Archive for the ‘Nguyễn Mạnh Trinh’ Category

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà văn Hồ Trường An (1938-2020)

Hồ Trường An là một tác giả có sức sáng tác sung mãn và liên tục có mặt trong cả 20 năm văn học miền nam và hơn 30 năm văn học ở hải ngoại. Vừa là nhà văn, nhà thơ, người nhận định văn học và âm nhạc, những tác phẩm phong phú và đa dạng của ông đã tạo thành một vóc dáng tác giả có nhiều cống hiến cho nghệ thuật.

Hơn thế nữa, đời sống thực tế và đời sống văn chương của ông cũng có nhiều chi tiết thú vị. Cũng như giữa tác giả và tác phẩm có nhiều liên hệ đáng chú ý.

Hồ Trường An tên thật là Nguyễn Viết Quang sinh năm 1938 tại Long Ðức Ðông, tỉnh Vĩnh Long và hiện sinh sống từ năm 1977 ở thành phố Troyes, Pháp cho tới bây giờ. Trước năm 1975, ông học Ðại Học Dược khoa nhưng chưa tốt nghiệp và động viên Khóa 26 sĩ quan trừ Bị Thủ Ðức rồi phục vụ tại hai chi khu Trị Tâm và Lái Thiêu thuộc tiểu khu Bình Dương từ năm 1969 đến năm 1971. Sau ông thuyên chuyển về Ban Thông Tin Báo Chí Quân đoàn III tại Biên hòa tới khi mất nước. Trong khoảng thời gian này ông vẫn liên tục tham gia sinh hoạt văn nghệ và là cộng tác viên của nhiều tờ báo xuất bản tại Sài Gòn trước ngày 30 tháng tư năm 1975 như tranh Thủ, Tiền Tuyến, Tin Sách, Bách Khoa, Ttin Văn, Tiểu Thuyết Tuần San, Bút Hoa, Vấn Ðề, Văn Học…
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Giáo sư Phạm Cao Dương vừa xuất bản tác phẩm sử học “Trước khi bão lụt tràn tới, Bảo Ðại Trần Trọng Kim và Ðế Quốc Việt Nam”. Ðây là một cuốn sách viết về những trang sử đẹp của dân tộc Việt Nam. Thế mà vì thời cuộc nên lịch sử đã bị nhiều huyền thoại khiến sự nhận định bị nhìn ngắm một cách không trung thực. Giáo sư Phạm Cao Dương với tâm nguyện viết về người đẹp, việc đẹp với một tác phẩm tưởng nhớ những người thuộc thế hệ trí thức Tây Học đầu tiên của nước Việt Nam mới, còn giữ được tinh thần sĩ phu truyền thống cùng với tuổi trẻ đương thời đã đứng ra làm việc nước và đã ra đi trong nhiều oan khuất. Ông viết về thời của Hoàng Ðế Bảo Ðại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Nhà Nguyễn và cũng là cuối cùng của thời đại Quân Chủ Việt Nam. Mặt khác đây cũng là thời của Nội Các của nhà giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim, một trí thức được rất đông người trong nước biết tiếng và yêu mến qua các bộ sách Giáo Khoa Thư gồm có Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư… dùng cho các bậc tiểu học và bộ Việt Nam Sử Lược – cuốn sử gối đầu giường của nhiều thế hệ người Việt rất lâu về sau này. Ðồng thời, nội các ấy cũng có nhiều người trí thức nổi tiếng đương thời đã đặt được giềng mối cho nhiều ngành chuyên môn của quốc gia Việt Nam.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Chân Dung Nhà Văn là một tác phẩm văn học đã gây ra nhiều dư luận không những trong giới cầm bút mà còn trở thành những giai thoại trong dân gian. Trong một xã hội bị bưng bít nghẹt thở về mọi mặt của chế độ xã hội chủ nghĩa, những chân dung nhà văn tượng trưng cho giai cấp kẻ sĩ được nhìn ngắm từ đời thường và tác phẩm đã lột tả được một thế thời điên đảo của một đất nước bị xiết chặt và kiểm soát của một hệ thống thư lại nhiều chất đàn áp con người đến mức vô cảm.

“Chân Dung Nhà Văn” của nhà thơ Xuân Sách viết về 100 khuôn mặt văn chương của văn học trong nước trước 1975 và hiện đại trong nước sau này với sự khắc họa từ tác phẩm và chính cuộc đời họ nhưng không nêu tên tác giả. Nhà văn Nhật Tuấn đã từ những phác họa bằng thơ của Xuân Sách để thành những bài viết nêu đích danh và tiết lộ thêm những chi tiết khá thú vị về những khuôn mặt văn chương ấy?
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Văn Cao (1923-1995)

Văn Cao mất ngày 10 tháng 7 năm 1995, đến ngày hôm nay là 24 năm. Với riêng tôi, Văn Cao vừa quen và vừa lạ. Quen, bởi vì những bản nhạc nghe hàng ngày, những Ðàn Chim Việt, những Suối Mơ, những Buồn Tàn Thu… từ lúc vừa mới lớn ở quê nhà đến cả những lúc sống ở đây. Quen, bởi vì biết ông là một nghệ sĩ đa tài, nghệ thuật văn, nhạc, họa độc đáo, là một người trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và bị chế độ đương thời đầy ải trù dập suốt cả cuộc đời mặc dù là tác giả của bản quốc ca Tiến Quân Ca. Và, cũng quen là những hành khúc hùng tráng mà tôi đã cùng với bạn bè đồng ngũ hát vang lên trên thao trường, trên binh lửa, những Không Quân Việt Nam, những Chiến sĩ Việt Nam… của những bài hát mà chúng tôi nghĩ đã nợ từ lòng ái quốc, từ sự hy sinh của thế hệ cha anh đi trước.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà thơ Tô Thùy Yên (1938-2019)

