Archive for the ‘Tùy Bút / Tản Văn / Ký Sự’ Category

Tưởng Năng Tiến

hoa_cut_lon

Tôi ít học và lười đọc nên mãi đến năm 2011 mới được nhà văn Vũ Thư Hiên giới thiệu cho tập Tùy Tưởng Lục của Ba Kim. Qua tác phẩm này, tôi lại biết thêm một người cầm bút (danh tiếng) khác của đất nước Trung Hoa – Lão Xá.

Ông cũng là một nạn nhân bi thảm trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá. Cứ theo như lời của Ba Kim thì Lão Xá đã “ngậm hờn mà chết.” Ông trầm mình vào ngày 24 tháng 4 năm 1966, với lời trối trăn (“Tôi yêu nước ta lắm chứ, thế nhưng ai yêu tôi?”) khiến ai cũng cảm thấy ngậm ngùi.

Nỗi đắng cay của Lão Xá cũng khiến tôi nhớ đến đôi lời cay đắng (khác) nghe được ngay sau khi Chiến Tranh Việt Nam vừa chấm dứt :

Gần nhà tôi có cụ Lập, hơn bảy chục tuổi, thổi clarinette dàn nhạc cung đình của Bảo Đại, cùng dàn nhạc theo cách mạng, đánh Pháp rồi tập kết ra Bắc … Sống một mình. Nghèo, đói…

(more…)

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

Đã bốn chục ngoài. Mà còn bị con nít dụ.

Ảnh biểu tui để tóc dài. Đặng ảnh nựng tóc.

Mèn ơi! Đã để đờ-mi-gạc-xong cả chục năm nay. Cho nó gọn, nhẹ, mau, lẹ. Wash and go. Không mất thời gian giặt tóc giũ tóc hong tóc. Không cần cài, kẹp, bới, xấy gì hết. Giờ để tóc dài hả? Mệt chết! Nội cái chuyện gội đầu cũng mất bao nhiêu thời gian và hao tốn nước của tiểu bang Vàng đang đìu hiu vì cháy rừng và khô hạn triền miên. Tội lỗi quá! Hồi mới cắt tóc ngắn, tôi đã tâm nguyện: xuống tóc cứu hạn! Hạn hán của tiểu bang. Và hạn hán trong cái quỹ thời gian của người mới tập làm mẹ và nhiều đam mê. Giờ lại để tóc dài. Vậy là… “tái phát hạn” sao?

Hồi tui mới xuống tóc, anh Hai ngẩn ngơ. Mấy bữa trước, tui nói với chồng tui:

(more…)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 8 tháng 2


Anesthesiologist, Dr. Eliot Fagley by Krishnan

Có rất nhiều cách để tỏ lòng tri ân tùy theo trình độ, và khả năng của mỗi người. Họa sĩ Jayashree Krishnan dùng màu sắc để bày tỏ lòng cảm ơn của mình với những “nhân viên tuyến đầu” trong ngành y tế từ cả năm nay, khi đại dịch tấn công loài người ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Mỹ.

Bà Krishnan vốn là một giáo sư Toán ở trường Đại học tư Seattle ở tiểu bang Tây Bắc, Washington. Đã 5 năm nay, tình yêu hội họa lớn hơn tình yêu dành cho môn Toán. Từ cầm phấn, cầm viết mỗi ngày, professor Krishnan chuyển sang cầm cọ. Bà thuê một studio nhỏ ở downtown Seattle làm phòng vẽ tranh và bán họa phẩm của mình.
(more…)

Thụy Khuê


Nhà văn Nguyễn Huy THiệp (1950-2021)

Làm việc phê bình tôi vẫn nhớ câu: mỗi nhà văn đều muốn chôn một nhà phê bình, hình như của Goethe, thường được Nguyễn Tuân nhắc lại.

Thiệp với tôi quen nhau rất sớm, ngay từ khi chưa muốn “chôn” tôi, anh đã nhận ra tôi, lúc đó tôi còn chưa “nổi tiếng”, mà anh thì đã như sóng cồn, với Tướng về hưu, từ năm 87, 88. Bảo Ninh cũng vậy.

Tôi về Hà Nội năm 1993, tình bạn của chúng tôi bắt đầu từ đó.
(more…)

Hoàng Xuân Sơn


Nhà thơ Phạm Ngọc Lư (1946-2017)

Tôi chưa hề gặp Phạm Ngọc Lư. Nhưng quý trọng người thi sĩ ấy: con người, tài năng, nhân cách. Và khí phách. Khí phách với cuộc đời và những kẻ bội bạc vô ơn, những bằng hữu một thời đã bán linh hồn cho quỷ!

Tôi đọc Lư từ những ngày đầu của tâm thức văn nghệ trẻ dấn thân, trên Văn, và những diễn đàn khác. Mấy chục năm sau mới nối kết với thi sĩ qua tin tức của một người bạn chung. Thơ văn Phạm Ngọc Lư buốt xoáy tâm hồn. Một kẻ sĩ, tráng sĩ bất phùng thời. Hỡi ơi những tài năng khó trụ lâu với đời. Thôi thì “thác là thể phách, còn là tinh anh” (Kiều).
(more…)

Hoàng Quân


Hoàng Quân, Ngô Nguyên Dũng, Frankfurt 10.2018

Thời giữa thập niên 80, gia đình chúng tôi đến Đức được vài năm, tạp chí Độc LậpMăng Non (sau này đổi thành Văn Nghệ Trẻ) là những món ăn tinh thần quý giá. Học tiếng Đức thật vất vả, trầy vi, tróc vảy. Bởi thế, chúng tôi thèm thuồng món ăn chữ nghĩa Việt ngon ngọt, vừa quý, vừa hiếm này. Nhận được tờ báo tiếng Việt, chúng tôi đọc từ trang đầu đến trang cuối, không bỏ sót mục nào. Đọc xong, chuyền tay qua anh chị em khác.

