Archive for the ‘Tùy Bút / Tản Văn / Ký Sự’ Category

Mỹ Trí Tử

Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui

Đó là câu ca dao xưa khi nói về cây cầu ngói thuộc Làng Thanh thủy, Phú vang, cách Thành phố Huế khoảng 8km về phía Đông, mà tôi vô tình nghe được trên chuyến xe đến thăm cây Cầu Ngói độc đáo và cổ kính trong chuyến trở lại Việt Nam dịp đó. Đây là cây cầu độc đáo và hiếm hoi ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cây cầu được xây theo lối “Thượng gia hạ kiều” tức là: trên thì nhà mà dưới là cầu. Cùng với cây Cầu Chùa ở phố cổ Hội An thì cầu ngói Thanh toàn cùng cầu Chùa là hai cây cầu duy nhất ở Việt Nam được xây theo lối này.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Tôi không thân thiết hay gần gũi gì lắm với nhà văn Mai Thảo, và ngược lại. Tuy thế, suốt những năm dài của thập niên 1980, mỗi lần đến Silicon Valley là ông nhất định phải tìm tôi cho bằng được mới yên.

Lý do – giản dị – chỉ vì tôi vợ con không có, mèo chó cũng không nên có thể ngồi “hầu” rượu cùng ông từ sáng đến chiều, và (đôi khi) từ khuya cho tới sáng luôn!

Mai Thảo sống độc thân cho đến chết. Thiệt là phước đức. Tôi thì bất hạnh hơn nên rồi cũng vướng vào cái vòng thê tróc tử phọc, và phải hùng hục lao vào chuyện áo cơm để nuôi vợ dại con thơ, như vô số những người đàn ông (không may) khác.
(more…)

Nguyễn Trần Diệu Hương


Mayra Millan and her children – Courtesy of Vanessa Perez & GMA

Thứ hai 4 tháng 1

Ngay cả trong cơn mơ, Vanessa Perez cũng chưa bao giờ tưởng tượng nỗi mình sẽ là chỗ dựa chính cả về tinh thần lẫn vật chất cho bầy em năm đứa tuổi từ 6 đến 23. Ba trong số đó dưới 18 tuổi.

Mẹ của Cô, một bà đơn thân, Mayra Millan, nuôi 6 đứa con một mình bằng công việc cực nhọc ở một chợ bán thực phẩm. Dĩ nhiên, chị em Vanessa lớn lên, không có những thứ mà 6 chị em muốn, nhưng luôn luôn có đủ những thứ họ cần.

Làm ở một chợ thực phẩm ở địa phương, bà Mayra may mắn vẫn giữ được công việc toàn thời gian của mình. Thời đại dịch, theo đúng hướng dẫn của CDC, và của chính quyền địa phương, nhân viên được cung cấp đầy đủ khẩu trang, găng tay, và nước rửa tay khử trùng. Mọi chuyện tốt đẹp suốt 8 tháng. Bà Mayra cũng rất cẩn thận vì mấy mẹ con sống trong một nơi chật hẹp ở Phoenix, Arizona, bà không muốn mang Coronavirus về nhà, ảnh hưởng đến bầy con.
(more…)

Nguyễn Thanh Việt
Trùng Dương chuyển ngữ từ nguyên tác There’s a reason the South Vietnamese flag flew during the Capitol riot đăng trên Washington Post ngày 14/1/2021.

Giữa những lá cờ Hoa Kỳ bay phất phới trong buổi tập hợp của Tổng thống Trump tuần qua [sáng ngày 6 tháng Giêng], tiếp theo là trong cuộc tuần hành tới Điện Capitol của đoàn người ủng hộ ông, người ta thấy một sự khác thường: đó là có một lá cờ của một nước khác, một quốc gia chỉ còn tồn tại trong ký ức và tưởng tượng, đó là Việt Nam Cộng Hòa. Lá cờ đặc biệt này có mầu vàng rực rỡ với ba gạch ngang mầu đỏ. Những người Mỹ thuộc thế hệ chiến tranh hẳn còn nhớ lá cờ này. Không có gì ngạc nhiên khi thấy cờ Nam Việt Nam trong cuộc nổi dậy bất thành chống lại nền dân chủ Mỹ, song đó vẫn gợi một nỗi thất vọng. Những người Mỹ gốc Việt cấp tiến khi nhìn thấy lá cờ vàng tại cuộc tập hợp đã lên tiếng kết án điều mà họ cho là một xúc phạm đối với lá cờ này khi nó xuất hiện bên cạnh cờ Confederate [của quân ly khai trong thời Nội chiến Hoa Kỳ].
(more…)

Nguyên Giác

Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
(more…)

Ngô Thế Vinh


Hình 1: Chân dung GS Hoàng Tiến Bảo 1920 – 2008. Hình chụp tại nhà Thầy ở Alhambra ngày Chủ Nhật 30/01/2005 còn 9 ngày nữa là Tết Ất Dậu, nhân dịp các học trò đến chúc Tết Thầy Cô, đa số là lớp YKSG 74-75 [photo by Phạm Xuân Cầu, tư liệu Phạm Anh Dũng, YKSG 74]

