Posts Tagged ‘Nguyễn Văn Sâm’

Phan Tấn Hải


GS Nguyễn Văn Sâm (trái) đón sinh nhật thứ 81 nơi một quán
cà phê Little Saigon và nhà báo Phan Tấn Hải.

Rất đáng khâm phục là sức làm việc hy hữu nơi một vị giáo sư già, sức đã yếu và tóc đã bạc trắng. Trong các dự án đang viết của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, có những tác phẩm bên bờ cơ nguy biến mất, nếu không được diễn Nôm và chú giải. Đó là những gì tôi thấy bùi ngùi khi nói chuyện về một nền văn hóa của quá khứ và khó tìm lại được nữa trong một ngôn ngữ có thể hiểu được cho quần chúng. Sinh nhật thứ 81 của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm là hôm Chủ Nhật 21/3/2021. Trong dịp này, nhà báo Phan Tấn Hải hân hạnh được ngồi hàn huyên mừng sinh nhật và phỏng vấn giáo sư về các dự án đang viết và sẽ viết.
(more…)

Nguyễn Tuấn Huy


Giáo sư, nhà văn Nguyễn Văn Sâm

Tôi không phải là học sinh của Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham. Tôi là hậu sinh đẻ sau ông 62 năm tức là gần ba thế hệ sau. Thí dụ, GS. Kham là thầy của GS. Lưu Khôn. GS. Lưu Khôn là thầy của GS. Đỗ Chiêu Đức. GS. Đỗ Chiêu Đức là người mà tôi kính trọng như một bậc thầy trong lĩnh vực Hán văn. Thầy của tôi cũng là đệ tử của GS. Kham. Khi thấy thầy mình và các đồng môn viết những bài biên khảo kính tặng GS. Kham như những nén hương dâng Thầy trong ngày giỗ làm tôi suy nghĩ về con người và sự nghiệp của GS. Kham. Ông đã làm gì để có được sự kính trọng của nhiều người và đặc biệt là của các môn sinh đã thành đạt sau này.
(more…)

Nguyễn Vy Khanh


Nhà biên khảo Nguyễn Văn Sâm

Ông sanh năm 1940 tại Sài-Gòn, trước 1975 là giáo-sư Việt và Triết ở các trường trung học Nguyễn Ðình Chiểu (Mỹ Tho), Pétrus Ký và các trường Ðại Học Văn Khoa (Sài-Gòn), Ðại Học Vạn Hạnh, Cao Ðài, Hoà Hảo, Cần Thơ. Nguyễn Văn Sâm khởi đầu sự nghiệp với những công trình nghiên cứu nghiêm túc về văn-học sử. Các biên khảo của ông đều lấy chủ đề là văn học miền Nam: Văn Học Nam Hà: văn-học xứ Đàng Trong (Lửa Thiêng, 1971, tb 1973. 442 tr.), Văn Chương Tranh Đấu Miền Nam (Tựa Thẩm Thệ Hà, Kỷ Nguyên, 1969. 466 tr.) và Văn Chương Nam Bộ Và Cuộc Kháng Pháp 1945-1950 (luận án Cao học Văn-chương Việt-Nam; Lửa Thiêng, 1972. 295 tr.; Xuân Thu tb, 1988) – đã là những đóng góp độc đáo cho mảng văn học thường không được đánh giá đúng mức này. Không được đánh giá đúng mức, vì sau 1954 ở miền Nam, “kháng chiến” thành kiêng kị, “hồn ma”, rồi xuất hiện MTGPMN. Ông đã đi xa hơn hai cuốn Văn Học Miền Nam của Phạm Việt Tuyền và Đông Hồ và đã đưa vào văn học sử mảng văn học yêu nước và kháng chiến của miền Nam, phần nào “chính danh” lại cho những văn nghệ sĩ miền Nam vốn vẫn bị đảng Cộng sản sử-dụng cho các chiêu bài “yêu nước” và “dân tộc” của họ!
(more…)

Phan Tấn Hải

Truyện Thạch Sanh Lý Thông có liên hệ gì với tư tưởng Phật giáo? Nơi đây, chúng ta thử suy nghĩ về chủ đề này, trong dịp Giáo sư Nguyễn Văn Sâm biên dịch, chú giải và ấn hành Truyện Thơ Thạch Sanh Lý Thông.

Truyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông được kể qua văn học truyền khẩu nhiều thế kỷ trước khi xuất hiện truyện thơ cùng tên. Thường được gọi tắt là truyện Thạch Sanh. Do vì xuất sinh từ văn học truyền khẩu, nên có nhiều phiên bản khác nhau.

