Posts Tagged ‘Nguyễn Chí Thiện’

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)

Tôi đọc tập thơ Hoa Ðịa Ngục nhiều lần. Từ ấn bản đầu tiên “Bản Chúc Thư Của Một Nguời Việt Nam” rồi “Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực” rồi “Bản Chúc Thư của Một Người Việt Nam” đến “Hoa Ðịa Ngục.” Lần đầu tôi đọc và chú trọng nhiều đến tác giả hơn là tác phẩm. Một thi sĩ đã làm một công việc phi thường là không ngại nguy hiểm đến bản thân vượt qua hàng rào an ninh dầy đặc của công an vào trong Tòa Ðại Sứ Anh để nhờ phổ biến tập thơ viết trong ngục tù Cộng sản. Hành động ấy đã làm chấn động cả thế giới và lương tâm nhân loại.

Lúc đầu tôi đã đọc Nguyễn Chí Thiện với thơ của một chiến sĩ và nhìn ngắm ông như một người đứng lên tranh đấu cho tự do nhân quyền. Thơ chỉ là một phương tiện để phản kháng, để kể lại đời sống của một người tù khổ sai của chế độ với nỗi căm phẫn của người bị áp chế đàn áp.
(more…)

Vũ Thư Hiên
Để kỷ niệm bốn năm ngày mất của người bạn tù lận đận long đong – 2 tháng 10 năm 2012

nguyen_chi_thien_2
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)

Nguyễn Chí Thiện tù cùng với tôi tại trại Phong Quang, Lào Cai.Tính về mức độ tàn bạo, nó chỉ đứng sau trại Quyết Tiến, hoặc còn gọi là Cổng Trời, ở Hà Giang.

Tôi ra tù trước Nguyễn Chí Thiện vài tháng, hoặc nửa năm chi đó. Người ta thả tôi với điều kiện ngặt nghèo – phải được một cơ quan, xí nghiệp nhận vào làm việc. Gia đình, rồi bè bạn chạy xất bất xang bang, cuối cùng cũng gặp được một ông giám đốc dám làm cái việc không ai muốn làm. Tôi được ký hợp đồng tạm tuyển, tạm thôi, làm công nhân bốc vác ở Công ty cung ứng vật liệu xây dựng Hà Sơn Bình. Nó là cái tỉnh mới, gồm Hà Đông, Sơn Tây và Hoà Bình, theo sáng kiến của ông tổng bí thư anh minh được ca ngợi là ngọn đèn 200 bougies soi đường cách mạng. Ông giám đốc tốt bụng cho phép tôi không phải ở nhà tập thể của công ty ở thị xã Hà Đông, hết ngày thì về nhà mình ở Hà Nội.
(more…)

Đỗ Mạnh Tri

bia_nguyen_chi_thien_trai_tim_hong

Người ta đã viết rất nhiều về Nguyễn Chí Thiện, nhưng chưa có một công trình tổng quát về thân thế và sự nghiệp của tác giả Hoa Địa Ngục. Thiếu sót ấy đã được khỏa lấp. Nhà văn Trần Phong Vũ, với sự khích lệ của nhà văn Uyên Thao, vừa cho ra đời tác phẩm «Nguyễn Chí Thiện. Trái Tim Hồng». Tiếng Quê Hương xuất bản. (Ngoài phần trước tác của riêng mình, tác giả còn thêm phần hình ảnh không thể thiếu trong một tác phẩm hiện đại và một Phụ Lục với 28 tác giả đã viết về Nguyễn Chí Thiện).