Từ thuở bé, tôi ưa ghi ghi, chép chép, không đầu, không đuôi, chỗ này vài câu, chỗ kia đôi dòng. Tôi có vô số tập vở to nhỏ, mỏng dày nhiều loại, để phục vụ những sinh hoạt ngoài học đường. Vào trường trung học Đức, không biết tự lúc nào, năm bảy dòng chữ tiếng Việt của tôi thỉnh thoảng góp mặt trong tập vở học chi chít tiếng Đức, toán, lý, hóa… Nhà trường Đức không có lệ kiểm soát sách vở của học trò. Chứ không, e rằng tôi bị ăn trứng vịt lộn, vì thầy giáo sẽ thắc mắc, tại sao giữa bài làm tóm tắt Die Waage der Baleks của Heinrich Böll, có đoạn viết bằng ngôn ngữ gì thầy chẳng hiểu.
(more…)

Trần Mộng Tú


Mắt nào không lệ chảy

Chiều hôm ngày 30 tháng 3. Chúng tôi, 56 người, gặp nhau ở một phi trường nhỏ trong một tỉnh nhỏ, có tên là Hatyai, của nước Thái Lan.Trong 56 người, chỉ có 4 người: vợ chồng tôi, chị Trùng Dương, anh Michael ở Texas làm cho đài Truyền Hình Saigon-Houston không phải thuyền nhân. Số đông thuyền nhân tham gia là các anh chị đến từ Úc Châu và rất nhiều người đã từng đi Songkla và Bidong hai, ba lần. Anh chị Dương Phục và Vũ Thanh Thủy cũng là thuyền nhân nhưng đây là chuyến đi đầu tiên của anh chị đến đảo Kra. Cô Ngọc Ân, phóng viên của đài Little Saigon-Radio, Kim Hoàng và Chấn Hồng của đài VietFace TV từ Úc cũng có mặt trong chuyến đi này.
(more…)

Nguyễn Nhật Ánh

1. Ở Sài Gòn, nếu bạn nhìn thấy một người khách bước vô một quán mì Quảng, kêu một tô mì, ăn xong gật gù khen ngon, trả tiền rồi đi ra, lòng không hề vướng bận một điều chi thì bạn có thể đàng hoàng kết luận: khách không phải là người Quảng Nam.

2. Người Quảng Nam đi ăn mì Quảng không có được một thái độ hồn nhiên như thế. Họ thường trực bận tâm “Chả biết mì Quảng quán này có đúng là… mì Quảng không?” Trước khi kêu một tô mì Quảng, họ hỏi chủ chủ quán: “Đúng không?”, sau khi ăn một tô mì Quảng, họ bảo chủ quán: “Không đúng!” Họ là người Quảng.
(more…)

Nguyên Giác


Seigan Shōtetsu, do Sakai Hōitsu (1761-1829) vẽ, mực trên giấy.

Thiền sư Seigan Shōtetsu (1381-1459) là một trong vài người làm thơ nhiều nhất trong thi giới Nhật Bản. Chính xác, chúng ta không biết nhà sư đã sáng tác bao nhiêu bài thơ. Nhưng nhà sư kể lại trong một lá thư rằng vào tháng 4 của năm 1432, ngôi lều của nhà sư bốc cháy trong đêm, thiêu rụi mọi thứ trong lều và toàn bộ những bài thơ nhà sư đã sáng tác từ năm 20 tuổi, tất cả là 27,000 bài thơ trong 30 tập. Lúc đó Thiền sư 51 tuổi. Bây giờ, bộ sưu tập thơ Shōkonshū của Shotetsu còn khoảng 20,000 bài thơ.

Thơ của Shotetsu không làm theo thể haiku như đời sau. Thể thơ haiku hình thành vào thế ký thứ 17, dưới chiếc dù ảnh hưởng của các nhà thơ Matsuo Bashō (1644–1694) và Uejima Onitsura (1661–1738), định hình từ thể thơ hokku, chuyển từ thể thơ haikai hay renku. Thơ của nhà sư Seigan Shōtetsu (tên ngài có thể phiên âm là: Thanh Nham Chính Triệt) sáng tác vài thế kỷ trước đó, thường cũng là ngắn, nhưng không chính xác ở khổ 3 dòng và 17 âm như haiku. Trong ý thơ của thi sĩ Shotetsu, chúng ta đọc thấy ý đạo là hiển lộ ưu tiên. Thường không có đề cho riêng từng bài thơ, chỉ có nhan đề cho nhóm các bài thơ có nội dung gần nhau.
(more…)

Trần Huy Sao

Tìm được tấm hình chú Tư Đào bên hồ cá cảnh…ngày nào…

Thêm, một tuần lên Rancho Bernado thăm cháu Nội, nên cớ sự chuyện [cà-kê-dê-ngỗng] với cháu nội.

Thật ra, xưa tiếp nay, có rất nhiều chuyện kể hoài không hết…

Hôm nay, kể chuyện về cái hồ cá…

Hồi đó, sau khi bấu rào kẻm gai trở về, trầy trật xin vào được Hơp tác xã xây dựng Thống Nhất đặng có phiếu gạo hàng tháng, có thu nhập cho một vợ bốn con, có lý do cư trú lì không vào diện đi vùng kinh tế mới…
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Có bữa, Khánh Ly hồn nhiên tâm sự: “Người ta cứ bảo tôi là đừng đi thăm bạn bè nữa vì tôi cứ đi thăm người nào là người đó qua đời.”

Thiệt là hú vía!

May mà mình chả quen biết gì ráo trọi với cái bà ca sĩ (xúi quẩy) này; chớ không, lỡ có bữa mà bà chị buồn tình ghé thăm là kể như … bỏ mạng!

