Posts Tagged ‘Nguyễn Đức Quang’

Trần Trung Đạo


Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011)
Tạ Tỵ

Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.

Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy Mà Đi của Nguyễn Xuân Tân, Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị Đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người. Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.
(more…)

Ngô Nhân Dụng

nguyen_duc_quang_4
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011)

Theo dõi các bloggers ở Việt Nam thì chúng thấy rất nhiều người trẻ đang mang những ước vọng như nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang: “Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người. Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam.” Những ước nguyện viết trước đây gần nửa thế kỷ, cũng không khác những lời thiết tha của Việt Khang bây giờ.

Nguyễn Ðức Quang khác hẳn các nhạc sĩ cùng thời, những năm tang thương nhất trong cuộc chiến tranh Nam Bắc. Phản ứng của Nguyễn Ðức Quang không phải là đau khổ, thở than, tuyệt vọng. Các bài hát của anh toát ra tính chất khỏe mạnh, lạc quan, xây dựng, hướng về tương lai; trong khi anh vẫn ý thức thân phận khốn khổ, nhục nhằn của quê hương mình. Trong thời gian đó nhiều nhà đặt ca khúc khác nổi tiếng từ những phòng trà, những quán cà phê trong thành phố, kéo bao nhiêu người vào cơn mộng mị của họ. Nguyễn Ðức Quang hát cho các thanh niên, sinh viên, học sinh đi làm trại công tác, vì tâm nguyện giúp ích xã hội.
(more…)

Cao Hoàng
Tưởng niệm nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang (mất ngày 27 tháng 3 năm 2011)

nguyen_duc_quang-ta_ty

Tôi phải bắt đầu từ con ngõ nhỏ ấy và vào thời điểm mùa xuân 1975 khi tôi đứng đầu ngõ xem “anh em ta về[1]” . Đó là một cái ngõ cụt bên hông chùa Dược Sư đường Lê Quang Định – Gò Vấp – Sài Gòn .

Ngày xưa còn bé học sử nước nhà thấy vua Quang Trung tiến binh thần tốc. Ngài lệnh: cứ hai anh khiêng một anh trên võng thay phiên nhau đi ngày đêm không nghỉ. Quân Tầu không lượng được sức tiến quân vũ bão đó, nên thảm bại:

“Sĩ Nghị đang đêm trốn khỏi thành
Sông Hồng cuốn xác vạn quân Thanh”

Hồi 17, 18 tuổi, tôi và hai thằng bạn khỏe mạnh nhất đã làm lại cái lối di chuyển thần tốc đó vào một buổi chiều trong trường đua Phú Thọ.
(more…)

Hoàng Kim Châu
Viết thay cho Ban Trầm Ca

nguyen_duc_quang
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011)

Bên giòng sông Đà, dưới chân núi Tản đất Sơn Tây, Cụ Nguyễn Đức Trung đặt một cái tên rất bình thường cho cậu con trai áp út của mình là Nguyễn Đức Quang. Lúc nhỏ Quang đã phải theo chân bố mẹ đi nhiều nơi vì bố của Quang là một công chức. Có lần Quang theo cha đến tận vùng gần biên giới Việt Hoa lạnh lẽo. Trước hiệp định đình chiến Genève ba tháng, Quang theo bố mẹ vào Sàigòn với đứa em út Nguyễn Đức Vinh, bỏ lại người anh cả và ba người chị. Bốn năm sau Quang lại lẽo đẽo lên đường theo bố ra tận Côn Đảo. Cuộc đời giáo chức của Cụ Nguyễn Đức Trung luôn di chuyển đây đó cũng là chuyện bình thường. Nhưng đối với việc học hành của Quang thì gặp trở ngại vì ngoài Côn Đảo lúc đó chưa có trường trung học. Vì vậy mà cậu con trai đất Sơn Tây có cơ hội lang thang dong chơi trên đảo là một địa danh lịch sử đầy nuớc mắt và máu. Năm 1959 Cụ Nguyễn Đức Trung đổi về Đalạt. Từ đó Quang được đi học tiếp những năm trung học rồi lên đại học.
(more…)

Cẩm Loan

nguyen_duc_quang
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011)

Tôi không biết phải nói bao nhiêu lời, viết bao nhiêu chữ, cho xứng với một nhạc sĩ như Nguyễn Đức Quang.

