Posts Tagged ‘Lữ Quỳnh’

Trần Văn Nam


Nhà văn Lữ Quỳnh

Đọc những bài thơ và truyện của nhà văn Lữ Quỳnh, độc giả chắc đều chung mang cảm nhận được nghệ thuật thiên về tác dụng gây xúc cảm nghệ thuật trong thơ (những tiếng vang vọng và hình ảnh nghiêng về hội-họa); và nội-dung nếu là truyện về chiến tranh thì đều có tính phản-chiến không mang màu sắc chính trị. Những điều này thật rõ ràng, và cũng chính vì vậy mà khi bàn về thơ truyện của Lữ Quỳnh, người viết bài này ngại có sự trùng lẫn với những bài viết của vài tác giả khác. Bắt gặp những câu thơ nào đắc ý nhất có thể tùy theo từng người, và cũng có thể đều cùng bắt gặp bởi cảm-thức đồng hành, do vậy lời bàn chắc phải bàn bằng những lời lẽ giống nhau, hay gần giống nhau. Văn hóa vốn thuộc truyền thống và cộng đồng, sự tương tự là lẽ tất nhiên.
(more…)

Đỗ Trường


Nhà văn Lữ Quỳnh

Sau 1954, Việt Nam bị cắt làm đôi, với hai thể chế chính trị hoàn toàn trái ngược nhau. Cũng như kinh tế, và xã hội, mỗi miền đều có nền văn học riêng của mình. Nếu văn chương miền Nam như bản nối dài của dòng văn học hiện thực lãng mạn, thì miền Bắc mở ra thời kỳ văn học tuyên tuyền, minh họa đường lối lãnh đạo của Đảng CS. Ngoài ra, do điều kiện địa lý tự nhiên cũng như lịch sử để lại, chúng ta có những đặc tính văn hóa của mỗi vùng, miền khác nhau. Từ đó đã sản sinh ra những nhà văn, nhà thơ với ngôn ngữ, văn phong, bút pháp nghệ thuật mang dấu ấn đặc trưng của từng vùng, miền ấy. Do vậy, khi đọc một cuốn sách, nếu tinh ý một chút, ta có thể nhận ra, quê quán, nơi sinh trưởng của tác giả.

Vài tuần trước, có một nhà văn tặng tôi cuốn Những Cơn Mưa Mùa Đông, viết trước 1975 của Lữ Quỳnh. Tuy đã nghe tên tuổi từ lâu, nhưng quả thực đây là lần đầu tiên, tôi được đọc nhà văn này. Văn ông không có cái sắc, cái chua cay của đất Bắc, không có cái bộc trực, ngộ nghĩnh như đất phương Nam, mà nó thâm trầm, lắng đọng, thoảng như có Nhã Ca, Phạm Ngọc Lư, Nguyễn Thị Hoàng…ở trong đó. Và cái chất miền Trung xứ Huế ấy, đọc vào là ngấm, say như men rượu, buộc ta phải kiếm tìm, nghiền ngẫm.
(more…)

Nguyễn Lệ Uyên


Nhà thơ Lữ Quỳnh

Thế hệ chúng tôi không có tuổi trẻ và được gọi với cái tên rất mực mỹ miều nức nở: Thế-hệ-chiến-tranh. Thuật ngữ này vừa bi hùng lẫn bi hài. Và rồi chiến tranh cũng qua đi mà không có hòa bình, không cả đoàn tụ. Anh em bạn bè lưu tán tứ phương. Ngó tới ngó lui, cái thế hệ ấy cũng đã trên dưới bảy mươi! Nghĩa là đang ở lứa tuổi, nói theo ông bạn nhà thơ thiền giả Đỗ Hồng Ngọc, là bắt đầu tuổi hườm hườm, chuẩn bị chín rục. Thoắt nghe cũng gờn gợn thịt da, trong vài lần chợt nghe tiếng chim rớt giữa đêm khuya khoắt.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Lữ Quỳnh, Với tập truyện Cát Vàng, truyện vừa Những Cơn Mưa Mùa Đông, truyện dài Vườn Trái Đắng, ký Đi Để Thương Đất Nước Mình – nhà văn? Với tập thơ Sinh Nhật Của Một Người Không Còn Trẻ, Những Giấc Mơ Tôi, Mây Trong Những Giấc Mơ – nhà thơ? Là nhà sáng lập và công tác thường xuyên qua nhiều giai đoạn của tạp chí Ý Thức? Là tác giả của những con chữ lang thang không ngày tháng?