Tháng 2, 1987, ở xứ người, đọc Anh Hùng Tận, đọc Qua Sông. Có một liên tưởng nào của một người lính trẻ lái xe xuôi ngược trên freeway Nam Bắc, nhìn mông về rặng núi thẫm xanh trước mặt gờn gợn trong lòng những cơn mưa ngày xưa. Của một thời trận mạc. Của nỗi niềm quẩn quanh một thời hào sảng. Nhớ thi sĩ. Tô Thùy Yên đang mịt mù trong tù ngục quân thù ở quê nhà. Đọc thơ, tưởng gặp người hào sĩ ở ngã ba sông, xuồng ba lá đậu kế chân bàn. Ôi cái thuở xưa chiến chinh, trời đất làm nhà, bằng hữu muôn phương là anh em. Ôi cái thời tuổi trẻ. “Mấy kẻ gặp nhau nào có hẹn / nên gặp nhau không dấu nỗi mừng / ta gạn dăm ba lời tặng bạn / dẫu từ lâu bỏ việc văn chương / thiệt tình tên bạn ta không nhớ / nhưng mà trông mặt thấy quen quen / hề chi ta uống cho say đã / nào có ra gì một cái tên / tới đây toàn những tay hào sĩ / sống chết không làm thắt ruôt gan / cũng không ai nhắc gì thân thế / có vợ con mà như độc thân / bạn hỏi thăm ta cho có lệ / cuộc đời binh nghiệp Ta cười bung / còn mươi tháng nữa lên trung úy / có thể ngày mai chửa biết chừng…”
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Không hiểu sao, thơ Hà Thúc Sinh đối với riêng tôi có sự cộng hưởng kỳ lạ. Khi đọc những bài thơ của ông, tôi thấy hình như có điều gì giông giống với suy tư của mình và gợi cho tôi những cảm giác của giây phút sống thực song song với những thi ảnh và thi tứ của một người coi thi ca như một lẽ sống trên đời. Ðọc Ngàn Lời Thơ, tôi thấy được những dặm trường hành của thơ ông, từ những tập thơ viết thời gian gần đây đến những bài thơ viết thuở xa xưa, là phản ảnh lại một cuộc sống mà những thăng trầm đã còn hằn dấu vết. Thơ hào sảng khi tuổi trẻ chiến tranh, bây giờ ở xứ người “cay chua” với thời thế và “mặn ngọt” với kỷ niệm.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà thơ Thành Tôn

Năm 2019, ở Quận Cam, tôi đọc một bìa sách của một thời xa xưa:

“Thắp Tình
Thơ Thành Tôn
Ngưỡng Cửa xuất bản
Tác giả trình bày bìa, sắp chữ đạp máy in và đóng
Xong ngày 06. 08. 69”

Có một chút thắc mắc, tôi vỡ lẽ. Ngưỡng Cửa là một nhà xuất bản ở một tỉnh lẻ miền Trung và do một nhà thơ làm chủ, và cũng là làm người in ấn, thực hiện từ a đến z công việc của người thợ in. Bây giờ, sau một nửa thế kỷ, ở hải ngoại, Thành Tôn lại cặm cụi làm công việc in lại, tái chế những cuốn sách quý đã bị hư hao hoặc tuyệt bản vì thời thế vì chủ trương phần thư khánh nho của những người Cộng sản. Nhìn ông ngồi nâng niu từng trang sách cũ, với bàn tay của một nghệ nhân, hoàn thành những tác phẩm nghệ thuật có khi lại đẹp hơn sắc sảo hơn nguyên bản, tôi như thấy được một chân dung tận hiến cho sách vở.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


THi sĩ Vũ Hoàng Chương (1916-1976)

Có một bài thơ của một kẻ sĩ Việt Nam viết trong cơn loạn cuồng của thời thế lịch sử. Và cũng có một bài thơ của một thi sĩ viết từ tâm cảm thâm trầm của một thời tao loạn để như tiên tri cho một thời đại rất đen tối của dân tộc. Bài thơ viết vào mùa xuân Bính Thìn năm 1976, sau biến cố tháng tư năm 1975 với sự sụp đổ của chính quyền VNCH. Bài thơ viết theo thể Đường Luật chỉ có thất ngôn bát cú nhưng chuyên chở được cả một thế thời đầy chật nỗi niềm của một buổi đời tranh tối tranh sáng mà đen thẳm như đe dọa ở tương lai. Thơ đầy những ẩn dụ, có thể xuất phát từ ngôn ngữ bình dân hàng ngày nhưng lại ẩn chứa những ngụ ý châm biếm của một liên tưởng đến những kẻ chiến thắng. Bài thơ được truyền tụng và trong hoàn cảnh của một xã hội đang xuống dốc và tan vỡ, đã có nhiều âm vang trong dư luận những người dân miền Nam đang thảng thốt vì đường lối độc tài đảng trị đang siết chặt đời sống mà nghèo đói và bạo ngược là hậu qủa dẫn đến đầu tiên.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà văn Nguyễn Đức Lập (1945-2016)

Ngày giỗ Nguyễn Đức Lập. Tôi giở bộ di cảo “Hương Giáo Đề Thơ” ra đọc lại. Bộ sách cả ngàn trang gồm bốn quyển đồ sộ tôi đọc như để tìm một cách ứng xử với đời sống của mình. Tác giả trong ấn bản đầu tiên của Hương Giáo Đề Thơ trong Lời Tựa đã tự giới thiệu: “Là tập thư của vị thầy giáo làng gởi cho đứa học trò (Lê Văn Cui) cả đời không học hết được túi khôn của thánh hiền.” Tác giả mượn chuyện xưa để nói về thời nay để từ lịch sử nhân loại rút ra những bài học trải dài theo những kinh nghiệm xưa cũ. Hình như, trong khi khề khà bàn luận, tác giả như muốn gửi theo những tâm sự của mình, biện luận rành mạch theo kiểu nói có sách mách có chứng để gia tài văn học và lịch sử của tiền nhân thành những biểu tượng có ý nghĩa.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà văn Đặng Trần Huân (1929-2003)

Tháng ba, có nhiều ngày để tưởng nhớ. Tháng ba, có những ngày giỗ Hữu Loan, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Ðức Lập… và ngày 21 tháng ba là ngày giỗ Ðặng Trần Huân. Nhìn những cuốn sách có một lớp bụi mỏng mà tôi biết là những công trình tim óc của một người lênh đênh trôi nổi với văn chương, bềnh bồng trôi dạt với thời thế, tôi lại nhớ đến cái lạnh lùng của đời người. Rồi mọi chuyện cũng qua. Rồi tất cả cũng sẽ vào quên lãng. Có phải? Tự nhiên, tôi muốn viết về chân dung một tác giả có nhiều đóng góp cho văn chương Việt Nam.

