Archive for the ‘Tưởng Năng Tiến’ Category

Tưởng Năng Tiến

hoa_cut_lon

Tôi ít học và lười đọc nên mãi đến năm 2011 mới được nhà văn Vũ Thư Hiên giới thiệu cho tập Tùy Tưởng Lục của Ba Kim. Qua tác phẩm này, tôi lại biết thêm một người cầm bút (danh tiếng) khác của đất nước Trung Hoa – Lão Xá.

Ông cũng là một nạn nhân bi thảm trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá. Cứ theo như lời của Ba Kim thì Lão Xá đã “ngậm hờn mà chết.” Ông trầm mình vào ngày 24 tháng 4 năm 1966, với lời trối trăn (“Tôi yêu nước ta lắm chứ, thế nhưng ai yêu tôi?”) khiến ai cũng cảm thấy ngậm ngùi.

Nỗi đắng cay của Lão Xá cũng khiến tôi nhớ đến đôi lời cay đắng (khác) nghe được ngay sau khi Chiến Tranh Việt Nam vừa chấm dứt :

Gần nhà tôi có cụ Lập, hơn bảy chục tuổi, thổi clarinette dàn nhạc cung đình của Bảo Đại, cùng dàn nhạc theo cách mạng, đánh Pháp rồi tập kết ra Bắc … Sống một mình. Nghèo, đói…

(more…)

Tưởng Năng Tiến

Có bữa, Khánh Ly hồn nhiên tâm sự: “Người ta cứ bảo tôi là đừng đi thăm bạn bè nữa vì tôi cứ đi thăm người nào là người đó qua đời.”

Thiệt là hú vía!

May mà mình chả quen biết gì ráo trọi với cái bà ca sĩ (xúi quẩy) này; chớ không, lỡ có bữa mà bà chị buồn tình ghé thăm là kể như … bỏ mạng!

Cứ theo như cách suy nghĩ của đám con rồng cháu tiên thì Khánh Ly là người nặng vía. Tôi còn biết tiếng một ông kỹ giả – whorespondent (*) – mà vía cũng nặng như chì, hoặc hơn. Tờ Người Việt – số ra ngày 3 tháng 10 năm 2016 – cũng có đôi dòng (không được ưu ái hay thân thiện lắm) về nhân vật rất tăm tiếng, và tai tiếng này:
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Đoàn Thanh Niên Cộng Sản rất có tội khi hàng năm giới thiệu tới 10 vạn thanh niên cơ hội chủ nghĩa vào đảng cộng sản. (Trung Tướng Đặng Quốc Bảo, Bí thư thứ nhất Đ.T.N. C.S Hồ Chí Minh)

Đã có thời mà mọi phẩm chất tốt đẹp nhất của con người, và đất nước, đều “qui” ráo về cho … Bác: Người là hiện thân của cần, kiệm, liêm, chính. Người là biểu tượng cho độc lập – tự do – hạnh phúc. Người là biểu trưng cho sự minh triết, và tài ba về mọi mặt: thơ, văn, báo chí, âm nhạc …!

Tên họ, cũng như râu tóc, của Người cũng thể hiện sự hài hoà và nhân ái: Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ. Đêm qua em mơ gặp bác Hồ/ Râu Bác dài tóc bác bạc phơ.

Ngay cả đến đôi dép lê dưới chân cũng thế, cũng gần gũi và thân thương hết biết luôn (Đôi dép đơn sơ/ Đôi dép bác Hồ) dù đã đôi lần Người dặm phải cứt. Cả cứt Tầu lẫn cứt Liên Xô.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Nếu không có tài đánh giặc thì miền Bắc chỉ là một vũng nước bùn lộn cứt. (Trần Vàng Sao)

Tác giả của câu văn thượng dẫn từ trần vào ngày 9 tháng 5 năm 2018. Qua hôm sau, BBC có bài viết công phu ghi lại nhiều lời phát biểu về cuộc đời bầm dập (và uất hận) của ông – kẻ tự nhận là kẻ người yêu đất nước mình một cách xót xa:

– Trần Mạnh Hảo: “Thương anh vô cùng ! Anh một nhà thơ đã bị sự thật cầm tù.”

– Uyên Vũ: “Từ một nhà thơ dùng tên lá cờ làm bút hiệu, ông đã bị đấu tố, bị coi là kẻ phản động, nói xấu lãnh tụ, đả kích chế độ. Ông đã bị trù dập, cô lập, và bị hành hạ đến sống dở chết dở trở thành một kẻ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh.”

– Dũng Trung: “Hôm nay ông đi. Ông đi thanh thản! Hy vọng ở nơi mới, đất nước mới, đồng bào mới, các ‘đồng chí’ mới… sẽ ăn ở, đối xử với ông tử tế hơn!”

Thế họ (các đồng chí cũ) đã ăn ở đối xử với người thơ ra sao mà tai tiếng dữ vậy, hả Trời?
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Đến cuối đời, tôi bỗng đâm ra nghi ngờ “gốc gác” của chính mình. Dám tôi là người Mã, người Miên, người Miến, người Thái, người Lào, người Tầu (hay người Tiều) gì đó chớ không phải dân An Nam đâu nha.