Với riêng tôi, từ những bài thơ và những truyện ngắn đầu tiên tôi đọc lúc thời còn đi lính ở Pleiku, tôi đã có những ấn tượng về một tác giả mà tôi rất xa lạ và chưa hề gặp mặt. Đó là những cuộc sống mà anh diễn tả gần cận đời thường nhưng có chuyên chở những thông điệp khá nhân bản. Nếu gọi là phản chiến thì có một phần nhưng thiên tả thì không. Đó chỉ là sự thoáng qua và tôi nghĩ lại, cách nay nửa thế kỷ…
(more…)

Nguyễn Quang Chơn


Lữ Quỳnh

Anh Lữ Quỳnh, tên thật Phan Ngô, người làng Mỹ Lợi – Huế, nơi sinh ra đức Từ Cung Hoàng Thái hậu. Anh là bạn thân thiết của Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Bửu Chỉ, Bửu Ý… Trước 1975, anh đi dạy, viết văn và đi lính. Giới văn nghệ biết đến anh là người thành lập nhóm Ý Thức cùng với Ngy Hữu, Lữ Kiều… Những tác phẩm của anh như Cát Vàng, Sông Sương Mù, Những Cơn Mưa Mùa Đông…, vẫn còn được nhiều người tìm đọc. Gần đây nhất (2016), anh in tuyển tập một số văn thơ và những bài viết của bạn bè về anh với tựa đề Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng

Trong quân đội, anh là sĩ quan Quân y, từng đóng ở tổng y viện Duy Tân mà nay là Bv C 17 Đà Nẳng và quân viện Quy Nhơn, tại đây đơn vị anh đã từng bất ngờ và vinh hạnh đón nhận, cấp cứu 13 quân nhân anh hùng còn sống sót trên một chiếc bè cao su trôi giạt, trong cuộc chiến Hoàng Sa anh dũng với Trung cộng năm 1974…
(more…)

Phan Tấn Hải

bia_nhung_con_chu_lang_thang

Hình dung thế nào về tác giả Lữ Quỳnh? Như một nhà thơ, hay như một nhà văn, hay như một người chiêm ngắm cuộc đời? Nhìn từ bất cứ hướng nào, có lẽ cũng không đủ chữ để nói về Lữ Quỳnh, một tài năng văn học rất mực đa dạng.

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhìn về Lữ Quỳnh: “Ôi, thời đó chúng tôi lãng mạn biết chừng nào, ngây thơ biết chừng nào…”

Nhà thơ Du Tử Lê nói về họ Lữ: “…đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi vẫn còn nghe thoảng hương thơm của lòng nhân hậu.”
(more…)

Phan Tấn Hải

lu_quynh-phan_tan_hai
Thi sĩ Lữ Quỳnh – Ảnh: Phan Tấn Hải

Thơ của Lữ Quỳnh… những trang thơ Lữ Quỳnh. Điềm đạm, dịu dàng, trong vắt, ẩn mật…

Thêm nữa, hình như đọng lại trong  các dòng thơ anh là một nỗi buồn. Mỗi khi đọc thơ anh, dù một hay vài bài, tôi vẫn tự hỏi, phải chăng đó là những nỗi buồn lặng lẽ, rất mực lặng lẽ, được chép lại trên giấy thật vội để không kịp trở thành những niềm vui… Vậy đó, từ sâu thẳm của một thâm cảm về cõi hư huyễn này, thơ Lữ Quỳnh đã hiển lộ như một hướng vọng về Tịnh Độ, một cõi ẩn mật trong vắt hiện ra giữa các dòng chữ của anh.
(more…)