Nhà văn Ðặng Trần Huân là một trường hợp đặc biệt của hai mươi năm văn học miền Nam và ba mươi năm văn học Việt Nam hải ngoại. Trước năm 1975, mặc dù là một sĩ quan thuộc Cục Tâm Lý Chiến phụ trách tòa soạn các tờ báo quân đội trong một thời gian dài nhưng chỉ xuất bản có vài tác phẩm như tập truyện ngắn Ngày Vui năm 1962, truyện dịch Hải Ðảo Thần Tiên năm 1963, bút ký Thành Phố Buồn Thiu năm 1979, và tập truyện vui Chuyện Cấm Ðàn Bà (hai tập) năm 1969 và Chuyện Vợ Chồng năm 1970. Sau năm 1975, ông bị tù cải tạo đến năm 1988, được trở về rồi năm 1992 thì định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Chỉ trong 5 năm ông đã xuất bản liên tiếp ba tác phẩm dù tình trạng gia cảnh khó khăn, mỗi cuốn sách ra đời là cả một công trình thành quả từ những cố gắng. Ba tác phẩm ấy là bút ký Hành Trình Một Hát Ô xuất bản năm 1995, tập tạp văn Những Người Thích Dấu Huyền in năm 1998 và chuyện văn nghệ Chữ Nghĩa Bề Bề xuất bản năm 2000.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà văn Vũ Bằng (1913-1984)

Năm 1957, nhà văn Vũ Bằng in cuốn “Miếng Ngon Hà Nội”. Vài năm sau cuộc di cư, niềm thương nhớ miền Bắc chưa nguội và nỗi hoài niệm vẫn nồng.

Cùng ngâm với những bài thơ, như “Thương về năm cửa ô xưa” hay nghe những bản nhạc như “Nhớ về Hà Nội” hay đọc những tùy bút như “Ðêm giã từ Hà Nội”…, quê Bắc như là một tận cùng của tưởng tượng, nhất là trong tâm tư một cậu bé mới lớn như tôi.

Lúc đó, Hà Nội với tôi thật gần nhưng cũng rất xa. Gần vì sao quen thuộc quá, từ những ngõ đường, từ những con người, thậm chí cả những cơn mưa hay những buổi nắng. Ăn Bắc, mặc Kinh, câu nói ấy hằng nghe sao lúc đó nghe thấm thía. Ðọc Thạch Lam, đọc Vũ Bằng, mới thấy quê hương hiển hiện trong trí tưởng. “Hà Nội Băm Sáu Phố Phường” của Thạch Lam hay “Miếng Ngon Hà Nội”, hay “Thương Nhớ Mười Hai”… đều gợi lại một không gian, thời gian, mà sự phiêu du đã dẫn dắt suy tư mỗi người về những phương trời nào bảng lảng xa vời trong trí nhớ.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Cuối năm âm lịch, tảo mộ. Thời tiết lạnh lạnh của những cơn gió thổi qua nhắc đến những ý tưởng nào tưởng đã xa xôi nhưng có lúc lại gần gũi. Câu thơ “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ” như nhắc lại một thời văn chương đã qua, những chân dung văn học đã vắng bóng. Buổi trưa, vào thăm từng ngôi mộ cũa những nhà văn nhà thơ vừa đi khuất, đọc những vần thơ ghi khắc trên bia mộ, chột thấy lòng bâng khuâng. Hình ảnh còn đây, ngôn ngữ còn đây. Nhưng người thì đã đi vào cõi vô thủy vô chung. Cái còn để lại, là những tác phẩm để đời, là những câu thơ vẫn cứ hoài trong trí nhớ của những người yêu mến.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Bìa báo Xuân xưa

Bắt đầu vào một đầu năm dương lịch và chừng chỉ hơn 3 tuần là tới tết. Với người bản xứ, tháng của lễ lạc đã qua và bắt đầu bằng những tháng ngày của cuộc khởi hành mới của một năm. Còn với người Việt Nam, thì vẫn tràn đầy không khí lễ hội. Dù ngày đầu năm âm lịch là ngày thường không phải cuối tuần nhưng ý xuân tưng bừng vẫn dường như còn lẩn khuất đâu đây. Ở sở làm và các nơi khác, tôi thấy mọi ngày như mọi ngày. Nhưng khi về đến gần nhà, lái xe qua khu phố Bolsa cuối tuần, thấy không gian tết chan hòa. Nắng tươi nhưng pha những cơn gió lạnh nhắc đến những ngày xuân năm nào. Dạo qua chợ hoa đang tấp nập lại nhớ đến chợ hoa Nguyễn Huệ ngày xưa. Một thuở nào hiện về. Chao ơi là nhớ.

Bây giờ, cũng là thời điểm của báo xuân. Muôn hồng ngàn tía đua chen. Ðọc những tờ báo xuân hôm nay lại nhớ đến những tờ báo xuân ngày cũ. Những ngày cận tết khi còn ngày xưa ở trong nước, đi qua sạp báo, dù là ở một tỉnh thị heo hút cao nguyên hay phố quận sình lầy miền Tây, thấy cả bóng dáng mùa xuân. Những bức tranh, những chân dung thiếu nữ, như mỉm cười với cái lạnh ngọt ngọt của trời đất sang mùa. Những trang bìa báo xuân, như dấu hiệu báo trước năm tháng tươi đẹp của đất trời.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Một thiên tự truyện. Một thời chiến chinh. Một thế hệ trai trẻ trong một thời đại đầy biến cố. Thân phận của những người Việt Nam trong một đất nước điêu linh. Những chuyện tình trong thời chiến của dang dở nửa vời, của những chia ly bất ngờ không định trước. Tất cả những sự kiện ấy người đọc đã nhận thấy, đã chia sẻ, khi đọc “Chút thân phận trên dòng chiến” của tác giả Nguyễn Liên Lực. Có người đã bâng khuâng tự hỏi. Chuyện của người hay chuyện của mình? Sao có lúc giống như đang đọc thiên tự truyện của chính bản thân?