Nước Việt là nơi sản sinh ra chủ nghĩa Mackeno (Mặc Kệ Nó) và dân Việt vốn nổi tiếng là vô cảm. Ấy thế mà tình cảm của tôi lại chứa chan và lai láng hết biết luôn. Đôi khi, tôi còn tưởng chừng như mình mang nặng cả nỗi sầu vạn cổ nên hay bị buồn ngang – buồn thấm thía, buồn não nề và buồn thê thảm – vào lúc chiều rơi, giữa những ngày năm cùng tháng tận.

Đang lúc nẫu ruột lại còn vớ phải một đoạn tùy bút (nát lòng) của Trần Mạnh Hảo. Chỉ đọc vài câu cũng đủ muốn nhẩy lầu:
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Báo Trẻ, số Xuân Tân Sửu – phát hành từ Dallas, Texas – có bài viết cảm động (“Suchin & A Hù”) của tác giả Trần Lý Lê về nông dân và gia súc.

Người kể chuyện tên Giang. Cô làm việc thiện nguyện ba tháng Hè cho một tổ chức bất vụ lợi, tại một thôn làng hẻo lánh ở Thái Lan, để giúp cho người dân cải thiện phương thức chăn nuôi và trồng tỉa.

Giang gần gũi nhất với gia đình một nông dân tên Choen. Họ có ba đứa con. Cô con gái lớn tên Suchin, không được đi học như hai em, phải ở nhà chăm sóc cặp trâu (Tờ Ru với A Hù) và chú nghé Ahura vừa mới chào đời.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Dường như tôi không hợp lắm với không khí gia đình, nhất là cảnh gia đình xum họp hay đầm ấm. Ngay lúc thiếu thời, vào những chiều giáp Tết, thay vì quanh quẩn ở nhà – phụ cha lau chùi lư hương; giúp mẹ bầy biện mâm cơm cúng cuối năm – tôi hay lặng lẽ tìm lên một ngọn đồi cao nào đó (lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang) với tâm cảm của một … kẻ giang hồ, đang trên bước đường phiêu bạt.

Ôi! Tưởng gì chứ chuyện “phiêu bạt” thì nào có khó chi, khi sinh trưởng trong một đất nước chiến tranh và ly loạn. Muốn là được liền thôi. Trời – đôi khi – cũng chiều lòng người, và chiều tới nơi tới chốn!

Những tháng ngày niên thiếu vụt qua như một cánh chim. Tôi bước vào tuổi đôi mươi, đúng vào Mùa Hè Đỏ Lửa, cùng với lệnh Tổng Động Viên. Thế là tôi “xếp bút nghiên để theo việc đao cung.” Hay nói một cách ít kiểu cọ hơn là tôi đi lính.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Hơn 10 năm trước TS Vũ Minh Khương có một bài viết ngắn (“Việt Nam: Chặt Cầu Để Tiến Lên?”) với nhiều câu hỏi dài nhưng rất khó quên :

1. Chúng ta có thấy xót xa hổ thẹn về vị thế hiện nay của dân tộc mình không?

2. Chúng ta có thấy lo lắng cho tương lai của đất nước mình không?

3. Nếu có cơ hội, thế hệ chúng ta có đủ sức đưa dân tộc mình đến một vị thế vẻ vang (hơn mức hiện nay rất nhiều) không?

4. Cơ chế hiện thời có cho bạn làm được điều mà bạn hết lòng khao khát làm cho đất nước mình không?

Cách nhìn, và đặt vấn đề, của TS Vũ Minh Khương cũng khiến cho nhiều độc giả phải “động tâm” vì hiện tình của xứ sở:

“Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Tôi không thân thiết hay gần gũi gì lắm với nhà văn Mai Thảo, và ngược lại. Tuy thế, suốt những năm dài của thập niên 1980, mỗi lần đến Silicon Valley là ông nhất định phải tìm tôi cho bằng được mới yên.

Lý do – giản dị – chỉ vì tôi vợ con không có, mèo chó cũng không nên có thể ngồi “hầu” rượu cùng ông từ sáng đến chiều, và (đôi khi) từ khuya cho tới sáng luôn!

Mai Thảo sống độc thân cho đến chết. Thiệt là phước đức. Tôi thì bất hạnh hơn nên rồi cũng vướng vào cái vòng thê tróc tử phọc, và phải hùng hục lao vào chuyện áo cơm để nuôi vợ dại con thơ, như vô số những người đàn ông (không may) khác.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Nhà báo Lưu Trọng Văn vừa gửi đến bạn đọc một stt ngắn (“Những Bức Hình Biết Nói”) trên trang FB của ông, và nhận được vô số phản hồi, bầy tỏ sự quan tâm hay chia sẻ:

“Cầu Thăng Long khánh thành việc sửa chữa. Cầu trên cao giữa sông Hồng ngày giá rét 10 độ và … tơi bời gió. Các quan chức Trịnh Đình Dũng, Nguyễn Văn Thể, Chu Ngọc Anh trong bộ đồ veston bước xuống xe, chốc lát làm lễ khánh thành, rồi lên xe.Các em gái Hà Nội phải rúc lạnh trên cầu cả tiếng chuẩn bị phút nâng dải lụa để làm đẹp … đội hình.