Phan Ni Tấn

bia_nhung_giac_mo_toi_1

Dĩ nhiên trong những giấc mơ tôi, thỉnh thoảng tôi loáng thoáng bắt gặp cái tôi của tôi và bạn bè tôi trong những giấc mơ tôi của Lữ Quỳnh. Thì cũng chẳng có gì khác đâu, mà cũng chẳng có gì mới, nhưng không bao giờ cũ, ngoài những bóng dáng con người trôi nổi giữa dòng đời sống còn hay đã mất. Suốt tập thơ Những Giấc Mơ Tôi của Lữ Quỳnh cứ bàng bạc những con người đứng thẳng làm nên lịch sử, những con người văn chương tên tuổi, có cả những con người bất hạnh lẫn chất người lơ quơ, trật vuột. Ừ, thì cũng bạn bè xung quanh. Cũng cà phê, nước trà, thuốc lá. Cũng đàn hát. Cũng chai black label, chai chivas.Và rượu đế chấm thuốc rầy v.v…
(more…)

Nguyễn Lệ Uyên

bia_may_trong_nhung_giac_mo-tho_lu_quynh

Sau Sinh Nhật Của Một Người Không Còn TrẻNhững Giấc Mơ Tôi, do nhà Văn Mới ấn hành năm 2009 và 2013, đều mang tâm trạng của những mất mát, chia lìa; những hồi tưởng về khoảng bóng nắng cuối ngày lắt lay ở một quán cà phê nào đó giữa Sài Gòn, nhìn những cánh bông giấy rực lửa, ly rượu cầm trong tay, một mình mà tưởng chừng như đang ngồi đối ẩm với người bạn thiết đã chia tay anh và với mọi người, vĩnh viễn.

Cõi thực và mộng trong hai tập thơ trên khiến người đọc phải giật mình, cúi nhìn lại và săm soi với ngay cả chính mình ở thì hiện tại lẫn quá khứ :

Tôi không còn trẻ để cầm tay em nữa
Nhưng lòng luôn sẳn lửa cho em.

(Chiều mưa trên thành phố nhỏ)
(more…)

Nguyễn Lương Vỵ

bia_may_trong_nhung_giac_mo-lu_quynh

Sau hai tập thơ đã ấn hành (Sinh Nhật Của Một Người Không Còn Trẻ, NXB Văn Mới, Califorina, 2009 – Những Giấc Mơ Tôi, NXB Văn Mới, California, 2013), cuối tháng 7.2015 vừa qua, nhà thơ Lữ Quỳnh đã ấn hành tiếp tập thơ thứ 3, Mây Trong Những Giấc Mơ, với một tâm thức nhẹ nhàng, thanh thoát như Mây và một cảm xúc sâu lắng, nhưng rất an nhiên tự tại:

giao thừa thức giấc
nhìn vầng trăng khuya
lời ba la mật
thoảng giữa trời hương
âm âm tiếng hạc
bài kệ đầu năm
mở lòng. bát ngát
một trời sao đêm
mười trang đại nguyện
vọng từ đáy tim
con. nam mô Phật

(Bài Đầu Năm)
(more…)

Nguyễn Chí Kham

lu_quynh-buu_chi

Thị xã Tam Kỳ nằm dọc theo quốc lộ I. Không lớn, nhưng cũng khá nhộn nhịp với mọi sinh hoạt, thường vui nhất vào hai ngày cuối tuần. Có vài ba khách sạn, nhiều cửa hàng buôn bán lớn nhỏ, còn quán ăn rải đều dọc theo các khu phố. Và, ở đây, cũng có đến bốn cửa hiệu bán sách báo. Ở ngoài đơn vị mỗi khi được về hậu cứ, tôi dành hết thời gian nghỉ đi chơi phố , tìm vào quán ăn, quán cà phê, rồi chỗ thường dừng bước lâu nhất là ở hiệu sách. Một hiệu sách lớn , bảng hiệu Quang Phú còn được coi là địa điểm họp mặt của các giáo chức cùng một số anh em văn nghệ trong tỉnh.