Tôi đọc tự truyện của một người lính biệt kích, tưởng sẽ gặp chân dung một người lính chiến với những đoạn đường chiến binh trên con đường binh lửa. Nhưng, ý nghĩ ấy lại đổi khác đi để tôi nhìn thấy một chân dung nhân bản của một người Việt Nam cầm súng để tự vệ nhưng không một chút hận thù. Ở nơi đâu và bất cứ chỗ nào, và ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, người lính ấy vượt qua những nghich cảnh để sống còn. Thế hệ chúng tôi qua những ngõ đường lịch sử đã tạo sự chung mang thời đại.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Với đại đa số dân chúng, lễ Giáng Sinh được coi như một ngày lễ lớn của dân tộc và đó là một nét văn hóa đẹp, Ngày lễ Noel như một ngày lễ của tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo. Trong sinh hoạt xã hội và cả sinh hoạt về văn học, ngày lễ ấy có một vị trí rất quan trọng. Mặc dù Thiên Chúa Giáo mới du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19 cho tới nay, nhưng lễ Giáng Sinh đã trở thành một ngày lễ nhân gian của cả nước. Và riêng với tôi, thì có ý nghĩ rằng tôn giáo nào cũng tốt cũng dạy người ta làm việc thiện nên những ngày lễ là những ngày nhắc nhở tất cả mọi người đi trên con đường tu thân tu tập ấy…
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh | Nhã Lan

Nguyễn Mạnh Trinh (NMT): Hôm nay thời tiết đã vào mùa đông và lòng người cũng như ảnh hưởng theo. Chúng ta lại có thêm một Giáng Sinh ở xứ người và hình như bất cứ ai trong chúng ta đều có những nỗi niềm riêng tư, những kỷ niệm không quên về thời điểm ấy. Từ quê nhà sang đến xứ người, trong tâm tư dồn chứa bao nhiêu điều tích lũy, có khi muốn nói mà chưa diễn tả hết. Cũng may, chúng ta còn có những nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ, cảm chung nỗi niềm và dùng nốt nhạc, câu thơ, lời văn để chia sẻ với chúng ta. Những lần trước, chúng tôi trong mục Tản Mạn Văn Học đã nói về những dòng nhạc, những bài thơ, những truyện ngắn và tác giả của nó qua chủ đề Giáng Sinh. Thật khó mà lột tả hết được những tâm tư của người Việt Nam xa xứ, với tấm lòng sùng kính tin tưởng vào những đấng tối cao luôn che chở bảo bọc con người vượt qua được những chông gai hiểm trở của dòng đời. Qua văn chương, tôn giáo không những chỉ có sự cứu rỗi mà còn có tính thiết thực của niềm tin khi con người nhiều khi lâm vào cảnh cùng đường tận lối. Mà, với dân tộc Việt Nam và thời thế Việt Nam thì chuyện đối diện với hiểm họa nguy nan là chuyện bình thường của một đất nước chiến tranh và một thời thế xoay chuyển đến tận cùng cuộc sống.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà văn Lại Thanh Hà

Tác phẩm đầu tay của Lại Thanh Hà là “Inside Out & Back Again” được giải thưởng National Book Award năm 2011 về văn chương dành cho thiếu nhi. Tập thơ này làm cô nổi tiếng, có nhân vật chính là cô bé Kim Hà với những ý nghĩ hồn nhiên. Vẫn là hành trình gập ghềnh của một gia đình tị nạn. Vẫn là những nỗi niềm của một tuổi thơ lớn lên giữa những nếp sống xa lạ mà ngôn ngữ khác biệt đã tạo thành những rào chắn để tiến đến sự cảm thông với những người chung quanh. Tác phẩm viết về một câu chuyện của một cô bé Việt Nam tị nạn lúc mười tuổi tên Kim Hà. Nhưng, một điều đặc biệt, là tác giả đã viết tiểu thuyết bằng thơ. Cô tả người, tả tình, tả cảnh bằng những vần thơ Anh ngữ có chất hóm hỉnh trộn lẫn với cảm xúc để chuyên chở một cách linh động tâm tình của những người phải bỏ xứ ra đi sống ở nước ngoài.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Nguyễn Huy Thiệp nổi tiếng về những truyện ngắn. Với những truyện như Phẩm Tiết, Tướng Về Hưu, Vàng Lửa, Kiếm Sắc, Cún, Con Gái Thủy Thần… đã tạo nhiều ảnh hưởng trong giới làm văn học nghệ thuật trong nước và lôi cuốn theo cả giới độc giả. Truyện của ông có người thích có người không ưa và đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận. Những tác phẩm của ông xuất hiện trong một thời kỳ mà có nhiều nhận định cho rằng bắt đầu cuộc đổi mới văn học sau tín hiệu của lời tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ ở trong nước của Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh.

Nhưng, Tuổi 20 Yêu Dấu lại là tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Huy Thiệp. Từ thể loại truyện ngắn đổi sang tiểu thuyết, đã có nhiều thay đổi từ bút pháp đến suy tưởng. Tuổi 20 Yêu Dấu được viết xong năm 2003, được xuất bản ở hải ngoại năm 2004 do nhà xuất bản Văn Mới năm 2004 và được chuyển sang Pháp ngữ năm 2005 với tên “A Nos Vingt Ans” nhà xuất bản L’Aube, dịch giả Sean James Rose. Và đến bây giờ, tháng 9 năm 2018, được chính thức ra mắt. Trên mạng, tiểu thuyết này cũng được phổ biến khá rộng rãi.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai

Ở Nguyễn Phan Quế Mai có nhiều câu hỏi đặt ra những vấn nạn. Có cầm nhầm thơ của người khác không? là dịch “giả” hay dịch “thiệt”? là nhà thơ yêu nước thật tình hay “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”? Tôi chỉ là một người đọc và trong bài viết này đa phần là những đoạn tôi trích dẫn từ báo mạng và báo viết nên phần nhận định của riêng tôi chỉ là những câu hỏi thắc mắc về những sự kiện đã xảy ra trên văn đàn. Dĩ nhiên, rất chủ quan nhưng không có chất phê phán. Một người đọc mà làm công việc của một phán quan là không hợp lý, có phải?

Có một sự kiện – Ở trong nước đang có một thảm họa dịch thuật? Tôi đọc một bài viết mô tả sự kiện này mang cùng tên trên internet.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)

Tôi đọc tập thơ Hoa Ðịa Ngục nhiều lần. Từ ấn bản đầu tiên “Bản Chúc Thư Của Một Nguời Việt Nam” rồi “Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực” rồi “Bản Chúc Thư của Một Người Việt Nam” đến “Hoa Ðịa Ngục.” Lần đầu tôi đọc và chú trọng nhiều đến tác giả hơn là tác phẩm. Một thi sĩ đã làm một công việc phi thường là không ngại nguy hiểm đến bản thân vượt qua hàng rào an ninh dầy đặc của công an vào trong Tòa Ðại Sứ Anh để nhờ phổ biến tập thơ viết trong ngục tù Cộng sản. Hành động ấy đã làm chấn động cả thế giới và lương tâm nhân loại.

