Archive for the ‘Tâm Nhiên’ Category

Tâm Nhiên


Tác giả và thầy Thích Huệ Vinh

Thiền sư, thi sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, cuồng sỹ, du sỹ, lang thang sỹ, văn nghệ sỹ tự thuở nào đi về thấp thoáng, nhấp nhô trong sương mờ vạn cổ. Từ buổi mới khai thiên lập địa lúc ban sơ, nguyên thủy đến bây giờ, họ đã ra đi và đi mãi trên con đường mây trắng, con đường sáng tạo vừa lao đao, khổ lụy vừa hùng tráng, thênh thang, vượt qua mộng thực đôi bờ sinh tử, bằng một bước nhảy trọng đại, xuất thần nhập thánh đáo thiên tiên.
(more…)

Tâm Nhiên


Nhà thơ Huy Tưởng

Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, lục bát Việt Nam đã tạo nên một bước đi tân kỳ, một bước nhảy ngoạn mục, rung lên những tiếng thơ tự tình giữa trường mộng nhân sinh, nỗi ngậm ngùi nhân thế với niềm xao xuyến, bồi hồi. Rồi tiếp nối trên những bước đi song hành cùng lục bát, rạt rào bao sóng vỗ ngân nga, hòa âm thâm thiết với những tâm hồn quá đỗi tiêu sái như Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Hồ Dzếnh, Phạm Thiên Thư, Huy Cận, Trần Xuân Kiêm, Huy Tưởng, Vũ Hoàng Chương… đặc biệt Huy Tưởng, riêng một cõi trời thơ mười phương tố vọng phiêu diêu giữa phương chiều:

Trũng hai mắt vọng bia đời
Cổng tồn sinh mở mù khơi nắng tà
Lòng tay nát mộng châu sa
Phương chiều bãi quạnh mưa qua bến mình
Nghiêng tầm con mắt soi kinh
Vẳng nghe tâm lặng hồn chênh chếch về
Phôi thu rụng lá mây đè
Phiền ban sơ dậy đất se sắt lòng
Im nghe thác máu loạn dòng
Trôi phiêu lạc giữa vô cùng mộ không

(more…)

Tâm Nhiên


Diêu Linh đứng trong vườn Bách Thảo ở Adelaire, Úc Châu, tháng 2. 2019

Miệt mài thương ghét sớm khuya
Rồi mai cũng vất nơi bia mộ mình

Kinh hồn khiếp vía, chấn động cả tâm can, khi chiều nay nằm võng đong đưa giữa hai đầu biển núi, đọc câu thơ này của Diêu Linh. Diêu Linh, Diêu Linh là ai mà lâu nay thiên hạ ngơ ngác, bàng hoàng tự hỏi, không biết nàng thơ ở đâu, xuất hiện tự bao giờ trên mặt đất? Thật gay cấn, ly kỳ, khi bất ngờ nàng thơ lên tiếng, vào một đêm vàng trăng khuya bữa nọ bên quán gió bờ sương, mộng lữ hư tình:

Hỏi tên rằng vẫn Diêu Linh
Hỏi quê rằng vẫn một mình lang thang
Hỏi nghề mở quán bên đàng
Thả thơ gieo mộng tình tang hồng trần

(more…)

Tâm Nhiên

Cuộc đời là một cái chợ khổng lồ đầy xô bồ, hỗn độn mà toàn thể nhân loại đang sinh sống, hoạt động từ ngàn xưa cho đến bây giờ và mãi tận mai sau. Trong đó, con người phải chịu đựng đủ thứ cay đắng, mặn nồng, ngọt bùi, chua chát, đủ thứ khổ nạn, tang thương, đớn đau, hạnh phúc cứ mãi chập chùng, trùng trùng vô lượng, không thể nào diễn tả hết được. Nikos Kazantzakis, đại văn hào Hy Lạp phát biểu: “Con người sinh ra từ một hố thẳm đen tối, đó là tử cung. Con người đang đi đến một hố thẳm đen tối khác, đó là nấm mồ. Khoảng ánh sáng giữa hai hố thẳm đen tối đó, người ta gọi là cuộc sống.