Các quan ngài kia mấy ai động đậy thương các em gái rét run mà áo dài mỏng manh vẫn phải hớn hở… cười?
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Có lẽ không tỉnh thành nào được quí vị lãnh đạo Đảng/Nhà Nước quan tâm, và đặt nhiều kỳ vọng như Thanh Hoá:

– Chủ Tịch Trần Đại Quang: “Thanh Hóa cần khắc ghi lời Bác để trở nên một tỉnh kiểu mẫu.”

– Chủ Tịch Trương Tấn Sang: “Phấn đấu đến năm 2020, Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh tiên tiến, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ hằng mong ước.”
(more…)

Tưởng Năng Tiến

FB Phi Long Nguyễn vừa kể lại một chuyện có thật (ở xóm Bầu) toàn văn như sau:

Thằng Tí, học lớp 4 trường làng, người đã nhỏ con lại ốm yếu xanh xao. Cha mẹ nó tuy nghèo thật, nhưng không đến nỗi bỏ bê con cái, cũng ráng chăm sóc cho nó hết mức. Ăn uống không đến nỗi tệ, nhưng thằng bé cứ ngày một gầy rộc đi, thấy bắt thảm.

Vì đặc thù công việc, mỗi sáng mẹ nó cho hai ngàn đi học sớm mua đồ ăn. Riêng hôm nay, mẹ nó không đi làm, nên nấu cho nó một bữa sáng thật ngon. Nhưng kìa, sao nó ăn mà mắt cứ nhìn ngó đâu đâu vậy. “Không ngon hả con?”, mẹ nó hỏi. “Dạ không”, nó trả lời mà mẹ nó không biết phải hiểu thế nào, là không ngon hay không phải không ngon. Thôi kệ, ăn nhanh rồi đi học kẻo trễ.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Rời khỏi quê hương, chân ướt chân ráo đến một vùng đất an bình và xa lạ, tôi ngồi thở hổn hển cả năm rồi mới hoàn hồn. Ngó trước – ngó sau: té ra, xứ mình không phải là nơi đầu tiên (hay duy nhất) mà dân chúng phải lũ lượt bỏ của chạy lấy người.

Thiên hạ đã đi tị nạn từ rất nhiều nơi khác, và lắm kẻ đã đi tự lâu rồi. Tuy thế, tôi vẫn tin rằng không dân tộc nào mà chuyện lánh nạn cộng sản lại nhiêu khê, và lê thê (kéo dài suốt từ thế kỷ này sang thế kỷ khác) như đám dân Việt cả.

Sau khi Hiệp Định Geneve 1954, gần triệu người miền Bắc ào ạt di cư vào Nam. Mẹ già kể lại là bà quang ghánh hai đầu: một đầu là tôi (*) với người chị kế, và một chú cún con; đầu kia lủ khủ bao bị, mùng mền, áo quần, gạo muối… Sở dĩ phải có thêm con chó nhỏ vì chị tôi từ chối rời nhà, nếu không cho nó đi cùng.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Truyện dài Thềm Hoang của nhà văn Nhật Tiến được trích dẫn và giảng dậy trong chương trình quốc văn (miền Nam) nên tôi có dịp “làm quen” với tác giả ngay từ khi vừa bước chân vào trung học. Cũng nhờ “quen biết” thế nên tôi đã lần lượt đọc hết những tác phẩm của ông, trừ cuốn Thuở Mơ Làm Văn Sĩ.

Bút ký này do nhà Huyền Trân xuất bản vào năm 1973, khi tôi đã rời ghế nhà trường (theo lệnh tổng động viên) nên bỏ sót. Bốn mươi năm sau, năm 2013, Thuở Mơ Làm Văn Sĩ được tái bản nhưng tôi không cảm thấy hứng thú tìm đọc nữa vì cái “thuở mơ làm văn sĩ” đã xa lắc, xa lơ tự lâu rồi.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Thứ đắt nhất bây giờ là từng lạng niềm tin
Thứ rẻ nhất lại là lời hứa
Sự dễ dãi đớn hèn khuyến mại đến từng khe cửa
Có ngại gì mà không phản bội nhau?
(Gia Hiền)

Bà chị đi lấy chồng vào đúng lúc tôi chia tay với cá, chim, dế, diều, bông vụ, nút phéng, giây thung, ná cao su, bong bóng … Giã từ tuổi thơ (adieu, những đứa bạn của thưở ấu thời) cùng những buổi chiều sôi nổi: tạt lon, dích hình, bắn bi, rượt bắt cứu tù, rồng rắn lên mây, và những đêm chơi năm mười bịt mắt mãi trốn tìm.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Chắc bạn đã từng nghe – và dám – cũng đã từng nói những câu ngây ngô và dại đột (đại loại) như sau, khi còn thơ ấu:

– Tám à, mày ăn vụng sữa bột của em hả?

– Dạ, đâu có!

– Vậy sao hộp sữa Guigoz mới mở mà lưng liền vậy?

– Chắc con mèo đó má à!