Thiết tưởng không cần giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Phong Vũ. Và cũng không cần giới thiệu tập sách. Nhiều người khác có thể viết một cuốn sách vể Nguyễn Chí Thiện, nhưng ngoài khả năng viết lách, chỉ có một người có đủ tiêu chuẩn để viết và có bổn phận phải viết về cố thi sĩ. Người đó là Trần Ngọc Vân, bút hiệu Trần Phong Vũ. Vì, đúng như Uyên Thao khẳng định, “ngoài những ngày cuối đời của Thiện, «mày» [1] là người thân cận với anh ấy từ nhiều năm qua”.
(more…)

Mặc Giao

bia_nguyen_chi_thien_trai_tim_hong

Tính đến đầu tháng 10 – 2013, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã từ bỏ cõi trần được một năm. Ông ra đi, để lại cho nhân gian một trái tim hồng, như hai câu thơ trăn trối của ông:

Một trái tim hồng với bao chan chứa
Ta đặt lên bờ dương thế, trước khi xa

Nhà văn Trần Phong Vũ đã lấy lời và ý của hai câu thơ trên để đặt tên cho cuốn sách mới nhất của mình: “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”, do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành. Có lẽ tôi là một trong những người may mắn được đọc soạn phầm này rất sớm, dưới dạng bản thảo, trước khi được gửi sang Đài Loan in.
(more…)

Nguyễn Văn Sâm
Bài đọc trong buổi lễ cầu siêu cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
ngày Thứ Bảy 10 tháng 11 năm 2012 tại chùa Bát Nhã, Orange County, CA, USA

Sau khi một người nào đó từ giả cõi trần thì thân nhân đến chùa tổ chức lễ cầu siêu cho hương linh người quá vãng được lên cõi Tịnh Độ. Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện ở vào trường hợp đặc biệt: Ông không có thân nhân ở cạnh và nhứt là ông là một thi sĩ có tâm hồn cương dũng, đã đóng góp tích cực cho tiếng nói chống lại bạo quyền nên chùa Bát Nhã có buổi lễ cầu siêu hôm nay.
(more…)

Đỗ Xuân Tê


Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)

Một buổi sang ngày cuối thu cách đây hai năm, tôi tình cờ được gặp nhà thơ Nguyễn Chí Thiện khi ông đang chờ xe bus trên tuyến đường First, thành phố Santa Ana, mà sau này qua nhà văn NT tôi mới biết ông cư ngụ  trên cao ốc 11 tầng dành cho  những người cao niên có lợi tức thấp nằm ngay cạnh trạm xe buýt ông đang đứng.

Tôi không chắc có phải là ông, nhưng cứ theo hình ảnh trên TV và báo chí địa phương, với chiếc mũ phớt ông hay đội, cùng nét mặt hom hem trong chiếc áo khoác rộng khổ tôi tin là tôi không lầm. Ông đứng một mình, đang hút dở một điếu thuốc, đôi mắt có vẻ mệt mỏi sau cặp kính lão, dáng vẻ hắt hiu như bầu trời đang ngày tàn thu. Hầu như  ông không hay biết có người đang tiến lại gần ông là tôi, một cư dân quận Cam, vô danh và chưa từng gặp tác giả những vần thơ đấu tranh và tập truyện viết về Hỏa Lò, một địa ngục giữa trần gian trong lòng thủ đô Hà- nội, nơi đang  chuẩn bị cho lễ hội ngàn năm Thăng Long.
(more…)

Phan Nhật Nam


Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)

Lời người viết: Người Bạn Trần Phong Vũ đã viết đủ trong “Nghĩ về Nguyễn Chí Thiện” (NV số 8339 ngày 6 tháng 10/2008), nhưng Trần Huynh chưa đề cập đến những “chung quanh, đằng sau Nguyễn Chí Thiện”, bài nầy vì thế năm 2008 được viết nên để bổ túc. Và hôm nay, Ngày 2 Tháng 10, Năm 2012, Thi sĩ đã ra đi về cõi Vĩnh Hằng Trong Vinh Hiển Hồng Ân Thiên Chúa. Những cáo buộc trước kia về Nguyễn Chí Thiện THẬT/GỈA lộ nguyên trạng chỉ là biểu hiện của Sự Ác. Người viết nhận thấy cần phải lên tiếng thêm một lần – Lần Cuối cùng bởi SỰ THẬT LỚN NHẤT LÀ CÁI CHẾT. NGUYỄN CHÍ THIỆN VƯỢT QUA, LÊN CAO SỰ ÁC NHƯ DANH TÍNH CAO QUÝ CỦA ÔNG.
(more…)

Ngô Nhân Dụng

Nguyễn Chí Thiện đã nhìn thấy Cái Ác. Và anh đã gọi thẳng tên nó ra. Có lẽ vì tên anh là Chí Thiện, cho nên suốt đời anh lo vạch mặt Cái Ác.