Cuộc sống là gì? Một câu hỏi mà suốt xưa nay, chưa thấy một ai trả lời cho rốt ráo. Để rồi, phát sinh ra hàng chục tôn giáo, hàng trăm giáo chủ, hàng ngàn luận thuyết, triết lý hiện sinh, hư vô, duy vật, duy tâm, duy lý, duy thức… khắp nẻo Đông Tây đầy huyên náo, bề bộn, hỗn tạp, lu bù…
(more…)

Tâm Nhiên


Từ trái: Lăng Già Tâm, Tâm Nhiên cùng uống trà
trong liêu vắng chùa Phi Lai, Biên Hòa, đêm tháng 2. 2019

Thơ là tiếng hát ngàn năm, thâm thiết, miên man trong tâm hồn nhân thế, còn mãi đồng vọng, âm vang cao vút tận trời mây lẫn trong sương gió, nắng mưa giữa mùa trăng ngời xanh biếc huyền mộng. Trăng là hơi thở sơ nguyên của vũ trụ, hòa quyện thiết tha, nuôi dưỡng lòng người muôn thuở, là nguồn cảm hứng muôn nơi cho biết bao thiền sư, thi nhân, nghệ sỹ đi về trên cung bậc sáng tạo, khơi mở dòng đời:

Trời mênh mông đất mênh mông
Ta ngồi ngoảnh lại chiều đông qua rồi
Xuân về khoe sắc nơi nơi
Nghe trong cổ lục tàng khơi trăng vàng
(more…)

Tâm Nhiên


Thầy Tuệ Sỹ

MẶC NHƯ LÔI

Lên đỉnh Đề Thơ nhìn mây trắng
Lặng ngát đồi sương khói dị thường
Bỗng nghe tiếng hét gầm tịch mịch
Dậy sấm sét rền khắp muôn phương

Vang dội truông ngàn khe thung lũng
Bừng lên sinh khí hạo nhiên tràn
Tiếng sư tử hống làm rúng động
Khiếp vía kinh hồn cáo chồn hoang
(more…)

Tâm Nhiên

 
Từ trái: Thiền sư Tuệ Sỹ và tác giả

“Năm tháng vẫn như nụ cười trong mộng” là một câu thơ của Thầy Tuệ Sỹ mà tôi cứ đọc đi đọc lại mãi trên những chuyến phiêu bạt, giang hồ khắp đó đây. Ngày đi, tháng đi, năm đi và đời mình cũng đang chuyển dịch đi qua. Đi trên nhịp bước sương lồng sông núi lặng: “Đi để nhớ những chiều pha tóc trắng. Mắt lưng chừng trông giọt máu phiêu lưu.” 1 Phiêu lưu, phiêu lãng ngàn phương, theo cách điệu tiêu dao du chơi giữa vô thường:

“Bước đi nghe cỏ động
Đi mãi thành tâm không
Hun hút rừng như mộng
Tồn sinh rụng cánh hồng” 2
(more…)

Tâm Nhiên


Nhà thơ Trúc Thiên (1920-1972)

Trúc Thiên là một khuôn mặt đặc biệt, nổi bật lên giữa bầu trời văn nghệ Miền Nam, trước năm 1975 tại Sài Gòn. Lấp lánh hào quang thiền học sáng ngời, long lanh ánh chớp thi ca rực rỡ trên những trang thơ văn súc tích, hay những bản dịch thuật, giới thiệu các tác phẩm thâm thúy, kỳ diệu của Bồ Đề Đạt Ma, Huyền Giác, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Suzuki, Krishnamurti…

Bồng tênh, lênh láng như sóng biển Nha Trang, nơi Trúc Thiên sinh ra đời. Rồi lớn lên, thường chạy nhảy, rong chơi ven bãi cát vàng bên bờ đại dương, thưởng ngoạn sơn thủy hữu tình xứ trầm hương Khánh Hòa. Tha hồ hít thở không khí biển trời bao la, khoáng đãng, hấp thụ dưỡng chất gia phong thuần túy, tự nhiên hun đúc một tâm hồn độc đáo, tiêu dao lồng lộng như trùng khơi bát ngát…
(more…)