Cứ theo như cách suy nghĩ của đám con rồng cháu tiên thì Khánh Ly là người nặng vía. Tôi còn biết tiếng một ông kỹ giả – whorespondent (*) – mà vía cũng nặng như chì, hoặc hơn. Tờ Người Việt – số ra ngày 3 tháng 10 năm 2016 – cũng có đôi dòng (không được ưu ái hay thân thiện lắm) về nhân vật rất tăm tiếng, và tai tiếng này:
(more…)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 1 tháng 2


Courtesy of Christine Derengowski, Writer

Lần đầu vào lớp một (khác với mẫu giáo, chơi nhiều hơn học) bắt đầu “con đường đèn sách”, ai cũng sợ, nỗi sợ của con nít lần đầu phải đến trường. Nỗi sợ kéo dài không lâu vì chung quanh có ít nhất hơn hai mươi đứa bạn trạc tuổi mình .

Thời đại dịch, các em lần đầu vào lớp một, cảm thấy cô đơn, và sợ hãi hơn. Dù không hề học mẫu giáo, hay đã trải qua nhà giữ trẻ, các em đều hình dung lớp học của mình như trong phim ảnh, có một phòng học đủ màu, nhiều đồ chơi, có các bạn cùng tuổi, và có cô giáo hiền hòa, thương học trò.

Nhưng thực tế lớp một -thời COVID- của các em xám xịt màu đại dịch. Các em phải ngồi cô đơn một mình trước màn hình computer, hay Ipad. Hình ảnh cô giáo, bạn cùng lớp đều nhạt nhòa, ẩn hiện qua màn hình.
(more…)

Khổng thị Thanh-Hương

Thời tiết còn đang Đông. Hơn sáu giờ mà trời vẫn còn âm u vì thần Thái Dương lười chưa muốn dậy. Thiếu ánh nắng, vạn vật còn đẫm mình trong sương. Co ro, người cũng lạnh theo. Tôi quấn khăn quàng cổ, khoác thêm chiếc áo ấm rồi cùng người bạn đời ra khỏi nhà, đón ngày mới.

Lộ trình đi bộ sáng nay là đi về hướng biển. Từ nhà tới đó chỉ qua một con dốc ngắn, băng qua con đường tên Old Mamalahoa, đi bộ một quãng thì tới Quốc lộ 11. Sau khi băng qua Quốc lộ này là tới con đường có tên Mill. Biển cách đó không xa.
(more…)

BĐQ Đoàn Trọng hiếu

Ông bà ta thường nói “đi sông đi biển không chết về nhà sụp lỗ chân trâu” để ám chỉ những người khi ra khỏi lũy tre làng thì ngang dọc vẫy vùng, nhưng đôi khi có người khi trở về làng lại chỉ vì ba cái chuyện nhỏ nhoi để rồi thân bại danh liệt thậm chí còn trở thành kẻ thân tàn ma dại cũng không chừng.

Riêng đối với anh em lính tráng chúng tôi, đặc biệt là những người trong các đơn vị tổng trừ bị trực thuộc BộTổng Tham Mưu như SĐ Nhảy Dù, SĐ TQLC, LĐ81 BCD và một số LĐ BĐQ, hoặc trừ bị cuả các Quân Đoàn như các LĐ BĐQ của các quân khu, thì việc được hành quân chung quanh khu vực ngoại ô Thủ Đô Sài Gòn được coi như “trở về nhà nghỉ dưỡng quân”.
(more…)

T. Vấn


Nàng danh ca không có giọng ca Karla Burns
và con tem Hattie McDaniel

1.
Đời sống, đó là ân sủng lớn nhất. Từ đời sống, người ta được hưởng thêm những ân sủng khác. Thí dụ như hạnh phúc. Thí dụ như nghệ thuật. Tôi có một anh bạn làm thơ. Thơ anh đến từ đời sống, giản dị như đời sống. Đọc thơ anh, nhiều khi tôi chảy nước mắt. Thứ nước mắt hạnh phúc, vì nó gợi lên trong tôi cái đẹp của nghệ thuật. Cùng lúc, nó nâng đời sống lên trên những thô nhám thường ngày. Niềm vui, chưa hẳn đã đem lại thứ hạnh phúc trọn vẹn, bền bỉ. Nhưng nỗi buồn, một khi đã hóa thân thành nghệ thuật, nó đem lại cho người ta một cảm giác dễ chịu. Điều đó giải thích tại sao những bài hát được ưa thích nhất thường là những bài hát buồn.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Đoàn Thanh Niên Cộng Sản rất có tội khi hàng năm giới thiệu tới 10 vạn thanh niên cơ hội chủ nghĩa vào đảng cộng sản. (Trung Tướng Đặng Quốc Bảo, Bí thư thứ nhất Đ.T.N. C.S Hồ Chí Minh)

Đã có thời mà mọi phẩm chất tốt đẹp nhất của con người, và đất nước, đều “qui” ráo về cho … Bác: Người là hiện thân của cần, kiệm, liêm, chính. Người là biểu tượng cho độc lập – tự do – hạnh phúc. Người là biểu trưng cho sự minh triết, và tài ba về mọi mặt: thơ, văn, báo chí, âm nhạc …!

Tên họ, cũng như râu tóc, của Người cũng thể hiện sự hài hoà và nhân ái: Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ. Đêm qua em mơ gặp bác Hồ/ Râu Bác dài tóc bác bạc phơ.

Ngay cả đến đôi dép lê dưới chân cũng thế, cũng gần gũi và thân thương hết biết luôn (Đôi dép đơn sơ/ Đôi dép bác Hồ) dù đã đôi lần Người dặm phải cứt. Cả cứt Tầu lẫn cứt Liên Xô.
(more…)

Ngô Thế Vinh

Chị Nguyễn Thị Thu Hồng, vợ của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn có nghệ danh là Hồng Ngọc, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1943, là mẹ của một gia đình 4 con, 3 trai 1 gái đều đã trưởng thành. Chị Thu Hồng mất ngày 24 tháng 2 năm 2021 tại Little Saigon. Tang lễ sẽ được cử hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2021 tại Westminster Memorial Park. Sau đây là một trích đoạn viết về Chị Thu Hồng từ một bài viết về nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả Áo Mơ Phai, như một nén nhang tưởng nhớ Chị.