Riêng về truyện thơ, cũng có ba dị bản khác nhau, tất cả đều bằng thể lục bát. Như thế, ông bà mình đã ưa thích truyện này một cách đặc biệt.
(more…)

Hoàng Kim Oanh


Nhà văn Nguyễn Văn sâm

Văn học Nam Bộ hay còn gọi là Văn học Nam Kỳ Lục Tỉnh (Địa danh Nam Kỳ Lục Tỉnh được vua Minh Mạng đặt tên từ năm 1834, sau đó chính quyền Pháp phân chia thành 21 tỉnh là vùng đất mới trải dài từ miền nam Phan Thiết đến mũi Cà Mau, được mang nhiều sắc thái đặc thù mà từ văn hóa đến tâm tình lẫn tâm tính có nhiều khác biệt với tổ tiên của họ ở Đàng Ngoài), suốt một thời gian dài vẫn là mảnh đất màu mỡ mang nhiều bản sắc riêng của một vùng trời vùng đất chưa được quan tâm khai phá hết của nền văn học nước nhà do nhiều nguyên nhân, khách quan lẫn chủ quan. Trong các nguyên nhân đó, có những định kiến hẹp hòi cho là văn chương vùng đất mới không có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao, chỉ nhằm phục vụ tầng lớp bình dân; hay sau này do nguyên nhận chính trị, xã hội trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt chi phối. Thậm chí, còn có quan niệm lệch lạc rằng Nam bộ không có văn học và tiếng nói của người miền Nam chỉ là thổ ngữ v.v…
(more…)

Trịnh Bình An

nguyen_van_sam_mac_quoc_phuc
Giáo sư Nguyễn Văn Sâm

Sương Nguyệt Anh — một cái tên vừa quen, vừa lạ đối với tôi. Quen, vì đã từng đạp xe qua đường Sương Nguyệt Anh, từng biết Sài Gòn có trường Nữ Trung Học Sương Nguyệt Anh, từng được dạy Sương Nguyệt Anh là con gái cụ Đồ Chiểu. Lạ, vì chẳng biết gì… hơn nữa. Nếu không được đọc Ước Vọng Bay Tan của giáo sư Nguyễn Văn Sâm có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ biết gì về thêm về người phụ nữ có tên Sương Nguyệt Anh.

Sương Nguyệt Anh (1864-1921) nhũ danh Nguyễn Thị Ngọc Khuê. Làu thông chữ Nho, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, và biết cả tiếng Pháp. Có lần bà bị kẻ xấu toan làm nhục nhưng được ông Nguyễn Công Tính cứu thoát. Bà kết hôn với ông Tính và hạ sinh bé gái Nguyễn Thị Vinh. Nhưng ông Tính mất khi bà mới 30. Từ đó, bà ở vậy nuôi con. Có thể chữ Sương được thêm vào bút hiệu Nguyệt Anh để tỏ rõ tâm nguyện sống trọn đạo thủy chung.
(more…)

Trần Văn Nam

nguyen_van_sam
Nhà văn Nguyễn Văn Sâm

Nhớ một lần, người viết bài có đọc qua một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Văn Sâm mà đến nay chưa sưu tầm lại được, nên không còn nhớ nguyên văn đầy đủ nhan đề, hình như là “Theo Dấu Huyền Trân Công Chúa”. Huyền Trân theo trong truyện này là những Huyền Trân con nhà thường dân nghèo khổ ở Sài Gòn thời xa xưa, lấy chồng ngoại chủng như người Ấn Độ (vài người làm nghề cho vay nặng lời nên dân chúng không thiện cảm, thường gọi họ là những Anh Bảy Chà-Và), hoặc  người Trung Hoa (những thương buôn nào đầu cơ tích trữ làm nhũng loạn thị trường thì dân chúng mất cảm tình gọi là mấy anh Cắc-Chú, do phát âm từ-ngữ khách-trú không chính xác); hoặc thực dân Pháp đang đô hộ người dân không ưa gọi là “Tây Lang-Sa”. Nhưng những phụ nữ Việt lấy chồng người ngoại quốc như vậy, đôi người lại thành công ở chỗ nương nhờ thế-lực tài-chánh của chồng mà giúp đỡ dân chúng nghèo khổ người Việt. Vài người thành công hơn nữa, đã chuyển hướng từ những người chồng làm tai hại nước Việt thành những người chồng cùng vợ làm phát triển kinh tế cho Việt Nam. Vì vậy mà nhà văn Nguyễn Văn Sâm gọi họ là những “Huyền Trân bình dân” noi theo dấu vết giúp dân giúp nước của “Huyền Trân Công Chúa” thời nhà Trần.
(more…)

Đàm Trung Pháp

Tôi quen biết tác giả Nguyễn Văn Sâm của tập truyện Quê Hương Vụn Vỡ từ nhiều năm nay. Phải thưa điều này ra ngay với quý bạn đọc vì tôi tâm đắc lời tâm sự dưới đây của thi sĩ Bàng Bá Lân trong trang mở đầu cuốn sách Kỷ Niệm Văn Thi Sĩ Hiện Đại của ông, xuất bản năm 1962 tại thủ đô miền Nam nước Việt:

“Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thích, tôi [Bàng Bá Lân] thường tự hỏi: Không biết tác giả có thích như mình không? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không? Và nếu không thì là bài thơ nào, đoạn văn nào? … Ý nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chính tôi phải làm việc bình giảng văn thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang. Tôi hoài nghi tự hỏi: Có thật tác giả có tư tưởng này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ? Hay tất cả chỉ là võ đoán? Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luận này: Muốn phê bình thật đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy!
(more…)