Tâm Nhiên

tam_nhien-le_sa_da
Từ trái: Tâm Nhiên và Lê Sa Đà

Ơi dòng Hương hỡi dòng Hương
Hiển linh mong chỉ hộ đường giúp ta
Phải chăng thị hiện đó mà
Mười phương là một – Một là mười phương

Lê Sa Đà đã nói như thế, về quê hương mình. Sông Hương, núi Ngự là nơi chốn thi sỹ sinh ra đời, từ năm 1946. Suốt một thời thanh xuân rực rỡ, thở nồng nàn, mát rượi, dưới mái trường Quốc Học, chàng thi sỹ mơ màng, lãng đãng chạy theo những tà áo trắng như đàn bướm của các nàng nữ sinh Đồng Khánh bay lượn trong nắng vàng, lấp lánh long lanh…

Từ cái đẹp sơ nguyên, thanh thoát đó, vô tình đã xui khiến chàng tuổi trẻ sớm cưu mang, hàm dưỡng và tựu thành một hồn thơ say đắm, đầy nhạy cảm giữa mười phương trời lữ thứ…
(more…)

Tâm Nhiên

tam_nhien-chua_buu_minh
Tác giả và thi sỹ Giác Tâm trước chùa Bửu Minh, Gia Lai

Từ thuở nọ, thi sỹ Giác Tâm mới vừa mở mắt chào đời đã nằm võng đong đưa giữa trùng điệp phù vân lãng đãng, ngút ngàn sương khói chung quanh, được hun đúc, tiếp cận với hồn thiêng sông núi uy linh, hùng vĩ nên tâm hồn thi sỹ tự nhiên hàm dưỡng trong bầu khí chất rất mực thuần khiết, nguyên sơ.

Thơ phát ra từ đó, nhẹ nhàng như hơi thở, vừa lâng lâng bay bổng vừa bồng bềnh, thênh thang… Tiếng thơ ngân dài, đồng vọng lên từ phương lòng trong trẻo đầy chim ca lảnh lót hòa lẫn suối khe róc rách reo vang. Ngàn hoa nắng trổ ngát hương trời vạn cổ dưới những vùng thung lũng mù xa, chập chùng bóng rừng sâu hun hút, hoang lạnh buốt mưa chiều. Thơ bay phiêu phất hồn trăng vạn đại, vụt hiện lóe ngời thời nguyên thủy, sơ khai… Thần thái mang mang, thi sỹ đi về ngơ ngác, ngạc nhiên trước sự huyền bí của cuộc sống muôn loài, vạn vật trên mặt đất, trần gian rồi hoát nhiên bừng thấy ra cả trời thơ đất mộng bồi hồi :

Từng viên đá thấm mồ hôi
Đóa hoa tâm nở bên đồi mù sương
Đầu nguồn cuối bến sông Tương
Bàn tay của mẹ thơm hương xứ trầm
Vẫn còn đây đóa hoa tâm
Nghìn thu rụng tiếng nguyệt cầm đầu non

(more…)

Tâm Nhiên

thieu_nu_va_nha_tho_tan_dinh-dinh_cuong
Thiếu nữ và nhà thờ Tân Định
dinhcuong

Chúa sinh ra hơn hai nghìn năm trước
Ai cũng biết rồi qua sách Thánh Kinh
Nhưng quan trọng là ngày em có mặt
Ngày em vang bao khúc hát tự tình
(more…)

Sầu khúc bi tráng ca

Posted: 18/04/2015 in Tâm Nhiên, Thơ

Tâm Nhiên

nhan_va_anh_trang-dinh_cuong
Nhạn và ánh trăng
dinhcuong

Ngâm khúc Hồ trường Nguyễn Bá Trác
Hát khúc hùng tâm tráng khí ca
Dẫu khắp nhân gian buồn khủng khiếp
Cũng uống cùng ta chén nguyệt tà
(more…)