Với thời gian, cùng với trí khôn và ý thức trách nhiệm tăng dần, phần lớn những người trưởng thành sẽ không còn tiếp tục chối bỏ hay đổ thừa một cách rất ngờ ngệch như thưở lên năm/lên bẩy nữa. Nói phần lớn, chứ không phải tất cả, vì đôi khi do hoàn cảnh (hay cá tính) có thể khiến cho một cá nhân không được phát triển bình thường. Xin xem qua vài ba trường hợp cá biệt.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Dù cũng đọc được lõm bõm một hai ngoại ngữ, tôi rất ít khi rớ tới một tờ báo hay một cuốn sách viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Lý do, chả phải là vì tôi có máu bài ngoại hoặc dị ứng với văn hoá thực dân (hay đế quốc) gì ráo trọi mà chỉ tôi chỉ thạo tiếng mẹ đẻ thôi nên rất ngại “đụng” đến tiếng nước ngoài.

Những người cầm bút của nước Việt tuy viết dở hơi nhiều nhưng viết hay cũng đâu có ít. Đọc họ sướng muốn chết, và đọc mệt luôn cũng chưa hết chữ nên bận tâm làm chi đến những tác giả ở tận đâu đâu.

Cả ngày hôm nay tôi xem say mê bút ký Đồng Bằng của nhà văn Nguyên Ngọc. Ông viết như nói vậy đó: lưu loát, tươi cười, bình dị nhưng thâm trầm và lôi cuốn. Thản hoặc, cũng có đôi đoạn hơi cường điệu (hay nói nguyên văn theo cách dùng từ của chính ông là “gồng lên”) nhưng rất ít. Tôi xin phép sẽ đề cập đến sau, khi có dịp.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Thứ nữ của nhà văn Vũ Khắc Khoan, chị Vũ Thị Gấm, có lẽ hiện đang sống đâu đó trong Silicon Valley (nơi còn được người Việt “mệnh danh” là Thung Lũng Hoa Vàng) của tiểu bang California.

Bốn mươi năm qua, tôi cũng vẫn quanh quẩn ở địa phương này nhưng chưa gặp lại chị Gấm lần nào. Thế mới biết là quả đất tuy tròn nhưng quá lớn nên cơ hội gặp lại cố nhân (để có dịp thưa thốt một lời thâm tạ) cũng chả dễ dàng chi.

Tôi tới Hoa Kỳ vào cuối năm 1980. Qua năm 82, sau khi tiêu hết đến đồng bạc trợ cấp cuối cùng, tôi xin đi bán săng và ghi danh vào một trường đại học cộng đồng – West Valley College – nơi mà chị Vũ Thị Gấm đang làm cố vấn (academic counselor) cho những sinh viên vừa nhập khóa.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Đôi khi, tôi cảm thấy hơi buồn rầu (cùng với đôi chút tủi thân) khi chợt nhớ ra rằng mình chưa bao giờ có dịp được đi khắp hết quê hương. Tôi chưa được đặt chân đến cố đô Huế hay thủ đô Hà Nội một lần nào cả.

Thế mà những nước láng giềng kề cận thì tôi lại lui tới đều đều. Tôi đã ngược xuôi nước Lào, nước Miên, nước Miến năm bẩy lượt. Tôi đâm ngang đâm dọc nước Thái (chắc) đâu cũng cỡ chừng chục bận rồi.

Ở Thái Lan, dù bạn quay bên trái hay bên phải (nhìn tới hay nhìn lui) cũng đều thấy chân dung đức vua Bhumibol Adulyadej – Rama IX – không sót một góc nào. Ngài có mặt mọi nơi, khắp các nẻo đường, trong tất cả những công trình kiến trúc (bất kể công tư) và trên tường nhà của thần dân (bất kể sang/hèn) dù đã băng hà.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Duyên nợ của Lenin với đất nước Việt Nam, xem ra, mặn mà hơn ở bất cứ một nơi nào khác. Ngay tại chính quê hương của mình, có lẽ, ông cũng không bao giờ được nhi đồng Liên Xô dành cho những câu thơ ưu ái đến như thế này đâu:

Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam

Tượng đài Lenin được dựng tại nhiều nơi, tên của ông được đặt cho không ít những đường phố trên thế giới nhưng (chắc chắn) chỉ ở Việt Nam nó mới trở thành địa danh của sông/suối mà thôi:

Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà

(2/1941 – Thơ Hồ Chí Minh, NXB Nghệ An, 2005)
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Người khuyết tật cần một cơ hội ngang bằng chứ không (chỉ/thể) cần sự bù đắp, vì bù đắp tạo ra gánh nặng lên cả người cho và người nhận. (FB Lương Thế Huy)

Cuối thế kỷ trước, báo Nhân Dân – số ra ngày 7 tháng 8 năm 1999 – đã đăng mẩu tin ngăn ngắn (“Khen Thưởng Hai Em Nhỏ Mười Năm Cõng Bạn Ðến Trường”) và được nhiều người tán thưởng:

“Em Huỳnh Duy Tài vì bị phế tật nên phải nhờ hai bạn là Bùi Ngọc Nha và Nguyễn Qúi cõng đi học liên tiếp trong vòng muời năm qua. Tại Ðại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, các em đã nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt nhất.”