Trước 75, các tạp chí văn học nghệ thuật hầu hết được xuất bản ở Sài Gòn, số độc giả nhiều hơn hết là Bách Khoa, Văn, Văn Học, Thời Tập. Nơi bốn tạp chí này, không chỉ là đất dành riêng cho các nhà văn tên tuổi hay đã có danh tiếng, mà còn có sự góp mặt của số đông cây bút trẻ xuất sắc như Y Uyên, Lữ Quỳnh, Trần Hoài Thư, Trần Doãn Nho, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Lệ Uyên, Hồ Minh Dũng, Mường Mán, Thành Tôn, Hạc Thành Hoa, Thái Tú Hạp, Trần Yên Du… Về tôi chỉ làm độc giả, nói cho thật dễ thương mình là người lính rất yêu văn nghệ. Tôi thích đọc loại sáng tác, phổ biến là thơ và truyện ngắn, và thường quan tâm nhiều đến những sáng tác các bạn trẻ cùng trang lứa tuổi với mình.
(more…)

Nguyên Minh

nguyen_minh-lu_kieu-lu_quynh-tu_hoai_tan
Từ trái: Nguyên Minh, Lữ Kiều, Lữ Quỳnh và Từ Hoài Tấn

Bây giờ sau hơn nửa thế kỷ, khi ngồi viết lại những giòng chữ này, tôi vẫn khẳng định một điều: Nếu không có Lữ Quỳnh thì không có Nguyên Minh.

Phải, từ năm 1958 tôi về quê nội. Huế. Tôi mới bước chân vào giới văn chương. Thuở ấy ở đất Thần Kinh có rất nhiều nhóm như một văn đoàn nho nhỏ tập họp những học sinh, sinh viên tập tểnh làm thơ, viết văn. Gió Mai  nằm trong trường hợp đó. Khởi đầu chỉ có 4 người: 2 chàng bắt đầu từ chữ Lữ : Lữ Kiều, Lữ Quỳnh và 2 chàng trùng tên chữ sau, Linh: Thùy Linh, Hoài Linh. Khi tôi, Châu Văn Thuận, Hồ Thủy Giũ nhập bọn thì Hoài Linh đã vào Nam bỏ cuộc chơi. Ngày đầu tiên tôi dự buổi họp mặt với nhóm Gió Mai, tôi ngồi bên Lữ Quỳnh. Những khuôn mặt xa lạ đang hào hứng nói về văn chương là những cậu học trò tuổi chưa tới 17 ở xứ Huế này làm tôi hơi khớp. Lữ Quỳnh đưa bàn tay năm ngón dài nắm lấy tay tôi như truyền hơi ấm, rồi anh cất giọng đọc một bài thơ để tặng người bạn văn là tôi từ miệt xa mới nhập cuộc.
(more…)

Khuất Đẩu

lu_quynh-bang_huu
Từ trái: Đinh Cường, Lữ Quỳnh, Nguyễn Lệ Uyên, Khuất Đẩu và Huyền Chiêu

Tôi gặp anh lần đầu ở tuổi ngoài bảy mươi. Anh từ Sài Gòn ra, tôi từ Ninh Hòa tới, trong căn nhà lộng gió của Nguyễn Lệ Uyên, ở Tuy Hòa.

