Kính thưa quý văn nghệ sĩ thân hữu và độc giả,

Sáng Tạo góp mặt trong giới Văn học Nghệ thuật từ tháng 3 năm 2011 trên Internet đến nay đã được mười năm. Mười năm qua thật nhanh. Mong quý vị đã hài lòng phần nào với các bài đăng trên Sáng Tạo.

Trong thời gian gần đây, số văn nghệ sĩ cộng tác đã vơi đi, người đọc cũng sút giảm đáng kể mặc dù nội dung, theo thiển ý, vẫn còn tương đối khá. Riêng cá nhân tôi, vì tinh thần và thể lực mệt mỏi và vì những bận rộn riêng tư nên tôi thấy không còn có thể duy trì công việc biên tập Sáng Tạo được nữa.

Tôi rất tiếc xin thông báo với quý văn nghệ sĩ thân hữu và độc giả quyết định ngưng cập nhật bài vở Sáng Tạo vô thời hạn của tôi từ ngày 27/3/2021. Tôi vẫn duy trì kho lưu trữ Sáng Tạo trong thời gian 1 năm để quý vị có thể tham khảo và tải bài xuống khi cần. Mong được quý vị thông cảm cho quyết định khó khăn này.

Tôi cũng xin cảm ơn quý vị rất nhiều đã chân tình khích lệ, quảng bá và hổ trợ bài vở cũng như tinh thần trong suốt mười năm qua.

Kính chúc quý vị cùng gia đình và thân quyến luôn được an lành.

Trân trọng,

Bắc Phong

Tưởng Năng Tiến

hoa_cut_lon

Tôi ít học và lười đọc nên mãi đến năm 2011 mới được nhà văn Vũ Thư Hiên giới thiệu cho tập Tùy Tưởng Lục của Ba Kim. Qua tác phẩm này, tôi lại biết thêm một người cầm bút (danh tiếng) khác của đất nước Trung Hoa – Lão Xá.

Ông cũng là một nạn nhân bi thảm trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá. Cứ theo như lời của Ba Kim thì Lão Xá đã “ngậm hờn mà chết.” Ông trầm mình vào ngày 24 tháng 4 năm 1966, với lời trối trăn (“Tôi yêu nước ta lắm chứ, thế nhưng ai yêu tôi?”) khiến ai cũng cảm thấy ngậm ngùi.

Nỗi đắng cay của Lão Xá cũng khiến tôi nhớ đến đôi lời cay đắng (khác) nghe được ngay sau khi Chiến Tranh Việt Nam vừa chấm dứt :

Gần nhà tôi có cụ Lập, hơn bảy chục tuổi, thổi clarinette dàn nhạc cung đình của Bảo Đại, cùng dàn nhạc theo cách mạng, đánh Pháp rồi tập kết ra Bắc … Sống một mình. Nghèo, đói…

Đọc tiếp »

Tranh không lời

Posted: 26/03/2021 in Babui, Biếm Họa

Babui
Nguồn: Tác giả gửi

Bắc Phong

THÔN NỮ CHĂN DÊ

chan_de-2

Tôi gặp trên cánh đồng quê
Nhẩn nha thôn nữ chăn dê buổi chiều
Đồng cỏ bóng nắng liêu xiêu
Nhìn lưng tôi cũng thấy yêu cô rồi
Đọc tiếp »

Khê Kinh Kha

thieu_nu_ao_vang-dinh_cuong

Nhạc: Khê Kinh Kha; Tiếng hát: Sỹ Phú
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Lê Quang Thông

Tôi gặp anh Lâm, người đồng hương ở bến đò Ba Bến, vào ngày đầu tiên đặt chân đến Pháp, cách đây non nửa thế kỷ.
Chuyến máy bay Air France từ Sài Gòn đi Paris xuống phi trường Orly sáng sớm. Sau giấc ngủ chập chờn suốt thời gian từ Karachi về Pháp, tôi tỉnh táo nhìn qua cửa máy bay. Quá sức đẹp, ngoài trí tưởng tượng. Chưa biết rõ đâu là đâu, nhưng toàn cảnh Paris nhìn từ trên cao với dòng sông Seine, tháp chuông nhà thờ…và các sân lâu đài, công viên tuyệt đẹp khiến tôi dán mắt suốt vào vuông kính máy bay, cho đến lúc bánh chạm phi đạo.