Mẩu tin thượng dẫn khiến tôi không khỏi băn khoăn trộm nghĩ thêm rằng: “Thay vì nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt nhất, nếu Huỳnh Duy Tài được cấp phát một đôi nạng gỗ (hay một chiếc xe lăn) thì đỡ cho chính thân em và bạn bè biết chừng nào?”
(more…)

Tưởng Năng Tiến

“Trải qua hàng ngàn năm, làng Sher, một cái làng nhỏ tí ở Tây Tạng, vẫn bám lấy cái sống dù ở một vị thế sinh tồn khắc nghiệt, một thềm đất hẹp nằm chênh vênh trên một sườn núi dựng đứng. Ở vị thế khô cằn này của cao nguyên Tây Tạng, lượng nước mưa hàng năm chỉ được khoảng dưới 10cm.

Nhưng từng giọt nước đều được thu giữ trong một hệ thống tưới tiêu có từ thời thượng cổ. Nhiệt độ trung bình hàng năm luôn gần ở mức đóng băng (Zero độ Celsius) còn từ tháng Chạp đến tháng Hai thì hàn thử biểu bao giờ cũng lơ lửng trong khoảng – 6 đến 10 °C.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Trong cùng một ngày, ngày 16 tháng 9 năm 2020, mọi cơ quan truyền thông ở VN đều rồn rập và buồn bã đi tin:

Tiếc thương chiến sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ
T.Ư Đoàn truy tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho chiến sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ
Truy tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho Thượng sỹ CSCĐ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ
Tuổi 23 anh hiến dâng cho bình yên cuộc sống
Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo đề xuất chính sách đối với đồng chí Nguyễn Văn Mạnh và thân nhân

Ủa, vụ gì vậy cà?
(more…)

Tưởng Năng Tiến

G.S Hidematsu Hiyoshi liệt kê những “thủ đoạn” mà Mao Trạch Đông dùng để khống chế Trung Hoa Lục Địa: hộ khẩu, tem phiếu, lí lịch … Theo ông:

“Chế độ hộ khẩu kiểu Trung Quốc phân tách thành thị và nông thôn. Nông dân suốt đời bị cầm cố ở nông thôn, các hộ dân quê không có cách nào để dời lên thành phố. Không có hộ khẩu thành phố thì không có chỗ làm, không có hộ khẩu thành phố thì không có phân phối lương thực, không có hộ khẩu thành phố không những không làm được bất cứ việc gì mà chính ra là không thể sinh tồn.

Dân thành phố cũng bị cầm cố tại chính nơi cư trú của mình. Việc chuyển chỗ ở giữa các thành phố cũng vì chế độ hộ khẩu mà chịu sự khống chế hoàn toàn…” [“Cách Mạng Văn Hóa” Rốt Cuộc Là Tội Của Ai : Thảo Luận Với Mao Vu Thức Tiên Sinh. (“文革”究竟誰之罪:與茅于軾先生商榷”) bản dịch của Lê Thời Tân tạp chí thế Giới Mới, số 14-2013 (1031) ngày 22-4-2013].
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu! (Thích Trí Quang)

Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì thượng tọa Thích Trí Quang là tác giả của câu nói vừa ghi. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?

Mà chả chỉ riêng hoa, ở nước ta, cái (mẹ) gì mà không thiếu nên mọi thứ vẫn thường phải phân phối theo tiêu chuẩn – ngoại trừ huân chương, huy hiệu, bằng khen, giấy thưởng … thì mới thừa thôi. Bởi vậy, tôi xin được có ý kiến (hơi) khác chút xíu: “Cộng sản nó chôn sống mình hôm nay, mai nó mang huân chương hay giải thưởng đến để … làm lễ truy tặng!”
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Ôi, thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả!

(Nguyễn Chí Thiện)

Nhà thơ Trần Vàng Sao từ trần vào một ngày Hè, hồi đầu thế kỷ này. Tuy thế, những lời nguyền rủa/mạt sát của ông dành cho những kẻ đồng thời (và cũng có lúc đã từng là đồng chí) chắc sẽ còn gây âm hưởng cho đến … cuối thế kỷ sau:

tau chưởi ngày chưởi đêm
mới bét con mắt ra tau chưởi
chập choạng chạng vạng tau chưởi
nửa đêm gà gáy tau chưởi
giữa trưa đứng bóng tau chưởi
bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
mười hai nhánh họ bây
cao tằng cố tổ bây
tiên sư cha bây …

(more…)

Tưởng Năng Tiến

Trong chế độ toàn trị, một tổng biên tập chỉ cần không chống chế độ, không nói ngược với đường lối của Đảng cầm quyền, biết luồn lách, biết dùng tờ báo của mình để nịnh bợ, dọa nạt và khống chế, biết té nước theo mưa, biết gió chiều nào che chiều ấy, giả vờ chống tham nhũng thì anh ta kiếm bẫm hơn bất cứ nhà buôn nào, có thế lực như một “ông vua không ngai.” (Lê Phú Khải)

Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.”

“Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Người ta bảo sông có khúc, người có lúc. Thế mà, khúc đời nào của Việt Kiều Cambodia cũng nhiêu khê. Thời nào của họ cũng là thời mạt vận. (NgyThanh)

Thông tín viên Võ Thành Nhân (SBTN) vừa buồn bã loan tin: nhà báo Lê Văn Phúc đã từ trần vào hôm 7 tháng 8 năm 2020, tại Reston – Virginia. Tác phẩm (Tôi Làm Tôi Mất Nước) đầu tay của ông do Văn Hữu xuất bản năm 1985, và Thế Giới Ấn Quán tái bản – lần thứ 5 – vào năm 1989. Với thị trường sách báo hải ngoại thì đây là một hiện tượng hiếm hoi.
(more…)

Tưởng Năng Tiến


Nhà văn Võ Hoàng (1952-1987)

Lời thưa đầu: cách đây hơn 30 năm, vào tháng 8 năm 1988, người viết theo chân một đơn vị kháng chiến quân VN đi từ Thái Lan vào Kampuchea để tìm kiếm một nguời bạn bị mất tích giữa vùng biên giới Thái – Miên. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2001, kẻ bị coi như đã thất tung (có tên là Võ Hoàng) đã được một tổ chức chính trị ở hải ngoại chính thức thừa nhận là đã “hy sinh” nhưng “vì hoàn cảnh” họ đã “không thể thông báo sớm hơn”! Bút ký ngắn ngủi này xin được phổ biến như một nén hương lòng (muộn màng) để gửi đến những người đã khuất. (TNT)

Khi chúng tôi bước chân vào được đất Cao Miên thì trời đã ngả chiều. Tuy nắng đã nhạt nhưng trời chiều mùa hạ nơi đây vẫn còn hừng hực nóng. Sẵn với định kiến là mình sẽ đi vào một vùng đất chết, tôi hơi thoáng ngỡ ngàng khi không nhìn thấy xung quanh dấu tích của sự đổ vỡ do bom đạn. Khó mà có thể ngờ rằng, cách đây không bao lâu, mảnh đất khô cằn nắng hạn này lạI là nơi giao tranh bằng chiến xa và đại pháo của nhiều đạo quân khác nhau.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Họa sỹ Lê Huy Cầm cho biết: “Vừa dứt xong cái tranh cho cựu sinh viên Đại Học Dalat sẽ đấu giá kiếm tiền cho sinh viên nghèo trong ngày họp mặt 20 năm.” Bên dưới thông tin này là lời nhắn của FB Hue Chau (“Nếu dành cho cựu SV ĐH Dalat pre 75 thì trên tháp chuông nhà Nguyện Năng Tĩnh kg phải là cái… ơi Lê Huy”) và hồi đáp của tác giả: “Sinh viên ra trường năm 2000 nên vẽ như vậy.”

Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng.

Tuy thế, tôi hoàn toàn đồng ý với lời giải thích thượng dẫn của tác giả bức tranh. Thấy sao thì vẽ vậy thôi. Mà sao vàng và cờ đỏ thì được “gắn” vào tất cả những công trình kiến trúc ở VN (trường học Yersin, nhà ga Đà Lạt, bưu điện Sài Gòn, Toà Đô Chính, Dinh Gia Long, Dinh Độc Lập …) chớ có sót chỗ nào đâu.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Ta đang sống giữa thời mạt pháp
Tượng Như Lai ngồi giữa quán bar
Tên đồ tể hóa thân Bồ Tát
Giữa tòa sen Phật lẫn với ma
(Như Không)

Bữa rồi, chắc gặp lúc đang vui miệng, dịch giả Bùi Xuân Bách kể cho bằng hữu nghe một chuyện hài ngăn ngắn: “Trên thành một chiếc xe tải có kẻ khẩu hiệu: ‘Đuổi kịp và vượt nước Mỹ” (khẩu hiệu thời Khrushchyov, Bí Thư Thứ Nhất của ĐCS Liên Xô). Chả biết có ai đó lại viết thêm: ‘Không tin – Đừng có bịp!”

Hoá ra chủ trương đi tắt đón đầu bắt nguồn tuốt tận bên Nga, và đã có từ hồi giữa thế kỷ trước lận. Không biết nó được nhập vô nước Việt hồi nào (và trở thành nỗi “ám ảnh” không nguôi của chính phủ ta tự khi nao) mà tất cả mọi cơ quan truyền thông nhà nước đều nhắc đến cụm từ đi tắt đón đầu cứ như kinh nhật tụng vậy đó:
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Lênh đênh muôn dặm nước non
Dạt vào ao cạn
vẫn còn lênh đênh

(BÈO – Phùng Cung )

Tôi tình cờ nghe được một mẩu đối thoại lạ tai, ngăn ngắn của một cặp vợ chồng người quen (còn trẻ) ở quê nhà:

– Lý do nào để anh quyết định tham gia đấu tranh?

– Vì 3 cô gái điếm người Việt ở Campuchia… Vì chứng kiến những phận đời vỡ nát ấy mà anh muốn góp phần nhỏ bé vào cuộc đổi thay đất nước. Hy vọng đất nước mình khá hơn, có dân chủ, có tự do để không còn những cô gái VN phải sang xứ người làm điếm. Không còn cảnh người Việt phải sống tha hương, chịu mọi khổ sở, thiệt thòi, hoặc chết thảm nơi xứ người nữa. Đơn giản thế thôi.” (Phạm Thanh Nghiên. “Chuyện Kể Của Chồng”).