Dẫn nhập: Cuộc đời 88 năm của GS Hoàng Tiến Bảo quá phong phú và đa dạng, phải cần tới một cuốn sách mới có thể phác hoạ được một chân dung đầy đủ về Thầy. Đây chỉ là một bài viết ngắn xen lẫn với cả những điều riêng tư, nhân dịp Tưởng niệm 101 Năm ngày Sinh của Thầy. Với tất cả sự thận trọng, người viết mong rằng bài tưởng niệm này, có thể chưa đầy đủ nhưng sẽ không có các chi tiết sai lạc. Cám ơn GS Trần Ngọc Ninh, GS Đào Hữu Anh, cùng các Bạn đồng môn từ các khoá Y khoa Đại học Sài Gòn đã cung cấp cho tư liệu, hình ảnh và cả những thông tin còn nhớ được qua các cuộc nói chuyện trao đổi để có thể hoàn thành bài viết.
(more…)

Phạm Nga


Nhà văn Huỳnh Phan Anh (1940-2020)

Sau tháng 4-75, trong số các nhà văn, nghệ sĩ, nhà giáo chế độ cũ về cộng tác với nhật báo Tin Sáng (*) ở Tp. HCM – như Hoàng Ngọc Biên, Cao Thanh Tùng, Đinh Cường, Cao Huy Khanh, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Nhật Duật…, nhà văn/nhà giáo/dịch giả Huỳnh Phan Anh đến với tờ báo khá muộn. Trong 6 năm tờ báo tái bản (1975-1981), anh Huỳnh Phan Anh chỉ góp mặt khoảng hơn 1 năm.

Ở Tin Sáng, mọi người thường gọi anh là “anh Tâm” theo tên khai sanh “Huỳnh Thành Tâm” của anh. Ban đầu, trong ban văn hóa – xã hội (gọi tắt là văn xã) do anh Hoàng Ngọc Biên phụ trách, anh Huỳnh Phan Anh chuyên về các tin, bài mảng giáo dục trung học và đại học. Đến khoảng đầu năm 1981, ban văn xã tách đôi, ban văn hóa tiếp tục do anh Hoàng Ngọc Biên làm trưởng ban, còn anh Huỳnh Phan Anh nhận nhiệm vụ mới: trưởng ban xã hội. Đó là về các sếp, còn về lính lác là đám phóng viên, anh chị em có thể ngõ ý chọn ban nào, sau đó tòa soạn mới sắp xếp lại.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Nhà báo Lưu Trọng Văn vừa gửi đến bạn đọc một stt ngắn (“Những Bức Hình Biết Nói”) trên trang FB của ông, và nhận được vô số phản hồi, bầy tỏ sự quan tâm hay chia sẻ:

“Cầu Thăng Long khánh thành việc sửa chữa. Cầu trên cao giữa sông Hồng ngày giá rét 10 độ và … tơi bời gió. Các quan chức Trịnh Đình Dũng, Nguyễn Văn Thể, Chu Ngọc Anh trong bộ đồ veston bước xuống xe, chốc lát làm lễ khánh thành, rồi lên xe.Các em gái Hà Nội phải rúc lạnh trên cầu cả tiếng chuẩn bị phút nâng dải lụa để làm đẹp … đội hình.

Các quan ngài kia mấy ai động đậy thương các em gái rét run mà áo dài mỏng manh vẫn phải hớn hở… cười?
(more…)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 28 tháng 12


Principal Janet Throgmorton drives Yellow Bus – Courtesy of GMA

Cô giáo Janet Throgmorton là Hiệu trưởng của Fancy Farm Elementary, thuộc Graves County School District ở phía Tây của tiểu bang Kentucky. Trường có 184 học sinh từ lớp mẫu giáo đến lớp 6. Trước khi cúm Tàu đến Mỹ (tháng 3 năm 2020), cô Janet chỉ làm công việc của Hiệu trưởng, thỉnh thoảng một vài lần trong cả một niên khóa, Cô phải đến lớp dạy thay cho các thầy cô giáo có việc bất ngờ phải vắng mặt.

Thời đại dịch, mọi chuyện đều khác thường, Cô Janet phải làm rất nhiều việc, không những chỉ dạy thế, mà cô còn làm trong cafeteria trong giờ ăn trưa học sinh vì thiếu nhân viên.
(more…)

Phạm Quốc Bảo


Ca sĩ Lệ Thu (1943-2021)

Sáng thứ bẩy, 16 tháng giêng 2021, tình cờ nghe tin Lệ Thu vừa ra đi vào khoảng 7 giờ tối hôm qua. Sau đó, đọc vào tin chi tiết thì mới biết bà vốn cùng sinh một năm với tôi…

Tự nhiên tôi thấy cảm xúc trào dâng trong huyết quản vốn lâu nay đã nguội lạnh: Kể từ mấy năm gần đây, bạn hữu cư ngụ ở khắp nơi đã lần lượt bỏ ra đi…