Lúc đầu tôi đã đọc Nguyễn Chí Thiện với thơ của một chiến sĩ và nhìn ngắm ông như một người đứng lên tranh đấu cho tự do nhân quyền. Thơ chỉ là một phương tiện để phản kháng, để kể lại đời sống của một người tù khổ sai của chế độ với nỗi căm phẫn của người bị áp chế đàn áp.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

 

Xem phim The Vietnam War, rồi đọc một cuốn sách về lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam “Ha Noi’s War: The International of war for peace in Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Liên Hằng, xuất thân từ một gia đình tị nạn Cộng sản di tản một ngày trước khi Sài Gòn thất thủ lúc đó Liên Hằng mới có 5 tháng tuổi. Trong khi phim The Vietnam War chú trọng các lý do là nguyên nhân dẫn đến sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến trường Việt Nam và tiến trình Mỹ hóa chiến tranh Việt Nam thì cuốn sách “Ha Noi’s War” xem xét bối cảnh quốc tế của cuộc chiến, cách thế giới lãnh đạo Cộng sản miền Bắc theo đuổi chiến tranh và thời điểm kết thúc sự can thiệp của người Mỹ.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần

Một buổi chiều cuối tuần giữa mùa hạ nắng đỏ, tôi lạc vào giữa những sắc mầu lung linh, không phải bốc hơi vì cái nóng thường lệ của một thời tiết đã cũ, mà vì những cảm giác chợt có ập đến từ những khung canvas trên những vỉ tường của phòng triển lãm. Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần, một cây cọ đã có nhiều lần triển lãm tranh thành công và cũng là một nghệ sĩ luôn mở rộng vòng tay tiếp đón bằng hữu. Nhưng hôm nay, tôi đến phòng tranh với một ý định có vẻ hơi ngông cuồng và không khiêm tốn. Tôi đến để tìm thơ nhạc trong tranh…

Vương Duy thời Đường đã hòa nhập thơ và họa để có những bài như Vị Thành Khúc- Tống Nguyên nhị sứ An Tây đầy sắc màu hội họa và những bức tranh như Giang Sơn Tuyết Tế Đồ hay Võng Xuyên Đồ vẽ phong cảnh nơi ông sống ẩn dật có tuyết trắng non cao đầy chất thi ca.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Dương Văn Ba là thứ trưởng Bộ Thông Tin và Lý Quý Chung là tổng trưởng Bộ Thông Tin trong nội các hai ngày của Tổng Thống Dương Văn Minh và Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu. Cả hai đều là dân biểu của Hạ Nghị Viện thời Việt Nam Cộng Hòa cùng có một hành động “quậy” (chữ của Hồ Ngọc Nhuận) làm nát bét chính trường miền Nam theo chủ trương của Cộng sản Bắc Việt. Cả hai cùng viết hồi ký, một là để kể công lao hai là để than thân trách phận bị dẹp bỏ một cách không nương tay sau khi Cộng Sản chiếm được miền Nam.

Ðáng lẽ, tôi cũng không nên phí thời giờ để đề cập đến hai tập hồi ký này làm gì vì về phương diện văn chương hoặc tư tưởng cả hai đều là những luận điệu chủ quan sai lạc, lập lờ giữa con buôn chính trị giả hình nấp dưới chiêu bài yêu nước. Hồi ký của những tên “điếm đàng” thời cuộc có lẽ chẳng có một chút giá trị gì. Nhưng, suy nghĩ kỹ một chút, tôi muốn đối chiếu giữa những điều mà cả hai tiết lộ để tìm ra những điều cần phải thận trọng khi nghe những chiêu bài như hòa giải hòa hợp dân tộc mà hiện giờ Cộng Sản đang xử dụng.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà văn Lê Thị Diễm Thùy

Có người đặt câu hỏi: Chiến tranh có ảnh hưởng gì tới những thế hệ Việt Nam tị nạn thuộc thế hệ từ một rưỡi trở đi? Nghĩa là những lớp trẻ sinh ở Việt Nam nhưng trưởng thành ở Hoa Kỳ. Có nhiều cách trả lời. Dường như chưa có câu trả lời nào rốt ráo và chính xác cả.

Nhưng nếu đọc trong “Asia American Literature” của giáo sư đại học UC Santa Barbara, Shieley Geok-lin Lim, có trích dẫn bài thơ của le thi diem thuy, thì câu trả lời sẽ khá dễ dàng. Tác giả le thi diem thuy sinh năm 1972 ở Phan Thiết và sang định cư ở Hoa Kỳ khi mới vừa sáu tuổi. Bài thơ viết cho cô em gái Lê Thị Diễm Trinh được trích dẫn là “Shrapnel Shards on Blue Water.”

MẢNH BOM MIỂNG ĐẠN VỠ TRONG NƯỚC XANH.
Về em tôi Lê Thị Diễm Trinh

Mỗi ngày chị đánh vật với con đường để chạy đến với em
Ðánh vật với mặt tuyết đang tan/ tiếng điện thoại bầu cử
Ðã tách rời chúng ta giống như dấu hiệu của thời gian trơn trợt
Và bảng chỉ đường đánh dấu trong ngôn ngữ khác
Lối đi không gió hoặc lộng gió, xoáy tròn về phía em  (more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Andrew Sean Greer, giải Putlizer Tiểu thuyết 2018

Tháng tư vừa qua, Giải Putlizer đã được công bố với sự tôn vinh nhiều công trình và tác giả của các bộ môn báo chí, văn học, kịch nghệ và âm nhạc. Giải Putlizer là một giải thưởng cao quý nhất của Hoa kỳ do Joseph Putlizer chủ báo New York World đề nghị giải này trong di chúc của ông phổ biến năm 1904 với sự thành lập 13 giải dành 4 cho báo chí, 4 cho văn học, 4 cho sân khấu kịch nghệ và 1 cho giáo dục. Tuy nhiên, chủ trương chú ý đến các sự thay đổi trong sinh hoạt nghệ thuật nên một hội đồng tư vấn được thành lập với trách nhiệm có thể thay đổi nội dung của giải thưởng.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

 

Nguyễn Xuân Thiệp. Từ tuyển tập thơ “Tôi Cùng Gió Mùa” đến tạp bút “Tản Mạn Bên Tách Cà Phê”, hình như tôi thấy một không gian thơ rộng khắp của ý tưởng như những cánh chim bay lượn tận từng không. Thơ như những sợi gió báo mùa và thơ cũng là những suy tư bất chợt đến, vô tình đi của những bài tản mạn. Bao nhiêu năm trời, đọc lại những bài thơ, những câu văn tưởng như gặp lại cố tri với tâm tình sâu lắng. Tôi đọc lại Nguyễn Xuân Thiệp từ tâm tư ấy.