Mấy năm qua, tôi ngủ trong những cái khách sạn tồi tàn ở Phnom Penh nhiều hơn ở nhà mình nên biết rằng Cambodia không chỉ có ba (hay ba ngàn) “cô gái Việt Nam phải sang xứ người làm điếm.” Nơi đây cũng không chỉ có ba chục ngàn (hay ba trăm ngàn) người Việt đang “phải sống tha hương, chịu mọi khổ sở, thiệt thòi.”
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Mong Đại hội 13 tìm ra những người không tai tiếng, không tham nhũng. (PGS.TS. BS Nguyễn Lân Hiếu)

Sau khi đốn hạ 6.700 cây xanh (trên 190 đường phố ở Hà Nội) ông NguyễnThế Thảo, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố, đã hạ cánh an toàn cùng với tiếng thở ra (nhẹ nhõm) của rất nhiều người.

Vị chủ tịch kế nhiệm trẻ trung, tháo vát, và năng nổ hơn thấy rõ:

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm tra vụ cột điện ‘mọc’ xuyên nhà 4 tầng

Cá chết trắng hồ Hoàng Cầu: Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo cứu cá ngay trong đêm
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Không biết từ bao chừ, ở trên báo nhà nước, cứ cái gì “lạ” là nó cho thấy sự hèn hạ của rất nhiều tập thể. (Du Uyên)

Tôi cũng không biết tự bao giờ mà những hạn từ “nước lạ” hay “tầu lạ” lại xuất hiện tràn lan, trên mặt báo, khắp đất nước mình:

Người “nước lạ” chạy xuồng ra vào vùng biển Vạn Gia
Nhiều người “nước lạ” lập công ty bình phong tại VN để sản xuất ma tuý
Tàu lạ đâm chìm tàu cá ngư dân, một người mất tích
Một ngư dân Kiên Giang bị tàu lạ bắn chết trên biển
Ngư dân Việt bị tàu lạ bắn chết ở Trường Sa
Tàu cá Quảng Ngãi bị tàu lạ đâm chìm trên biển
Bị “tàu lạ” đâm chìm, 6 thuyền viên thoát chết
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Bản chất nó là cuồng bạo
Huênh hoang lấp biển vá trời
“Kiến tạo địa đàng – hạnh phúc”
Khốn nạn thay!

(Phùng Cung)

Tôi có chút giao tình (không đậm đà gì mấy) với nhà văn Vũ Thư Hiên. Chúng tôi không sinh cùng nơi, cũng chả sống cùng thời, tính tình lại hoàn toàn khác biệt nên chuyện trò giữa ông và tôi đôi lúc (nghe) hơi trệu trạo.

Gặp bất cứ ai tôi cũng chỉ thích nói về mình, và “văn mình” thôi. Văn mình vợ người là chuyện thường tình nhưng riêng Vũ Thư Hiên thì bất bình thường thấy rõ. Lúc nào ông cũng say sưa bàn về tác phẩm, hay nhân vật, của… một người cầm bút khác:

– Dứt khoát là phải làm một cuốn phim về cuộc đời của Già Đô thôi.

– Dạ vâng!

– Không làm thì tiếc lắm đấy.

– Dạ đúng!

Tôi cứ “vâng/dạ” đều đều (và nhẹ hều) như vậy vì chả hào hứng chút nào về chuyện của thiên hạ, và cũng vì đã nghe về cái dự tính điện ảnh này gần chục lần rồi.

Già Đô là ai?
(more…)

Tưởng Năng Tiến

When in Rome, do as the Romans do. (St Ambrose)

Phần lớn nhân loại đều chưa đến Rome, và chắc cũng chả mấy ai rành rẽ về phong tục tập quán của xứ sở này. Tuy thế, nếu có dịp bước chân tới đây thì chắc tất cả chúng ta đều sẽ nhớ đến lời dậy của cổ nhân (“nhập gia tùy tục/đáo giang tùy khúc”) để ứng xử thích nghi, và hoà nhã với dân bản xứ.

Tôi cũng chỉ dám đoán (“chắc”) thế thôi, chứ chả có gì hoàn toàn bảo đảm bởi bách nhân, bách tính. Cuộc đời luôn luôn có người nọ/người kia, và không ít kẻ xử sự rất bất cận nhân tình – theo như lời “than phiền” của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) nghe được vào hôm 11 tháng 7 năm 2020:

“Bệnh nhân người Anh – Rối loạn tâm lý hay một kiểu ‘chảnh’? Trong quá trình điều trị bệnh nhân người Anh nhiều khi thiếu hợp tác với các bác sĩ. Anh cũng không muốn xuất hiện tại lễ xuất viện, nơi các bệnh nhân thường chính thức nói lời cảm ơn các bác sĩ đã cứu sống họ. Có thể anh chỉ nhận hoa chúc mừng của bệnh viện rồi ra thẳng sân bay để về nước.”
(more…)

Tưởng Năng Tiến

“Từ xưa tới nay Tổ quốc bao giờ cũng do người áo rách giữ gìn và bị những người giàu bán rẻ.” (Paul Claudel)

Tác giả câu danh ngôn thượng dẫn là một thi sỹ, kiêm kịch tác gia (lừng lẫy) đã hơn chục lần được đề cử giải Nobel văn chương. Tiếc là ông đã không có cơ hội biết đến những cự phú ở Việt Nam đã hy sinh tài sản, để “giữ gìn” tổ quốc của họ ra sao, và bị cái thứ “tổ cò” này “bán rẻ’ đến cỡ nào?