Nỗi đau mất bạn

Nếu tôi còn nhớ không lầm thì vào thời gian 2 năm (1966 – 1968), tại Quán Văn, trên bãi cỏ dốc giữa khuôn viên Văn Khoa sàigòn, những đêm ca nhạc sinh viên diễn ra mỗi cuối tuần đều hiện diện những Trịnh Công Sơn-Khánh Ly, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, cặp Lê Uyên Phương…và cả Lệ Thu nữa. Nhưng riêng cái phong cách trình diễn độc đáo ( đi chân trần trên bãi cỏ), Khánh Ly đã được giới sinh viên thời ấy gọi là nữ hòang chân đất. Còn Lệ Thu xuất hiện trên bờ sân gạch làm sân khấu với vóc dáng tiểu thư, với giọng hát trong vắt tròn trịa, thì được bọn khán thính giả sinh viên chúng tôi lại gọi đó là “ cô công chúa ngủ trong rừng”…
(more…)

Ngô Nhân Dụng


Flavaine Carvalho

Người Mỹ không những thương yêu con mình mà còn quý con cháu người khác nữa. Thấy một trẻ em có vẻ lâm nạn, thì phải cứu. Đó là câu chuyện một cô chạy bàn ở Orlando, Florida.

Cô Flavaine Carvalho chạy bàn ở quán “Bà Khoai Tây” (Mrs. Potato). Bữa đầu năm, cô tiếp một gia đình đến ăn trưa. Cả nhà gọi món ăn, nhưng không đặt món nào cho một cậu bé. Cô Carvalho hỏi tại sao, người bố giải thích rằng đứa con sẽ về ăn ở nhà. Nhưng khi nhìn đứa bé im lặng với bộ mặt buồn bã, cô chăm chú quan sát. Cô nhận thấy những vết trầy sước trên trán và đuôi con mắt, vết bầm trên cánh tay.
(more…)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 21 tháng 12


Sasha Manning – Courtesy of newsdeal.in

Sasha J. Manning là một trong những sinh viên Đại học “Class 2020” không có lễ ra trường vào tháng 5 năm nay vì đại dịch. Cô và các bạn của Cô không được tung cái mũ ra trường hình vuông có đính con số 2020 tròn trĩnh ở sân vận động của trường vào đầu mùa hè, trời xanh như hy vọng của tuổi 22.

Nhưng đó không phải là điều duy nhất Coronavirus đánh cắp từ các sinh viên của class 2020. Đại dịch kéo dài càng lâu, họ càng thấy mất mát nhiều hơn.
(more…)

Vương Trùng Dương


Tưởng niệm ca sĩ Lệ Thu (1943-2021)

Trong thời gian qua, ca nhạc sĩ đã một thời nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam đã vĩnh viễn ra đi: nhạc sĩ Lê Dinh (9/11/2020 tại Canada), nhạc sĩ Lam Phương (22/11), ca sĩ Mai Hương (29/11)… và lần nầy đến ca sĩ Lệ Thu, sau thời gian bị nhiễm Covid-19, vừa qua đời vào 7 giớ tối Thứ Sáu, 15/1/2021 tại Orange County (Quận Cam).

Là người đam mê âm nhạc, thưởng thức những tiếng hát đã một thời, một đời và đã viết về hình ảnh ca sĩ làm thăng hoa nền âm nhạc Việt Nam trong gần 3 thập niên qua. Để tưởng nhớ Mai Hương, tôi viết bài “Mai Hương, Một Ánh Sao Rơi!” như lời tạ từ. “Muôn kiếp cô liêu, ngàn năm vang” (Tô Vũ). Đầu mùa dịch Covid-19, ca sĩ Thái Thanh qua đời vào trưa ngày 17/3/2020 tại Orange County, đêm đó tôi viết: Danh ca Thái Thanh ra đi, gởi lại “Tiếng Hát Vượt Thời Gian & Không Gian”, vì nghĩ đến tang lễ ca sĩ được mọi người ái mộ, tiếc thương do lệnh khắt khe của tiểu bang nhằm tránh sự lây lan của đại dịch nên không đễn tiễn biệt làn cuối. Và, loạt bài “Viết trong mùa đại dịch” của tôi liên quan đến bệnh dịch trong quá khứ và tác phẩm văn học…
(more…)

Song Thao


Ca sĩ Lệ Thu (1943-2021)

Tôi biết Lệ Thu từ hồi chưa có cái tên Lệ Thu. Khi đó Oanh mới 15 tuổi, tươi mát, xinh xắn, là hàng xóm của anh bạn tôi. Anh Trần Cao S. Hồi đó chúng tôi đang học lớp Đệ Nhị ban Văn Chương trường Chu Văn An. Khoảng thời gian đó, năm 1956, thi Tú Tài Một, ban C, như một cuộc vượt vũ môn. Số người đậu chỉ khoảng 10%. Chục người thi chỉ có một người đậu. Đi nghe đọc kết quả thi như đi nhận bản án. Số báo danh được xướng lên cách từng quãng lớn. Có khi cả phòng thi không có một người đậu. Vậy nên học thi tới xanh lét người.
(more…)

Matsushita Kônosuke
Nguyễn Sơn Hùng chuyển ngữ


Matsushita Kônosuke (1894-1989)

Lời giới thiệu của dịch giả: Ông Matsushita Kônosuke viết bài dưới đây để giới thiệu quan điểm về giáo dục của ông vào tháng 10 năm 1948 trong chuỗi bài “Lời ngỏ của PHP” xuất bản hàng tháng. Tựa bài viết và tiểu tựa do dịch giả phỏng dịch. Phần nội dung dịch giả cố gắng dịch sát nguyên bản. Phần chữ nghiêng là phần quan trọng trong bài theo chủ quan của dịch giả. Bài viết của ông cách đây trên 70 năm, nhưng vẫn còn giá trị để chúng ta suy nghĩ và xem xét, là động cơ dịch giả dịch bài này. (Nguyễn Sơn Hùng)