Tâm Nhiên

bo_de_dat_ma

Sương mù bàng bạc ùn lên lãng đãng trộn lẫn với ngàn mây trắng bao la, hòa quyện cùng hương rừng gió núi, chập chùng trên tuyệt đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, chờn vờn ngất tạnh bay quanh pháp hội Linh Sơn vào một thời xa xưa, cách đây mấy nghìn năm rồi mà tưởng chừng như mới hôm nào, vẫn còn nghe văng vẳng những lời thơ bất hủ của Thế Tôn vang vọng trầm hùng :

Hữu vi pháp hiện trùng trùng
Như huyễn như bọt nước tung vỡ rồi
Như ánh chớp như sương rơi
Thường quán như vậy nhẹ vời phiêu nhiên

(more…)

Tâm Nhiên

trinh_cong_son-dinh_truong_chinh
Trịnh Công Sơn
Đinh Trường Chinh

Cõi tạm trần gian chừ viễn biệt
Lời thiên thu gọi đón ta về
Nhưng trước ngày đi xin gởi tặng
Cho người dăm ca khúc tình quê

Đời vốn u buồn hơn tiếng hát
Từ xưa thiên hạ đã nói rồi
Nay ta dù chuyển cung cầm mới
Vẫn điệu sầu chung cũng thế thôi
(more…)

Tâm Nhiên


Từ trái: Thanh Lương và tác giả

Thanh Lương là bút hiệu của Thích Thiện Sáng, một hành giả Thiền tông. Thế danh Trương Thượng Trí, sinh năm 1956, lớn lên bên dòng sông Cửu Long giữa trời thơ đất mộng An Giang. Bản chất thông minh, mẫn tuệ, vốn từ bi, hiếu thảo, có trực giác bén nhạy, ngay từ thời còn bé nhỏ đã có những biểu hiện khác thường như trầm tư, ưa đọc sách đạo lý suốt ngày, thích ăn chay và học hành ở trường lớp thì tinh tấn, luôn luôn dẫn đầu, xuất sắc.
(more…)

Tâm Nhiên

the_poet
The Poet
Marc Chagall

Thơ là gì? Thi ca là cái chi? Có người cắt cớ hỏi Bùi Giáng như vậy. Thi sĩ khề khà trả lời: “Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ, nhưng thơ là gì, thì đó là điều ta không biết.” [1] Tuy nói thế, nhưng suốt bình sinh trong cuộc sống, thi sĩ chỉ dốc chí làm thơ và sống phiêu bồng, lãng tử như thơ mà thôi.

Đó là một cách trả lời mà không đáp ứng gì cả, giống như một tục khách đến hỏi thiền sư: “Thiền là gì?” Đáp: “Hôm nay thời tiết chưa tốt lắm.” Trả lời mà chẳng giải thích, vì thiền sư biết căn cơ của khách tục chưa đủ chín muồi, dù có nói nhiều điều cao siêu đi chăng nữa thì cũng không lãnh hội chi đâu. Tốt nhất là nên im lặng.
(more…)

Tâm Nhiên

thich_nhat_hanh_and_awakening_bell

Đã về đã tới

Kính tặng Thiền sư Nhất Hạnh

Không gì hơn An trú trong hiện tại*
Cười nhẹ thênh bên Giếng nước thơm trong*
Uống nguồn thơ tận mạch ngầm thanh khiết
Chẳng đâu xa mà ngay ở nơi lòng

Thảnh thơi với Đường xưa mây trắng* lượn
Theo Nẻo về của ý* nhẹ nhàng chơi
Ơi phép lạ là đi trên mặt đất
Ngắm hoa rơi lá rụng cũng tuyệt vời
(more…)

Tâm Nhiên

tam_nhien-nguyen_luong_vy
Từ trái: Tác giả và Nguyễn Lương Vỵ

Đã đi tận chân trời góc bể
Về nơi đâu cũng vậy diêu mang
Không cầu chẳng đắc gì thêm nữa
Cứ du ca qua lại mãi hoang đàng
(more…)