Gặp nhau lần đầu nhưng không bỡ ngỡ. Vì trước đó, chúng tôi đã từng biết nhau qua những trang viết. Mà những trang viết của mỗi người, tuy không nói về mình, nhưng cái “hồn” của người viết vẫn cứ hiện ra: tôi, dữ dội, cay chua, anh thâm trầm, nhân ái.

Trong buổi gặp đó, tuy không uống rượu (vì bệnh), nhưng anh vẫn lấy từ trong túi xắc ra một chai whisky, có lẽ mang từ Mỹ về để mừng cho buổi gặp mặt.

Chúng tôi, uống ít thôi, nhưng nói khá nhiều. Nói đủ thứ chuyện, không đâu vào đâu.
(more…)

Đinh Cường

ob_vo_phien-dinh_cuong-lu_quynh
Ông bà Võ Phiến, Đinh Cường và Lữ Quỳnh
Quận Cam, 12- 2006

Câu chuyện kể một lần trong tiếng hát
Bến đò xưa mây nước rộng xanh trời
( Bùi Giáng )

Người ngồi đợi mưa, không hiểu sao tôi cứ thích cái truyện ấy của Lữ Quỳnh, khi vẽ bìa cho tập Cát Vàng do Văn Mới – California xuất bản năm 2006. Tôi thấy như đó là hình ảnh của Lữ Quỳnh – hình ảnh người lính trẻ cô đơn trong chiến tranh. Ôi một thời chiến tranh với những băn khoăn, những câu hỏi cứ nóng bừng trong đầu. Một thời để yêu và một thời để chết. Cũng cứ nhớ hoài khi làm bìa cho tập truyện dịch ấy của Erich Maria Remarque cho nhà xuất bản An Tiêm – SàiGòn khoảng năm 1970…

Lữ Quỳnh, nhà văn, nhưng tôi lại đọc thơ Lữ Quỳnh rải rác trên các báo cũ xưa còn lại, như Thời Nay, Bách Khoa, Văn rất sớm. Không kể tạp chí Ý Thức mà anh là một trong số những người chủ trương. Nguyên Minh là linh hồn của Ý Thức cho đến tận bây giờ. Chỉ có những bạn anh từ thời đi học, lập nhóm văn chương, mới hay gọi anh là Ngô (tên thật anh là Phan Ngô). Hình như Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ, Tôn Thất Văn và tôi chưa gọi Ngô bao giờ, mà chỉ gọi Lữ Quỳnh. Cũng không tìm hiểu bút hiệu ấy do đâu mà có.
(more…)

Cao Kim
Gửi Lữ Quỳnh

lu_quynh
Nhà văn Lữ Quỳnh

Có lẽ đó là một trong những chuyến đi khó quên của anh, vì nhiều lý do. Sinh nhật “cổ lai hy” của người bạn chí cốt năm xưa. Dự khai mac triển lãm của những người bạn thân,TTM. ĐC. Quay lại một nơi chốn thân quen, nhiều kỷ niệm của một thời tuổi trẻ, cả lúc bắt đầu già. Nhưng khó quên nhất là hình ảnh liêu xiêu của chính anh, một người cao lớn dềnh dàng đang loay hoay tìm chỗ dựa khi vừa rời chân khỏi chuyến xe tốc hành, chấm dứt cuộc hành trình hơn ba trăm cây số. Anh không được khỏe. Bấy giờ chúng tôi mới tìm ra lý do anh bị vấp, suýt ngã đến hai lần ở trạm dừng chân ăn trưa.Anh vừa bảo “mình mới bị vấp ở bậc thềm. Các bạn cẩn thận”, thì ngay sau đó, cả mớ tăm trên tay anh tung tóe khắp sàn nhà vì anh lại suýt té. Tưởng do anh vô ý bởi cặp mắt nhấp nhem sau chiếc kính cận. Không ngờ anh đã có chút vấn đề về sức khỏe. Xuống khỏi xe, anh choáng. Bạn anh dìu hai bên. Một người từng nhũn não. Một người đau cột sống. Cả hai đều nhỏ con hơn anh. Anh nói: Nghĩ cũng vui thiệt , Th. mà phải đỡ mình! Bạn giành xách giùm anh chiếc túi xách nhẹ chứa mấy bộ đồ, ít vật dụng cá nhân cho hai ngày gặp gỡ. Anh đến thẳng phòng tranh. Giờ khai mạc đã qua trước đó vài tiếng nhưng bạn bè vẫn còn tụ tập, cốt để chờ đón những người lên sau. Đến lúc đó, anh mới phát hiện chiếc điện thoại cầm tay của mình đã rơi tự lúc nào! Lòng anh hơi hoang mang. Mình đã tệ thế sao! Nhưng anh vẫn cố cười để bạn khỏi mất vui.
(more…)