Cơ sở giáo dục là truyền dạy và thực tập cách sống làm người

Cơ sở để sống cuộc đời an bình và hạnh phúc đồng thời điểm phồn vinh đến xã hội hiển nhiên là giáo dục. Một khi giáo dục được thực hiện tốt thì chính trị tốt được thực hiện và xã hội tốt sẽ được hình thành. Nếu giáo dục xấu thì hại việc trên không có khả năng thực hiện được.

Giáo dục là đào tạo con người. Nói đến đào tạo con người thì cũng có thể xem xét theo quan điểm của ưu sinh học (1) nhưng giáo dục, đào tạo con người vốn dĩ là nuôi dưỡng năng khiếu đã có sẵn lúc chào đời, nghĩa là nâng cao nhân tính (2). Để nâng cao nhân tính, điều trọng yếu là nuôi dưỡng 3 hoạt động chính yếu của con người là trí-tình-ý (lý trí, tình cảm và ý chí) và nhất là đào tạo để có quân bình giữa 3 hoạt động này. Con người được đào tạo để có thể duy trì trọn vẹn quân bình giữa 3 hoạt động trí-tình-ý mới thật sự là con người ưu tú; có thể xem như là đã hoàn thành được nhân cách.
(more…)

Nguyễn Ngọc Tư

Chị kể hồi ở Sài Gòn hay tới một quán cháo vịt ngon muốn xỉu, nhưng tới hơi trễ chút là phải chịu bụng đói ra về. Bởi quán chỉ bán đúng sáu con vịt, không thêm không bớt. Khách có kì kèo hay đòi nằm vạ cũng chỉ nhận được nụ cười, “chịu khó mai quay lại”. Hỏi khách quá chừng đông sao không bán thêm, chú chủ quán cười, nhiêu đây là đủ. Nhưng đủ cho cái gì, chú không nói thêm.

Ngồi quán đó, chị nhớ quán bán bánh canh cua của má nổi tiếng xóm hẻm hồi xưa. Mỗi ngày nấu đúng bảy chục tô, hỏi mua tô thứ bảy mươi mốt về làm thuốc cũng hên xui. Sáng dọn chưa ấm chỗ, vèo cái hết nồi bánh, bà dành cả thời gian còn lại của ngày để nằm võng nghe Thái Thanh, hoặc dẫn con Chó đi chơi dài xóm. Chó, là tên của con vịt xiêm cồ.
(more…)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 14 tháng 12


Brett Mozarsky, Courtesy of 6abc.com

Khi tất cả các trường học trên toàn nước Mỹ đóng cửa vào tháng 3 năm nay vì đại dịch cúm Vũ Hán bắt đầu bành trướng, Brett Mozarsky, sinh viên năm thứ tư ngành Hóa học ở trường Đại học tư Haverford College ở tiểu bang Pennsylvania lo ngại các em học sinh Trung học không thể tiếp thu kiến thức có hiệu quả với cách học qua màn hình.

Brett đặc biệt quan tâm đến những em học sinh Trung học là con của những bác sĩ, y tá làm việc ở các bệnh viện ở thành phố New York (tâm dịch của Mỹ vào tháng 3, tháng 4 năm nay). Khi cha mẹ của các em làm việc căng thẳng, trên 12 tiếng mỗi ngày ở bệnh viện thì đâu còn thì giờ, và sức lực giúp đỡ con cái của họ, các em từ 11 đến 17 tuổi lần đầu tiên trong đời học online.
(more…)

Orhan Pamuk
Nguyễn thị Hải Hà chuyển ngữ


Orhan Pamuk, nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ đoạt giải Nobel Văn Chương năm 2006

Ông viết cho ai? Hơn ba mươi năm lẻ – từ khi tôi trở thành nhà văn – đây là câu hỏi tôi nghe nhiều nhất, từ cả hai giới ký giả và độc giả. Động cơ của câu hỏi này tùy theo thời điểm và nơi chốn, cũng như mức độ tò mò, nhưng tất cả đều có chung một giọng nghi ngờ khinh khỉnh.

Vào giữa thập niên bảy mươi, khi tôi quyết định trở thành người viết văn, câu hỏi này phản ảnh một quan điểm khá phổ thông, nghệ thuật và văn chương là thứ xa xỉ mà một quốc gia nghèo nàn, không nằm trong cộng đồng Tây phương, đang gắng gượng gia nhập thời hiện đại, không đủ sức trang trải. Cũng có người đề nghị “một người có học vấn và văn hóa như ông” có thể phục vụ tổ quốc hữu hiệu hơn bằng cách làm bác sĩ để chống bệnh dịch hay làm kỹ sư để xây dựng cầu. (Jean-Paul Sartre đã củng cố quan niệm này vào đầu thập niên bảy mươi khi ông tuyên bố ông chẳng tham gia chuyện văn chương nếu ông có thể làm một nhà trí thức đấu tranh dành độc lập cho xứ Biafra.)
(more…)

