon-ng_tu
Tranh minh họa của Nguyễn Tư

Ba tôi là một người Cộng Sản, ông đã tham gia cách mạng suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp chống Mỹ, các chị em tôi lớn lên ở Sàigòn, nằm trong lòng “địch” nhưng cả nhà đều là những chiến sĩ xung kích trên khắp các mặt trận ở miền Nam cho đến ngày “giải phóng”. Má thì nuôi dấu cán bộ Việt Cộng, các chị em thì làm giao liên… Sau 30/4/75, ba và chị tôi được đón về từ nhà tù Côn Đảo như những người vinh quang nhất trong ngày vui đại thắng, gia đình tôi là một địa chỉ đỏ của thành phố với nhiều huân chương kháng chiến chống Mỹ được treo đầy tường .. Còn tôi, tôi đã vào tù với cái tội chống kháng chiến chống Mỹ, sự đời có những điều trớ trêu và đau lòng trong cảnh nồi da xáo thịt! Câu chuyện kể ra thì dài, nhưng đại để như lời khai trong tờ lý lịch của ba tôi “…do thời buổi chiến tranh gia đình ly tán, ba tôi gởi tôi cho cô em nuôi ăn học, nay đất nước hoà bình, ba tôi mang tôi về xum họp …”
(more…)

Phạm Thanh Nghiên

khoai_tay-2011
Thằng “Khoai Tây”,
hình chụp trong tù năm 2011

Ngà sắp về hết án. Một buổi chiều, Ngà ngập ngừng nói với tôi:

– Có điều này em định nói với bác, mà ngại.

– Chị em với nhau có gì mà ngại.

Ngà nịnh:

– Em cám ơn bác, cả trại phải cảm ơn bác vì hôm chủ nhật nếu bác không làm um lên thì ai cũng chết khát cả. Chúng nó ác thật, bắt cả tù nhịn uống nước.

– Việc đó là họ sai mười mươi, người tù nào cũng có thể lên án và yêu cầu họ phải cung cấp nước cho mình uống. Tôi vừa lau rớt rãi cho thằng Khoai Tây, vừa lườm Ngà một cái.
(more…)

Nguyễn Đức Nam

khanh_ly-fort_chaffee-1975
Khánh Ly trong chương trình văn nghệ
“Hát Cho Người Tị nạn” ở Fort Chaffee
tháng 6 năm 1975

Aberdeen Proving Ground, MD, 4/23/1975

Tối 23 tháng 4 năm 1975, tôi đang ở nhà một người bạn thuộc quận Arlington, Virginia thì nhận được điện thoại của Ðại Úy Hick từ Văn Phòng Trung Tướng Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Aberdeen Proving Ground, gọi về trình diện ngay lập tức.

Tôi về đến trường vào lúc 2 giờ sáng ngày 24 4 1975. Cùng với 5 Sĩ Quan khác, tôi nhận được Sự Vụ Lệnh đi công tác ở Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas và phải lên đường ngay tức khắc. Trong Sự Vụ Lệnh không ghi rõ công tác kéo dài bao lâu, chỉ cho biết là các Sĩ Quan vẫn được trả lương như khi còn đang thụ huấn.

Xe bus của Bộ Binh Hoa Kỳ đưa chúng tôi ra phi trường Baltimore, đáp chuyến bay 455 của hang Frontier một hãng máy bay nhỏ, được thuê riêng cho quân nhân và gia đình đến St. Louis, Missouri rồi từ đây, bay đến Fort Chaffee, Arkansas vào lúc 20:36.
(more…)

Ngô Đình Châu

linh_vnch_6

Anh ạ! tháng tư mềm nắng lụa
Hoa táo hoa lê nở trắng vườn
Quê nhà thăm thẳm sau trùng núi
Em mở lòng xem lại vết thương

Anh ạ! tháng tư sương mỏng lắm
Sao em nhìn mãi chẳng thấy quê
Hay sương thành lệ tra vào mắt
Mờ khuất trong em mọi nẻo về.

Đọc bài thơ này của Nhà thơ Trần Mộng Tú, trong lòng tôi chợt cảm thấy bàng hoàng. Đã bao lần tháng Tư trôi qua, bao nhiêu nước đã qua cầu, nhưng vết thương trong lòng tôi vẫn còn âm ỉ, tôi nghĩ nó sẽ chẳng bao giờ lành cho tới ngày tôi nhắm mắt.