Một buổi chiều đầu thu, ra ngồi ngoài hiên sau nhà. Nhìn những đợt sóng dần lan tỏa, nghĩ vu vơ và lơ đãng ngó mông lên trời cao xanh mà tay lần giở những trang thơ. Tự nhiên giữa trời- đất- người có một nỗi niềm, có một sợi giây liên hệ nhè nhẹ sâu lắng tựa như niềm cảm thông tuy hiện hữu nhưng trong giây lát e dè giấu kín. Tấm lòng mở ra, từ những sợi liên tưởng từ vần điệu, ngôn ngữ, mong manh ơ hờ nhưng vô cùng sinh động.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà thơ, dịch giả Diễm Châu (1937-2006)

Với tôi, Diễm Châu thật xa lạ nhưng cũng thật quen thuộc. Ở đời thường, tôi chỉ gặp ông đúng hai lần và nói chuyện cũng không nhiều, chỉ là những câu rất là đại khái sơ giao. Chúng tôi là những người xa lạ với nhau. Tôi chỉ biết tên ông là Phạm văn Rao, là giáo sư dạy Anh Ngữ tại các đại học như Kỹ sư điện Phú Thọ, Dược khoa… và là tổng thư ký của tạp chí Trình Bày…

Nhưng ở thi ca, tôi lại gặp thấy Diễm Châu thân quen khi đọc những tập thơ viết về hoặc dịch của hàng trăm nhà thơ nổi danh trên thế giới của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia khác nhau. Những cuốn sách được thực hiện từ A tới Z, từ những trang giấy trắng thành những cuốn sách giới thiệu những tác giả và tác phẩm của các trào lưu văn học thế giới, từ vùng Nam Mỹ đến Châu Phi, từ Trung Hoa đến các nước vùng Châu Á Thái Bình Dương, và là những tìm tòi thú vị cho những người yêu thi ca.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Với tôi, thành phố Kontum có nhiều kỷ niệm. Đơn vị tôi đồn trú ở phi trường Cù Hanh ở Pleiku nhưng thường ghé B15, một căn cứ Lôi Hổ ở đầu thi xã hay đến phi trường sửa chữa phi cơ cấp tốc để có thể bay trở về phi đạo Pleiku. Những năm 1970, việc đi lại giữa Pleiku và Kontum khá dễ dàng yên ổn, có nhiều khi chúng tôi lái xe về trên quốc lộ buổi chiều, khi các con ngựa sắt đặt trên mặt đường nhựa đã được kéo ra để kiểm soát lưu thông và coi như giới nghiêm không cho xe cộ qua lại và chúng tôi phải xuống xe kéo con ngựa sắt để đi qua…
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà thơ Trần Văn Nam (1939-2018)

Nhà thơ Trần Văn Nam vừa ra đi lúc 9:30 sáng ngày 10 tháng 1 năm 2018 tại Walnut City, CA. Chủ nhật trước, ngày 7 tháng 1, chúng tôi (anh Phạm Phú Minh, Thành Tôn, Hoàng Xuân Trường, Trần Yên Hòa và tôi) có đến thăm anh thấy anh vẫn còn tỉnh táo nói chuyện về kỷ niệm ngày xưa lúc anh dạy học, lúc anh làm thơ. Lúc đó chỉ thấy anh hơi mệt khi nói chuyện nhiều thôi chứ không ngờ anh lại ra đi chỉ mấy ngày sau như vậy.

Tôi quen biết anh Trần Văn Nam vào những năm đầu thập niên 80 ở Hoa Kỳ. Chính trong nhà in nhỏ của nhà thơ Nguyên Sa ở đường Grand trong thành phố Irvine, tôi đã làm “thợ vịn” để in tập thơ “Ðêm Cho Thơ Tình và Âm Nhạc” của anh do nhà xuất bản Ðời. Cũng như đã nhận bài từ tay anh viết về nhà thơ Ðinh Hùng để in trong Ðinh Hùng Tác Giả & Tác Phẩm. Nhà thơ Nguyên Sa thường hay tổ chức những cuộc gặp gỡ nhỏ chỉ có vài người thân trong đó có anh tham dự. Mỗi lần họp mặt, lúc đó chừng một, hai tháng một lần, tôi thường ngồi cạnh bên anh và cũng ít nói chuyện nhiều. Ðặc biệt anh có nụ cười rất hiền hậu và có dáng vẻ của một ông thầy giáo nghiêm túc đứng đắn. Tôi biết anh đọc sách và theo dõi báo chí Việt ngữ rất nhiều, nhất là thi ca. Ðọc những cuốn sách anh viết theo những chủ đề nghiên cứu, tôi đã thấy được sự cố công của anh và tấm lòng trân trọng yêu mến chữ nghĩa, sách vở. Về sau này, lúc gần đây, chúng tôi cũng thường gặp nhau ở tiệm cà phê Factory cho đến khi anh từ trần. Tôi vẫn nhớ mãi nụ cười chân chất hiền hòa của anh mỗi khi găp mặt.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà thơ Vương Đức Lệ (1937-2008)

Nhà thơ Vương Ðức Lệ rời khỏi trần thế vào ngày 20 tháng giêng năm 2008, đến hôm nay là mười năm. Thời gian qua đi, nhưng những câu nói chân tình đầy xúc động nói lời chia tay còn văng vẳng trong tâm thức những người yêu quý thơ Vương Ðức Lệ. Thí dụ như nhà văn UyênThao đã phát biểu trong buổi chia ly: “Cho tới giờ phút này tôi cảm thấy như tôi đang nằm mơ, tôi biết rõ là tôi không ngủ, tôi biết rõ những sự việc xảy ra chung quanh là sự thực, nhưng tôi không cản được mình mong mỏi mọi việc không đúng như thế. Cái tâm trạng mà tôi thấy rõ nhất là mình đang vây hãm trong một cảm giác cô đơn. Tôi biết rõ không ai có thể từ bỏ cái nghiệp của mình, không ai từ chối được thân phận nhưng mà quả thực không dễ dàng chấp nhận sự xa vắng hoàn toàn của Vương Ðức Lệ.”
(more…)

Nguyễn Mạnh TrinhNhã Lan


Tranh của Trần Thanh Châu

PHẦN II

Nhã Lan: Thân ái chào tái ngộ Lưu Na

Lưu Na: Xin chào tái ngộ

Nguyễn Mạnh Trinh: Tôi đọc trong Lênh Đênh thấy Lưu Na trách móc lớp đàn anh đàn chị đã bỏ rơi mình thì tôi thấy lạ quá, vì chính chúng tôi cũng bị bỏ rơi, chúng tôi cũng là nạn nhân chứ đâu chủ động để bỏ rơi người khác. Như vậy tại sao LN lại có ý nghĩ là lớp đàn anh đàn chị bỏ rơi lớp trẻ… () Có thể tôi đọc bị hiểu lầm bị nhiễu xạ, xin cô giải thích.