Thủy Như

Tuổi thơ tôi là những chuỗi ngày với nghèo khó và tủi nhục. Ba bị giam trong tù cộng sản. Mẹ không còn được làm cô giáo mà phải bôn ba chợ búa nuôi bốn chị em chúng tôi. Bữa ăn nhiều khi không đủ no nói chi đến đồ chơi cho tuổi nhỏ. Chị em tôi cũng còn hơn mấy đứa trong xóm bởi chúng tôi có bộ đồ chơi nhà bếp mà chị tôi có được trước năm 75. Mẹ ráng mua cho cậu em út một bộ chữ cái bằng nhựa để ráp vần. Tôi và cô em kế thường chơi bán đồ hàng và nấu ăn với vài đứa nhỏ trong xóm với bộ đồ chơi nhà bếp của chị.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Có lẽ không tỉnh thành nào được quí vị lãnh đạo Đảng/Nhà Nước quan tâm, và đặt nhiều kỳ vọng như Thanh Hoá:

– Chủ Tịch Trần Đại Quang: “Thanh Hóa cần khắc ghi lời Bác để trở nên một tỉnh kiểu mẫu.”

– Chủ Tịch Trương Tấn Sang: “Phấn đấu đến năm 2020, Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh tiên tiến, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ hằng mong ước.”
(more…)

Tâm Nhiên


Tác giả và thầy Thích Huệ Vinh

Thiền sư, thi sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, cuồng sỹ, du sỹ, lang thang sỹ, văn nghệ sỹ tự thuở nào đi về thấp thoáng, nhấp nhô trong sương mờ vạn cổ. Từ buổi mới khai thiên lập địa lúc ban sơ, nguyên thủy đến bây giờ, họ đã ra đi và đi mãi trên con đường mây trắng, con đường sáng tạo vừa lao đao, khổ lụy vừa hùng tráng, thênh thang, vượt qua mộng thực đôi bờ sinh tử, bằng một bước nhảy trọng đại, xuất thần nhập thánh đáo thiên tiên.
(more…)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 7 tháng 12


Jennifer Martin và thân phụ trong “thư viện garage” nhà Cô
Courtesy of Jennifer & GMA

Là người yêu sách, cô Jennifer Martin có một thư viện nhỏ của riêng mình với hơn một ngàn năm trăm quyển.

Khi đại dịch hoành hành ở Hoa kỳ, các thư viện có lúc đóng, lúc mở cửa. Các em sinh viên hay học sinh Trung học biết cách “search online” để tìm tài liệu giúp cho việc học. Nhưng các em Tiểu học thì vẫn theo cách truyền thống, đến thư viện mượn sách.

Dạy Tiểu học đã hai mươi năm, Jennifer hiểu thư viện đã giúp các em mở mang trí óc rất nhiều, ngoài kiến thức học được từ cha mẹ, và thầy cô.
(more…)

Trần Mộng Tú

Đêm hôm qua, đêm cuối năm Dương Lịch, ngày 31 tháng 12 năm 2020. Tôi thỉnh thoảng chạy ra trước cửa nhìn sang phía bên kia hồ xem có ai đốt pháo bông, cố nghiêng tai lắng nghe xem có tiếng súng bắn lẻ của ai đón mừng Năm Mới không. Đốt pháo bông và bắn súng lẻ là hai điều vẫn xảy ra đêm giao thừa Dương Lịch ở khu Eastside của thành phố Seattle, nơi chúng tôi cư ngụ. Không nhiều lắm, nhưng hàng năm vẫn có, một vài bông hoa pháo và tiếng súng bắn lẻ như một dấu hiệu, một tiếng cười bật lên chào năm mới.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

FB Phi Long Nguyễn vừa kể lại một chuyện có thật (ở xóm Bầu) toàn văn như sau:

Thằng Tí, học lớp 4 trường làng, người đã nhỏ con lại ốm yếu xanh xao. Cha mẹ nó tuy nghèo thật, nhưng không đến nỗi bỏ bê con cái, cũng ráng chăm sóc cho nó hết mức. Ăn uống không đến nỗi tệ, nhưng thằng bé cứ ngày một gầy rộc đi, thấy bắt thảm.

Vì đặc thù công việc, mỗi sáng mẹ nó cho hai ngàn đi học sớm mua đồ ăn. Riêng hôm nay, mẹ nó không đi làm, nên nấu cho nó một bữa sáng thật ngon. Nhưng kìa, sao nó ăn mà mắt cứ nhìn ngó đâu đâu vậy. “Không ngon hả con?”, mẹ nó hỏi. “Dạ không”, nó trả lời mà mẹ nó không biết phải hiểu thế nào, là không ngon hay không phải không ngon. Thôi kệ, ăn nhanh rồi đi học kẻo trễ.
(more…)

Khổng Trung Linh
Kính dâng hương hồn Bố và những người Việt Nam yêu nước!


