Posts Tagged ‘Nguyễn Mạnh Tường’

Mạc Văn Trang


Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

Sáng ngày 19/9/2019 Trung tâm Văn hóa Minh Triết, do Cụ Nguyễn Khắc Mai chủ trì, đã tổ chức buổi tọa đàm, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của GSTS Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 2019). Sau buổi tọa đàm Cụ Mai bảo, anh về viết bài nhé. Quả là khó, vì thú thực tôi chưa đọc được gì đáng kể trong số mấy chục công trình của một trí thức lớn, đa tài… Tôi mạo muội chọn cách nhìn khái quát về Nguyễn Mạnh Tường, từ góc độ Tâm lý học; hy vọng phác thảo ra đôi nét về Trí tuệ, Tình cảm, Bản lĩnh của một người Trí thức đầy tài năng, đức độ mà chịu bao nỗi đắng cay…

1. Một Trí tuệ hiếm có

Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16 tháng 9 năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội, trong một gia đình công chức. Tiểu học học tại trường Paul Bert, sau học trường Albert Sarraut, Hà Nội, Nguyễn Mạnh Tường luôn là học sinh xuất sắc. Năm 1926, ông đỗ Tú tài triết học (16 tuổi), hạng ưu, được học bổng sang Pháp học Luật và Văn chương tại Trường đại học Tổng hợp Montpellier (1927). Năm 1929, ông đỗ Cử nhân văn chương, và năm sau đỗ Cử nhân Luật (1930). Tháng 5 năm 1932, ông bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật, với luận án chính: L’Individu dans la vieille cité annamite (Cá nhân trong xã hội Việt Nam cổ) và luận án bổ túc: Essai de synthèse sur le Code de Lê (Tổng luận về luật đời Lê). Tháng 6 năm 1932, ông bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương với luận án chính: Essai sur la valeur dramatique du théâtre d’Alfred de Musset (Giá trị bi kịch trong tuồng của A. Musset) và luận án bổ túc: L’Annam dans la littérature française, Jules Boissières (Việt Nam trong các tác phẩm của Jules Boissières).
(more…)

Thụy Khuê


Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

Trong phần hai của tiểu thuyết Une voix dans la nuit (Tiếng vọng trong đêm), Nguyễn Mạnh Tường dùng hình thức đối thoại để mô tả cuộc chiến một mất một còn giữa người cộng sản và người trí thức, qua các cuộc nói chuyện tay đôi giữa Năng và Tổng Bí Thư; giữa Hiên và Đắc; giữa luật sư Mạn và bác sĩ Xuân. Người đọc tinh ý sẽ nhận ra Hiên và Mạn là hình ảnh Nguyễn Mạnh Tường, Đắc là Nguyễn Hữu Đang, người đến mời Nguyễn Mạnh Tường tham gia phong trào NVGP, và Xuân chính là bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên, người được chánh án Châu (Đặng Châu Tuệ) mời vào đảng Xã Hội cùng một lúc với Nguyễn Mạnh Tường. Tổng Bí Thư xuất hiện hai lần trong tiểu thuyết, lần đầu sau khi hoàn tất chiến dịch Cải cách ruộng đất [trên thực tế, trước tháng 10/1956, Trường Chinh làm Tổng Bí Thư, từ tháng 10/1956 đến tháng 9/1960, Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch kiêm Tổng Bí Thư] và lần thứ nhì, khi Đảng quyết định làm đám ma cho hai đảng Xã hội và Dân chủ [1] lúc đó Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư.
(more…)

Thụy Khuê


Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

Trong buổi nói chuyện trên RFI tháng 9/1995, trả lời câu hỏi: Từ sự đoàn kết dân tộc thời toàn quốc kháng chiến 1946, đến thời kỳ phân hoá chia rẽ dân tộc chỉ có 10 năm. Tại sao? Nguyễn Hữu Đang giải thích:

“Có thể hiểu việc đó như thế này: Ngay trong cương lĩnh của đảng Cộng sản Đông Dương cũng ghi rõ là làm Cách mạng để tiến tới Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cho nên 10 năm sau, nhất định nước Việt Nam phải tiến lên Chủ nghĩa xã hội và muốn tiến lên Chủ nghĩa xã hội thì phải tiến hành Đấu tranh giai cấp, phải xóa bỏ địa vị, quyền lợi của hai giai cấp bóc lột là giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản. Trước kia đoàn kết Mặt trận giải phóng dân tộc, giờ đây phải Đấu tranh giai cấp để tiến tới Chủ nghĩa xã hội. Trong Đấu tranh giai cấp như thế thì quyết liệt lắm, có ảnh hưởng chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao Trạch Đông là quá tả, rất ác liệt, (…) Chúng tôi chống, là chống cái chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Staline và chủ nghĩa Mao Trạch Đông đưa đến nhiều hiện tượng -nói là chuyên chính thì chưa đủ- phải nói là cực quyền toàn trị, nó gay gắt ghê lắm. Nó gay gắt ghê lắm! Ðảng Cộng Sản đã phạm sai lầm trong Cải cách ruộng đất, rồi thì Chỉnh huấn, Chấn chỉnh tổ chức, Ðăng ký hộ khẩu v.v… Tất cả những cái đó đều do những cái quá tả, từ phương Bắc nó xâm nhập vào, chứ không phải chờ đến bây giờ nó mới đem cái tả khuynh hữu trí vào nước Việt Nam. Cái thời mà cụ Hồ chưa về nước và ông Trần Phú làm Tổng bí thư, thì làm cái cuộc gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, đưa ra cái khẩu hiện rất quái gở tức là “Trí, phú, địa, hào đánh tận gốc, trốc tận rễ”. Nó quá tả như thế thì còn làm sao giành được độc lập! Như thế là chia rẽ dân tộc”.
(more…)

Thụy Khuê


Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

Dự các hội nghị quốc tế

Mặc dù đã từ chối vào Đảng và luôn giữ khoảng cách với chính quyền, nhưng Đảng vẫn phải nhờ Nguyễn Mạnh Tường trong việc đối ngoại, bởi khó tìm được người có đủ khả năng thay thế: Ông được cử đi dự ba Hội nghị quốc tế vì tài hùng biện.

Về Hội nghị Bắc Kinh, 1952, hiện không có tài liệu.

Về Hội nghị Vienne, cuối 1952, đầu 1953, Boudarel phân tích khá kỹ:

“Năm 1952, vì vì nhu cầu tuyên truyền và viễn ảnh những thương lượng mới về Đông Dương đi đôi với vấn đề Triều Tiên đang thảo luận, người ta đã lôi Tường trong nhà tù bóng tối ra ánh sáng. Ông được gọi đi Vienne dự Hội nghị các dân tộc, do Phong trào hoà bình thế giới ảnh hưởng Liên Xô, tổ chức. Một lần nữa, ông lại làm phát ngôn viên khôn khéo và hùng biện cho chính phủ Hồ Chí Minh, dù ông không chia sẻ mọi quan điểm, nhưng đối với ông, chính phủ này, trước hết, bảo đảm nền độc lập.
(more…)

Thụy Khuê


Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

Ngày 30/10/1956, Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết 6 tiếng trước Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội (3 giờ buổi sáng, 3 giờ buổi chiều) về những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Trường Chinh, Xuân Thủy và Dương Bạch Mai yêu cầu ông viết lại nội dung cuộc nói chuyện ứng khẩu thành văn bản. Ông viết lại với tựa đề: “Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo”, đánh máy làm hai bản, trao cho Trường Chinh và Xuân Thuỷ, chỉ giữ lại bản nháp viết tay.
(more…)