Trong khuôn khổ giới hạn của vài trang sổ tay, chúng tôi xin phép chỉ nêu danh vài ba nhân vật (tiêu biểu) để rộng đường dư luận:

Bạch Thái Bưởi, theo Wikipedia: “Là một doanh nhân người Việt đầu thế kỷ 20. Lúc sinh thời, ông được xếp vào danh sách bốn người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20 (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi)… Xuất thân từ tầng lớp nghèo, ông luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. Ông dành chế độ an sinh cho các nhân viên của mình. Ông trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học…
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Đi nghe Hương Lan và Tuấn Vũ hát thử một đêm, giữa lòng Hà Nội, cũng tựa như đi ăn  một bữa phở chui vào thời bao cấp vậy. Dù “nhạc sến” không “chất lượng” gì cho lắm nó vẫn có thể khiến cho thiên hạ bùi ngùi, xuýt xoa hay hít hà và nước mắt nước mũi ướt khăn chỉ vì họ đã (lỡ) phải ăn quá nhiều những tô phở quốc doanh – không người lái – thế thôi! (TNT)

Thưở sinh thời – khi vui miệng – có lần soạn giả Nguyễn Phương đã kể lại lúc đưa đám cô Năm Phỉ, và chuyện ông Chín Trích đập vỡ cây đàn:

“Ngày cô Năm Phỉ mất, người đến viếng tang nghe nhạc sĩ Chín Trích đàn ròng rã mấy ngày liên tiếp bên quan tài… Ông vừa đờn vừa khóc. Đến lúc động quan, trước khi đạo tỳ đến làm lễ di quan, nhạc sĩ Chín Trích đến lậy lần chót, ông khóc lớn:’ Cô Năm đã mất rồi, từ nay Chín Trích sẽ không còn đờn cho ai ca nữa…’ Nói xong ông đập vỡ cây đờn trước quan tài người quá cố.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Khắp đất nước này, điểm danh 63 tỉnh thành, còn nơi nào mà không có tranh tụng vì những cưỡng chế đất đai bất công, bất bình đẳng và vô lý cùng cực? Mỗi một địa chỉ như thế là một ngọn lửa âm ỉ hận thù. (Thảo Dân)

Hơn 10 năm trước, chính xác là vào hôm 28 tháng 6 năm 2009, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có tâm sự (đôi điều) nghe hơi buồn bã:

“Khi tiếp xúc với những người nông dân, tôi thường xuyên hỏi về tổng thu nhập mỗi tháng của một khẩu trong một gia đình họ là bao nhiêu. Dù rằng tôi biết họ đang sống một cuộc sống vô cùng vất vả nhưng tôi vẫn kinh ngạc khi nghe một con số cụ thể: ‘Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng.’ Bạn có choáng váng khi mỗi tháng, một người trong mỗi gia đình nông dân chỉ có 40.000 đồng để chi tiêu tất cả những gì họ cần không?

Bốn mươi ngàn đồng có giá trị như thế nào lúc này. Đó là giá của 2 bát phở, giá của 4 lít xăng, giá của hai xuất cơm trưa văn phòng, giá của một cuốc xe ôm trên đoạn đường 10km, giá của hơn một bao thuốc lá 555, giá của 3 ly cà phê…Tôi biết sẽ có rất nhiều người không thể tin rằng tổng thu nhập hàng tháng của một khẩu trong hầu hết những gia đình nông dân lại chỉ với một con số ‘kinh hoàng’ như thế. Nhưng buồn thay đó lại là sự thật.”
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Là nhà báo 50 năm cầm bút, tôi phải đau lòng nói rằng chưa bao giờ uy tín báo chí giảm sút như hiện nay. (Hữu Thọ)

Bác sỹ Tom Dooley qua đời năm 1961. Mãi đến vài chục năm sau, tôi mới biết đến tác phẩm đầu tay của ông (Deliver Us from Evil) do Farrar, Straus & Cudahy xuất bản từ 1956. Đây là một tập bút ký, có hình ảnh minh hoạ đính kèm, về cuộc di cư ồ ạt (vào giữa thế kỷ trước) của hằng triệu người dân Việt. Họ ra đi chỉ với hành trang duy nhất là niềm tin vào tình người, và không khí tự do, ở bên kia vỹ tuyến.

Rồi họ đã được tiếp đón, hoà nhập và sinh sống ra sao nơi miền đất mới? Câu trả lời có thể tìm được – phần nào – qua một tác phẩm khác (Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố) của Phạm Công Luận, do Hội Nhà Văn xuất bản năm 2013. Xin trích dẫn đôi ba đoạn ngắn:
(more…)