Posts Tagged ‘Nguyễn Đức Sơn’

Đỗ Trường


Thi sĩ Nguyễn Đức Sơn (1937-2020)

Khi đọc, và nghiên cứu văn học sử Việt Nam có hai người đặc biệt làm cho tôi ám ảnh. Đó là nhà văn Nguyên Hồng, và thi sĩ Nguyễn Ðức Sơn (Sơn Núi) ở hai đầu của đất nước. Sự ám ảnh ấy, không hẳn bởi văn thơ, mà vì tư tưởng, cũng như cuộc sống của họ. Tuy ở hai thế hệ, cách nhau bằng một cuộc nội chiến hai mươi năm, song cuộc sống Nguyên Hồng và Nguyễn Ðức Sơn có sự trùng hợp ngẫu nhiên, mang đến nhiều điều thú vị, chất chứa nỗi buồn day dứt cho người đọc. Nếu sự chối bỏ Hà Nội đến với núi rừng Bắc Giang sau 1954 của Nguyên Hồng làm sửng sốt giới văn nghệ sĩ, người đọc ở miền Bắc, thì sau 1975 Nguyễn Ðức Sơn chán chường vứt bỏ Saigon, trèo lên đỉnh Cao nguyên Bảo Lộc còn làm cho mọi giới, trên toàn đất Việt phải giật mình hơn nữa: “về đây với tiếng trăng ngàn/ phiêu diêu hồn nhập giấc vàng đó em/ trăm năm bóng lửng qua thềm/ nhớ nhung gì buổi chiều êm biến rồi”. Vâng, tôi nghĩ: Buổi chiều êm biến rồi, không phải tâm trạng, nỗi đau riêng của Nguyễn Ðức Sơn lúc đó.
(more…)

Trịnh Thanh Thủy

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn vừa vĩnh viễn ra đi. Trước đây chúng tôi dự định tổ chức một buổi ra mắt sách cho tập thơ mới của ông nhưng vì đại dịch đã phải hoãn lại. Nay ông đã ra đi, tôi xin chia sẻ cùng các bạn bài viết khi ấy về tập thơ như một nén hương lòng gởi đến nhà thơ tài hoa của đồi Phương Bối. (TTT)

Tôi được quen biết nhà thơ Nguyễn Đức Sơn tức Sơn Núi hay Sao Trên Rừng qua bạn tôi, họa sĩ Đào Nguyên Dạ Thảo. Tuy nhiên tôi chưa từng gặp ông dù có thư từ qua lại, dù rất mến thơ của ông vì mỗi người một phương. Mới đây Dạ Thảo cho tôi biết hiện bệnh của ông đang trở nặng, tôi cảm thấy lo lắng nhiều đến sức khoẻ của ông. Tôi chỉ sợ không may thì ….

Nếu đồi Phương Bối vắng bước chân ông, trăng Phương bối tìm đâu ra cái bóng đồng hành để cùng say khướt đổ nghiêng bên những gốc tùng xanh ngắt. Cây ổi đồi cao tìm đâu ra tên đạo chích ăn trộm nửa quả ổi rụng đã bị dòi ăn nửa kia?

Trưa đứng một mình đợi ai lên
Đất trời đâu có dưới và trên
Đồi cao ổi sót rụng một trái
Dòi ăn một bên ta một bên.
(Rụng một trái)
(more…)

Nguyễn T. Long

nguyen_duc_son-dinh_cuong-2014
Nguyễn Đức Sơn
dinhcuong

Trong giới văn học miền Nam trước 1975, ngoài Bùi Giáng, có lẽ hiếm người có nhiều giai thoại như ông Sơn Núi.

Đó là nhà thơ Nguyễn đức Sơn (sinh năm 1937), được coi là một trong ba kỳ nhân của thời đại cùng với Bùi Giáng và Phạm công Thiện. Họa sĩ Đinh Cường đã vẽ nhiều chân dung của ông này, có bức như “họa hồn”, thật tuyệt vời !

Năm 2007, nhân tham dự chuyến về Việt Nam làm Lễ Trai đàn Chẩn tế của Thầy Nhất Hạnh (NH) tại cả 3 miền, tôi có dịp về Việt Nam và cư trú tại Tu viện Bát Nhã (Lâm Đồng, Bảo Lộc) một thời gian.