Thời ấy, đám sĩ quan trẻ chúng tôi chỉ mới ngoài 20, đến nay đầu đã chớm bạc, “cùng một lứa, bên trời lận đận”, sau cơn Đại hồng thủy tháng tư năm 1975, lũ chúng tôi tản mác khắp bốn phương trời: “… thằng thì đang còng lưng trong các shop may tại Santa Ana, thằng đang làm bồi bàn ở Paris, thằng đang chăn cừu ở New Zealand, có thằng đang cắt cỏ ở Texas, và cũng có thằng đang đạp xích lô ở Sài Gòn…” (trích). Mỗi năm đến ngày 30-4, tất cả chúng tôi đều bần thần ngơ ngác như kẻ mất hồn. Không còn ai trách cứ chúng tôi hết, chỉ có chúng tôi tự trách mình. Chúng tôi đã làm gì cho Tổ Quốc?
(more…)

Điệp-Mỹ-Linh
Để tưởng nhớ em tôi – Nguyễn Phiêu Linh – và kính tặng tất cả cựu SVSQ/TĐ khóa 6/68                                                               
SVSQ-thu_duc

Đây không phải là lần đầu tiên tôi được tham dự sinh hoạt của “mấy ông nhà binh”; nhưng, kỳ Hội Ngộ của khóa 6/68 Cựu SQ/TB Thủ Đức vừa qua, tại Nam California, lại là một Hội Ngộ khiến tôi xúc động nhiều nhất.

Sự liên hệ giữa khóa 6/68 SQ/TB Thủ-Đức và Điệp-Mỹ-Linh bắt nguồn từ nhà văn Vũ-Uyên-Giang, tên thật là Nguyễn Quang Vinh.

Từ khi quen anh Vinh, tôi chỉ biết anh là một nhà văn Quân Đội chứ chưa bao giờ tôi hỏi xuất xứ của anh. Sau khi anh Vinh tạo ra website Thủ-Đức khóa 6/68, em tôi – Nguyễn-Phiêu-Linh – từ Việt-Nam emailed cho tôi biết rằng Linh cùng khóa 6/68 với anh Vinh. Linh cũng giới thiệu với tôi những người bạn cùng khóa như anh Tiêu Nhơn Lạc, anh Lê Đông Hải, anh Xuân Thu, chị Bích Thủy, v.v…

Khi biết tôi là chị Hai của Linh, vài anh – khi emailed cho tôi – cũng gọi tôi là “chị Hai”. Tôi ngại ngùng hồi đáp: “Cảm ơn các anh. Nhưng tôi không dám nhận là ‘chị Hai’ của các anh đâu”. Điều làm tôi vui thích nhất là khi các anh chuyển emails qua lại với nhau, vô tình vài emails “lạc” vào box của tôi; và tôi thấy trong các emails đó, các anh gọi Điệp-Mỹ-Linh bằng ba chữ thân thiết: “Chị thằng Linh”.
(more…)

Phạm Thanh Nghiên

pham_thanh_nghien_ben_gian_trau

Ngày hôm sau

Chị buồng trưởng gọi mọi người dậy sau tiếng kẻng báo thức. Lúc này tôi mới phát hiện chiếc bàn chải đánh răng đã bị thu giữ trong khi làm thủ tục nhập trại. Tôi nhớ rất rõ, người cho tôi …vay chiếc bàn chải đánh răng là chị Hà, thường được gọi kèm tên bố là Hà Ban. Theo quy định, bàn chải đánh răng phải bị chặt cụt đi phân nửa phần cán với lý do…đề phòng việc tù nhân tự sát hoặc dùng làm hung khí gây án, gây thương tích cho người khác. Cũng giống như phụ nữ khi vào tù không được phép … mặc áo xu – chiêng để đề phòng việc…dùng dây áo tự tử. Nhưng những quy định quái gở này vẫn không làm giảm các vụ “tự sát”, hay những cái chết đầy bí ẩn trong các nhà tù.
(more…)

Phạm Thanh Nghiên

pham_thanh_nghien-tran_thuc_lan

(Tôi xin tặng câu chuyện này cho bạn, những Tù Nhân Lương Tâm “dự khuyết” dưới chế độ cộng sản, để thấy được những khoảng khắc của một người tù. Tôi luôn hy vọng, trong tương lai gần sẽ không còn nhiều người Việt Nam phải trải nghiệm cuộc đời mình trong chốn ngục tù đầy đau thương và mất mát như một cái giá để trả cho Khát vọng Tự Do).

Con người luôn có xu hướng “nói tốt về mình” và cảm thấy dễ dàng khi nói về những thành công hơn là những điều thất bại. Người ta hay lảng tránh hoặc giấu kín những sai lầm của bản thân, nhất lại là những sai lầm “ngoài mình không ai biết”. Nhưng, thành thật với chính mình phải được xem là điều kiện bắt buộc để trở thành một con người chính trực. Để thấy rằng, mục đích chính không phải trở thành người hùng mà là cách ta đối mặt và vượt qua những khoảnh khắc sợ hãi, mềm yếu của mình trước những thử thách đầy cam go, khốc liệt.
(more…)

