Posts Tagged ‘Hà Thúc Sinh’

Nguyễn Mạnh Trinh

Không hiểu sao, thơ Hà Thúc Sinh đối với riêng tôi có sự cộng hưởng kỳ lạ. Khi đọc những bài thơ của ông, tôi thấy hình như có điều gì giông giống với suy tư của mình và gợi cho tôi những cảm giác của giây phút sống thực song song với những thi ảnh và thi tứ của một người coi thi ca như một lẽ sống trên đời. Ðọc Ngàn Lời Thơ, tôi thấy được những dặm trường hành của thơ ông, từ những tập thơ viết thời gian gần đây đến những bài thơ viết thuở xa xưa, là phản ảnh lại một cuộc sống mà những thăng trầm đã còn hằn dấu vết. Thơ hào sảng khi tuổi trẻ chiến tranh, bây giờ ở xứ người “cay chua” với thời thế và “mặn ngọt” với kỷ niệm.
(more…)

Hồ Ông

bia_cd_nguoi_em_quan_cam

Cận ngày Giáng Sinh, tôi nhận được món quà từ Mỹ – tập nhạc Lạy Em Mênh Mông và CD Người Em Quận Cam của Hà Thúc Sinh. Mừng và bất ngờ trước món quà tinh thần từ bạn thân còn nghĩ rằng một người bịnh ngặt đến như tôi mà còn đủ tinh thần để thưởng thức điều vi diệu của nghệ thuật.

Thật sự, từ ngày bệnh, cảm nhận của tôi về âm nhạc khá dễ dãi. Nằm một chỗ làm bạn với iPad, có cả một kho các loại nhạc Việt chứa trong YouTube. Cần nghe, tôi nhấn tay rồi lim dim bước vào cõi âm thanh đủ loại, từ loại sang, tới làng nhàng, sến sẩm. Mỗi loại nhạc mang đến cho tôi một hiệu ứng khác nhau, hoặc cho sống lại một đoạn đời nào đó lãng mạn tình tứ, hay gợi nhớ một thời tán gái vu vơ, thời thất tình làm thơ, thậm chí có loại chỉ dùng để dỗ ngủ…
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

Hà Thúc Sinh không phải là một tên tuổi xa lạ. Trái lại. Ðó là một tên tuổi tác giả quen thuộc với văn học Việt Nam. Nhưng câu hỏi để định hình một danh tánh văn chương sẽ rất khó trả lời môt cách giản dị bởi trong chân dung nghệ thuật ấy, trong tên tuổi ấy , bao gồm nhiều lãnh vực. Là Nhà thơ? Là nhà văn ? Là nhạc sĩ sáng tác? Là trưởng ca đoàn Hưng ca một thời? Là tác giả viết về ngục tù Cộng sản với tác phẩm nổi bật nhất của văn học Việt nam hải ngoại? Là một nhà báo chuyên nghiệp của nền báo chí Việt nam hải ngoại lúc phôi thai đến khi phát triển? Và bất cứ trên lãnh vực nào, cũng là nổi bật, cũng đầy cá tính và gây cho độc giả những ấn tượng sâu sắc khó mờ phai…
(more…)

Phan Lạc Tiếp


Hà Thúc Sinh

Anh Hà thúc Sinh là một người đa tài: viết văn, làm thơ, làm nhạc, viết kịch. Là tác giả cuốn Đại Học Máu, lừng lẫy một thời, được đón nhận nồng nhiệt cả trong thị trường chữ nghĩa cũng như trong văn đàn. Trong mỗi trang sách đều tiết ra vẻ cao ngạo, diễu cợt, buồn cười, khiến ngườì đọc đều thấy cái nghịch lý rằng sự thất trận thật là kỳ cục, và kẻ thắng thật không có gì đáng thắng. Ngày ra mắt cuốn sách này, nhìn cuốn sách đồ sộ gần một ngàn trang, so với tấm thân mỏng manh dựa trên đôi nạng gỗ, nhạc sỹ Pham Duy đã cười đùa: “Sinh à, em có thể chết được rồi.” Nhưng không, trong những ngày khởi đầu cuộc sống nơi hải ngoại, anh đã toát mồ hôi kiếm sống, nuôi một đàn con nhỏ. Anh chẳng quản ngại việc gì. Có thời mấy cha con làm nghề bỏ báo. Trong nỗi nhọc nhằn ấy, anh đã đùa vui, ghi lại trong mấy câu Ném Báo :