Bà Tú Xương Thu Hồng và nhà văn Nguyễn Đình Toàn,
Huntington Beach Library 2014
[photo by Đặng Tam Phong]

BÀ TÚ XƯƠNG THU HỒNG

Tôi quen Nguyễn Đình Toàn có lẽ khởi đầu từ những trang sách Chị Em Hải, rất sớm khi còn là sinh viên Khoa học. Quán cà phê La Pagode thường là nơi có thể dễ dàng gặp Toàn và các bạn văn nghệ của anh, cũng là nơi hình thành nhóm Đêm Trắng sau này. Nguyễn Đình Toàn ngoài giờ làm ở đài phát thanh, hầu như thường ngày ra ngồi viết nơi quán Cái Chùa này.
(more…)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 25 tháng 1


Courtesy of The Wall Street Journal

Mới đây, khi CDC(Centers for Disease Control and Prevention) yêu cầu, và được Chính phủ Liên bang ban hành luật bắt buộc đeo khẩu trang trên tất cả các phương tiện chuyên chở công cộng: từ nhỏ như xe taxi UBER đến xe bus, máy bay, phà, xe lửa, xe điện ngầm… Còn hơn thế nữa, khẩu trang cũng bắt buộc khi bắt đầu đặt chân vào phạm vi các phi trường, nhà ga, trạm chờ xe bus, ga xe lửa…

Lập tức các hãng máy bay đổi ngay nội dung thông báo trên các máy bay trước giờ cất cánh. Chẳng hạn, từ đầu tháng hai, trước khi các chuyến bay của Delta Airlines cất cánh, hành khách sẽ được nghe thông báo:

“Xin được nhắc, theo luật Liên bang, mỗi người đều phải đeo facemask trong suốt chuyến bay, cả lúc lên và rời máy bay. Yêu cầu này cũng bắt buộc ngay cả khi bạn đã được chủng ngừa COVID-19 hay đang có test âm tính.Từ chối đeo khẩu trang là vi phạm luật Liên bang, sẽ bị đưa ra khỏi máy bay và bị phạt.” (As a reminder, federal law requires each person to wear a mask at all times throughout the flight, including during boarding and deplaning. This is required even if you have received the COVID-19 vaccine or a negative COVID-19 test. Refusing to wear a mask is a violation of federal law and may result in removal from the aircraft and/or penalties under federal law.)
(more…)

Hoàng Quân
Tưởng nhớ anh Trần Quang Đoàn/ nhà thơ Đoàn Vị Thượng


Nhà thơ Đoàn Vị Thượng (1959-2021)

Khoảng 10 năm trước, nhờ chị Mỹ Hạnh thư đi, tin lại, tôi “tương ngộ” nhà thơ Đoàn Vị Thượng, cũng là “tái ngộ” anh Trần Quang Đoàn, một người “rất quen” của quãng đời như thơ, như mộng cách đây hơn 4 thập niên “ở một nơi ai cũng quen nhau: Café Uyên”. Gặp lại anh Đoàn, tôi vui quá chừng. Có lẽ, ai cũng vậy, nhắc chuyện ngày xưa, tuổi có năm mươi, sáu mươi lòng vẫn xôn xao như thể mười lăm, mười sáu. Sau bao nhiêu năm, vật đổi, sao dời. Chị Mỹ Hạnh nói, anh Trần Quang Đoàn giờ đây là nhà thơ Đoàn Vị Thượng, ngồi ở “chiếu trên”, với những tên tuổi dành cho các cô cậu học trò “Mực Tím, Áo Trắng…”. Bởi vậy, ban đầu, tôi rụt rè, hỏi dè chừng đôi câu, sợ quấy rầy “người cao”. Nhưng khi nghe giọng kể hào hứng của anh, (theo tưởng tượng của tôi, chứ anh chỉ “nói” trong email mà thôi) tôi dạn dĩ hơn, liên tục vẽ thêm nhiều dấu chấm hỏi gởi anh Đoàn.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Nếu không có tài đánh giặc thì miền Bắc chỉ là một vũng nước bùn lộn cứt. (Trần Vàng Sao)

Tác giả của câu văn thượng dẫn từ trần vào ngày 9 tháng 5 năm 2018. Qua hôm sau, BBC có bài viết công phu ghi lại nhiều lời phát biểu về cuộc đời bầm dập (và uất hận) của ông – kẻ tự nhận là kẻ người yêu đất nước mình một cách xót xa:

– Trần Mạnh Hảo: “Thương anh vô cùng ! Anh một nhà thơ đã bị sự thật cầm tù.”

– Uyên Vũ: “Từ một nhà thơ dùng tên lá cờ làm bút hiệu, ông đã bị đấu tố, bị coi là kẻ phản động, nói xấu lãnh tụ, đả kích chế độ. Ông đã bị trù dập, cô lập, và bị hành hạ đến sống dở chết dở trở thành một kẻ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh.”

– Dũng Trung: “Hôm nay ông đi. Ông đi thanh thản! Hy vọng ở nơi mới, đất nước mới, đồng bào mới, các ‘đồng chí’ mới… sẽ ăn ở, đối xử với ông tử tế hơn!”