Ở phi trường Tân Sơn Nhất, không biết vì lý do gì, máy bay trễ cả 2 tiếng đồng hồ. Tôi thắc thỏm lo sợ, không biết còn rủi ro gì nữa, mồ hôi toát ướt áo chemise. Nghe nói đã có những chuyến bay đi ngoại quốc, bị kiểm soát vào giờ phút cuối, và một hành khách được áp giải xuống trước giờ cất cánh, vì một lý do gì đó. Thời chiến mà.

Đọc tiếp »

Đỗ Trường


Nhà văn Trần Kỳ Trung

Thời gian gần đây, những lúc xã hội bị xáo động, hoặc tâm trạng không được thăng bằng, tôi thường tìm đến các văn nhân, thi sĩ xứ Quảng, như Trần Kỳ Trung hay Nguyễn Văn Gia… Văn thơ xứ này kể cũng lạ, không đọc thì thôi, đã bập vào (đọc) cứ như bị ma ám vậy. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều cho tôi cảm xúc thật đặc biệt khi đọc. Nếu thơ Nguyễn Văn Gia đưa hồn ta về miền quê của một thời xa vắng, thì trang văn của Trần Kỳ Trung cày xới lên cái đểu giả, lưu manh, và rồi như những đường kim, sợi chỉ vá lại sự rách nát của linh hồn, xoa dịu, cảm thông đối với con người. Có thể nói, cùng với các nhà văn Hoàng Minh Tường, Tạ Duy Anh, hay Văn Biển…ở giai đoạn này, Trần Kỳ Trung không chỉ làm sống lại dòng văn học hiện thực phê phán, mà còn làm mới nó, bằng những tác phẩm (nóng hôi hổi mang tính thời sự) của mình. Cho nên, bất kỳ một biến cố, sự việc nào xảy ra, Trần Kỳ Trung cũng có thể đưa ngay vào tác phẩm của mình, một cách sinh động, mang tiếng cười mỉa mai, hay chua cay, đồng cảm đến cho người đọc. Với từ ngữ, lời thoại mang tính khẩu ngữ, làm cái chất trào phúng châm biếm ấy như tăng thêm cảm xúc cho người đọc, cùng giá trị độc đáo của nó vậy. Đây là nét (nghệ thuật) đặc trưng nhất trong trang văn của Trần Kỳ Trung. Chính vì vậy, với tôi, ông là một trong những cây viết tiêu biểu nhất về mảng truyện ngắn mang tính thế sự xã hội hiện nay.
Đọc tiếp »

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

Đã bốn chục ngoài. Mà còn bị con nít dụ.

Ảnh biểu tui để tóc dài. Đặng ảnh nựng tóc.

Mèn ơi! Đã để đờ-mi-gạc-xong cả chục năm nay. Cho nó gọn, nhẹ, mau, lẹ. Wash and go. Không mất thời gian giặt tóc giũ tóc hong tóc. Không cần cài, kẹp, bới, xấy gì hết. Giờ để tóc dài hả? Mệt chết! Nội cái chuyện gội đầu cũng mất bao nhiêu thời gian và hao tốn nước của tiểu bang Vàng đang đìu hiu vì cháy rừng và khô hạn triền miên. Tội lỗi quá! Hồi mới cắt tóc ngắn, tôi đã tâm nguyện: xuống tóc cứu hạn! Hạn hán của tiểu bang. Và hạn hán trong cái quỹ thời gian của người mới tập làm mẹ và nhiều đam mê. Giờ lại để tóc dài. Vậy là… “tái phát hạn” sao?

Hồi tui mới xuống tóc, anh Hai ngẩn ngơ. Mấy bữa trước, tui nói với chồng tui:

Đọc tiếp »

Bùi Nguyên Phong

xom_bong-thap_ba

Ta về thăm xóm Bóng
Tìm lại kỷ niệm xưa
Tháp Bà vẫn trầm mặc
đứng u hoài trong mưa.