Ở cơi Năm

Posted: 01/03/2014 in Hồi Ký, Huỳnh Tâm Hoài

Huỳnh Tâm Hoài

rung_u_minh

Ba chiếc tàu đóng theo kiểu Thái Lan chạy suốt mấy ngày mới tới chổ “Đổ quân”. Chặng đường 2 ngày ba đêm, người tù cải tạo nằm chật nức trên sạp tàu, lù mù trong bóng tối dưới khoang hầm. Mọi người tự hỏi: Đi đâu? Họ đem mình đi đâu? Có vài anh bạn phục vụ cho các cán bộ được lên xuống rỉ tai: Tàu đi về hướng Rạch Giá …tàu ra đến sông Ông Đốc….Tàu chạy chậm lại và cặp đất. Khoang hầm được mở ra. Ánh sáng tràn xuống làm hoa mắt. Một “Anh đội” non chẹt quát xuống: Các anh chuẩn bị đổ quân…Mọi người buồn bã thu xếp gói quần áo và vật dụng cá nhân ngồi lên chờ đợi. Mấy ngày nằm vã với mùi hôi hăng hắc của nước lẩn dầu phía dưới sạp của khoang tàu, gió và ánh sáng lùa vào làm mọi người dể chịu đôi chút…Một cái thang cây được bỏ xuống. Đoàn tù lần lượt leo lên. Ngoài xa xa là một vùng nước mây mù mù. Một anh bạn nói: Ngoài kia là cửa sông Ông Đốc chạy ra biển Đông.
(more…)

Phạm Văn Hồng

Một độc giả chuyển bài viết dưới đây của Thiếu Tá Phạm Văn Hồng nguyên là Sĩ Quan diện điạ của Quân Đoàn I. Ông bi Trung Cộng bắt làm tù binh khi chúng chiếm được đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974.

hai_chien_hoang_sa

Biến cố Hoàng Sa xảy ra cách nay đã tròn 40 năm (1974-2014). Trong biến cố này, người viết đã bị sa cơ vào tay Trung Cộng và bị giữ tại Trại Thu Dung Tù Binh huyện Huyền Hóa, tỉnh Quảng Đông, thành phố Quảng Châu đúng 4 tuần lễ (bị bắt ngày thứ bảy và trả về cũng ngày thứ bảy 4 tuần sau) sau khi lênh đênh trên biển trong vùng lãnh hải Hoàng sa chỉ có 4 ngày.

Tuy đã 40 năm nhưng mọi sự kiện vẫn như in, tưởng như đang diễn tiến từng giây từng phút, mặc dầu vài chi tiết nhỏ nhặt về thời gian có thể không chính xác, vì tuổi tác gặm nhấm trí nhớ khiến đôi lúc cũng hay lang thang đâu đó.
(more…)

Chu Trầm Nguyên Minh

chu_tram_nguyen_minh_3
Nhà văn, nhà thơ Chu Trầm Nguyện Minh (1943-2014)

Xin công bố tiểu sử anh Chu Trầm Nguyên Minh do chính anh viết với ý nguyện chỉ phổ biến sau khi mất
(Đặng Châu Long)

Thời thơ ấu: Phú Bình, Hầm Đá, Ninh Thuận, Rừng Già, Rãy Nổ, khu Lê Hồng Phong, Rừng Tròn, Đá Bàn.

Nguyên quán: Phổ Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi. Sinh 1943 tại Phú Bình, Hàm Liêm một vùng ngoại ô Phan Thiết. Rồi chuyển về ở Hầm Đá, trên QL8, cách Phan Thiết 6km5, hướng Bắc.

Có 6 chị em: chị hai Trần thị Sâm [chết khi tròn tuổi], chị ba Trần thị Nhung, chị tư Trần thị Trung, chị năm Trần thị Hiếu, thứ sáu Trần đức Tâm [CTNM], con trai út Trần hữu Thành.

Cha theo Việt Minh thỉnh thoảng mới tạt về. Mẹ làm nghề may vá, nuôi 5 chị em.

Thời gian này, kinh tế gia đình sung túc, gia đình có căn nhà ngói đỏ, kiềng đá xanh 1 trong 2 căn nhà xây ở khu Hầm Đá.

Bỗng một đêm, người cha về cùng một số đồng đội, đập, phá nát căn nhà thành đống gạch vụn, lý do: “không để Tây đóng đồn.”