Lưu Na: Cho em nói như vầy, khi anh NMT nói lớp đàn anh thì em hiểu anh NMT muốn nói tới lớp sinh viên đi trước và những người quân nhân. Rõ ràng sinh viên và quân nhân là lứa đàn anh; sinh viên thì em không có ý kiến vì em không biết nhiều, bây giờ nói đến lớp quân nhân là lớp ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến LN, thì gia đình LN cũng có người tử trận, và cũng có người lính – cũng phải ở tù. (Như vậy), trước tiên là gia đình LN cũng có lính nên Na không có lý do gì oán trách người lính. Bây giờ nghĩ chung về một thế hệ thì Na thấy, những người quân nhân những người lính cũ họ muốn hay không thì vì cuộc chiến họ đều phải tham dự. Tham dự, nếu không mất mạng thì cũng mất tuối trẻ, bây giờ cuộc chiến tàn họ phải vào tù mà những người không vào tù – ở bên ngoài trốn chui trốn nhủi sống rất là bấp bênh, đói khổ, thảm thiết lắm. Những trường hợp như vậy mình thương không hết, không có lý do gì để giận. Nhưng tuổi đời càng lớn càng nghĩ đến những mất mát của họ, nói cho cùng LN nghĩ mình nợ những người lính đó một mạng sống một cuộc đời, và LN tin không phải chỉ mình LN mà rất nhiều người cũng nghĩ như vậy. Họ đã hy sinh đã mất mát rất, rất nhiều, chịu đau khổ rất nhiều, Na không có lý do gì oán trách họ. Thành ra, nếu trong Lênh Đênh có nhắc một điều gì đó để gây hiểu lầm thì nơi đây nhờ anh Trinh hỏi Na có dịp để nói: không có chuyện đó.
(more…)

Nguyễn Mạnh TrinhNhã Lan


Tranh của Trần Thanh Châu

Nguyễn Mạnh Trinh: Trong văn học Việt Nam hải ngoại, một đề tài được chú ý nhất không phải với người Việt riêng thôi mà còn cả với người bản xứ là tiến trình hội nhập của người Việt tị nạn. Ở văn chương Hoa Kỳ tác phẩm của những người di dân là một phần tiêu biểu thí dụ như những tác phẩm của Monique Truong, của Aimee Phan, của Nguyễn Minh Bích, của Lan Cao, củaKim Thúy, của Nguyễn Thanh Việt… ở Pháp thì Linda Le, Trần Huy Minh…Đó là những tác giả có tác phẩm viết bằng Anh ngữ hay Pháp ngữ.

Tình cờ, chúng tôi đọc một tác phẩm mới của một nhà văn nữ cũng rất mới bằng Việt ngữ. Đó là tác phẩm Lênh Đênh của tác giả Lưu Na. Tôi cũng là một người tị nạn nên khi đọc những trang sách trong truyện của Lưu Na như thấy lại những chuỗi ngày đã qua của đời lưu lạc với những nhân vật mà nét hiện thực đời sống tỏ lộ hết sức rõ ràng. Lưu Na không chỉ là người kể truyện mà còn là một chứng nhân của những cuộc đổi dời mà thời thế như những trận cuồng phong cuốn xoay mọi người miền Nam vào những cơn bão tố khủng khiếp.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Trước khi đọc “40 Năm Thơ Việt Hải Ngoại” của Nguyễn Ðức Tùng, tôi đọc “40 Năm Văn Học Việt Nam, Những Gì Còn Với Mai Sau” của Bùi Công Thuấn. Với chủ quan của một người viết văn hội viên của Hội Nhà Văn Việt Nam mà chủ tịch là Hữu Thỉnh, Bùi Công Thuấn đã mở đầu bài viết của mình là phần “Kiên định một đường lối về văn học nghệ thuật”. Viện dẫn những nghị quyết của Ðảng như Nghị quyết Trung ương 5 (1998), Nghị quyết 23 của Bộ chính trị (2008) và nghị quyết trung ương 33 (2014), công việc gọi là nhận định phê bình văn học thực chất chỉ là việc của một con vẹt nhắc lại những luận cứ đã cũ mèm của những quan văn nghệ tuyên huấn. Bùi Công Thuấn cho rằng văn học Việt Nam chỉ có 3 dòng văn học: văn chương cách mạng, văn chương thoát ly chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và văn chương thị trường. Vì gói trọn trong những nghị quyết nên nhận định như vậy chỉ nặng tính cách chính trị tuyên truyền cho chế độ và góc nhìn rất hẹp và không đáng để dẫn chứng là một tư liệu giá trị.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Chân dung Võ Ðại Tôn với lịch sử là một chiến sĩ cách mạng. Nhưng, cứ mỗi khi đến lễ Vu Lan, tôi lại chợt nhớ đến ông và tác phẩm “Hồi Ký Tuổi Thơ và Chiến Tranh”. Tại sao kỳ lạ vậy? Tại vì tôi muốn tìm lại nét nhân bản của một chiến sĩ cách mạng, có tình cảm và suy tư của một người bình thường và yêu quê hương đất nước y hệt như yêu mẹ cha. Khác với mẫu hình tượng anh hùng của chủ nghĩa Cộng sản Bolschevik, anh hùng không tim như người máy robot chỉ biết theo lệnh, Võ Ðại Tôn là một hình tượng đầy tính nhân bản. Người mẹ của ông Võ Ðại Tôn tuyệt vời quá, đầy nét hy sinh của bà mẹ Việt Nam. Ai cũng có một bà mẹ cả. Mẹ trong lòng người. Mẹ trong tâm tư. Và với chiến sĩ Võ Ðại Tôn, là một hình ảnh vô cùng thiêng liêng, mà tác phẩm này là một biểu hiện.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Lữ Quỳnh, Với tập truyện Cát Vàng, truyện vừa Những Cơn Mưa Mùa Đông, truyện dài Vườn Trái Đắng, ký Đi Để Thương Đất Nước Mình – nhà văn? Với tập thơ Sinh Nhật Của Một Người Không Còn Trẻ, Những Giấc Mơ Tôi, Mây Trong Những Giấc Mơ – nhà thơ? Là nhà sáng lập và công tác thường xuyên qua nhiều giai đoạn của tạp chí Ý Thức? Là tác giả của những con chữ lang thang không ngày tháng?