Làng nhỏ dưới chân tháp.
Giờ đây nhìn chẳng ra.
Quán hàng chen san sát…
Nhộn nhịp khách phương xa.
Đọc tiếp »

Dưới bóng cây

Posted: 26/03/2021 in Huỳnh Minh Lệ, Thơ

Huỳnh Minh Lệ

cay_mang_cut

chiều ngồi dưới bóng cây măng cụt
nhớ lại đất này bốn mươi năm
hai mái đầu xanh đi cầu thực
búa đe quê quán biến vào nam

hai đứa con thơ ngày thiếu sữa
chân yếu tay mềm đất bazan
nửa đêm trằn trọc nghe thác đổ
gió réo mưa sa tiếng đại ngàn
Đọc tiếp »

Phan Tấn Hải


GS Nguyễn Văn Sâm (trái) đón sinh nhật thứ 81 nơi một quán
cà phê Little Saigon và nhà báo Phan Tấn Hải.

Rất đáng khâm phục là sức làm việc hy hữu nơi một vị giáo sư già, sức đã yếu và tóc đã bạc trắng. Trong các dự án đang viết của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, có những tác phẩm bên bờ cơ nguy biến mất, nếu không được diễn Nôm và chú giải. Đó là những gì tôi thấy bùi ngùi khi nói chuyện về một nền văn hóa của quá khứ và khó tìm lại được nữa trong một ngôn ngữ có thể hiểu được cho quần chúng. Sinh nhật thứ 81 của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm là hôm Chủ Nhật 21/3/2021. Trong dịp này, nhà báo Phan Tấn Hải hân hạnh được ngồi hàn huyên mừng sinh nhật và phỏng vấn giáo sư về các dự án đang viết và sẽ viết.
Đọc tiếp »

Quảng Tánh Trần Cầm

Hỏi rằng: người ở quê đâu

buổi sáng leo đồi dọc theo hàng cây bơ
xanh ngát đìu hiu trong cơn đại dịch
hít và thở hơi ẩm sương sớm đầu năm

chợt nhớ đôi dòng bài thơ
chào nguyên xuân của thi sĩ bùi giáng ̶ ̶ ̶
“hỏi rằng: người ở quê đâu
thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà”
Đọc tiếp »

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 8 tháng 2


Anesthesiologist, Dr. Eliot Fagley by Krishnan

Có rất nhiều cách để tỏ lòng tri ân tùy theo trình độ, và khả năng của mỗi người. Họa sĩ Jayashree Krishnan dùng màu sắc để bày tỏ lòng cảm ơn của mình với những “nhân viên tuyến đầu” trong ngành y tế từ cả năm nay, khi đại dịch tấn công loài người ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Mỹ.

Bà Krishnan vốn là một giáo sư Toán ở trường Đại học tư Seattle ở tiểu bang Tây Bắc, Washington. Đã 5 năm nay, tình yêu hội họa lớn hơn tình yêu dành cho môn Toán. Từ cầm phấn, cầm viết mỗi ngày, professor Krishnan chuyển sang cầm cọ. Bà thuê một studio nhỏ ở downtown Seattle làm phòng vẽ tranh và bán họa phẩm của mình.
Đọc tiếp »

Trần Huy Sao
…là kể chuyện đời thường…

lâu lắm rồi không nghe ai gỏ cửa
nay bất ngờ đón bạn ghé Hiên Trăng
điện thoại mô rồi mà không gọi nhắn
gỏ cửa chi hành tội mấy ngón tay

bạn cười cười nói thiệt chuyện thày lay
là bà xã mình đang nổi lửa nồi bún bò
sực nhớ… quên… mùi…thơm mắm Ruốt
mới hối mình đi chợ… rước mắm về
Đọc tiếp »

Izumi Kyoka (1873-1939)
Phạm Đức Thân dịch từ bản Anh ngữ Osen and Sokichi của Charles Shiro Inouye

Izumi Kyoka (1873-1939) là nhà văn Nhật viết khoảng 300 tác phẩm đủ loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch….) với tính chất lãng mạn, siêu nhiên, huyền ảo….