Thế sự vo tròn ném cái vù
Từng chiều báo bỏ sáu mươi nhà
Người xưa quẳng gánh rồi vui sống
Mình mấy năm liền quẳng vẫn lo.

(more…)

Phạm Tự Trọng

Lời giới thiệu của Lão Ngoan Phan Ni Tấn:

Tôi quen biết và sinh hoạt văn học nghệ thuật với Hà Thúc Sinh đã 1/4 thế kỷ. Anh là một ngưòi đa tài, với hơn 20 tác phẩm, từ Thơ, Văn, Nhạc đến Dich Thuật. Trí Nhớ Đau Thương là tập thơ đầu tay của anh, xuất bản năm 1967, nhưng tập Dạo Núi Mình Ta (thơ 1972, tái bản 1973) mới thực sự tạo nên tên tuổi một Hà Thúc Sinh.

Là cựu sĩ quan QLVNCH, sau ngày mất nước anh bị bắt đi tù cải tạo 5 năm. Vượt biên đến Mỹ năm 1980, tiếp tục cầm bút viết Đại Học Máu, một trong những hồi ký cải tạo gây tiếng vang trên văn đàn hải ngoại, đồng thời là một cái gai gây nhức nhối cho bạo quyền Hà Nội lúc bấy giờ. Nhưng âm nhạc vẫn là “tiếng động” của Hà Thúc Sinh, một phương tiện truyền thông dễ đi vào lòng người. Đặc biệt tập nhạc Tủi Nhục Ca của Hà Thúc Sinh được anh thực hiện qua giọng hát “gọi hồn” của Khánh Ly, nói lên thân phận nghiệt ngã của một kiếp người sinh tử dưới gông cùm của bạo quyền Hà Nội.

Để nhìn rõ hơn về con người đa tài này, kính mời Quí vị đọc Đêm Việt Nam (đính kèm), một bài nhận định bằng sự mẫn cảm sâu sắc, một cảm xúc chân thành của Phạm Tự Trọng, người bạn tù cải tạo một thời với Hà quân.

Trân trọng,

Lão Ngoan
(more…)

Trần Văn Sơn


Thi sĩ Hà Thúc Sinh

1.
Ta lục lại trong ngăn kéo cũ
Bụi và buồn lẩn khuất mớ thư xưa

Lòng đã mở sao người không dám bước vào, sợ gì khi dòng đời vẫn trôi, những hệ luỵ ràng buộc giữa người và người, người và đời như giọt sương mai lấp lánh trên những nụ hoa tàn tạ rơi vào quên lãng. Ngăn kéo cũ, mớ thư xưa tưởng như đã bị chôn vùi, khuất lấp theo cát bụi thời gian, tưởng như đã nằm im trong ngăn kéo ký ức, bỗng sống dậy mãnh liệt ở mọi nơi mọi miền, trầm sâu vào lòng dân tộc.

Hai câu thơ của Hà Thúc Sinh sâu lắng và đầy hoài niệm, mở toang cánh cửa của một thời đã qua. Thời trăn trở, bất an, điêu linh, nghiệt ngã. Thời quê hương ngập tràn khói lửa chiến tranh. Thời của những hồi chuông báo tử. Thời của người lính trận sống sót trở về nhìn lại cảnh cũ người xưa. Thành phố hấp hối từng giờ. Lòng người nặng trĩu sống còn. Có chăng là trong ngăn kéo cũ còn lại mớ thư xưa bám đầy bụi bặm ố vàng, chất chứa nỗi buồn muôn thuở.
(more…)