Tâm Nhiên

tam_nhien-trieu_nguyen
Từ trái: Tác giả và thi sĩ Triều Nguyên

Thông thường, trong một tác phẩm văn học nghệ thuật, lời Tựa mở đầu bao giờ cũng được tác giả tự bộc bạch, thổ lộ, diễn bày rất cẩn trọng dài dòng, để người đọc dễ lãnh hội sâu vào nội dung tác phẩm đó, nhưng với Triều Nguyên thì lại hoàn toàn khác hẳn, khi viết Tựa cho tập thơ đầu tay Bay Đi Hạt Cát của mình, thi sĩ chỉ có một câu duy nhất, thật vô cùng giản dị: “Sa mạc buồn thương hạt cát bay đi…” Giản dị đơn sơ mà độc đáo, thể hiện một cốt cách đặc thù riêng biệt trên con đường sáng tạo, ngao du qua những phương trời ngôn ngữ thi ca quá mộng dập dìu.
(more…)

Tâm Nhiên

minh_duc_trieu_tam_anh-tam_nhien
Thi sĩ Minh Đức Triều Tâm Ảnh và tác giả

Cõi thơ huyền mộng đó

Kính tặng thi sĩ Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót
Dọc ven sông hoa nắng trổ mây lồng
Dòng Hương khuất sau cánh rừng cây lá
Qua dốc đồi thoáng hiện bóng Huyền Không

Không mà có khi lòng buông bỏ hết
Thì thong dong là cái được của Huyền
Kinh lời vàng* vọng Ngàn xưa hương bối*
Chợt bừng ra vi diệu nghĩa uyên nguyên
(more…)

Tâm Nhiên

mac_phuong_tu
Nhà thơ Mặc Phương Tử

Lung linh giọt sáng ngàn phương
Đêm huyền diệu xuống nghe sương luân hồi
Ngắm trăng ngắm cả cuộc đời
Giữa mênh mông chợt ta ngồi ngắm ta

Nhà thơ phiêu lãng, trầm tư Mặc Phương Tử, một hôm ngồi quán chiếu như vậy, thấy mình là giọt sương, hạt cát từ ngàn phương luân hồi qua trùng trùng vô lượng kiếp về đây giữa trời thơ đất mộng này. Thi sĩ tên thường gọi Nguyễn Thanh Tâm, sinh năm 1952 tại Gò Công Tây, bên dòng sông xanh biếc Tiền Giang, một nhánh sông rộng lớn của sông Cửu Long, phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng hùng vĩ chảy về cuồn cuộn, mang chở phù sa qua những cánh đồng mênh mông bát ngát. Một thời thơ ấu hồn nhiên nô rỡn, chạy nhảy tung tăng thả diều, tắm nắng ven sông lộng gió, đùa chơi với cỏ nội hoa ngàn, ruộng lúa đồng quê. Thế rồi bất chợt một ngày thay đổi lớn, chàng lặng lẽ rời bỏ quê nhà, quá giang theo chuyến xe đò lên phố thị Sài Gòn vào cuối năm 1964, bắt đầu cuộc sống lênh đênh như cánh lục bình trôi giữa dòng đời xa lạ, vừa ngơ ngác ngạc nhiên, vừa biết nếm mùi vị phong sương, chuyển dịch, luân lưu ngay từ hồi 12 tuổi.
(more…)

Tâm Nhiên

bui_giang-dinh_cuong
Bùi Giáng
dinhcuong

Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, văn nghệ sĩ cự phách, thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, kiệt xuất xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.

Trời đất, nhật nguyệt vẫn lăn quay dưới gót chân đời cát bụi, Bùi Giáng sinh năm 1926 tại Quảng Nam, quả nhiên là một hiện tượng kỳ lạ mà cho đến ngày nay, chưa một ai có thể hiểu được hết cõi tư tưởng hoằng viễn, cõi thi ca bát ngát vô song đó. Tuyệt mù những ngày xa xăm, thời còn niên thiếu lang thang ở Huế, Quế Sơn, Hội An, Duy Xuyên, Vĩnh Điện, Đà Nẵng… Đến năm 1952, lúc mới 24 tuổi, thi sĩ bỏ xứ lên đường phiêu lưu vào Sài Gòn, bắt đầu cuộc lữ phiêu bồng khốc liệt, không mục đích. Giai đoạn này, có đi dạy học ở các trường tư thục một thời gian rồi bỏ, chuyển sang sáng tác, viết sách bình luận văn học, dịch thuật và rong chơi ngút mùa sương gió đẫm mưa nắng dầm dề… Kể từ đó cho đến nay, suốt mấy chục năm trời viễn du biền biệt, chưa một lần quy hồi cố quận, nhưng lòng thì vẫn nhung nhớ triền miên :