Giòng nước mắt Mẹ rơi, cũng là lúc CTNM nhận cuộc đời nổi trôi của phận mình.
(more…)

Nguyễn Chí Thiện

phung_cung
Nhà văn Phùng Cung

Tôi mến và phục Phùng Cung ngay từ khi được đọc truyện “Con ngựa già của chúa Trịnh” đăng trên báo Nhân Văn. Trong tất cả các bài văn, bài thơ in trên tờ Nhân Văn, trong các tập giai phẩm Mùa Xuân, Mùa Thu, Mùa Đông, tôi thấy “Con ngựa già của chúa Trịnh” là đặc sắc nhất, về nghệ thuật cũng như về nội dung. Nó vừa thâm trầm, vừa tinh tế đúng như con người anh. Nó còn điểm đúng huyệt của Đảng. Chính vì vậy, Đảng đã căm giận bỏ tù anh không xét xử hơn mười hai năm. Nhiều người nhận định rằng truyện chĩa vào các văn nghệ sĩ có tài, nhưng vì đã ngoạm vào miếng đỉnh chung Đảng ban phát, nên chẳng những tài tận, mà nhân cách cũng diệt. Điều đó đúng. Nhưng nếu chỉ đả mấy anh văn sĩ, thi sĩ cô đầu, nhưng kẻ mà chính các “đồng chí bố” trong bụng cũng khinh rẻ, nhân dân cũng tởm lợm thì Đảng đâu có cay cú đến thế. Điều Đảng không thể không trừng trị nặng là anh đã dám nêu bật lên một sự thực nhục nhã: Văn nghệ sĩ, trí thức, toàn bộ dân tộc, giống như con ngựa già của Chúa Trịnh, bị Đảng gắn vào hai bên mắt hai cái lá đa bằng da, chỉ được nhìn thẳng một hướng hạn hẹp, trời mây, sông núi hoa lá không được thấy gì hết!
(more…)

Trần Mộng Lâm

visiteuse_medicale

Hành nghề y sĩ đã gần nửa thế kỷ, dĩ nhiên là tôi có rất nhiều người đồng hành trong nghề nghiệp. Những người y tá, những sĩ quan trợ y, cán sự y tế, trợ tá xã hội, nữ hộ sinh… Nhưng không thể không nói đến những người trình dược viên. Bên Pháp, họ gọi những người làm nghề này là visiteur hay visiteuse médicale, bên Canada, đổi ra là représentant médical, nhưng người Việt chúng mình gọi là trình dược viên.
(more…)

Thái Doãn Hiểu

thai_doan_tien
Giáo sư Hương trường, Bác sĩ Đông y
THÁI DOÃN TIÊN ((1904-1988)

Cha tôi sinh năm Thìn (1904), và người mất cũng năm Thìn (1988). Những hai con Rồng cơ đấy! Ông cưỡi Rồng đến với thế giới hoang dã này và giã từ thế kỷ máu lửa đầy giông bão này cũng trên mình Rồng. Nhưng rất tiếc con Rồng của cha tôi chỉ là Rồng Đất, Rồng giáng chứ không phải Rồng thăng. Bạn thử nhìn kỹ coi. Nó không có vảy, nghĩa là Rồng lươn như thời nhà Lý. Nó chỉ giỏi bò và trườn hệt lươn. Náu mình trong đầm phá, bao phen Rồng cất mình bay là là trên mặt nước rồi bổ nhào đâm đầu cắm xuống bùn, suýt chết.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66]. [67], [68], [69], [Kết]

trai_tu_cai_tao

Bọn giám thị trại Hàm Tân dù không thẳng thắn tuyên bố ra, nhưng hơn ai hết, đội 17 biết thật rõ và thật chắc chắn quản giáo Phú đã đào ngũ, đào ngũ trước Tết Nguyên Đán 1980 đúng mười ngày. Một quản giáo mới được thay thế vừa đúng ba ngày, tức trước Tết còn đúng một tuần lễ, thì trại Hàm Tân, 2.000 tù, vào một buổi trưa trước giờ xuất quân đi lao động, có 14 thằng tù loại sắp chết được cách mạng xướng tên cho phép “lê bước chân tìm về tổ ấm”.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66]. [67], [68], [69]

trai_tu_cai_tao

Những cơn mưa tầm tã của tháng Mười đánh dấu cao điểm của việc xây cất công trường “Thiên Đường Mới”, một danh từ tù Hàm Tân mới đặt ra để gọi khu ngục thất đang được kiến tạo. Song song với công tác chính đó, một công tác thu hút quãng một phần ba nhân lực của phân trại A với tổng số 2.000 tù, một công tác khổ sai mà với ngôn ngữ ba que xỏ lá của thằng tổng giám thị đã nói trước mọi người trong dịp 2 tháng 9 vừa qua là: “Hơn bao giờ hết, các anh phải hạ quyết tâm thi đua hoàn tất chỉ tiêu trong công tác xây cất công trình được trên tin tưởng giao phó. Các anh phải làm sao sang năm tới ta sẽ có nhà mới để ở. Đời sống của các anh sẽ thoải mái hơn. Nơi ăn chốn ở sẽ vững vàng an ninh và có văn minh văn hóa hơn. Trong lúc thi công thực hiện công trình, trại nhắc nhở các anh phải luôn luôn tâm niệm một điều là, chủ yếu các anh làm các anh hưởng!”.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66]. [67], [68]

trai_tu_cai_tao

Trước mùng 2 tháng 9 năm 1979, Vĩnh bị ban giám thị kêu lên làm việc tại văn phòng giám thị trực liên tiếp bốn ngày!