Đọc sách “Nẻo về của ý” của Thầy Nhất Hạnh trong thập niên 60 (thế kỷ trước) khi còn học Trung học ở Saigon, tôi bị “ám ảnh” vì cái tên nơi chốn đó mà Bảo Lộc thì cách Phương Bối không xa.
(more…)

Ban Mai

nguyen_duc_son-dinh_cuong_2
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn
dinhcuong

Khi thấm mệt tôi đi luồn ra núi
Cuối chiều tà chỉ gặp cỏ hoang sơ
Bước lủi thủi tôi đi luồn vô núi
Nghe nắng tàn run rẩy bóng cây khô
Chân rục rã tôi đi luồn ra núi
Hồn rụng rời trước mặt bãi hư vô.
(Nguyễn Đức Sơn – Một mình đi luồn vô luồn ra trong núi chơi)

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn được người đời phong hiệu là ba kỳ nhân trong làng văn nghệ Miền Nam trước năm 1975 cùng với Bùi Giáng và Phạm Công Thiện. Cuộc đời của ông dị thường giống như những nhân vật quái dị trong kiếm hiệp Kim Dung. Họ quái dị không phải chỉ ở ngoại hình, động tác mà chủ yếu là ở cách sống và hành xử không giống ai, đi ngược lại lẽ thường của cuộc sống.
(more…)

Tâm Nhiên

nguyen_duc_son-dinh_cuong_2
Thi sĩ Nguyễn Đức Sơn – tranh Đinh Cường

Không biết từ đâu ta đến đây
Mang mang trời thẳm đất xanh dày
Lớn lên mang nghiệp làm thi sĩ
Sống điêu linh rồi chết đọa đày

Mấy câu thơ thời tuổi trẻ, lúc mới 23 tuổi ấy đã theo suốt cuộc đời Nguyễn Đức Sơn, một thi sĩ kiệt xuất trên bầu trời văn nghệ Việt Nam hiện đại. Rờn lạnh hoang vu một tâm hồn cô độc cô liêu khốc liệt, luôn luôn ngún cháy bên trong chiều sâu linh thức một ngọn lửa tịch mịch vô hình, thường trực đứng giữa đôi bờ sống chết giữa đỉnh cao và hố thẳm của tồn sinh bức bách ngay từ những ngày còn chạy lông bông đùa rỡn cùng sóng vàng cát trắng vu vơ dọc mấy hàng cây dương liễu xanh ngút ven bãi biển Ninh Chữ xa mù. Từ đó, từ thuở nhà thơ chào đời năm 1937 ở làng quê Dư Khánh, Thanh Hải, Ninh Thuận đến nay cũng hơn 70 năm trời đằng đẵng trôi qua rồi mà ngọn lửa tịch mịch đó vẫn còn hừng hực rực ngời như một ngọn lửa thiêng trong lòng người thi sĩ dị thường:

Tôi chỉ có lửa
Và tịch mịch
Trong người

(more…)

Tiêu Dao Bảo Cự


Nguyễn Đức Sơn và Tiêu Dao Bảo Cự trước nhà TDBC (2006)

Trăng Đầu Núi

Trăng Đầu Núi. Đó là tên mới tôi đặt cho Sao Trên Rừng Nguyễn Đức Sơn. Anh là một nhân vật kỳ lạ nhất mà tôi đã từng gặp. Anh luôn là đề tài nói chuyện của bạn bè và những người quen biết khi họ có dịp nhắc đến anh. Tôi quen biết anh đã hơn hai mươi năm qua khi anh và tôi cùng ở chung một thị trấn nhỏ. Thời đó tôi đã viết một truyện ngắn về anh mà bản thảo tôi vẫn còn cất giữ. Tôi viết trên cơ sở hiểu biết về anh và những gì do anh kể. Dĩ nhiên tôi viết về anh theo cách nhìn nhận của tôi.

(more…)

Tiêu Dao Bảo Cự


Nguyễn Đức Sơn và Tiêu Dao Bảo Cự trước nhà TDBC

Lời giới thiệu: Tiêu Dao Bảo Cự (TDBC) quen biết với Nguyễn Đức Sơn (NĐS) từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước và hai người cùng sống ở thành phố Bảo Lộc (trước đây là Blao, thị trấn sương mù), Lâm Đồng gần 20 năm. Sau khi TDBC chuyển lên Đà Lạt, hai người vẫn thỉnh thoảng thăm viếng gặp gỡ nhau.

