Posts Tagged ‘Hoàng Xuân Sơn’

Song Thao


Chân dung nhà thơ Hoàng Xuân Sơn (2011)

Chàng Hoàng Xuân Sơn không biết có phải tuổi con khỉ không mà hay leo trèo. Một năm có 365 ngày, anh trèo lên tới đỉnh cao nhất của năm để chui ra ánh sáng mặt trời làm người Huế. Vậy nên anh rất Huế. Anh thi sĩ này dành rất nhiều thơ cho Huế. Huế mình. “Mình” trong số anh em viết lách ở Montreal này có Trang Châu và Hồ Đình Nghiêm. Cũng phải thêm tôi, có dính với Huế. Tưởng Huế mình phải dính với Huế mình nhưng không phải, ngược lại với tôi, anh lại dính với một o Bắc Kỳ. Mần răng như rứa? Nỏ biết!
(more…)

Phan Tấn Hải

Mở ra trang đầu thi tập “Thơ Quỳnh” chúng ta gặp ngay lời tự tình của Hoàng Xuân Sơn:

…quỳnh ám ảnh suốt một đời anh
có thể là một đóa quỳnh nào đó
nhú mớm từ vườn đêm thẳm sâu
có thể là một dáng quỳnh nào đó
vừa thức giấc vừa tan biến đi
trong giấc mùa đông côi góa
có thể là giọng điệu thơ quỳnh lơi lả
khỏa thể vào âm nghi…

Đó là một dòng thơ sang trọng, quý tộc trong cõi đời rất bình thường này. Và những hình ảnh cực kỳ thơ mộng trong chữ đã biến đời thường này trở thành một cõi thơ dị thường, tinh khôi. Thơ Hoàng Xuân Sơn lúc nào cũng thế, như trong cõi mộng, một nơi ẩn mật của ngôn ngữ.
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai

bia_tho_quynh-hoang_xuan_son

Cách đây hơn 30 năm tôi mới được dịp xem hoa quỳnh nở, tình cờ trong một ca trực đêm tại cơ quan. Từng cánh quỳnh như chờ đợi kẻ tri âm bung ra tỏa hương thơm dịu nhẹ. Hoa trắng, sang trọng, đẹp. Chỉ nở một lần rồi tàn tạ.

“Thơ Quỳnh” của Hoàng Xuân Sơn có phải cũng như đóa quỳnh kia chỉ dành cho người tri kỷ?

để thơ thấm vào máu
máu nở ra quỳnh hoa
có khi hồn ẩn dã
hương vỡ như khóc òa

(ngọc văn, thơ và quỳnh hương)
(more…)

Vũ Hoàng Thư

bia_tho_quynh-hoang_xuan_son

rồi nữa mai, độ trăng tàn
nương người thuỷ nguyệt cầm sang tiếng hoài

(Ẩn dòngThơ Quỳnh, Hoàng Xuân Sơn)

Quỳnh Thi là tên Nàng Thơ. Thơ Quỳnh.

Tiền kiếp Em vốn cấu tứ đặn đầy, nghiêm túc chỉnh khuôn. Cho đến một đêm u tịch trăng mờ, nhà thơ vén rào mần một trận phiêu hốt bỏ mặc giai nhân bên hồng lạp. Nàng Thơ ngậm ngùi nơi cõi tối, ưu sầu trong trơ trọi. Từ đó Em là Hoa. Hoa chờ Trăng. Em thành Quỳnh Hoa, Dạ Quỳnh buổi tối, Nguyệt Quỳnh đêm trăng… Và biết đâu mang chút hồn Quỳnh Như thao thức một Phạm Thái?

tựa như mình
khóc
rỗi

(thơ ngắn)

Bài thơ đầu tiên của Thơ Quỳnh ngắn chỉ 3 câu, vỏn vẹn 5 chữ mà mở một lũng trời lồng lộng quỳnh tương phôi pha nguyệt tận. Ông Hoàng xuống hàng đột ngột, ngắt ngoẻo như ông vẫn thư thả cước trình lục bát. Tựa như mình, là khơi vơi đứng dựa vào chính ông hay bồng phiêu phút giây thiên nhai tiêu sái?
(more…)

T.Vấn

bia_tho_quynh-hoang_xuan_son

Tôi nhớ có đọc trong một bài phỏng vấn Hoàng Xuân Sơn, ông trả lời một câu gì đó về việc hát hỏng , rằng việc ca hát có phải là nghề nghiệp của ông không? Dĩ nhiên câu trả lời là không vì cho đến lúc tôi viết những dòng này thì chưa đọc, nghe, thấy, ở đâu người ta đặt danh xưng ca sĩ trước tên Hoàng Xuân Sơn. Nhưng phần tôi nhớ rất rõ của câu Hoàng Xuân Sơn trả lời là với phong trào ca hát ngày càng rầm rộ, từ đàn chay (thùng) đến karaoke, đến keyboard này nọ thì khán giả lại càng quan trọng hơn ca sĩ, rằng đã đến lúc ca sĩ phải trả tiền để khán giả vỗ tay. Bây giờ nhớ lại, tôi có cảm tưởng nếu dùng câu nói tự diễu cợt ở trên của Hoàng Xuân Sơn để nói về thi sĩ và người đọc thơ tưởng cũng không kém phần . . . chính xác.
(more…)