Cứ mỗi sáng khi 2.000 tù xếp hàng thành từng khối và ngồi trong sân trại đợi giờ xuất trại đi lao động, tên giám thị trực lại ra trước sân cầm loa đọc đủ loại thông cáo, hoặc lệnh bắt giam, hoặc lệnh cho nghỉ ở nhà lên văn phòng “làm việc” với giám thị… Có tên trong danh sách những người ở lại trại với giám thị, sự kiện này không phải là không có anh em “đặt thành vấn đề”!
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66]. [67]

trai_tu_cai_tao

– Vùng này cũng có phục quốc đấy. Cầm đầu là một thiếu tá tên Tân. Ông Tân tài lắm, xuất quỷ nhập thần lắm. Cách mạng cũng biết nhưng đâu có bắt được! Tôi là linh mục, được yêu cầu đi theo làm công tác tuyên úy lo chuyện phần hồn. Thì tôi đi! Tôi có biết gì chiến thuật với chiến lược, địa danh với địa bàn! Ngay cái chỗ tôi đã được đưa đến mà tôi còn chả biết là đâu nữa là! Hồi trên Chí Hòa cách mạng cũng có hỏi. Có một cán bộ lỡ tay làm hư cả cái đầu gối bên trái của tôi. Ấy thế mà tôi có nhớ tôi đã đi đâu và làm gì đâu! Họ hỏi tôi nào là tọa độ, nào là quân số quân xiếc… Thật tôi bị đòn cũng oan uổng lắm. Có biết gì đâu…
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66]

trai_tu_cai_tao

Có lẽ chỉ Vĩnh và một vài người khác có đủ dữ kiện đoán biết rằng, lần vượt ngục hồi tháng Năm của Tân Dân và Dũng có hẹn hò trước với nhau. Cuộc vượt ngục ấy đã thất bại thê thảm bằng kết quả Tân Dân bị bắn chết. Dân đã làm đúng như lời anh từng nói với Vĩnh: Sẽ có lần tôi chạy thử xem tôi và đạn AK cái nào nhanh hơn cái nào! Riêng Dũng của đội 17 bị bắt ngay chiều hôm ấy, bắt tại dòng suối! Khi đội trưởng Lễ phát hiện ra Dũng vắng mặt, Dũng đang còn ngậm một cái ống tre và lẩn trốn dưới đáy một vực nước sâu. Việc ngậm ống sậy hay ống tre để nằm trốn dưới nước chỉ xảy ra một cách an toàn và dễ dàng trên phim ảnh, còn thực tế khác hẳn! Chỉ ít phút sau khi đội 17 rời địa điểm trở về trại, bọn an ninh hiện trường đã lùng kiếm và bắt gặp Dũng trồi đầu lên thở…
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65]

trai_tu_cai_tao

Vào đầu tháng Năm đội 17 được chuyển công tác, một công tác mới thật nặng nề và cực khổ, ấy là công tác khênh đá từ chân núi bên kia bờ suối về công trường xây cất nhà ăn ở cho ban chỉ huy trại.

Cứ hai người một, người trước người sau khênh một cái ki trên chất một trọng lượng đá xanh nặng không dưới bảy tám chục ký.

Vĩnh và anh Huy bắt cặp đi với nhau. Đoạn đường dài hơn hai cây số dưới trời nắng cháy da cháy thịt, hai người lầm lũi nối gót những người khác băng qua những địa thế khác nhau, vượt qua con suối, vượt qua vuông sân lát gạch, đổ đá thành đống nơi công trường đang xây cất dở dang. Mỗi ngày, chuyển đá theo lối con thoi, Vĩnh tính thầm mỗi người phải khênh nặng một đoạn đường tổng cộng hai mươi cây số và chuyển được trên hai tạ đá xanh. Công việc này quả quá nặng so với hai bát ngô “Vỏ Nguyên Giáp”, khẩu phần hàng ngày của mỗi người. Do công việc quá nặng, ngay đội trưởng Mai Văn Lễ, vừa trẻ vừa khỏe vừa to con đến thế mà cũng xọp hẳn người xuống.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64]

trai_tu_cai_tao

Cái Tết thứ tư trong tù cộng sản đã qua đi thật nhanh. Những cơn mưa lũ theo đó cũng thưa dần và mất hẳn. Cảnh bì bõm lao động dưới mưa, hoặc trước giờ về được vùng vẫy dưới con suối cuồn cuồn chảy không còn nữa. Sự nhàn hạ của những đội rau xanh mấy tháng qua chỉ cần chăm bón tí đỉnh, không cần nghĩ tới việc gánh nước tưới rau mà rau vẫn xanh tốt, đã chấm dứt hoàn toàn.