NĐS là nguyên mẫu nhân vật của TDBC trong một số tác phẩm. Trong tiểu thuyết “Nửa đời nhìn lại” (NXB Thế Kỷ 1994, Văn Nghệ tái bản 1997, Hoa Kỳ) TDBC có 4 chương viết về NĐS với tên nhân vật Mây Đầu Non. Trong tác phẩm “Mảnh trời xanh trên thung lũng” (NXB Văn Mới 2007, Hoa Kỳ), TDBC có 3 chương viết về NĐS.

Xin giới thiệu với độc giả một cách nhìn về NĐS qua TDBC, một cây bút có sự hiểu biết và gần gũi với nhân vật văn học độc đáo này
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nguyễn Đức Sơn – Tranh Đinh Cường

Từ “Nguyễn Ðức Sơn nhà thơ” qua “Nguyễn Ðức Sơn nhà văn” chỉ là một khoảng cách ngắn. Ngoài phong vị văn xuôi riêng của những suy nghĩ cực đoan nhìn cuộc đời bằng những nét đen tối với phong cách du côn thì thi ca cũng làm dịu đi cái nồng độ căm ghét cuộc đời qua tâm hồn yêu thương cây cỏ và nhìn thiên nhiên cảnh vật như một người bạn chia sẻ thiết tha. Viết về”người” với những phác họa nhiều khi của khép kín thì viết về “cảnh” lại mở ra. Với tâm hồn của một thi nhân, một thi nhân lập dị…
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nguyễn Đức Sơn – Tranh Đinh Cường

Nguyễn Ðức Sơn. Bùi Giáng. Phạm Công Thiện. Có lẽ là những khuôn dáng thi ca lạ lùng nhất của hai mươi năm văn học miền Nam. Chân dung tác giả và chân dung tác phẩm hình như có nhiều điều quan hệ với nhau và mỗi người tạo ra được cho mình những huyền thoại có khi là của thế giới hiện hữu này nhưng có lúc là của một không gian thời gian khác của một mặt đất khác.

Riêng với Nguyễn Ðức Sơn, từ thời kỳ bắt đầu với bút hiệu Sao Trên Rừng đã tỏ lộ một cá tính đặc biệt. Tuổi còn trẻ nhưng thơ đã chớm hoài nghi, đã thắc mắc về những câu hỏi đầy tính siêu hình. Lấy bút hiệu từ một câu thơ trong bài “Trên bờ hư không” có phải là bước khởi đầu của một cuộc du hành mà đích đến còn xa thăm thẳm và chính con người cũng không biết điểm đứng của mình ở đâu tận chỗ nào. Khi trẻ tuổi, trong cái thơ mộng lãng mạn của tâm tư nhưng vẫn cảm thấy rất bao la những bờ vực phân vân từ nỗi hư không còn mất:

“một đêm sao ở trên rừng
Ðua nhau rụng xuống chào mừng nhân gian
Hồn tôi cây cối liên hoan
Rưng rưng tôi thấy trăm ngàn ước mơ
Tuổi vàng suối mộng trời thơ
Lớn lên tôi chết trên bờ hư không.”
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nguyễn Đức Sơn – Tranh Đinh Cường

Nguyễn Ðức Sơn là một khuôn mặt thi sĩ lớn của văn chương Việt Nam. Một phong cách văn chương riêng, một mình một chiếu, thơ và văn bộc lộ một tâm thái suy tư khác thường đi ngược lại dòng sống thay vì xuôi chảy.

Ông là người làm thơ mà cuộc sống văn chương và đời thường đã tạo thành nhiều huyền thoại. Những chuyện kể về, những giai thoại nói đến, một chân dung tác giả khác thường được tạo dựng và người đọc, không phải chỉ ở những lớp sau mà ngay ở lớp cùng thời, đã có những nhận định sai lạc về chân dung thực con người thực. Ðó là không kể, như ở trong nước, vì lý do lợi nhuận đã có những cuốn sách khai thác quá độ đời tư để đến thành những khoảng cách thật xa với thực tế.
(more…)