Nhà văn Khổng Trung Linh (1957-2020)

Nhà văn Khổng Trung Linh, một người cộng tác thân thiết với Sáng Tạo, mới vừa vĩnh biệt chúng ta ngày 22 tháng 12 năm 2020 tại California, Hoa Kỳ. Xin mời quý bạn đọc một bài viết của ông đăng trên trang mạng Tiếng Quê Hương để cùng tưởng tiếc. (Bắc Phong)

Tôi được sinh ra vào mùa Thu năm 1957 tại Phú Nhuận, Sàigòn, ba năm sau khi Hiệp Định Genève chia đôi đất nước. Nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác nhạc phẩm “Hương Xưa” cũng vào thời gian này. Khôn lớn ở miền Nam, tôi hoàn toàn không có một ý niệm gì về quê quán vùng Việt Bắc, nhưng lúc nào cũng mơ tưởng về quê nội mến yêu qua những hình ảnh nhạc sĩ Cung Tiến diễn đạt trong nhạc phẩm đầy ắp tình tự dân tộc của ông, và phần lớn, qua những câu chuyện bố tôi kể lại. Về những chiều vàng thơm thơm hương cốm, về những cánh diều căng gió, về những con đê, tiếng địch thanh bình, lũy tre làng, tổ đình và ao hồ miền Hải Dương, Bắc Việt.
(more…)

Phạm Đức Thân

Một hiện tượng phổ biến đang diễn ra hàng ngày trên thế giới là truyền thông (sách báo, phim ảnh, tv, youtube…) luôn luôn có đề cập đến tình yêu, tình dục, thực phẩm, gia chánh. Ngay cả kỹ nghệ du lịch được phát triển một phần cũng nhờ vào tính thích “món ngon, của lạ” của du khách, chứ không phải chỉ là thuần túy viếng danh lam thắng cảnh, thăm bảo tàng viện…Điều này cũng dễ hiểu, vì ăn uống để sống còn và làm tình để truyền giống là 2 nhu cầu sinh lý cơ bản của con người. Như Thánh Kinh (Sáng Thế Ký 1:28-29) đã viết:

“…Hãy sinh con đẻ cái thật nhiều cho chật đất và hãy quản trị đất. Hãy cai quản loài cá trong biển, chim trên trời và các động vật trên đất….Này, ta đã cho các con mọi thứ cây sinh hạt giống, và các thứ cây ra trái có hột. Dùng những thứ đó mà làm thức ăn.”
(more…)

Tuấn Khanh


Nhà nghiên cứu Phan Thuận An

Lần đến gặp nhà nghiên cứu Phan Thuận An ở Huế, ông giới thiệu cho thấy một văn bản thú vị có từ thời vua Bảo Đại – rất quan trọng – để chứng minh rằng Hoàng Sa thuộc về Việt Nam.

Bản gốc tấu chương năm 1939, của học giả Phạm Quỳnh, bấy giờ có chức Tổng lý đại thần, gửi cho vua Bảo Đại để xin ủy lạo cho binh sĩ đồn trú ở Hoàng Sa, nơi thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam.

Vào thời ấy việc di chuyển ra Hoàng Sa bằng thuyền, đồn trú luân phiên của binh sĩ rất khó khăn. Không chỉ là trấn giữ phần đảo chủ quyền, mà đôi khi phải đánh nhau với hải tặc và cứu hộ cho ngư dân Việt.
(more…)

Lê Chiều Giang

“…Trẻ thơ ơi, xin đến cùng tôi
…Chia hạt cơm rơi, hay bát nước đầy
Cùng ngủ ven sông, hay gối bụi cây…”
[Tâm Ca – Phạm Duy]

Tôi gặp em một sáng mùa đông, khi tuyết mơ màng rơi và gió hắt hiu lạnh của một ngày lễ trang trọng: Giáng Sinh.

Em chen lấn trong đoàn hướng dẫn du lịch. Tôi không để ý, cho đến khi em nắm tay tôi lay lay, ngước đôi mắt ấu thơ nhìn, như quen biết nhau đã từ lâu lắm.

Tôi nhận ra mặt em sáng rỡ dù lem luốc với mái tóc bù rối, không lược và chắc là cũng chẳng có gương soi.
(more…)

Nguyệt Quỳnh


Tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc

Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.

Trần Hoàng Phúc là thành viên của tổ chức Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI – Young South East Asia Leaders Initiative). Anh bị kết án 6 năm tù vì quan điểm chính trị và vì anh dám viết thỉnh nguyện thư đưa ra những bằng chứng và giải pháp cho vấn đề thảm họa Formosa ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên tội danh của anh trước toà lại là tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
(more…)

Thứ hai 30 tháng 11


Guy Stanley Philoche with his art – Courtesy of CNN

Lúc Guy Stanley Philoche lên 3 tuổi, gia đình của anh đặt chân đến đất nước của tự do và cơ hội này từ Haiti.

Như hầu hết những người tỵ nạn khác, gia đình của Guy đến Mỹ với hai bàn tay trắng, vốn liếng tiếng Anh rất hạn chế. Cậu bé Guy học tiếng Anh từ các phim hoạt họa, các chương trình giáo dục cho trẻ em trên các đài truyền hình của chính phủ.