Điện Bàn Đại Lộc Duy Xuyên
Xiết bao tình nghĩa thần tiên mộng đầu
Vĩnh Trinh Lệ Trạch Thanh Châu
Thi Lai Hà Mật nhìn đâu dáng người
Người đầu tiên đã mỉm cười
Nhìn tôi tưởng thấy niềm vui vô cùng
Tôi ngồi tưởng nhớ mông lung
Tưởng từ chín suối tới bao dung Bầu Trời
(more…)

Tâm Nhiên

tran_doi
Nhà thơ Trần Đới (1933-2014)

Từ thuở nào xa mù sương khói, cuối năm 1933, thi sĩ Trần Đới sinh ra trên mặt đất này, nơi làng chài, bãi biển cát trắng Lăng Cô, rào rạt sóng vỗ ngàn năm ấy, dường như để thi hành một sứ mệnh duy nhất, đó là chỉ làm thi sĩ mà thôi. Với một hồn thơ bẩm sinh, hấp thụ dưỡng chất vô ngần của hồn thiêng sông núi từ khi mới mở mắt chào đời, thi nhân đã may mắn chiêm ngưỡng, thưởng thức trọn vẹn biển rộng sông dài, những phong cảnh ngoạn mục suốt thời thanh xuân, nên thường xuyên xúc động kỳ cùng, rung cảm miên man một điều chi trong từng hơi thở, để rồi bật dậy thành những tiếng thơ : Dấu Chân Trên Biển, Tảo Mộ Lênh Đênh, Nắng Chợ Mưa Chùa, Bụi Đời Ca, Võng Nắng, Sầu Ca, Thân Quen, Trăm Năm Đèo Biển Lăng Cô… bay bổng lồng lộng, dập dìu bướm hoa phất phới :

Trời hồng lồng lộng nắng bay
Mai vàng rực ngõ gió đầy vườn xanh
Non cao cây uống mây lành
Biển dài sóng trải bãi gành mặn hơi
Tảo hoa đường rộn tiếng cười
Áo màu phất bướm thơm lời chào xuân

(more…)

Qua chơi cõi khác

Posted: 13/05/2014 in Tâm Nhiên, Thơ

Tâm Nhiên
Tiễn biệt thi sĩ Trần Đới qua đời ngày 8-5-2014
tại Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, Vĩnh Phúc.

canh_hac

Hạt bụi lang thang* từ vô thủy
Bay về sương khói cõi vô chung
Là xong một kiếp phong trần khách
Còn lại bài thơ thở tuyệt cùng
(more…)

Tâm Nhiên

tam_nhien-tue_sy
Tâm Nhiên và Tuệ Sỹ

Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về

Đó là hai câu thơ mở đầu tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn của Tuệ Sỹ. Quê quán Quảng Bình, sinh năm 1943, Tuệ Sỹ nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, Pali. Khi mới vừa 26 tuổi đã viết Triết Học Về Tánh Không làm chấn động giới văn nghệ sĩ, học giả, thiện tri thức Việt Nam thời bấy giờ. Cùng đứng tên trong nhóm chủ trương tạp chí Tư Tưởng của Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, trước năm 1975, Tuệ Sỹ cũng là giáo sư giảng dạy Thiền Tông, Trung Quán Luận ở Đại học Vạn Hạnh và Cao đẳng Phật học viện Hải Đức, Nha Trang, nổi bật lên như một hiện tượng độc đáo, gây bao nguồn cảm hứng cho những tâm hồn ưa thích thiền học, thi ca và phiêu lãng.“Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết mọi chân trời mới cũ, từ Đường thi Trung Hoa tới siêu thực Tây phương.” Bùi Giáng đã nhận định như thế về Tuệ Sỹ qua bài thơ Không Đề :

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
(more…)