Osen Và Sokichi (Baishoku kamonanban) là tác phẩm của giai đoạn trưởng thành bao gồm những chủ đề thường thấy trong toàn bộ sự nghiêp: thanh niên trẻ yêu kỹ nữ hơn tuổi; đời kỹ nữ với những ngang trái; vẻ đẹp nhân vật qua mô tả lông mày, mắt, ngực, chân tay…đặc biệt là 2 mầu đỏ trắng tương phản (mà có người cho rằng ám chỉ mầu của ái ân: trắng của tinh dịch, của giấy lụa và đỏ của váy lót trong kimono); cũng như nước, mưa, hoa…là chất liệu để liên kết các hình ảnh huyền ảo; chưa kể vai trò phụ nữ vừa là tình nhân vừa là mẹ (như thấy trong tựa của truyện này mà nghĩa lần lượt từng chữ là mãi dâm và tô mì vịt)..
Đọc tiếp »

Nguyễn An Bình

Hồn quê

Cúi hôn sông nước quê nhà
Ngày đi gói hạt phù sa vào lòng
Mắt cay theo sợi khói đồng
Rạ rơm tự thuở bế bồng trên tay.

Tuổi thơ theo cánh diều bay
Bờ tre nắng dột cuối ngày nước lên
Gọi chiều chim vịt lênh đênh
Giấu trong lau sậy chút niềm riêng mang
Đọc tiếp »

Ngự Thuyết

Khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, có người nêu lên thắc mắc rằng phải chăng thi phẩm đó chỉ là một bản dịch trung thực từ cuốn truyện chữ Hán Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân? Và nếu thế, những lời ca tụng tác phẩm trước tiên phải được dành cho nguyên tác Kim Vân Kiều truyện. Hơn nữa khi viết rằng Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài, một đại thi hào dân tộc, vân vân, đấy là nhờ bản dịch trung thực Kim Vân Kiều truyện, người đọc những nhận xét ấy cũng cảm thấy bỡ ngỡ.

Nhiều học giả đã có ý kiến về vấn đề nói trên ngay sau khi Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời cách đây trên 200 năm. Nay ta thử xem lại nhận định của một nhà văn người Pháp viết cách đây gần 100 năm, và của nhà nghiên cứu người Việt viết cách đây gần 20 năm.
Đọc tiếp »

Bùi Chí Vinh

Nhân cái chết của một nhà văn


Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021)

Trong nước, một nhà văn vừa chết
Báo chí hùng hổ đưa tin nhưng chẳng mới mẻ một điều gì
Lúc còn sống, đem văn chương ra thọc huyết
Lúc lìa đời, tưởng như sắp vinh quy

Cầm bút ở xứ này, ai cũng sinh nghi
Chủ tịch nghi hội viên, bưng bô nghi bợ đít
Mặt Trận Tổ Quốc liệt dương nghi gái Tổ dân phố dậy thì
Cô em “Bích lẩy” nghi Whisky “Bảy lít”
Đọc tiếp »

Nguyễn Huy Thiệp

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vừa qua đời ngày 20/3/2021 tại Hà Nội, Việt Nam. Sáng Tạo đăng lại truyện ngắn Tướng về hưu của ông để chúng ta cùng đọc và tưởng tiếc một văn tài.

I.
Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi. Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình.

Cha tôi tên là Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng. Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng. Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi về nhà.
Đọc tiếp »

Thụy Khuê


Nhà văn Nguyễn Huy THiệp (1950-2021)

Làm việc phê bình tôi vẫn nhớ câu: mỗi nhà văn đều muốn chôn một nhà phê bình, hình như của Goethe, thường được Nguyễn Tuân nhắc lại.

Thiệp với tôi quen nhau rất sớm, ngay từ khi chưa muốn “chôn” tôi, anh đã nhận ra tôi, lúc đó tôi còn chưa “nổi tiếng”, mà anh thì đã như sóng cồn, với Tướng về hưu, từ năm 87, 88. Bảo Ninh cũng vậy.

Tôi về Hà Nội năm 1993, tình bạn của chúng tôi bắt đầu từ đó.
Đọc tiếp »

Hermann Hesse
Bắc Phong phỏng dịch từ bản tiếng Anh Stages do Richard Winston & Clara Winston chuyển ngữ từ nguyên tác Stufen của Hermann Hesse.


