Archive for the ‘Nguyễn Trung Kiên’ Category

Alexander Solzhenitsyn
Nguyễn Trung Kiên dịch bài tiểu luận “Live Not By Lies” của Alexander Solzhenitsyn viết năm 1974.


Văn hào Alexander Solzhenitsyn (1918-2008)

Solzhenitsyn viết bài tiểu luận này vào năm 1974 và nó đã lan truyền trong giới trí thức Moscow vào thời điểm đó. Nó được đề ngày 12 tháng Hai, cùng ngày mà cảnh sát mật đột nhập vào căn hộ của ông và bắt ông. Ngày hôm sau, ông bị đày sang Tây Đức. Bài tiểu luận này là một lời kêu gọi lòng can đảm về đạo đức và là ánh sáng cho tất cả chúng ta – những người luôn coi trọng sự thật.

CÓ LÚC CHÚNG TA thậm chí không dám thì thầm. Bây giờ chúng ta viết và đọc sách báo ngoài luồng, và đôi khi khi tụ tập trong phòng hút thuốc ở Viện Khoa học, chúng ta thẳng thắn phàn nàn với nhau: Họ đang giở trò gì với chúng ta, và họ đang lôi chúng ta đi đâu? Vô cớ khoe khoang thành tựu về công nghệ vũ trụ khi mà nghèo đói và sự tàn phá đang tràn ngập quê nhà. Đề cao các chế độ man rợ xa xôi. Kích động nội chiến. Và chúng ta đã liều lĩnh nuôi dưỡng Mao Trạch Đông bằng chi phí của mình – và chúng ta sẽ là những người bị bắt đi lính để chống lại ông ta, và sẽ buộc phải ra đi. Có lối thoát nào ở đây không? Và họ đưa ra xét xử bất kỳ người nào họ muốn, và họ đưa những người ôn hòa vào trại tập trung – luôn luôn là họ, còn chúng ta thì bất lực.
(more…)

Trương Tố Hoa
Nguyễn Trung Kiên dịch từ bản văn: Zhang Zuhua (2020). “Liu Xiaobo’s Spiritual Heritage”. In: Leedom-Ackerman, Joanne (eds.) (2020). ‘The Journey of Liu Xiaobo: From Dark Horse to Nobel Laureate’. Lincoln, NE: University of Nebraska Press, Imprint: Potomac Books, pp. 14-31.

Vào ngày 13 tháng Bảy năm 2017, Tiến sĩ Lưu Hiểu Ba, người được trao Giải thưởng Nobel Hòa bình, đã qua đời sau một thời gian dài chịu đựng khủng bố chính trị, kiểm duyệt sáng tác văn học, và bị cầm tù. Với kiến thức sâu rộng, đặc biệt xuất sắc, rất nhiệt tình và cực kỳ năng động, Lưu Hiểu Ba đã dâng hiến sáu mươi mốt năm cuộc đời quý giá của mình cho sự nghiệp vĩ đại để đấu tranh cho tự do, bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm và thiết lập nền dân chủ hiến định. Ông không chỉ là biểu tượng của chủ nghĩa tự do đương đại ở Trung Quốc và là nhà vận động chủ chốt trong các phong trào dân chủ, mà còn là nhà lãnh đạo tinh thần xuất sắc trong việc duy trì các giá trị phổ quát và lương tâm đạo đức chống lại chủ nghĩa toàn trị và nền chuyên chế trong thế giới ngày nay.

Sự ra đi không đúng lúc của Lưu Hiểu Ba đã khiến những người có lương tri trên toàn thế giới tràn ngập sự đau buồn và công phẫn sâu sắc, và họ đã sử dụng nhiều cách khác nhau để tưởng nhớ, thương tiếc, thừa nhận và trân trọng lưu giữ những gì thuộc về ông, cầu nguyện chân thành cho ông và gia đình ông. Là đồng nghiệp và đồng đội của ông, chúng tôi có nghĩa vụ phải phân tích cẩn trọng di sản tinh thần, trí tuệ và chính trị của ông để truyền lại ngọn đuốc lý tưởng và đạo đức của ông. Dưới đây là quan điểm của tôi trên cơ sở tham khảo quan điểm của những người khác.
(more…)

Lý Hiển Long
Nguyễn Trung Kiên dịch từ bài báo tiếng Anh The Endangered Asian Century: America, China, and the Perils of Confrontation của Lý Hiển Long đăng trên Foreign Affairs ngày 4 tháng 6 năm 2020

“Trong những năm gần đây, người ta vẫn đang nói rằng thế kỷ tiếp theo sẽ là thế kỷ của châu Á và Thái Bình Dương, như thể đó là một khả năng chắc chắn. Tôi không đồng ý với quan điểm này”. Lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lập luận đó với Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi vào năm 1988. Hơn 30 năm sau, lời tiên tri đó của Đặng đã được chứng minh. Sau nhiều thập kỷ thành công kinh tế phi thường, châu Á ngày nay là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Trong thập kỷ này, các nền kinh tế châu Á sẽ lớn hơn toàn bộ các nền kinh tế khác cộng lại, một điều không vốn đã không còn đúng kể từ thế kỷ XIX. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, cảnh báo của Đặng vẫn còn giá trị: thế kỷ châu Á không phải là không thể tránh khỏi hay không thể tiên đoán.
(more…)