Nguyễn Thị Khánh Minh

nguyen_thi_khanh_minh-bang_huu-2014
Đinh Cường, Lữ Quỳnh, Nguyễn Thị Khanh Minh và Thành Tôn

Một buổi sáng tháng 7 của mùa hè này, tôi được gặp gỡ ba người anh trong cõi văn chương.

Một đến từ Virgina, nơi quanh năm rét mướt, nên hơi cọ đầy lửa, lửa xanh khơi từ trái tim phết lên tranh sắc mầu của hy vọng, hoạ sĩ Đinh Cường.

Một đến từ miền bắc Calif. miền đất nở ra một thung lũng hoa vàng thơ mộng, nên thi sĩ đi trong thời gian của mình những bước thao thức của giấc mơ, người thơ Lữ Quỳnh.

Một, ở ngay đây, lần đầu tôi được diện kiến dù từ lâu đã văn kỳ thanh, nhà thơ Thành Tôn, nhớ nhất câu thơ của anh, buổi sáng soi gương và đội mũ/ lòng đã hồ nghi khuôn mặt quen. Đôi khi soi gương tôi cũng có cái nhìn ngờ ngợ mình như thế.
(more…)

Lê Ký Thương
Gửi Lữ Quỳnh

lu_quynh-buu_chi

Bạn tôi vốn mê văn chương, cái chữ, từ tuổi mười lăm mười sáu. Mãi tới tuổi năm mươi mới có cơ hội làm sách, mới được tận mắt nhìn những hàng chữ in vi tính tròn đều trên tờ giấy “can”, trực tiếp làm quen với “bình bài” trên “support”, mới biết phơi bảng là gì, mùi mực in hăng mũi, mùi giấy in còn tinh thơm là gì, v.v…

Đó là thời kỳ bắt đầu “đổi mới” của nhà nước. Các nhà xuất bản ở thành phố này bắt đầu hé cửa cho tư nhân hợp tác làm sách. Trăm hoa nở rộ của nhà sách tư nhân lẫn nhà sách quốc doanh. Bạn tôi trở thành người làm sách. Bỏ tiền mua tác quyền, bỏ tiền thuê in, chạy tìm nơi phát hành, ký gởi… Tất bật với công việc. Thế mà bạn vui vì được làm sách. Nhà văn thời này không cầm bút được, thì việc làm sách, gần với chữ nghĩa, cho đở ghiền vậy. Bạn tôi nghĩ thế.
(more…)

Đỗ Hồng Ngọc

chu_tram_nguyen_minh_va_bang_huu_quan_van
Nguyên Minh- Đỗ Hồng Ngọc- Đinh Cường- Thân Trọng Minh- Chu Trầm Nguyên Minh
Elena- Lữ Quỳnh ( Quán Văn 12- 2013 )