Văn hào Hermann Hesse (1877-1962)

Như hoa chớm nở rồi tàn,
Như tuổi xuân sẽ nhẹ nhàng trôi qua.
Đạo hạnh, chân lý ngộ ra,
Mỗi chặng đời sống có là mãi đâu.
Ta chết bất cứ tuổi nào
Sẵn sàng cuộc lữ bước vào kiên gan,
Sẵn sàng không hối trong lòng
Tìm minh tuệ những lụy trần chẳng cho.
Huyền năng của thuở ban sơ
Bảo hộ cuộc sống cho ta yên lành.
Đọc tiếp »

Hoàng Xuân Sơn


Nhà thơ Phạm Ngọc Lư (1946-2017)

Tôi chưa hề gặp Phạm Ngọc Lư. Nhưng quý trọng người thi sĩ ấy: con người, tài năng, nhân cách. Và khí phách. Khí phách với cuộc đời và những kẻ bội bạc vô ơn, những bằng hữu một thời đã bán linh hồn cho quỷ!

Tôi đọc Lư từ những ngày đầu của tâm thức văn nghệ trẻ dấn thân, trên Văn, và những diễn đàn khác. Mấy chục năm sau mới nối kết với thi sĩ qua tin tức của một người bạn chung. Thơ văn Phạm Ngọc Lư buốt xoáy tâm hồn. Một kẻ sĩ, tráng sĩ bất phùng thời. Hỡi ơi những tài năng khó trụ lâu với đời. Thôi thì “thác là thể phách, còn là tinh anh” (Kiều).
Đọc tiếp »

Hoàng Quân


Hoàng Quân, Ngô Nguyên Dũng, Frankfurt 10.2018

Thời giữa thập niên 80, gia đình chúng tôi đến Đức được vài năm, tạp chí Độc LậpMăng Non (sau này đổi thành Văn Nghệ Trẻ) là những món ăn tinh thần quý giá. Học tiếng Đức thật vất vả, trầy vi, tróc vảy. Bởi thế, chúng tôi thèm thuồng món ăn chữ nghĩa Việt ngon ngọt, vừa quý, vừa hiếm này. Nhận được tờ báo tiếng Việt, chúng tôi đọc từ trang đầu đến trang cuối, không bỏ sót mục nào. Đọc xong, chuyền tay qua anh chị em khác.

Từ thuở bé, tôi ưa ghi ghi, chép chép, không đầu, không đuôi, chỗ này vài câu, chỗ kia đôi dòng. Tôi có vô số tập vở to nhỏ, mỏng dày nhiều loại, để phục vụ những sinh hoạt ngoài học đường. Vào trường trung học Đức, không biết tự lúc nào, năm bảy dòng chữ tiếng Việt của tôi thỉnh thoảng góp mặt trong tập vở học chi chít tiếng Đức, toán, lý, hóa… Nhà trường Đức không có lệ kiểm soát sách vở của học trò. Chứ không, e rằng tôi bị ăn trứng vịt lộn, vì thầy giáo sẽ thắc mắc, tại sao giữa bài làm tóm tắt Die Waage der Baleks của Heinrich Böll, có đoạn viết bằng ngôn ngữ gì thầy chẳng hiểu.
Đọc tiếp »

Trần Mộng Tú


Mắt nào không lệ chảy

Chiều hôm ngày 30 tháng 3. Chúng tôi, 56 người, gặp nhau ở một phi trường nhỏ trong một tỉnh nhỏ, có tên là Hatyai, của nước Thái Lan.Trong 56 người, chỉ có 4 người: vợ chồng tôi, chị Trùng Dương, anh Michael ở Texas làm cho đài Truyền Hình Saigon-Houston không phải thuyền nhân. Số đông thuyền nhân tham gia là các anh chị đến từ Úc Châu và rất nhiều người đã từng đi Songkla và Bidong hai, ba lần. Anh chị Dương Phục và Vũ Thanh Thủy cũng là thuyền nhân nhưng đây là chuyến đi đầu tiên của anh chị đến đảo Kra. Cô Ngọc Ân, phóng viên của đài Little Saigon-Radio, Kim Hoàng và Chấn Hồng của đài VietFace TV từ Úc cũng có mặt trong chuyến đi này.
Đọc tiếp »