Nguyễn Thị Khánh Minh

bia_tho_quynh-hoang_xuan_son

Nguyên câu thơ trên là, hồn nhiên một đóa nở ra vô thường, trong bài thơ quỳnh tôi viết năm 1996, tôi nhắc ra đây vì nhân hôm nay đọc bản thảo Thơ Quỳnh của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn (HXS). Không tự nhiên mà tôi liên tưởng Quỳnh của HXS đến một loài hoa thay vì, rất có thể, là tên một người, bởi trong lời Thưa, tác giả nói, Những bài trong tập này, nếu được gọi là thơ; cũng chỉ là những hương sắc vô thường của đất trời bắt gặp, theo cảm nghĩ riêng của người viết. Trong một khoảnh khắc thoáng có, trăm ý rời cũng giống như quỳnh hương, thoạt đến, rồi tản mạn vào đêm.
(more…)

Phan Ni Tấn


Từ trái: Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn và tác giả

Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn, từ khi tôi quen biết gần 40 năm qua, đến nay tên tuổi anh vẫn sáng chói trên vòm trời thi ca Việt Nam. Khởi viết từ trong nước trước 1975, một người mang danh thi sĩ như Hoàng Xuân Sơn đã sống hết lòng với sự chân thành, mê đắm, dâng hiến trọn vẹn đời minh cho thi ca. Sau ba thi tập Viễn Phố, Huế Buồn Chi Lục Bát Hoàng Xuân Sơn, cũng như rất nhiều thơ phổ biến trên các diễn đàn internet, người đọc nhận thấy thơ Hoàng Xuân Sơn là thơ của quê hương, đất nước, của tình yêu, thân phận và tình người. Chính vì thế mà người ta quen gọi Hoàng Xuân Sơn là nhà thơ, dù đứa con tinh thân thứ tư của anh vừa xuất bản mang tên Cũng Cần Có Nhau bằng văn xuôi trong đó kèm theo những trang thơ mà anh gọi là “phóng bút”.
(more…)

Phan Tấn Hải

bia_cung_can_co_nhau

Little Saigon (VB) — Buổi ra mắt sách tại Viện Việt Học đã trở thành một buổi hội ngộ của nhiều văn nghệ sĩ, và cũng là một đêm nhạc với nhiều kỷ niệm khó quên.

Nhiều thành viên nhóm CPS một thời — nơi đã khai sinh ra Quán Văn huyền thoại với Trịnh Công Sơn, Khánh Lý, Lê Uyên Phương, Phạm Duy, Từ Công Phụng, Hoàng Xuân Giang… trình diễn nhạc cho sinh viên — đã gặp nhau hôm Chủ Nhật ở hội trường Viện Việt Học, và ai cũng tóc bạc cả rồi: Hoàng Xuân Sơn, Phạm Phú Minh, Đỗ Quý Toàn (tức Ngô Nhân Dụng), Đỗ Việt Anh (tức Đỗ Tăng Bí, người có sáng kiến lập Quán Văn), Hà Tường Cát…

Cuộc điểm danh ngậm ngùi khi nhắc tới nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, người từ hoạt động CPS đã đứng ra thành lập Ban Trầm Ca, rồi từ ban này sau đó hóa thân thành Phong Trào Du Ca.
(more…)

Bùi Văn Phú
Đọc “Cũng Cần Có Nhau”. Phóng bút của Hoàng Xuân Sơn. Nxb Nhân Ảnh 2013. 374 trang

bia_cung_can_co_nhau

Năm lớp 7 ở trường Thánh Tâm, Ngã ba Ông Tạ, tôi học văn với thày Trần Văn Thuận. Một hôm thày kể cho nghe về vụ nổ súng tại Đại học Văn khoa Sài Gòn trong một đêm văn nghệ với Khánh Ly, Trịnh Công Sơn. Thày Thuận thích nhạc Trịnh và thỉnh thoảng mang đàn vào lớp hát cho học trò nghe.

Những năm học cấp hai, là một học trò năng động nên giờ sinh hoạt hiệu đoàn của thày Nguyễn Văn Khải tôi thường lên thuyết trình, cùng một bạn trong đội hát những ca khúc quen thuộc của Y Vân, Trịnh Công Sơn.

Thích sinh hoạt nên ở cấp ba tôi cũng tham gia văn nghệ, bích báo tại trường Nguyễn Bá Tòng.

Nhưng lên đại học thì không chỉ có lòng đam mê hoạt động là được. Phải là người quốc gia hay cộng sản, như một đàn anh đã nói khi tôi và Hoà, hiện ở Úc, muốn ứng cử vào ban đại diện sinh viên khoa học và luật khoa.
(more…)

Trangđài Glasssey-Trầnguyễn

hoang_xuan_son_4
Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn

Hoàng Xuân Sơn. Một cái tên vững chải, thanh nhàn, tươi thắm.  Âm thanh trong trẻo.

Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trước một ngọn núi vào Xuân, hoa vàng phun trào. Hãy mang theo hình ảnh đó khi bạn bước vào “Cũng Cần Có Nhau,” phóng bút của Hoàng Xuân Sơn. Bước vào một tâm thức ‘bên-lề,’ như tác giả nói. Ông đã chiếm cho mình sự tự do hoàn toàn: không chọn hồi ký, không đứng giữa dòng. Chỉ phóng bút, kể chuyện bên lề (tr. 13). Tuy khiêm cung tự coi mình là “một kẻ làm thơ lưng chừng ở sự lười biếng” (tr. 11) nhưng Hoàng Xuân Sơn đã nhuộm thi tính vào từng trang trong tập sách Cũng Cần Có Nhau.
(more…)

Nguyễn Vy Khanh

hoang_xuan_son
Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn

Hoàng Xuân Sơn tác-giả các tập thơ Viễn Phố (Việt Chiến, 1989), Huế Buồn Chi (Tác giả xb, 1993), Lục Bát Hoàng Xuân Sơn (Thư ấn quán, 2004), từng và hiện thường xuyên có mặt trên nhiều tạp-chí ở hải-ngoại dưới tên thật hoặc các bút hiệu Sử Mặc, Hoàng Hà Tỉnh, Vô Định,… Qua ngôn-ngữ thơ, Hoàng Xuân Sơn một mực nòi tình và rất Huế. Cuộc tìm giao cảm bắt đầu với con chữ và liên tục, thiết tha.
(more…)

Vũ Hoàng Thư

bia_cung_can_co_nhau

Nóng hắt cuối mùa một lần chót. Đầu tháng 9 âm âm tĩnh điện nhớ về một hâm hả ngày xa. Đọng từng giọt mồ hôi lăn tròn nhọc nhằn trầm uất một thời. Không cần gọi nắng vì nắng đã nung chín trên những làn da sạm của trái và dàu màu của hoa cuối mùa. Vàng võ lẩn khuất nét xanh xao trắng xám… Em gầy từng nỗi phúc âm im lìm tường trắng giáo đường. Cũng Cần Có Nhau – Hoàng Xuân Sơn đến như một chờ đợi đã lâu. Một vài chương trong sách đã đăng trên mạng trước đây từ tiềm thức ngủ yên về đánh động cơn sấm gọi bừng.

Đã có một thời như thế… Ông Hoàng mở đầu như vậy. Nhà thơ không dùng 6-8 sở trường khơi vơi gùn ghè thang bậc, loại bước thang nhìn phía dưới chông chênh địa vực, ngước lên trên khốc liệt ngôn từ. Thi sĩ gọi lần này là một phóng bút vẽ lại sương hoa đã không còn, ôi phù du…
(more…)

Lê Quỳnh Mai


Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn

Tiểu sử

Hoàng Xuân Sơn: tên thật, bút hiệu. Bút hiệu khác: Hoàng Hà Tĩnh, Sử Mặc. Nguyên quán: Nhân Thọ-ĐứcThọ – Hà Tĩnh. Sinh quán: Vỹ Dạ – Phú Vang – Thừa Thiên (Nhâm Ngọ). Cử nhân giáo khoa triết học tây phương – Đại học Văn Khoa Saigon, Cao học chính trị kinh doanh – Saigon/Đà Lạt. Trước 75: làm công chức, dạy học Khởi viết từ năm 1963. Thơ xuất hiện trên các tạp chí Văn, Chính Văn, Nghiên Cứu văn Học, Khởi Hành, Thời Tập, Nhà văn . . . Định cư tại Gia Nã Đại (Montreal) từ tháng 11/81. Cộng tác với đa số tạp chí văn học ở hải ngoại và trên liên mạng Góp mặt trong nhiều tuyển tập văn chương.
(more…)

Nguyễn Ước

Buổi sáng một kỳ nghỉ thường năm. Ngày dậy muôn. Ðêm qua lại mơ thấy mình gánh nước ra biển.. Thắp điếu thuốc đầu ngày. Rượu đỏ sóng sánh ly. Trầm Tú hát rất sâu rất nồng nhạc Trịnh Công Sơn. Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà… Người chợt nghe mình như đá, đá lăn, vết lăn buồn… Mở tình cờ một trang thơ Hoàng Xuân Sơn. Ðêm khuya xác bướm trăng tà / trong vườn rụng một bông hoa tưởng người. Người là mẹ, là em, là Huế? Huế Buồn Chi. Sao lại buồn chi. Buồn chi mô. Buồn làm chi. Buồn chi lạ. Chi cũng buồn. Bướm chết. Trăng tà. Hoa rụng. Người đi mất hút trong đời vì hoa đời vướng lại thành quách cũ hoặc kẻ ở hiu hắt tưởng tiếc người lỡ dại đi.
(more…)