Đó là tựa một trong những bài thơ mới nhất của Lữ Quỳnh, từ một câu hỏi của Đinh Cường “sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì”. À mà, không phải câu hỏi đâu! Tiếng kêu đó. Tiếng kêu thảng thốt, hoang mang như tiếng “lạc bầy kêu sương” thì đúng hơn. Và tôi nữa. Tôi cũng muốn kêu lên như vậy: “sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì…” với một chút khắc khoải, âu lo, thực ra cũng chỉ vì méo mó nghề nghiệp. Thì ra có một quãng khá lâu, Lữ Quỳnh lặng tiếng. Gần đây, đột nhiên anh bung ra một lúc nhiều bài thơ với một phong cách mới, những bài thơ dành riêng cho bạn bè, gọi tên từng người thân quen. Như một cõi riêng.
(more…)

Nguyễn Lệ Uyên

lu_quynh
Nhà văn Lữ Quỳnh

Lần đầu tiên tôi “gặp” anh, bắt đầu bằng truyện dài Những cơn mưa mùa Đông, rồi đến những truyện ngắn đăng rải rác trên các báo văn nghệ Sài Gòn.

Anh là một trong những người chủ trương tạp chí Ý Thức, hậu duệ của Gió Mai ở Huế. Các thành viên của nhóm tôi đều may mắn gặp mặt và trò chuyện dông dài về văn chương, nhưng riêng anh, mãi đến năm 2007 khi từ San Jose về VN ăn tết, anh và Nguyên Minh chịu khó ngồi 12 tiếng trên tàu lửa ghé thăm tôi đúng ngày mồng 4 tết.

Trôi nổi theo vận nước. Gặp nhau muộn màng. Muộn vẫn là gặp nhau, nhưng hơn hết là “kiến kỳ hình” sau gần nửa thế kỷ “kiến kỳ văn” của anh.
(more…)

Trần Hoài Thư

lu_quynh-nguyen_song_ba
Nhà thơ, nhà văn Lữ Quỳnh
qua ống kính Nguyễn Sông ba

Lữ Quỳnh là bút hiệu của Phan Ngô, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên-Huế. Thân phụ mất sớm, lúc một  tuổi. Tuổi nhỏ phần lớn sống tự lập. Học sinh Quốc Học – Huế, 1959-1962. Dạy học, trường Bán công Vinh Lộc 1962-1963. Cựu Sĩ Quan VNCH (Khóa 19 Trường Bộ Binh Thủ Đức, ngành HC Quân Y). Đơn vị phục vụ : *Tổng Y Viện Duy Tân – Đà Nẵng năm 1965-66. *Tiểu đoàn 22 Quân Y (SĐ22BB) – Bình Định, năm 1967-70, *Quân Y Viện Quy Nhơn, năm 1971-75. (tài liệu trên Internet)

Tôi và Lữ Quỳnh có nhiều điểm chung. Cùng năm sinh. Cùng cảnh hẩm hiu của một đứa bé không thấy mặt cha từ khi còn quá nhỏ, cùng học Quốc Học – Huế, cùng gốc lính sư đoàn 22 BB, cùng viết cho Bách Khoa, Ý Thức và bây giờ, cùng ở Mỹ, tiếp tục cùng văn chương chữ nghĩa.
(more…)

Nguyễn Lệ Uyên

lu_quynh
Nhà thơ Lữ Quỳnh

Tay với trời cao không thấu nổi
Tuổi già mất bạn cũng mồ côi

(LQ)

Rất có thể Lữ Quỳnh đã làm những câu thơ đầu tiên trước khi viết những trang văn. Nhưng rồi, văn của ông được ấn hành trước những tập thơ. Đối với Lữ Quỳnh, cái trước và cái sau, hình như không phải là dấu mốc để văn chương của ông khởi đi. Bởi văn ông viết, có rất nhiều trang, nhiều đoạn như thơ. Đó là nét đặc thù của một Lữ Quỳnh, chàng nghệ sĩ luôn tìm kiếm một nửa đã mất trong ông. Cái nửa ấy là người tình, người bạn, là góc phố, là cơn mưa, là tuyết trắng…là những gì ông đã đến với, và rồi chúng đã “bỏ rơi ông”, một mình, cô độc.
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai

lu_quynh
Nhà thơ Lữ Quỳnh

Lữ Quỳnh là một tên tuổi đã có mặt trên văn đàn từ trước năm 1975. Ông cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Mai, Phổ Thông, Ý Thức, Thời Nay, Thời Tập… và sau này, từ năm 2001 ở hải ngoại, ông có bài đi trên Văn Học, Khởi Hành… Cát Vàng – tập truyện đầu tay của ông – do nhà xuất bản Ý Thức phát hành năm 1971 (Văn Mới, California tái bản 2006) và Những Giấc Mơ Tôi là tập thơ mới nhất do nhà xuất bản Văn Mới ấn hành năm 2013.

Ông đã thành công trong cả hai địa hạt Văn và Thơ như nhà thơ Du Tử Lê [2] đã nhận xét:

“Trong ghi nhận của tôi về 20 năm văn học miền Nam, có nhà văn Lữ Quỳnh. Nhưng, cũng trong ghi nhận của tôi, Lữ Quỳnh còn là một thi sĩ.

Ông không chỉ là thi sĩ qua những hình ảnh trong văn xuôi.

Ông không chỉ là thi sĩ qua những so sánh, liên tưởng, nhân cách hóa trong khá nhiều truyện ngắn của ông. (Mà,) với tôi, ông còn là thi sĩ chan hòa tính nhân bản, trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa trên lộ trình sống/chết miền Nam điêu linh, 20 năm.”
(more…)

Trần Văn Nam

Ba truyện ngắn trích trong tập truyện Cát Vàng của Lữ Quỳnh (do Văn Mới xuất bản): Cuộc Chơi – Chỉ Còn Kẻ Ở Lại – Bóng Tối Dưới Hầm.

Cuộc chơi nói về cái chết rủi may của những người lính trong thời chiến. Hai người bày cuộc rút thăm để thi hành một nhiệm vụ, chắc là thám kích hay đi gỡ mìn gì đó. Người trúng thăm phải lên đường ngay trong đêm thì đã không chết, mà người đàn ông may mắn bắt thăm ở lại thì chết một tháng sau vì đạp phải mìn. Truyện ngắn này có thể phân thành ba hồi: cuộc đối thoại để bắt thăm giữa hai người lính một già một trẻ; cuộc đối thoại giữa người ở lại với thiếu nữ (người lính trung niên này có tình yêu đơn phương hướng về thiếu nữ); thứ ba là cuộc đối thoại giữa người lính trẻ với chủ quán (và người thanh niên này thì thờ ơ với thiếu nữ). Một truyện khá ngắn mà gồm ba hồi như vậy, cũng đã là dấu vết cho ta nhận ra tác giả rất chú trọng về kết cấu. Đây là ví dụ khởi đầu làm cho ta thấy kết cấu chặt chẽ khi viết truyện ngắn của Lữ Quỳnh.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Tôi đọc “Sinh nhật của một người không còn trẻ” thơ Lữ Quỳnh. Cái cảm giác “không còn trẻ” có phải là chưa về già, hình như trong tâm cảm và thơ có điều gì , nửa như tiếc nuối , nửa như nhớ về. Ở đời thường , thi sĩ là một người dễ mến với nụ cười trên môi qua đôi mắt long lanh sau đôi kính cận . Thế mà , đọc thơ sao nghe như có một điều gì lặng lẽ tha thiết trong tâm. Thơ là ngôn ngữ của lặng thầm , và là những hồi ức mà suốt đời thi sĩ không bao giờ quên được.Thời gian mấy chục năm , đối với lịch sử đất nước chỉ là một chớp mắt. Nhưng với một đời người, thì lại là khoảng cách rất lâu. Thi sĩ đã đi và về, trong khoảng cách ấy bằng thơ. Nếu nói thơ là đời sống , không biết có phải là nhận định vội vàng không? Ở cảm quan của một người đọc, tôi thấy như vậy!
(more…)