Thế họ (các đồng chí cũ) đã ăn ở đối xử với người thơ ra sao mà tai tiếng dữ vậy, hả Trời?
(more…)

T.Vấn


Bà Nguyễn Đình Toàn (Ảnh chụp Nov. 2014 – T.Vấn)

1.
Lưu Na từ California gọi điện thoại báo tin chị Hồng Ngọc, phu nhân nhà thơ Nguyễn Đình Toàn vừa qua đời*, sau một thời gian dài lâm bệnh. Cái tin đến với tôi vừa ngạc nhiên vừa không ngạc nhiên. Ngạc nhiên là vì tôi mong đợi một cái tên khác “vừa qua đời”, chứ không phải cái tên chị Hồng Ngọc. Không ngạc nhiên vì đây là những ngày tháng người ta đã mất hẳn sự bất ngờ khi nghe tin có một ai đó quen biết vừa qua đời. Ai đó có thể là bất cứ ai, già trẻ lớn bé, nổi tiếng hay không nổi tiếng, trong giới văn chương hay ngoài văn chương.

Vậy là tác giả “Mật Đắng” của chúng ta đã trở thành góa bụa. Tôi không nghĩ trong đầu ông, trong tim ông, trong cõi lòng già nua héo úa của ông, có giây phút nào nghĩ đến rồi đây mình có thể thành “góa bụa”.
(more…)

Trần Huy Sao
…khi Ôn Mệ lên ăn Tết với cháu Benji…

Chuyện kể…

Có một phái đàn từ Wu Han nước Trung Huê, đáp chuyến bay du lịch (chui) tham quan qua năm châu bốn bể.

Khởi hành từ tháng-ba-năm-ngoái 2020.

Chủ xị phái đàn là cô Vi, mười-chín-tuổi.

Khởi đầu tiên, phái đoàn ghé đất nước Cờ Huê vì rất “ngưỡng mộ” đất nước này vang danh thiên hạ thống lỉnh địa cầu đứng đầu thế giới, tên (húy) là hợp-chủng-quốc, có nghĩa là ai vô chơi vui (hay ở lì) cũng đặng.
(more…)

Trần Văn Thuận

Sau gần hai tháng giao tranh đẫm máu, cố đô Huế đã được tái chiếm.  Sau một thời gian ngắn, Ba Mạ tôi dọn hẳn về Sài Gòn, vì nơi cả gia đình sinh sống bao năm, cùng với bốn căn nhà cho thuê đã thành gạch vụn. Riêng tôi, ở lại vì đang theo học tại Viện Đại Học Huế.

Tôi tạm quen dần với đời sống tự do bất ngờ cùng với vài người bạn thân cũng bám trụ ở Huế: Trí, con út dì ruột tôi và cũng là người bạn chí thân của tôi, một người yêu chuộng hòa bình, tiếp tục sự nghiệp “Make Love, Not War”. Lớn hơn tôi hai tuổi và nhỏ hơn anh kế tôi hai tuổi, Trí chơi thân với cả hai anh em. Không có tâm sự nào của y mà tôi không biết và ngược lại, chuyện vui, buồn, tốt, xấu, hay, dở của tôi Trí cũng đều hay. Tôi thường nói đùa với Trí: “Ngày nào nếu tao trở thành Tổng Thống, tao sẽ cho mi hai lựa chọn: Một là làm Cố Vấn An Ninh cho tao, hai là đi “mò tôm”, vì mày lỡ biết quá nhiều!” Kế đến là Sử, cựu đệ tử Dòng Chúa Cứu Thế Huế, đang học Dự Bị Văn Khoa Ban Anh Văn. Sử người gốc Quảng Trị, thích thể thao, tánh khí hồn nhiên, lạc quan, hiền lành, tiếu lâm. Sau cùng là Tuấn, một bạn tương đối mới, đang học Dự Bị Y Khoa. Ngoài những giờ sinh hoạt riêng ở trường, bọn tôi hay tập họp ở phòng của Trí, ở lầu hai của biệt thự đang để trống của ông anh rể, gần Cư Xá Xavier của các Cha Dòng Tên.
(more…)

Matsushita Kônosuke
Nguyễn Sơn Hùng chuyển ngữ


Matsushita Kônosuke (1894-1989)

Theo quy luật tự nhiên, con người được ban phú cho thiên mệnh chi phối vạn vật. Khi trí tuệ con người phát huy đúng thiên mệnh này, vạn vật sẽ tuân theo chi phối của con người.

Để phát huy đúng trí tuệ con người cần phải tập trung chúng trí. Chúng trí là trí tuệ tối cao của xã hội con người có thể đạt được, chúng trí là đỉnh cao trí tuệ của thời đại lúc đó.

Mọi người cần phải cùng nhau tự giác thiên mệnh con người, tập trung chúng trí và nâng cao hơn. Chính trị, kinh tế vận doanh bằng chúng trí cao sẽ đem xã hội đến phồn vinh.
(more…)

Lê Lạc Giao

Lời giã biệt niềm chi đau gió hú
Khép lòng tay nghe nắng cũ thầm thì

(Nguyễn Lương Vỵ)


Từ trái: Lê Lạc Giao, Tô Đăng Khoa, Phan Tấn Hải, Nguyễn Lương Vỵ và Trịnh Y Thư

Tháng 10 2019, nhà thơ Du Tử Lê ra đi. Chúng tôi những người bạn của anh ở Orange County làm buổi tưởng niệm cùng ra mắt tập sách “Người Về Như Bụi” vào dịp kỷ niệm trăm ngày (15-1-2020). Ai cũng có có mặt buổi tưởng niệm ấy trừ Nguyễn Lương Vỵ vì lý do sức khỏe. Phải nói từ khi còn quán ăn Tài Bửu (trước năm 2018) mỗi sáng chiếc bàn trước cửa quán hầu như ngày nào cũng có mặt hai nhà thơ Du Tử Lê và Nguyễn Lương Vỵ. Tôi thỉnh thoảng đến uống café với hai anh. Đến cuối năm 2017, Nguyễn Lương Vỵ qua cuộc phẫu thuật tim cùng căn bệnh tiểu đường khiến anh phải nhập viện cấp cứu nhiều lần. Từ đấy sức khỏe anh ngày một mong manh hơn.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Đến cuối đời, tôi bỗng đâm ra nghi ngờ “gốc gác” của chính mình. Dám tôi là người Mã, người Miên, người Miến, người Thái, người Lào, người Tầu (hay người Tiều) gì đó chớ không phải dân An Nam đâu nha.