Mùa nắng đến, mà cao điểm vẫn luôn luôn là tháng Tư, bọn tù bắt đầu lè lưỡi cả đám! Nước suối gần như khô cạn, chỉ còn lại những vũng nước tù lớn nhỏ không đều và biến thành vũng bùn tức thì khi có một người nào đó nhảy xuống. Những vũng nước như thế bị lũ tù khai thác triệt để. Tinh sương đội anh nuôi đã phải dậy sớm ra suối quẩy nước về cho công tác nấu ăn. Trong ngày, các đội rau xanh nằm xa hạ lưu con suối (chỗ có nhiều nước) phải ghé quẩy nước lên tưới rau. Chiều về cả ngàn tù nhảy xuống gạn từng lon guigoz lấy cái rửa mặt và rửa chân tay.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63]

trai_tu_cai_tao

Đầu tháng Giêng năm 1979, trại Hàm Tân trải qua một cuộc học tập và thảo luận về việc “thủ đô Nam Vang được giải phóng khỏi tay bọn đồ tể Pon-Pot và Ieng-Xary”. Trong lần học tập này, Ban Giám Thị trại cũng hân hoan loan báo.

– Việt Nam và Kampuchea là hai nước anh em xã hội chủ nghĩa, vì thế chúng ta không bao giờ được phép để hai nước phải rơi vào tình trạng môi hở răng lạnh. Nhờ đảng, nhờ nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nhờ nhân dân Việt Nam tích cực giúp đỡ, ngày nay nước Kampuchea anh em đã thực sự thoát khỏi bàn tay diệt chủng của bọn đồ tể phản bội Pon-Pot và Ieng-Xary, được hưởng hòa bình tự do no ấm và hạnh phúc thực sự. Cũng như nước ta khi mới giải phóng, nước Kampuchea anh em hiện gặp một số khó khăn mà cơ bản là những khó khăn về kinh tế. Do vậy, trong tình thân ruột thịt thắm thiết, tình láng giềng tối lửa tắt đèn, Đảng nhà nước và nhân dân ta đã quyết định thắt lưng buộc bụng để có cái chi viện trợ giúp nước anh em trong cơn khó khăn. Hạt gạo hạt muối bây giờ ta lại phải cắn làm ba làm tư… Ban Giám Thị trại nêu rõ vấn đề để các anh em phạm nhân đừng lấy làm thắc mắc khi khẩu phần tinh bột của trại ta từ nay sẽ có giảm sút chút ít!…
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62]

trai_tu_cai_tao

Đúng sáng ngày 25 tháng 12 năm 1978, trại tù Hàm Tân xảy ra một cuộc tổng biên chế. Những dãy nhà tù trước đây còn nhiều chỗ trống đều bị dồn cho đủ số người quy định. Người nhà này bị lôi qua nhà khác, đội nọ bị đổi qua đội kia… Thậm chí có một số được điều qua phân trại B và một số từ phân trại B lại được đưa về phân trại A. Dãy nhà 1, dãy duy nhất nằm lẻ loi, sát ngay cổng trại và không có hàng rào vây quanh, chỗ ngủ cho đám trật tự và một số hình sự thân tín của Ban Giám Thị, cũng có một số bị lôi đi và một số được đưa đến. Nói tóm đây là một cuộc cải tổ nội bộ quy mô nhất từ trước đến nay.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61]

trai_tu_cai_tao

Những ngày cuối năm Tây lịch 1978, không khí trại Hàm Tân nhộn nhịp hẳn lên. Hầu như mọi tin tức về sự căng thẳng quân sự vùng biên giới Việt-Hoa và Việt-Miên bọn tù đều nắm vững hết. Giai đoạn này, nếu bình tâm mà xét, có lẽ là một giai đoạn bi hài nhất trong suốt quá trình lịch sử mấy ngàn năm của Việt Nam. Không bi hài sao được, khi mà hầu như cả nước, vì hận thù một chủ nghĩa và một bọn người đồng chủng có chính sách cai trị bạo tàn, đều cùng mong có một thế lực nào khác, dù thế lực ấy là bọn Tàu có mối thù nghìn đời với dân tộc, kéo đến đập tan cái bọn đồng chủng tàn bạo vô nhân kia đi, rồi sau đó ra sao thì ra, cùng chết hết một lượt cũng được!
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60]