Những nhân vật trong phim hoạt họa rất hấp dẫn đối với một em bé 3 tuổi. Guy bắt đầu vẽ các hình tượng của Disneyland bằng viết chì từ lúc chưa đi học. Những bức phác họa trẻ con nhưng rất sắc sảo đó giúp gia đình và chính Guy nhận ra thiên khiếu của mình.
(more…)

Phan Ni Tấn

Thập niên 60 tôi bắt đầu sinh hoạt văn học nghê thuật qua hai bộ môn cầm bút và cầm đàn. Riêng về lãnh vực âm nhạc, hồi đó tôi chỉ chuyên tâm sáng tác những bài ca đấu tranh, thỉnh thoảng mới viết một vài bản tình ca. Có điều nhạc chiến đấu thời nào cũng vậy, cũng không có nhiều đất dụng võ, ngoài những lần anh chị em sinh viên học sinh tổ chức hát trong các giảng đường đại học, trong câu lạc bộ sinh viên hoặc xuống đường biểu tình chống các sắc luật của chính phủ có ảnh hưởng bất lợi đến con đường hoạn lộ của sinh viên học sinh. Chính vì thế hồi đó dù tôi có thờ ơ trước những bản tình ca muôn thuở thì nó vẫn cứ rỉ rả phát thanh ngày này qua tháng nọ, năm này qua năm kia trên các làn sóng của đài phát thanh dân sự hay quân đội; riết rồi nhập tâm. Dĩ nhiên đa số các ca khúc đó tôi chỉ thuộc một hai câu đầu; còn tác giả là ai, tựa bản nhạc là gì thì tôi chịu thua.
(more…)

Khổng thị Thanh-Hương


White bird
Theresa Khong

Tổ chức Y Tế Toàn Cầu cho biết vì tiếng xe cộ mà 340 triệu người Tây Âu (ngang ngửa với dân số Hoa Kỳ) mất đi một triệu năm sống lành mạnh. Bên cạnh đó, tiếng động lấy đi giấc ngủ an bình, làm tăng áp huyết, dẫn tới chứng ù tai cũng như nhiều chứng bệnh về tim mạch, chưa kể khiến người ta sinh gắt gỏng, mất chú ý, mất tập trung tư tưởng, mất bình an.

Phải chăng sự thanh vắng đang dần trở thành một báu vật mà các thiền sư đang mải công tìm?
(more…)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 23 tháng 11

Hội đồng Cố Vấn về việc Chủng ngừa ACIP (The Advisory Committee on Immunization Practices) đã họp lần đầu quyết định thứ tự ưu tiên cho việc chủng ngừa COVID-19.

Các thành viên ACIP được lựa chọn bởi Bộ Trưởng Y tế của Liên bang, gồm những chuyên gia về các ngành chích ngừa, miễn dịch học, nhi khoa, nội khoa, điều dưỡng, y học gia đình, vi trùng học, y tế công cộng, bệnh truyền nhiễm, và một thành viên (không thuộc lãnh vực y khoa) đại diện cho quyền lợi của người được chích ngừa.
(more…)

Phạm Quốc Bảo

Giữa cơn đại địch đang hoành hành, cũng như hầu hết lớp cư dân về hưu ở Nam Cali bị bó buộc phải chịu cảnh cách ly tại nhà, từ đầu tháng Tư đến giờ tôi đã bắt đầu quen với một thời khóa biểu sinh hoạt ‘cấm túc’ riêng mình, quanh quẩn trong nhà – bước ra hiên – xuống đến vườn, suốt 24 giờ mỗi ngày: Thức dậy – làm vệ sinh thân thể, tập thể dục ngoài hiên, ăn sáng. Ra ngồi bật cái laptop lên, trả lời email, đọc tài liệu hay xem sách báo nào cần. Rồi thơ thẩn trước hiên hay đi vòng vườn nhà, nhặt lá- cắt cành… nhưng thường chỉ là nhìn ngắm lan man mấy thứ cây cỏ – hoa lá, trước khi vào viết xuống những gì mới nẩy ra trong trí. Độ 3 giờ chiều thì ăn gì đấy cho đỡ đói. Và lại vào bàn check emails, ra salon nằm nghỉ mười lăm phút – nửa giờ hay viết gì đấy nếu thấy cần. Cho đến độ sáu rưỡi bẩy giờ thì ăn bữa tối với vợ, xong lại ngồi vào bàn trước cái laptop… để cuối ngày, mười hay mười một giờ tối thì vào phòng ngủ.
(more…)

Song Chi

Chúng ta thường được nghe, được học từ nhỏ rằng người Việt chúng ta có nhiều đức tính tốt đẹp như cần cù, siêng năng, yêu nước, có tinh thần đoàn kết…Nhưng nếu nói về sự đoàn kết thì chưa chắc đã đúng. Dường như người Việt chỉ đoàn kết khi có giặc ngoại xâm, phải cùng nhau chiến đấu để bảo vệ sự sống còn của đất nước, dân tộc. Còn trong thời bình, người Việt rất chia rẽ, trong nước thì đến bây giờ vẫn cứ phân biệt/kỳ thị người miền này miền kia, dân Thủ đô với dân tỉnh lẻ, dân tại chỗ với dân nhập cư, ra bên ngoài sống cũng phân biệt người miền nào, người đến trước hay người đến sau v.v…Và đó chỉ là một ví dụ nhỏ. Người Việt còn bất đồng, chia rẽ nhau vì vô số lý do khác.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Rời khỏi quê hương, chân ướt chân ráo đến một vùng đất an bình và xa lạ, tôi ngồi thở hổn hển cả năm rồi mới hoàn hồn. Ngó trước – ngó sau: té ra, xứ mình không phải là nơi đầu tiên (hay duy nhất) mà dân chúng phải lũ lượt bỏ của chạy lấy người.