Không bao giờ nghỉ. Anh là người chững chạc. Một người thành thật, hồn nhiên, có tư cách, đáng kính trọng. Anh luôn luôn khích lệ, góp ý kiến, không chờ được hỏi, không khách sáo.

Gặp nhau hôm hội Bắc Ninh ở đây, anh chỉ cho mấy chỗ sai chính tả trong bài tôi viết về quá trình “Hán hóa miền Nam Trung Quốc.” Tôi nói với anh đó là một bài trong cuốn sách đang viết giở về thời Bắc thuộc; với câu hỏi chính là vì sao dân Việt Nam bị đô hộ một ngàn năm vẫn không mất nước; anh đề nghị ngay: Nếu vậy thì anh phải đề cập đến những thắc mắc như thế này, thế này…
(more…)

Bùi Văn Phú


Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tại Đại học U.C. Berkeley, 1.11.2007 (ảnh Bùi Văn Phú)

Đầu tháng 11.2007 nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã đến miền Bắc California để có những sinh hoạt giới thiệu tập truyện tiếng Anh của ông, tác phẩm Hoả Lò / Hanoi Hilton Stories [1] vừa được Yale University Southeast Asia Studies xuất bản. Nhân dịp đến Đại học U.C. Berkeley, ông đã dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn.

 

Bùi Văn Phú: Thưa ông Nguyễn Chí Thiện, ông bắt đầu sáng tác từ khi nào?

Nguyễn Chí Thiện: Tôi làm thơ trước khi viết văn. Như nhiều người Việt Nam, tôi thích làm thơ. Tôi bắt đầu làm thơ từ năm 15 tuổi, tức là năm 1954; thời đó cũng thường bắt chước những ông Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ thế thôi. Vì thế những bài thơ đầu tiên sau này thấy nó trẻ con.
(more…)

Vũ Thư Hiên


Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)

Người bạn tù thân thiết của tôi, anh Nguyễn Chí Thiện đã trút hơi thở cuối cùng lúc 7 g 17 phút sáng ngày 2 tháng 10 – 2012, ở xa quê hương mà từng phút từng giây anh hướng về. Chúng tôi có với nhau nhiều kỷ niệm, của đời tù cũng như của cuộc sống ngoài đất nước. Anh là nhà thơ bất khuất của “phe nước mắt” (chữ của nhà thơ Dương Tường). Khóc bạn, tôi chia sẻ với các bạn trên FB vài dòng hồi ức về … anh để các bạn hiểu thêm về con người đáng kính, và hơn nữa, đáng yêu này.

….
(more…)

Phạm Khắc Trung
Viết chào mừng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đặt chân đến xứ Tự Do nhưng không có duyên đến được tay ông.

Óng ả đua nhau những dại khôn,
Biết ai rằng dại, biết ai khôn?

Không nhớ rõ tôi đã đọc được câu thơ trên ở đâu, và nó đã nhập vào đầu tôi tự lúc nào. Trong một dịp tình cờ ghé thăm một cửa hàng hoa, mắt tôi hoa lên vì kinh ngạc: Vài cụm hoa “cứt lợn”, được trưng bày trang nghiêm trong tủ kính, trông sao kiêu sa lộng lẫy, chứ không đến nỗi tầm thường phải len lỏi nơi xó xỉnh tận cùng trong những bụi giậu ở quê nhà! Lòng rộn rạo nỗi bâng khuâng, tôi vừa bắt gặp những cái tầm thường nhất của quê hương, đang được người ta trân quí nâng niu một cách thận trọng, hai câu thơ trên lại đến với tôi trong một âm điệu bình thường…
(more…)