Nước Việt là nơi sản sinh ra chủ nghĩa Mackeno (Mặc Kệ Nó) và dân Việt vốn nổi tiếng là vô cảm. Ấy thế mà tình cảm của tôi lại chứa chan và lai láng hết biết luôn. Đôi khi, tôi còn tưởng chừng như mình mang nặng cả nỗi sầu vạn cổ nên hay bị buồn ngang – buồn thấm thía, buồn não nề và buồn thê thảm – vào lúc chiều rơi, giữa những ngày năm cùng tháng tận.

Đang lúc nẫu ruột lại còn vớ phải một đoạn tùy bút (nát lòng) của Trần Mạnh Hảo. Chỉ đọc vài câu cũng đủ muốn nhẩy lầu:
(more…)

Trần Yên Hòa
Thương tiễn Nguyễn Lương Vỵ


Thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ (1952-2021)

Nghe tin Nguyễn Lương Vỵ mất ngày 17-2-2021, tôi thật bàng hoàng. Dù biết Vỵ mổ tim đã gần ba năm, một cuộc mổ tim lâu lắc đến hai lần, lần đầu 8 tiếng đồng hồ, chưa thành công, phải mổ lại 6 tiếng đồng hồ.

Lúc đó đến thăm Nguyễn Lương Vỵ tại một trung tâm săn sóc sức khỏe người bịnh, ở Santa Ana, Vỵ đã tâm sự như vậy. Từ đó Vỵ phải di chuyển và sống tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe, từ Santa Ana đến Garden Grove. Muốn mời Vỵ đi uống cà phê, phải tới nơi Vỵ ở, chở Vỵ đi tới tiệm cà phê gần đó, khoảng tiếng đồng hồ rồi chở Vỵ về.

Cuộc gặp Vỵ gần đây nhất là tham dự buổi Ra Mắt Sách tập thơ “Âm Tuyết đỏ thời gian” tại cà phê Hạt Ngò, 2019. Hôm đó thấy Vỵ cười, nói, dù giọng nói rất yếu, bắt tay với các bạn văn đến tham dự, tôi thấy vui vì Vỵ đã khỏe hơn những ngày trước đó.
(more…)

Lê Tất Điều

Bạn trẻ,

Bạn là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, tài tử, tay mơ… hay chỉ tò mò tìm hiểu cho vui thôi, không sao, xin mời bạn gia nhập đoàn thám hiểm vũ trụ của tôi.

Tôi khởi hành từ mười bốn năm trước, có thể bây giờ bạn mới tà tà cất bước! Đừng ngại, không trễ giây phút nào đâu. Bởi vì phải đến bây giờ khoa học mới cho ta đủ hành trang, dụng cụ, kiến thức để khỏi lạc đường, để nhắm thẳng mục tiêu, tiến tới.

Chỉ đến thời đại này, khoa học mới cho phép nhân loại khai thác và sử dụng được nhiều khả năng tiềm ẩn trong trời đất, phát minh được những sản phẩm kỳ diệu tới mức mà bất cứ lúc nào, bất cứ ai cũng có thể bật ra những câu hỏi tuyệt vời – những câu hỏi dẫn thẳng tới trước cánh cửa cần mở để nhìn thấu cấu trúc của vũ trụ.
(more…)

Nguyễn Thị Khánh Minh

Chúng tôi nhận được tin buồn thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ đã mãn phần ngày 17/2/2021 tại California, Hoa Kỳ. Xin đăng lại một tản văn của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh về thơ của ông như một nén hương lòng. (Sáng Tạo)


Thi sỹ Nguyễn Lương Vỵ

Vâng. Tôi đã nhìn thấy chúng qua gương một dòng trong. Những viên cuội lấp lánh nắng mai. Những viên cuội lung linh trăng rằm. Phản chiếu mầu sắc tĩnh và động. Những viên cuội lắng vào thẳm sâu giấc mơ của dòng -dòng chữ long lanh- ánh lên những gửi gắm của thời gian. Ta có thể nghe được gì từ nơi không nguồn cội và lồng lộng hư vô huyền nhiệm?

Có một ngày buồn trong khí đông phai, tôi về bên dòng ấy, nhìn những viên cuội Lục Huyền vang âm trong dòng chảy Tám Câu, tung hứng qua vần điệu, ngữ nghĩa, của Nguyễn Lương Vỵ (NLV) -nhà thơ luôn gây cho tôi bất ngờ qua mỗi thi phẩm của ông-. Tám Câu Lục Huyền Âm, ký tặng tôi vào tháng 3. 2013. Trời Calif. đã dợm sang xuân, có trong tay một tập thơ, một không gian riêng, hẳn nhiên là tôi có đủ ba lý do để hưởng cái thú vui đã thuộc cổ xưa này. Và thơ ấy kéo tôi về không khí Đường Thi. Mái nhà thơ Đường càng ngày càng ít kẻ, gần như bằng không, tìm về đụt nắng che mưa chữ nghĩa. Thế mà NLV đã ghé vào cung kính ngả nón chào, và kiểu như là, “thưa các tiền bối, giờ xin thưởng lãm một kiểu thơ Đường-Việt.” (Thật ra dùng chữ Đường-Việt ở đây chỉ là cách nói để tạm phân biệt thôi).
(more…)

Trần Văn Thuận

Noi gương các Thánh Mark, Matthew, John và Luke ghi lại cuộc đời Chúa Giêu trên dương thế, tôi cũng ráng viết về một biến cố mà tôi là một nhân chứng bất đắc dĩ, nay lén trở về tắm lại một lần nữa trong “dòng sông ngày ấy”, cho dù đó là một đoạn sông đầy máu và xác người.