trai_tu_cai_tao

Mỗi đội đều có một cái kho nhỏ chứa cuốc leng xẻng nằm ngay phía sau khu đan tre. Mỗi sáng sau khi rời cổng trại, những đội làm nhiệm vụ đào xới hoặc đắp đường đắp đê phải đến kho nhận đồ nghề, cũng như chiều về tổ trực đều phải kiểm kê và đem nộp về kho cho đầy đủ. Mọi hư hỏng phải báo cáo để được đội sáng chế và bảo quản dụng cụ sản xuất sửa chữa kịp thời. Nhưng gần đây, những “dụng cụ sản xuất” cứ từ từ không cánh mà bay. Đội 17 có 40 người lao động mà dần dần chỉ còn độ nửa số người được trang bị cuốc xẻng. Công tác do đó ngày mỗi chậm lại đến độ Ban Giám Thị trại phải lưu ý. Bọn quản giáo các đội chả hiểu vì cớ gì, dù được đội trưởng báo cáo rất thường xuyên nhưng chúng vẫn lờ đi, coi như sự thất thoát nằm ngoài trách nhiệm của chúng.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59]

trai_tu_cai_tao

Sau tháng đầu với những thay đổi bắt buộc về chỗ ở, có khi cả về nhân sự; hiện tại đội 17 được đưa về nhà 5, ở chung với đội 13 và đội 7. Ở nhà 4 nằm chung trong một vòng rào có ba đội bạn là đội 25, đội 5 và đội 30. Điểm mặt hầu hết “nhân vật” của sáu đội này, không ai nói ra nhưng cả trại đều ngầm công nhận rằng đây là những đội gồm những kẻ “xấu”, nếu không có thành tích trốn trại thì cũng phải có thành tích âm mưu… đốt trại. Công tác lao động của sáu đội này tuy giản dị nhưng nặng nề. Họ không được thoải mái như đội văn nghệ kiêm canh tác rau xanh; chẳng được tin yêu như đội lâm sản, sáng vác rìu đi tối vác về và trên lưng anh nào cũng lủng lẳng mấy cái măng rừng để bồi dưỡng; không ngon lành như đội mộc hoặc đội cơ giới (sửa công xa cho trại), được ở một khu riêng biệt ngoài vòng rào trại và tự do lai vãng đó đây; đội càng không được “quơ tay cũng có tí no lòng” như đội anh nuôi… Nói tóm, sáu đội trong hai dãy nhà số 4 và số 5 chỉ lao động quanh trại và khu xây cất mà thôi. Chưa bao giờ Vĩnh, trong một tháng qua, có dịp bước sang vùng đất bên kia con suối.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58]

trai_tu_cai_tao

Hình như có nợ nần gì từ kiếp trước với con số 17, sau gần hai mươi tiếng đồng hồ bị giam trong phòng, Vĩnh và các bạn được dẫn đi tắm sau khi đã chính thức trở thành một đơn vị của trại tù Hàm Tân dưới tên Đội 17.

Đội trưởng đội 17 dĩ nhiên vẫn là Lê Văn Tầm. Đội phó, thật đáng ngại, lại là một ông chức sắc vốn ở trại này từ mấy năm qua, được “biệt phái” sang làm đội phó đội 17. Ông này tên Đặng Xuân Hùng, cựu thiếu úy cảnh sát “ngụy” và cũng là người gọi Trường Chinh Đặng Xuân Khu bằng chú ruột!

Đội 17 hiện cũng đã được chia ra làm bốn tổ. Vĩnh nằm trong tổ của đội phó kiêm tổ trưởng tổ 4 Đặng Xuân Hùng. Anh Huy và Ý cũng được sắp chung tổ với Vĩnh.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57]

trai_tu_cai_tao

Nguy nga, quy củ và sạch như lau như ly!

Quang cảnh mới hiện ra trước mắt không khỏi làm non ba trăm tù từ Suối Máu đến nẩy sinh những cảm giác e dè đến sợ hãi. Dần dần cảm giác e dè đến sợ hãi ấy dẫn qua sự kinh ngạc. Quả thế! Không ai có thể ngờ được ngay giữa cái rừng buông mù mịt này lại có thể có một tòa nhà xây, mái lợp ngói đỏ, có những hành lang lót gạch hoa bóng lộng rộng rãi như thế kia! Bên ngoài tòa nhà ngói đỏ ấy, phía dẫn xuống những dãy nhà tranh ngăn nắp dưới kia là một vuông sân lát gạch đỏ y như loại gạch Bát Tràng rộng thênh thang thường tìm thấy ở những gia trang giàu có ngoài Bắc thời xưa.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56]