Bắc Phong

TUỔI TRẺ BẤT KHUẤT

Bị nắm tóc và trói tay
Máu loang bê bết mặt mày của em
Em vẫn bất khuất ánh nhìn
Đấu tranh dân chủ niềm tin sáng ngời
Đọc tiếp »

Nguyễn Nhật Ánh

1. Ở Sài Gòn, nếu bạn nhìn thấy một người khách bước vô một quán mì Quảng, kêu một tô mì, ăn xong gật gù khen ngon, trả tiền rồi đi ra, lòng không hề vướng bận một điều chi thì bạn có thể đàng hoàng kết luận: khách không phải là người Quảng Nam.

2. Người Quảng Nam đi ăn mì Quảng không có được một thái độ hồn nhiên như thế. Họ thường trực bận tâm “Chả biết mì Quảng quán này có đúng là… mì Quảng không?” Trước khi kêu một tô mì Quảng, họ hỏi chủ chủ quán: “Đúng không?”, sau khi ăn một tô mì Quảng, họ bảo chủ quán: “Không đúng!” Họ là người Quảng.
Đọc tiếp »

Liên Bình Định


Đốm nắng mùa Thu
dinhcuong

Thơ: Ngọc Quyên; Nhạc: Liên Bình Định; Tiếng hát: Diệu Hiền
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Ngọc Cân – trấy Tiểu Đợi

Lois dừng chiếc Tercel trước ngõ vào khu chung cư. Ba cao ốc cũ, cao ngất, đơn điệu, nghe nói là housing, giá thuê có thành phố hỗ trợ tuỳ lợi tức. Ở giữa là một vòng quay trơ trụi. Có chứ, trên khoảnh đất rộng đó còn dấu tích hoa viên cây cảnh; vài cây phong sống sót, hắt bóng lên mấy băng ghế xi-măng. Lois tắt máy. Chạy vào đậu trước cửa hẹp đường, bất tiện. Chờ thì chờ ở đây.

Nếu lâu thì nghỉ mắt một lúc. Nước tắm pha oải hương làm Lois thư thái. Hồi nãy pha có đậm quá không. Sao nghe như thoảng hơn trang điểm.

Như vầy là không biết điều? Ông ta lạc điệu nhiều chuyện.
Đọc tiếp »

Quảng Tánh Trần Cầm

Năm tanka cho mẹ già

1.
hai tay bưng kín mặt
bà rỉ rả khóc cho đến khi
ngọn đồi xanh úng thủy
và sóng lăn tăn trên bờ đá
khua động giấc mơ ngày đầu xuân

2.
con ếch chồm hổm ngóng
trời vần vũ sau cơn động kinh
rặng núi đen tịch lặng
ngón tay bà chậm rãi điểm tô
một buổi sáng xám màu thủy mặc
Đọc tiếp »

Phạm Đình Trọng

Cầm súng bắn vào người dân nước mình là đỉnh cao của nỗi ô nhục quốc gia.
(Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan)

1.
Sự sụp đổ của nhà nước Liên bang cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết, thành trì của hệ thống cộng sản thế giới, kéo theo sự sụp đổ toàn bộ khối nhà nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu chính là sự sụp đổ không thể chối cãi của học thuyết Mác – Lê nin, chấm dứt trên qui mô thế giới sự tệ hại của một loại hình nhà nước cộng sản sau hơn 70 năm gây tội ác, giết hại hơn trăm triệu người, áp đặt ách nô lệ cộng sản lên gần một nửa nhân loại.

Xã hội cộng sản đầy ảo tưởng chỉ tồn tại được ở xứ sở nông nghiệp lạc hậu, nghèo đói. Nửa trước thế kỉ 20, các nước cộng sản ra đời và theo đuổi lí tưởng Xã hội chủ nghĩa đều là những xứ sở nông nghiệp lạc hậu, đói khổ. Sau gần nửa thế kỉ đẫm máu và nước mắt dân, Nước Nga Xô Viết và các nước cộng sản Đông Âu đã làm được công nghiệp hoá. Nhưng công nghiệp hoá ở đất nước cộng sản phải là: Chính quyền Xô viết cộng với điện khí hoá toàn quốc, như lời Lê nin, người thi công bản thiết kế xã hội cộng sản của ông Mác.
Đọc tiếp »

Nguyễn An Bình

Giữa đôi bờ biển dâu

Cảm tác từ bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu

Một cánh hạc bay đi
Biết bao giờ trở lại
Người theo mùa thiên di
Cuối phương trời xa ngái.