Tôi còn nhớ rõ, vào Tết Mậu Thân năm 1968, tôi chỉ thiếu 4 tháng là “tròn” 19 tuổi, đang học Dự Bị Văn Khoa Huế, Ban Pháp Văn. Như những Tết khác, Mạ tôi, làm gì thì làm, thế nào cũng phải làm vài hũ dưa món. Ngoài ra, thế nào cũng có một nồi sườn ram, một nồi thịt kho Tàu, vài chục lọn tré. Đặc biệt năm nay, ngoài nhiệm vụ bếp núc, nấu nướng, Mạ tôi đã “đề nghị” thực hiện thêm một dự án ngoài lịch trình, và chẳng có dính dáng gì đến chuyện Tết nhứt hàng năm: Xây một hầm cát kiên cố cho gia đình và phải làm xong trước Tết!
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Báo Trẻ, số Xuân Tân Sửu – phát hành từ Dallas, Texas – có bài viết cảm động (“Suchin & A Hù”) của tác giả Trần Lý Lê về nông dân và gia súc.

Người kể chuyện tên Giang. Cô làm việc thiện nguyện ba tháng Hè cho một tổ chức bất vụ lợi, tại một thôn làng hẻo lánh ở Thái Lan, để giúp cho người dân cải thiện phương thức chăn nuôi và trồng tỉa.

Giang gần gũi nhất với gia đình một nông dân tên Choen. Họ có ba đứa con. Cô con gái lớn tên Suchin, không được đi học như hai em, phải ở nhà chăm sóc cặp trâu (Tờ Ru với A Hù) và chú nghé Ahura vừa mới chào đời.
(more…)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 18 tháng 1

Mùa đông kéo dài từ 21 tháng 12 đến 21 tháng 3 hàng năm, mới đi được hơn một phần ba, đường gian khổ đối phó với Coronavirus và “đồng minh” nhiệt độ thấp vẫn còn đến hai phần ba. Nhu cầu thì cao, mà lượng thuốc sản xuất thì có giới hạn nên xảy ra nhiều chuyện buồn trong thời đại dịch.

Một nhân viên y tế làm việc trên xe cứu thương đã từng được chọn là “nhân viên cứu thương của năm 2020” ở Florida bị bắt vì tội giả mạo giấy tờ, dựng lên ba tên người không có thật để đánh cắp ba liều thuốc chủng ngừa. Điều đáng buồn là anh giả mạo giấy tờ để lấy một liều thuốc chủng ngừa Coronavirus theo yêu cầu của boss (để dùng cho mẹ của người này). Khi mọi chuyện vỡ lỡ, người ta chỉ thu được lại hai trong ba doses bị đánh cắp, liều thứ ba không tìm lại được, có lẽ đã được chích cho ai đó không thuộc diện ưu tiên.
(more…)

Ngọc Ánh

Đối với tôi, không có con giáp nào hợp lý trong cuộc đời mình, bởi vì sự thật chẳng ai lựa chọn được rủi may trong số phận khi sanh ra, tất cả chỉ là ngẫu nhiên, đứa trẻ ra đời năm nào thì cầm tinh con vật đó như một mặc định từ thời xa xưa của ông bà, nhưng không có nghĩa vận hạn phải bị dính dáng suốt đời tới con giáp mà không ai biết chính xác ra sao. Người ta còn xem Tử Vi để đoán trước tương lai giàu nghèo của đứa bé. Sao không “tâm sinh tướng” mà phải phụ thuộc “tướng sinh tâm”?  nghĩa là dạy đứa nhỏ sống thiện lương để cuộc sống nó tốt hơn là coi bói mơ hồ gieo cho nó tánh ỷ dựa “con vua thì được làm vua …”
(more…)

Phạm Nga

1.
Sau nhiều năm cặm cụi làm ăn, chắt mót dành dụm, năm 1990 vợ chồng tôi cất được một căn nhà nho nhỏ cấp 4 trong một con hẻm gần nhà ga Xóm Thơm (Gò Vấp). Tạ từ căn phòng vách ván ọp ẹp, nhỏ như cái lỗ mũi trong nhà cha mẹ bên Đồng Ông Cộ (Bình Thạnh), chúng tôi về ở nhà của mình. Khoảng giữa năm 2018, theo dự án tuyến metro Trảng Bom – Hòa Hưng và làm đường hành lang an toàn song song đoạn đường ray xe lửa chạy ngang vùng Gò Vấp, từ tâm đường ray tùy chỗ sẽ lấy vô 15 hay 20 mét, có nghĩa hàng trăm căn nhà xưa nay an ổn nằm cạnh đường ray khu ga Xóm Thơm sẽ mất mặt tiền hay phần nhà phía trước hoặc bên hông. Riêng nhà tôi cùng mấy chục nhà hàng xóm bị giải tỏa trọn lọn – tức mất trắng do lọt vào một diện tích dự kiến cất nhà ga/trạm khách gì đó cho tuyến metro tương lai, nên từ tâm đường ray sẽ lấy vô sâu tới 50 mét – oái ăm nhà tôi nằm cách đường sắt chỉ khoảng 40 mét.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Dường như tôi không hợp lắm với không khí gia đình, nhất là cảnh gia đình xum họp hay đầm ấm. Ngay lúc thiếu thời, vào những chiều giáp Tết, thay vì quanh quẩn ở nhà – phụ cha lau chùi lư hương; giúp mẹ bầy biện mâm cơm cúng cuối năm – tôi hay lặng lẽ tìm lên một ngọn đồi cao nào đó (lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang) với tâm cảm của một … kẻ giang hồ, đang trên bước đường phiêu bạt.