trai_tu_cai_tao

Bọn khung bệnh xá và K.4 chào mừng lễ quốc khánh 2 tháng 9 năm 1978 của chúng bằng một cái chết thê thảm của một vệ binh. Buổi chiều trước ngày lễ, chả hiểu chúng bị thanh tra thế nào, thằng thủ trưởng sai hai thằng vệ binh dẫn mấy con heo nuôi lậu giấu nơi cái connex nằm bên ngoài hàng rào. Chẳng hiểu ma đưa lối quỷ dẫn đường ra sao, một thằng đạp trúng ngay quả lựu đạn gài của bọn an ninh vòng đai trại. Ôi thôi! Cỏ cây hoa lá bỗng một thoáng nhuộm đầy máu me Việt cộng lẫn máu heo lậu. Tiếng nổ vang lên vào lúc bọn Vĩnh đang chờ chích thuốc trên phòng khám bệnh. Tất cả bỗng ngừng tay và ùa về phía hàng rào sau K.30, nơi gần nhất chỗ phát ra tiếng nổ. Lúc ấy quả bọn tù bệnh và bọn thợ mộc chưa ai rõ là chuyện gì, chỉ khi từ hàng rào bò vào một thằng máu me cùng mình, mọi người mới biết là lũ cháu ngoan bác Hồ có thằng lâm nạn.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55]

trai_tu_cai_tao

Trời tháng Tư tháng Năm là cao điểm nóng ở Biên Hòa. Cho dù trại bệnh được nằm sạp gỗ và sống trong một môi trường không đến nỗi chen chúc nhau như ở các K, hoặc hỏa ngục trần gian như trong các dãy connex, nhưng quãng mười giờ sáng, sau khi các bác sỹ khám bệnh là bọn tù bệnh đã lục đục kéo nhau ra giếng tắm. Bên ngoài bờ giếng có một cái chảo sứt quai thật lớn của nhà bếp thải ra dùng để chứa nước tắm cho tù bệnh. Theo đúng nội quy của bệnh xá, các đấng bác sỹ “ngụy” còn kiêm cả nhiệm vụ kéo nước cho tù bệnh tắm; tuy nhiên, ở bệnh xá mấy tháng, Vĩnh chỉ thấy ông bác sỹ Khái, bác sỹ Châu hoặc bác sỹ Nam chăm làm việc này để phục dịch lũ tù bệnh (có thể ba vị này đã vào tuổi năm mươi cả, cái tuổi tương đối bớt tự ái vặt và nhẫn nhịn?), còn mấy ông bác sỹ trẻ thì hiếm khi các ông ấy chấp hành đúng nội quy quy định về việc này.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54]

trai_tu_cai_tao

Đúng mười ngày trước cái Tết thứ ba trong tù thì Vĩnh lại kiếm ra chuyện để được đi bệnh xá. Việc đi bệnh xá vì chứng ho lao ra máu của Vĩnh xảy ra vào lúc toàn trại Suối Máu, đặc biệt K.5, đang nháo nhào lên vì mấy sự kiện đặc biệt.

1. Tù được phát đồ sọc đúng như tin đồn.
2. Chừng hai chục người từ Bắc được đem vào và được để ngủ tạm trên hội trường K.5 một đêm.
3. Một trung tá nghe nói là người từng xin rời Mỹ trở về Việt Nam bằng tàu Thương Tín, bị giam ở Chí Hòa và hiện được chuyển vào K.5 nằm chung với các đàn anh ở đội 20.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53]

trai_tu_cai_tao

Sau vụ nổ khiến một người cụt chân và hai người bị thương nặng, Vĩnh không đi rà mìn thêm một lần nào nữa nên không rõ công tác ấy ra sao? Bỏ dở hay vẫn được tiếp tục? Và K nào được tiếp tục phần vụ vinh quang ấy? Riêng ở K.5, sau vụ nổ, bỗng nhiên có một hiện tượng rất đáng phấn khởi xảy ra. Khẩu phần bột bỗng dưng được tăng tí chút và đặc biệt hơn nữa, hậu cần trại còn cho kêu tổ trực bếp lên khung nhận heo về thọc tiết.
(more…)

Hà Thúc Sinh
Chuyện kể về 1685 ngày tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam

Đã đăng: [Vào truyện], Chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52]

trai_tu_cai_tao

K.5 cũng như các K khác chợt thưa hẳn đi vì những đợt người được tuyển đem lên Trảng Bom lao động sản xuất sau đợt học tập chính trị mười ngày.

Vĩnh trở lại K.5 bạn bè vắng nhiều. Nhưng những người như Ý, Huy, Dương và Điều thì vẫn còn nguyên. Vì có thành tích bệnh lao, Vĩnh có thể xin bác sỹ Triển cho nghỉ lao động tĩnh dưỡng một thời gian. Đã quen biết nhau, ông Triển cũng chẳng tiếc gì một lời đề nghị; do vậy, Vĩnh hiên ngang nằm phè và không hề phải làm một công tác gì dù là quét hội trường hay rửa cầu tiêu. Ở không mãi cũng buồn, Vĩnh bắt đầu trở lại suy nghiệm và tiếp tục viết nhạc. Đêm đêm đàn đúm với đám anh Huy để nghe ông trung tá Sâm, cựu liên đoàn phó liên đoàn 5 BĐQ nói về kinh nghiệm và quá trình làm bản tự khai của ông.
(more…)