Tâm Nhiên

tam_nhien-nguyen_luong_vy
Từ trái: Tâm Nhiên và Nguyễn Lương Vỵ

Trời đất mênh mang sương khói, một thời thơ trẻ dại, bàng bạc nắng quái u buồn nơi quê nhà giữa hai đầu biển núi lung linh. Sinh năm 1952 ở Quán Rường, Tam Kỳ, thuộc tỉnh Quảng Nam, một chốn miền “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm. Rượu hồng đào chưa nhấm đà say” ấy, Nguyễn Lương Vỵ lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học. Từ thuở nhỏ vốn bẩm sinh có năng khiếu làm thơ, đặc biệt được ông nội ( nguyên là một nhà Nho, có thời kỳ làm chánh tổng ) trực tiếp truyền dạy các loại thơ tứ tuyệt, Đường luật, nên biết mần thơ ngay từ lúc 12, 13 tuổi, thuở còn chạy rông chơi bên mấy cổ tháp rêu phong Chiên Đàn, cạnh dòng sông Tam Kỳ và bãi biển Tam Thanh xanh biếc mộng.
(more…)

Tâm Nhiên

pham_cong_thien
Triết gia Phạm Công Thiện (1941-2011)

Lãng tử phiêu bồng không chỗ trú
Không chốn dung thân giữa phong trần
Nên đi thỏa thích trời vô định
Đỉnh cao hố thẳm ngút phù vân
(more…)

Tâm Nhiên

pham_cong_thien_1
Triết gia Phạm Công Thiện (1941-2011)

Có những con người đến rồi đi qua mặt đất trần gian này như một cơn giông tố bão bùng sấm sét, gây chấn động kinh hồn, làm bùng vỡ một điều chi kỳ vĩ, tinh khôi trên bầu trời tâm thức nhân loại, Phạm Công Thiện là một con người độc đáo vô song như vậy.

Đấy là một thiền sư, triết gia, giáo sư, nhà văn, nghệ sĩ hay một thi sĩ kỳ tuyệt thiên tài như Henry Miller từ Hoa Kỳ đã phát biểu trong thư gởi Phạm Công Thiện đề ngày 8.8.1966: “Mới ở tuổi 25 mà là khoa trưởng văn chương ở một đại học nổi tiếng trong xứ sở của ông. Điều đó thật phi thường quá, quả thật khó tin, thật như chuyện huyền thoại.” Đúng vậy, một con người đã đến và đi như huyền thoại giữa cuộc sống đầy biến loạn tang thương trên quê hương Việt Nam vào thập niên 1960 đến 1970.
(more…)

Tâm Nhiên

nguyen_duc_son-dinh_cuong_2
Thi sĩ Nguyễn Đức Sơn – tranh Đinh Cường

Không biết từ đâu ta đến đây
Mang mang trời thẳm đất xanh dày
Lớn lên mang nghiệp làm thi sĩ
Sống điêu linh rồi chết đọa đày

Mấy câu thơ thời tuổi trẻ, lúc mới 23 tuổi ấy đã theo suốt cuộc đời Nguyễn Đức Sơn, một thi sĩ kiệt xuất trên bầu trời văn nghệ Việt Nam hiện đại. Rờn lạnh hoang vu một tâm hồn cô độc cô liêu khốc liệt, luôn luôn ngún cháy bên trong chiều sâu linh thức một ngọn lửa tịch mịch vô hình, thường trực đứng giữa đôi bờ sống chết giữa đỉnh cao và hố thẳm của tồn sinh bức bách ngay từ những ngày còn chạy lông bông đùa rỡn cùng sóng vàng cát trắng vu vơ dọc mấy hàng cây dương liễu xanh ngút ven bãi biển Ninh Chữ xa mù. Từ đó, từ thuở nhà thơ chào đời năm 1937 ở làng quê Dư Khánh, Thanh Hải, Ninh Thuận đến nay cũng hơn 70 năm trời đằng đẵng trôi qua rồi mà ngọn lửa tịch mịch đó vẫn còn hừng hực rực ngời như một ngọn lửa thiêng trong lòng người thi sĩ dị thường:

Tôi chỉ có lửa
Và tịch mịch
Trong người

(more…)