Thiên hạ đã đi tị nạn từ rất nhiều nơi khác, và lắm kẻ đã đi tự lâu rồi. Tuy thế, tôi vẫn tin rằng không dân tộc nào mà chuyện lánh nạn cộng sản lại nhiêu khê, và lê thê (kéo dài suốt từ thế kỷ này sang thế kỷ khác) như đám dân Việt cả.

Sau khi Hiệp Định Geneve 1954, gần triệu người miền Bắc ào ạt di cư vào Nam. Mẹ già kể lại là bà quang ghánh hai đầu: một đầu là tôi (*) với người chị kế, và một chú cún con; đầu kia lủ khủ bao bị, mùng mền, áo quần, gạo muối… Sở dĩ phải có thêm con chó nhỏ vì chị tôi từ chối rời nhà, nếu không cho nó đi cùng.
(more…)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 16 tháng 11


Dr. Dave Burkard as patient and a RN – Courtesy of Spectrum Health and Today

Một sáng mùa thu đầu tháng 11, Dave Burkard, 28 tuổi, thức giấc với một cơn ho, thấy khó thở, và mệt mỏi. Là một bác sĩ, anh biết là mình đã nhiễm Coronavirus. Sau nhiều tháng dài làm việc trong phòng cấp cứu của Spectrum Health ở Grand Rapids, Michigan, bác sĩ Burkard không ngạc nhiên khi mình bị nhiễm COVID-19 nhưng anh ngạc nhiên ở chỗ ngay ngày đầu tiên, anh đã có những triệu chứng nặng.

Vốn là một người có lối sống rất lành mạnh. Mỗi ngày, Dave chơi bóng chuyền trước khi đi làm, và chạy bộ từ năm đến sáu miles sau khi đi làm. Vậy mà chỉ ngày đầu tiên nhiễm cúm Vũ Hán, anh đã thấy mệt mỏi, và khó thở.
(more…)

Tâm Nhiên


Nhà thơ Huy Tưởng

Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, lục bát Việt Nam đã tạo nên một bước đi tân kỳ, một bước nhảy ngoạn mục, rung lên những tiếng thơ tự tình giữa trường mộng nhân sinh, nỗi ngậm ngùi nhân thế với niềm xao xuyến, bồi hồi. Rồi tiếp nối trên những bước đi song hành cùng lục bát, rạt rào bao sóng vỗ ngân nga, hòa âm thâm thiết với những tâm hồn quá đỗi tiêu sái như Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Hồ Dzếnh, Phạm Thiên Thư, Huy Cận, Trần Xuân Kiêm, Huy Tưởng, Vũ Hoàng Chương… đặc biệt Huy Tưởng, riêng một cõi trời thơ mười phương tố vọng phiêu diêu giữa phương chiều:

Trũng hai mắt vọng bia đời
Cổng tồn sinh mở mù khơi nắng tà
Lòng tay nát mộng châu sa
Phương chiều bãi quạnh mưa qua bến mình
Nghiêng tầm con mắt soi kinh
Vẳng nghe tâm lặng hồn chênh chếch về
Phôi thu rụng lá mây đè
Phiền ban sơ dậy đất se sắt lòng
Im nghe thác máu loạn dòng
Trôi phiêu lạc giữa vô cùng mộ không

(more…)

Trịnh Bình An

Hồi nhỏ, tôi nghe được câu “Loạn Thế Độc Thư“. Lúc ấy, chỉ biết lõm bõm nghĩa câu này là: “Thời loạn tốt nhất nên đọc sách“.

Với những ai thích đọc sách, có lẽ sẽ đồng cảm với tôi; “đọc sách” tức là “được trò chuyện với người mình thích.

Theo suy diễn riêng, thời loạn lạc nhiễu nhương, lòng người tráo trở khó lường, tin được ai đây? Riêng chỉ có người trong sách là không thay đổi, được “nói chuyện” với người ấy an tâm lắm chứ.

Thế nhưng, tới khi sống lâu ở Mỹ, tôi chợt nhận ra một điều não lòng: Chẳng có lúc nào là không “Loạn Thế“!
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Truyện dài Thềm Hoang của nhà văn Nhật Tiến được trích dẫn và giảng dậy trong chương trình quốc văn (miền Nam) nên tôi có dịp “làm quen” với tác giả ngay từ khi vừa bước chân vào trung học. Cũng nhờ “quen biết” thế nên tôi đã lần lượt đọc hết những tác phẩm của ông, trừ cuốn Thuở Mơ Làm Văn Sĩ.

Bút ký này do nhà Huyền Trân xuất bản vào năm 1973, khi tôi đã rời ghế nhà trường (theo lệnh tổng động viên) nên bỏ sót. Bốn mươi năm sau, năm 2013, Thuở Mơ Làm Văn Sĩ được tái bản nhưng tôi không cảm thấy hứng thú tìm đọc nữa vì cái “thuở mơ làm văn sĩ” đã xa lắc, xa lơ tự lâu rồi.
(more…)