Một góc đời cô quạnh.
Mây trắng trôi vô cùng
Sông nào bày cây lạnh
Ráng chiều có bao dung?
Đọc tiếp »

Nguyên Giác


Seigan Shōtetsu, do Sakai Hōitsu (1761-1829) vẽ, mực trên giấy.

Thiền sư Seigan Shōtetsu (1381-1459) là một trong vài người làm thơ nhiều nhất trong thi giới Nhật Bản. Chính xác, chúng ta không biết nhà sư đã sáng tác bao nhiêu bài thơ. Nhưng nhà sư kể lại trong một lá thư rằng vào tháng 4 của năm 1432, ngôi lều của nhà sư bốc cháy trong đêm, thiêu rụi mọi thứ trong lều và toàn bộ những bài thơ nhà sư đã sáng tác từ năm 20 tuổi, tất cả là 27,000 bài thơ trong 30 tập. Lúc đó Thiền sư 51 tuổi. Bây giờ, bộ sưu tập thơ Shōkonshū của Shotetsu còn khoảng 20,000 bài thơ.

Thơ của Shotetsu không làm theo thể haiku như đời sau. Thể thơ haiku hình thành vào thế ký thứ 17, dưới chiếc dù ảnh hưởng của các nhà thơ Matsuo Bashō (1644–1694) và Uejima Onitsura (1661–1738), định hình từ thể thơ hokku, chuyển từ thể thơ haikai hay renku. Thơ của nhà sư Seigan Shōtetsu (tên ngài có thể phiên âm là: Thanh Nham Chính Triệt) sáng tác vài thế kỷ trước đó, thường cũng là ngắn, nhưng không chính xác ở khổ 3 dòng và 17 âm như haiku. Trong ý thơ của thi sĩ Shotetsu, chúng ta đọc thấy ý đạo là hiển lộ ưu tiên. Thường không có đề cho riêng từng bài thơ, chỉ có nhan đề cho nhóm các bài thơ có nội dung gần nhau.
Đọc tiếp »

Lê Văn Trung

Tạ Ơn

Thôi bỏ lại bên kia bờ quên lãng
Bên này bờ hoa đang nở cùng tôi
Và em hỡi! Mở giùm trang kinh cũ
Và rung chuông dâng tạ nghĩa ơn đời

Sông tôi chảy bình yên và thuần hậu
Mang theo dòng lời chúc tụng nhân gian
Một cánh én cũng mang niềm tin mới
Để lòng nhau thắm mãi một màu xuân
Đọc tiếp »

Trần Huy Sao

Tìm được tấm hình chú Tư Đào bên hồ cá cảnh…ngày nào…

Thêm, một tuần lên Rancho Bernado thăm cháu Nội, nên cớ sự chuyện [cà-kê-dê-ngỗng] với cháu nội.

Thật ra, xưa tiếp nay, có rất nhiều chuyện kể hoài không hết…

Hôm nay, kể chuyện về cái hồ cá…

Hồi đó, sau khi bấu rào kẻm gai trở về, trầy trật xin vào được Hơp tác xã xây dựng Thống Nhất đặng có phiếu gạo hàng tháng, có thu nhập cho một vợ bốn con, có lý do cư trú lì không vào diện đi vùng kinh tế mới…
Đọc tiếp »

Thương Tử Tâm
Gửi vợ chồng Dương Văn Chính và Trương Thị Thoại.

Châm một ấm trà chờ buổi sáng
Hình như tâm động dưới sương mai
Đêm qua trời treo vầng trăng khuyết
Trăng khuyết về đâu đợi trăng đầy

Châm một ấm trà thức nửa khuya
Hình như người đi lâu lắm rồi
Nâng chung nhắp lại môi mộng cũ
Mộng vẫn là mơ trách vì ai
Đọc tiếp »

Tưởng Năng Tiến

Có bữa, Khánh Ly hồn nhiên tâm sự: “Người ta cứ bảo tôi là đừng đi thăm bạn bè nữa vì tôi cứ đi thăm người nào là người đó qua đời.”