Vào thập niên 70 một lần anh ghé Tuy Hòa dự đêm lửa trại ở Đoàn Học Sinh Phật Tử Nguyễn Huệ chúng tôi, thời đó phong trào du ca “sâu rộng” trong lòng mọi người, nhất là “tuổi thanh niên”. Phải nói, Nguyễn Đức Quang cũng là thần tượng của lớp trẻ thời đó. Cho nên đêm lửa trại hôm đó như không còn giới hạn thời gian, với cây đàn guitare “gỗ”, anh chị em trong đoàn, hát với anh say sưa, không biết mệt là gì! Đúng là “ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn…đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang…”.
(more…)

Trangđài Glassey-Trầnguyễn


Nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang hát trong chương trình “Vết thương vô diện Hòa bình vô danh”

Giỗ đầu Nguyễn Đức Quang. Mưa. Trời lạnh. Một đêm đông nấn ná. Một đêm xuân chưa thành.

Vì lý do sức khỏe, tôi nén lòng, không đến dự lễ giỗ được. Đây không là một sinh họat mở cửa, mà chỉ giữa một nhóm thân hữu, những người yêu quý Du ca Nguyễn Đức Quang. Tôi muốn đi lắm. Nhất là vì lời mời thiết tha của Cô Chú Hoàng Ngọc Tuệ và Hoàng Vĩnh, đôi chim đầu đàn, vốn luôn gắn bó và chăm chút cho Phong trào Du Ca từ những ngày đầu tiên cho đến tận hôm nay. Dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ chính là Chủ tịch đầu tiên của Phong Trào Du C­a Việt Nam, và đã dùng tư gia ở Sàigòn để làm nơi sinh hoạt cho Phong trào từ thời phôi thai.
(more…)

Nguyễn Quyết Thắng


Cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và tác giả

Thấm thoát đã một năm trôi qua ngày Nguyễn Đức Quang, con chim đầu đàn của Phong Trào Du Ca Việt Nam lìa bầy ngày 27-03-2011, nhân dịp giỗ đầu của anh, hồi tưởng lại những sinh hoạt thân thương mà chúng tôi đã có, tôi viết lên đây 1 kỷ niệm tuy thật nhỏ bé, chả có gì gọi là đặc biệt, thế nhưng nó là sự khởi đầu của tôi dính liền với phong trào du ca nói chung và với Nguyễn Đức Quang nói riêng , đã ăn sâu một nền văn nghệ cộng đồng trong tôi và kéo dài mãi cho đến hôm nay, mảnh kỷ niệm này anh NĐQuang vẫn luôn nhớ và đã kể lại cho tôi cùng các bạn nghe trong lần họp mặt ” 30 Năm Sinh Hoạt Cộng Đồng ” tại Cali năm 1997, và tôi cũng có dịp kể lại cho anh và các bạn nghe lại trong buổi văn nghệ ” Tình Ca Ngưỡi Hát Rong ” tại Hòa lan năm 2010 trong dịp anh đi thăm Âu Châu cùng bằng hũu, hôm nay một lần nữa, tôi ghi lại đây với tất cả lòng qúi mến và thương nhớ tới người anh tinh thần NĐQuang của tôi đã muôn trùng xa cách. (Nguyễn Quyết Thắng)
(more…)

Đỗ Quý Toàn


Nguyễn Đức Quang (1944-2011)

“Đường Việt Nam ôi vô cùng vô tận!” Đó là câu đầu một bài hát thời rất trẻ. Nguyễn Đức Quang kể đã đặt bài ca Đường Việt Nam trong lúc đang đi, trên con đường từ Đà Lạt xuống Sài Gòn. Đi một mình, vừa ngắm cảnh núi đồi, làng mạc, vừa hát lên từng câu, sửa, chọn từng tiếng, cho đến khi hoàn thành ca khúc, trên chiếc xe đạp cũ, chiếc xe đi học không phải loại xe leo núi. Vừa đi vừa hát, gọi đúng tên là du ca. “Đi dựng lấy thiên đường! Giống da vàng này là vua đấu tranh!” Bài hát kết thúc như vậy.
(more…)

Phan Ni Tấn

(để nhớ nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang)

Từ trái: nhà thơ Hà Huyền Chi, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang & Phan Ni Tấn, 2005

Tôi đến từ núi lạ
Hát mấy lời tăm tối
Mang dấu buồn trên dòng cuồng lưu
Trong suốt cuộc sinh tồn
Anh có đợi lời tôi
Dù úa tàn mấy ngọn trầm hương
Tôi buồn cuối ngày khiêng lời anh nằm hấp hối
Qua vùng đất xưa du hồn bay về chốn bụi
Quê hương bây giờ chắc cũng buồn vì một tiếng ca
Thầm nuôi lại trái tim ngậm những lời mệt mỏi
(more…)