Ôi! Tưởng gì chứ chuyện “phiêu bạt” thì nào có khó chi, khi sinh trưởng trong một đất nước chiến tranh và ly loạn. Muốn là được liền thôi. Trời – đôi khi – cũng chiều lòng người, và chiều tới nơi tới chốn!

Những tháng ngày niên thiếu vụt qua như một cánh chim. Tôi bước vào tuổi đôi mươi, đúng vào Mùa Hè Đỏ Lửa, cùng với lệnh Tổng Động Viên. Thế là tôi “xếp bút nghiên để theo việc đao cung.” Hay nói một cách ít kiểu cọ hơn là tôi đi lính.
(more…)

Elena Pucillo Truong
Trương Văn Dân chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Ý: La promessa di una illusione


Friendship
Jennifer Reynold

2030… Tôi đọc cái tin nhắn sau khi nạp tiền điện thoại: “Thời hạn sử dụng có giá trị đến 2030”.

Ngay lập tức tôi nghĩ đó là một lời chúc tụng. Như thể có một người nào đó nói với tôi rằng bà yên tâm đi, cho đến cái ngày đó bà có thể thiết kế đời sống như mình mong muốn.

Trong tâm thức, thực ra đó chính là điều mà tôi rất muốn nghe, nhất là trong thời điểm sắp bước qua năm mới để có thể bình tâm và hy vọng.
(more…)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 11 tháng 1

 
Nate Evans and the desks he made from his garage – Courtesy of GMA

Cũng như hầu hết các tiểu bang của Hoa kỳ trong đại dịch, niên khóa 2020-2021 của các em học sinh ở tiểu bang Iowa bắt đầu bằng cách học online từ nhà vì tình trạng lây lan của COVID-19.

Qua màn ảnh computer, Nate Evans, thầy giáo dạy văn chương lớp 7 ở Ankeny, Iowa thấy rõ không phải học sinh nào cũng may mắn có bàn học riêng của mình. Có em phải học ở bàn ăn trong bếp với một số âm thanh ồn ào vọng lại ở background. Có em phải học ngay trên giường ngủ của mình. Lý do đơn giản: các em không có bàn học riêng ở nhà.

Thương học trò phải học trong điều kiện không đầy đủ như ở trường, muốn kết quả học tập của các em cũng tốt đẹp như khi đến trường, Nate bỏ tiền túi ra mua vật liệu, tự đóng bàn học cho các em.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Hơn 10 năm trước TS Vũ Minh Khương có một bài viết ngắn (“Việt Nam: Chặt Cầu Để Tiến Lên?”) với nhiều câu hỏi dài nhưng rất khó quên :

1. Chúng ta có thấy xót xa hổ thẹn về vị thế hiện nay của dân tộc mình không?

2. Chúng ta có thấy lo lắng cho tương lai của đất nước mình không?

3. Nếu có cơ hội, thế hệ chúng ta có đủ sức đưa dân tộc mình đến một vị thế vẻ vang (hơn mức hiện nay rất nhiều) không?

4. Cơ chế hiện thời có cho bạn làm được điều mà bạn hết lòng khao khát làm cho đất nước mình không?

Cách nhìn, và đặt vấn đề, của TS Vũ Minh Khương cũng khiến cho nhiều độc giả phải “động tâm” vì hiện tình của xứ sở:

“Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.
(more…)

Lê Quang Thông

Kim Long ơi, bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi
Một lần thôi nhưng còn mãi…
…Và người ơi xin chớ quên
Người ơi xin chớ quên.

(Cơn mê chiều, nhạc và lời Nguyên minh Khôi)

Nằm một góc nơi đường Kim Long và đường rẽ vô Vạn Xuân, là phủ thờ Đức Quốc Công Phạm đăng Hưng. Ông người gốc Gò Công, Tiền Giang, làm Thượng thư bộ Lễ, thân sinh của bà Từ Dụ Hoàng Hậu, vợ vua Thiệu Trị. Phủ thờ do vua Tự Đức lập nên, để thờ ông ngoại mình, vì thế dân Huế gọi là Ngoại tự đường.

Trong nhân gian, đi ngang phủ ai cũng nói là đi ngang Ngoại tự đường, và ít người biết thêm trong phủ thờ ai, ai lập ra. Trong vè lụt Quý Tỵ năm 1953, lúc còn nhỏ tôi nghe Mệ Ngoại nói vè có đoạn nước lũ cuốn qua Ngoại tự đường làm sập nhà tứ giác để bia đá, nhưng không nhớ rõ ràng. Ngoại tôi đã mất từ lâu và tôi, với lối tra cứu tài tử, từ xa… vẫn chưa tìm được đoạn vè đó.

Bây giờ ở Huế, phủ này vẫn còn tại chổ, nhưng trong các bài viết không nhắc tới tên Ngoại tự đường. Lạ thiệt?.
(more…)

Trang Châu

Không nhớ rõ năm mấy tuổi thì tôi đọc được cuốn Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu, đánh vần mà đọc, chữ hiểu chữ không. Có lẽ giữa 6 hay 7 tuổi. Đó là lần đầu cũng lần cuối tôi đọc cuốn truyện thơ này. Nhưng tôi còn nhớ mãi hai câu thơ: “Đêm khuya ngọn gió thổi lò/ Sương sa ẩm thấp mưa to lạnh lùng”. Hai câu thơ tả cảnh Lục Vân Tiên, mù lòa, bị đem bỏ trong hang Xương Tòng cho chết đói. Đọc hai câu thơ tôi đã khóc vì thương cảm Lục Vân Tiên, cũng như tôi đã vui mừng khôn xiết khi thấy Lục Vân Tiên được: “Đêm nằm thấy một ông tiên/ Đem cho thuốc uống mắt liền sáng ra”. Tôi yêu thơ từ dạo ấy.
(more…)