Thiệt là hú vía!

May mà mình chả quen biết gì ráo trọi với cái bà ca sĩ (xúi quẩy) này; chớ không, lỡ có bữa mà bà chị buồn tình ghé thăm là kể như … bỏ mạng!

Cứ theo như cách suy nghĩ của đám con rồng cháu tiên thì Khánh Ly là người nặng vía. Tôi còn biết tiếng một ông kỹ giả – whorespondent (*) – mà vía cũng nặng như chì, hoặc hơn. Tờ Người Việt – số ra ngày 3 tháng 10 năm 2016 – cũng có đôi dòng (không được ưu ái hay thân thiện lắm) về nhân vật rất tăm tiếng, và tai tiếng này:
Đọc tiếp »

Trần Thạch Linh
Viết tặng hương hồn cô gái trẻ bị bắn chết trong cuộc biểu tình chống đảo chính độc tài quân sự ở Myanmar mấy ngày qua

Em sinh ra ở My-an-ma.
Cha mẹ đặt tên em
Là Ma-ky-an-sin yêu dấu..
Quê hương em
Tháp cao, chùa vàng rực rỡ..
Em tươi xinh
Như cây Thanakha thanh khiết, diệu kỳ..

Em lớn lên trong cơn nước loạn..
Độc tài dày xéo nát quê hương..
Và hôm nay
Người dân tay không đổ xuống đường..
Trong trận cuối..
Tự do hay là chết..!
Đọc tiếp »

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 1 tháng 2


Courtesy of Christine Derengowski, Writer

Lần đầu vào lớp một (khác với mẫu giáo, chơi nhiều hơn học) bắt đầu “con đường đèn sách”, ai cũng sợ, nỗi sợ của con nít lần đầu phải đến trường. Nỗi sợ kéo dài không lâu vì chung quanh có ít nhất hơn hai mươi đứa bạn trạc tuổi mình .

Thời đại dịch, các em lần đầu vào lớp một, cảm thấy cô đơn, và sợ hãi hơn. Dù không hề học mẫu giáo, hay đã trải qua nhà giữ trẻ, các em đều hình dung lớp học của mình như trong phim ảnh, có một phòng học đủ màu, nhiều đồ chơi, có các bạn cùng tuổi, và có cô giáo hiền hòa, thương học trò.

Nhưng thực tế lớp một -thời COVID- của các em xám xịt màu đại dịch. Các em phải ngồi cô đơn một mình trước màn hình computer, hay Ipad. Hình ảnh cô giáo, bạn cùng lớp đều nhạt nhòa, ẩn hiện qua màn hình.
Đọc tiếp »

Phạm Đình Hổ (1768-1839)
Yên Nhiên chuyển ngữ

Tiếng chuông chùa chiều trên núi

Ánh tà dương chìm vào bóng núi
Chập chờn xa tùng bách mông lung
Hồi chuông lạnh lẽo từng không
Hái hoa sư cụ chợt thông lẽ trời

Sơn Tự Vãn Chung

Sơn hàm nhật ảnh thụ mông lung
Vận vận hàn kình dạng bích không
Lão tuế niêm hoa thành diệu ngộ
Tùng đào bách lại hữu vô trung
Đọc tiếp »

Khổng thị Thanh-Hương

Thời tiết còn đang Đông. Hơn sáu giờ mà trời vẫn còn âm u vì thần Thái Dương lười chưa muốn dậy. Thiếu ánh nắng, vạn vật còn đẫm mình trong sương. Co ro, người cũng lạnh theo. Tôi quấn khăn quàng cổ, khoác thêm chiếc áo ấm rồi cùng người bạn đời ra khỏi nhà, đón ngày mới.

Lộ trình đi bộ sáng nay là đi về hướng biển. Từ nhà tới đó chỉ qua một con dốc ngắn, băng qua con đường tên Old Mamalahoa, đi bộ một quãng thì tới Quốc lộ 11. Sau khi băng qua Quốc lộ này là tới con đường có tên Mill. Biển cách đó không xa.
Đọc tiếp »