Với riêng tôi, từ những bài thơ và những truyện ngắn đầu tiên tôi đọc lúc thời còn đi lính ở Pleiku, tôi đã có những ấn tượng về một tác giả mà tôi rất xa lạ và chưa hề gặp mặt. Đó là những cuộc sống mà anh diễn tả gần cận đời thường nhưng có chuyên chở những thông điệp khá nhân bản. Nếu gọi là phản chiến thì có một phần nhưng thiên tả thì không. Đó chỉ là sự thoáng qua và tôi nghĩ lại, cách nay nửa thế kỷ…
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

PHẦN 1

Ngày thứ ba, 4 tháng 6 năm 2013, hàng chục ngàn cư dân Hồng kông bất chấp cơn mưa như thác đổ đã tới tham dự một buổi đốt nến kỷ niệm năm thứ hai mươi bốn ngày chính phủ Bắc Kinh đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Quãng trường Thiên An Môn. Những người tổ chức đêm canh thức hàng năm vào ngày thứ ba tại công viên Victoria tuyên bố rằng số người tham gia là hơn 150 ngàn người trong khi cảnh sát Hồng Kông thì ước lượng ít hơn là khỏang 55 ngàn người. Mỗi năm cứ đến đầu tháng 6 là hệ thông công an của Cộng sản Trung Hoa lại nỗ lực ngăn chặn, canh phòng, bằng đủ mọi phương tiện kể cả tin học để không thể xảy ra bất cứ một biến cố nào tương tự đã xảy ra như ở Thiên An Môn trước sự thúc ép của các lưc lượng đòi hỏi nhân quyềntừ thế giới và trong nước.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà văn Lê Tất Điều

Lúc ấy, giữa thập niên 70, ở Mỹ bắt đầu cuộc đời tị nạn. Ở buổi ban đầu, cái ngơ ngác giữa một đời sống mới hầu như của tất cả những người di tản. Câu hỏi đầu tiên là sẽ làm gì, sống như thế nào ở một thế giới hoàn toàn xa lạ. Cái tâm cảm ấy đè nặng lên cuộc sống và ở những phương trời xa tắp, người Việt cảm thấy thật bơ vơ.

Nhà văn Lê Tất Ðiều và Võ Phiến trong hoàn cảnh ấy đã viết và in Ly Hương, vào năm 1977, như là cuốn sách một trong những cuốn sách đầu tiên của văn học Việt ở hải ngoại.

Ở thuở ban đầu ấy, nhà văn Lê Tất Ðiều nghĩ ra sao về người tị nạn buồn? Trong bài viết đầu tiên của Ly Hương, ông đã phác họa những chân dung trong “Nếu bạn gặp một người di tản buồn”.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Thiền sư Tuệ Sỹ

Có người yêu thơ và hay tập tành làm thơ, sau khi đọc một tác phẩm “Tô Ðông Pha, những phương trời viễn mộng” của một người làm thơ viết về một người làm thơ khác (Tuệ Sỹ viết về Tô Ðông Pha) đã cảm khái:

“nghe từ thiên cổ
lời ru mênh mang
bước vào cuộc Lữ
mấy chuyến đò ngang.
Tà dương có khóc
Nắng ngả ánh vàng
Mưa bay thoảng chốc
Thiên địa hoang tàn
Một người đọc thơ
Nhìn trăng vừa khuyết
Sinh tử đâu chờ
Vòng quay nhật nguyệt.
Ði vào đất trích
Quanh quẩn nhân gian
Cho tròn vai kịch
Giây phút muộn màng
Phương trời viễn mộng
Sẵn lúc chào đời
Bốn bề gió lộng
Người ơi, Thơ ơi!!”
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Yevgeny Yevtushenko (1932-2017)

Nhà thơ Yevgeny Yevtushenko vừa qua đời ngày 1 tháng 4 năm 2017 tại Tulsa, tiểu bang Oklahoma Hoa Kỳ hưởng thọ 84 tuổi. Ông là một nhà thơ Liên Xô nổi tiếng nhưng từ năm 1991 lại sang dạy học và sinh sống ở Hoa Kỳ. Ông thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ những năm 60 với khuynh hướng “thơ tuyên ngôn”, “thơ trình diễn” theo cung cách kiểu “tiếng vang”. Ông còn là tác giả của tuyên ngôn thơ nổi tiếng của Liên Xô “Nhà thơ ở nước Nga còn hơn cả nhà thơ.” Năm 1963, tờ New York Times đã ví ông với nhà soạn nhạc, nhà thơ Bob Dylan mà sau này đoạt giải Nobel Văn Chương năm 2016. Từ năm 1991, ông sang Hoa Kỳ dạy học tại Ðại học Tulsa tiểu bang Oklahoma và Queens College thuộc đại học New York. Ông cũng là một trong những “candidate” của giải Nobel Văn Chương năm 1963 và 2008.Thơ của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ và đặc biệt chuyển sang Việt ngữ nhiều bài khá thông dụng và được giới trí thức Việt miền bắc có nhiều cảm tình…
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

cover-the_sympathizer

Tác giả Nguyễn Thanh Việt đoạt giải Pulitzer Prize năm 2016 với tác phẩm “The Sympathizer” mở ra một trường hợp thách đố văn hóa của một nhà văn sinh ở Việt Nam nhưng trưởng thành ở Hoa Kỳ, một chủ đề của cuốn tiểu thuyết của họ Nguyễn.

Ðược biết giải Pulitzer được trao cho nhiều lãnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là giải về báo chí và văn học. Joseph Pulitzer chủ bút báo New York World lập ra giải này với di chúc viết năm 1904 với 13 giải: 4 cho báo chí, 4 cho văn học, 4 cho sân khấu và 1 cho giáo dục. Nhưng về sau có sự thay đổi, từ năm 1917 trở đi Viện Trưởng Viện Ðại Học Columbia trao giaỉ thưởng vào tháng 4 mỗi năm. Hiện nay, 21 bộ môn được trao giải gồm các thể loại: phóng sự, biên tập, biếm họa, nhiếp ảnh, tiểu thuyết, tiểu sử, sân khấu, thơ và âm nhạc.
(more…)