Posts Tagged ‘Bùi Giáng’

Trần Tuấn Kiệt


Bùi Giáng
Phan Tấn Hải phác họa

Trước tiên phải nói ở nước ngoài, nhất là lớp trẻ ít ai đọc và sống với ông Bùi Giáng, họ đọc tác giả mới trên thế giới đầy rẫy, các loại văn học thời Nieztch, Sartre, Camus, Saint Exupéry và Heidegger họ cũng coi là đã lỗi thời… chứ đừng nói gì tới ông Phật, ông Lão đã quá cách xa với thế giới hiện tiền hằng mấy ngàn năm. Vì thế nhắc tới Bùi Giáng chắc ít người quan tâm. Ở VN thì khác, giới trẻ ngoài học thuyết Lenin, Karl Marx ra trong một thời gian dài không được đọc thêm gì cả. Cho nên một thời người ta ngấu nghiến nhai lại đồ cũ, nhai và nuốt không tiêu nữa, rồi lại mửa ra và đem thứ nôn mửa đó gán ghép tội tình cho ông Giáng họ Bùi. Bởi vì sau ngày 30/4/75 Bùi Giáng như một con người nổi bật trong giới văn học nghệ thuật qua thái độ đùa cợt phản kháng, khinh thế ngạo vật trong xã hội quá đỗi đen tối.
(more…)

Văn Công Tuấn
Kính nhớ Lão Đười Ươi Trung Niên Thi Sĩ

Bay về ổ chín tầng cao
Con chim giã biệt quên chào mái hiên
(Bùi Giáng)


Bùi Giáng
dinhcuong

Viết về anh Bùi Giáng là một việc làm cần lòng can đảm. Thậm chí cần rất nhiều can đảm, có khi phải nói nôm na là liều mạng mới dám viết. Những người có thời gần gũi và thương mến anh ai cũng có lần cảm nhận điều đó. Anh thích người ta đọc sách anh, thưởng thức thơ văn anh, nghiền ngẫm tư tưởng của anh. Nhưng ngược lại anh hay nổi nóng nếu ai hiểu sai ý anh. Anh rất giận khi có ai viết sai một chữ, kể cả sai một dấu phẩy, những câu thơ của anh. Có rất nhiều khi anh cho đó là một sự xuyên tạc có hậu ý. Dù sao, anh và tôi đã từng sống chung gần ba năm trời ở Vạn Hạnh chả lẽ không có gì để nói, lâu nay tuy rất muốn viết nhưng tôi vẫn cố tránh, cho đến khi có người nhắc.
(more…)

Phan Tấn Hải


Bùi Giáng (1926-1998)
Phan Tấn Hải phác họa

Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng.

Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế.

Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế.

Bùi Giáng đùa giỡn ca ngâm với lời lời ẩn nghĩa chính là diệu chỉ tâm không dính mắc của Kinh Kim Cang, hiển lộ qua cái được thấy và cái được nghe.
(more…)

Song Thao

Năm 1990, nhóm Việt Thường ở Montreal có xuất bản một cuốn thơ của Bùi Giáng gồm những bài chưa được phổ biến trước đây. Hình bìa là tranh chân dung Bùi Giáng do họa sĩ Đinh Cường vẽ, mang tên “Đôi Mắt Bùi Giáng”. Nhìn vào đôi mắt như tóe lửa của chàng thi sĩ được nói tới nhiều nhất, tôi thấy rờn rợn. Tôi tìm hình chụp của Bùi Giáng và tóm được một tấm hình có đôi mắt dữ dội như trong tranh vẽ. Đôi mắt của người điên!

Nhưng Bùi Giáng có điên không? Trong bài “Thay Lời Tựa” của cuốn sách, nhóm Việt Thường có nhắc tới hai giai thoại về Bùi Giáng. Sau 1975, ông đi qua chợ vỉa hè bán phụ tùng xe đạp ở cuối đường Trương Minh Ký, nhào vào lấy một cái ghi-đông xe và bỏ đi. Bà bán hàng chạy theo la thất thanh nhờ thiên hạ bắt giùm “thằng ăn cắp”. Ông nhẩn nha quay trả lại cái ghi-đông vào chỗ cũ và từ tốn phân bua: “Bà con coi! Mất cả nước không ai la, mất có cái ghi-đông xe mà la um sùm!”. Một giai thoại khác. Ông đang đi trên đường, thấy một phụ nữ Nga, vội chạy tới bóp vú bà này. Bà la choi chói, ông lầm bầm với người chung quanh: “Tao chỉ muốn thử xem cặp vú của nó có thể nuôi hết con dân Việt Nam không?”.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh

bui_giang_va_de-tim_hoa_ca-dinh_cuong
Bùi Giáng và dê tím hoa cà
dinhcuong

Có rất nhiều tác giả viết về nhà thơ Bùi Giáng. Không biết bài viết của tôi có thừa không? Nhiều nhà phê bình văn học đã phác họa một chân dung văn học với cách nhìn ngắm nhận định tuy chủ quan nhưng có khi lại đóng vai khách quan. Riêng tôi, từ một vai trò của một người đọc thơ, tôi cố gắng đi tìm cảm giác của một người nhận hiểu những điều mà mình thắc mắc từ nhiều câu hỏi.

Nhiều người nhận xét là ít có bài viết phê bình về văn hay thơ của Bùi Giáng mà có rất nhiều bài viết đầy những giai thoại có tính ca tụng, dù chân dung văn học của ông đã được nhìn ngắm với nhiều khía cạnh khác nhau. Có điên có tỉnh, có lúc thơ là những ý nghĩ độc đáo trong sáng nhưng cũng có lúc là những câu nói lái dung tục, là chất chứa của những ẩn ức không lối thoát. Riêng tôi, khởi đọc từ những bài thơ từ thuở Mưa Nguồn đến sau này, tôi thấy trên con dường suy tư của ông, những ý nghĩ độc đáo, những hình ảnh gợi nhiều liên tưởng gợi ra một cuộc rong chơi của một thế gian khác, hơi giống thời hiện taị nhưng lại có nhiều nét cổ xưa hoang dại đầy ắp những nỗi niềm.
(more…)

Nguyễn Thị Khánh Minh

bui_giang-nguyen_thi_khanh_minh
Bùi Giáng và Nguyễn Thị Khánh Minh

BỨC TRANH SỐ 3*

Rong Rêu
Đá thốt nên lời
Mưa Nguồn Giáng xuống
Bùi ngùi trần gian

Đó là cặp lục bát tôi tặng Thi Sĩ Bùi Giáng, in trên tạp chí Thời Văn, hình như lúc ông bịnh nặng, hay lúc ông vừa mất (1998). Nhớ đâu năm 1997, Trần Quang Châu đem đến tờ báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, đăng bài thơ Buồn Vui của Bùi Giáng, trong đó có câu thơ kèm ghi chú: “(1) tơ tóc cũng buồn, tập thơ nguyễn thị khánh minh.” Sau này câu đó lại được in lại trong tập thơ của Bùi Giáng, Như Sương, 1998, do thân nhân in khi ông qua đời. Chỉ vậy thôi mà lúc ấy, tôi nhận bao bao nhiêu cú điện thoại của bạn bè… Thiệt là sức mạnh mũi tên bay của một cái tên, là Bùi Giáng. Cho tôi say chút ngất ngây.
(more…)

Nguyễn Lương Vỵ

nguyen_luong_vy-bui_giang_2
Nguyễn Lương Vỵ & Bùi Giáng

1.
Hăm bảy năm t[i]ếu ngạo cùng ông
Bao yêu thương ém lại trong lòng
Đêm sâu lẩm nhẩm câu thơ chép
Ngày rộng tưng bừng phố chợ rông
Mưa Nguồn bát ngát phiêu bồng múa
Chớp Biển u hoài thổn thức trông
Sa mạc lan dần cho huyết tận
Nhất phiến tài tình… phải vậy [k]hông?!
(more…)

Vũ Đức Sao Biển

bui_giang_va_de-tim_hoa_ca-dinh_cuong
Bùi Giáng và dê tím hoa cà
dinhcuong

Đọc thơ Bùi Giáng, người ta nghĩ ông chỉ có những tình yêu viễn mộng. Ít ai biết ông đã có một người vợ đẹp và những bài thơ tình hay nhất của ông là dành cho vợ. Người phụ nữ ấy chỉ sống với ông trên đời có 3 năm.

Tháng 7.2012, tôi trở lại thăm quê nhà ông – làng Thanh Châu (xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ghé thăm nhà thờ tộc Bùi, được người phụ nữ chăm lo hương khói nơi đây cho xem gia phả của tộc. Qua câu chuyện, tôi khẳng định một điều mới mẻ: Nhà thơ Bùi Giáng đã có vợ. Hình tượng của bà và tình thương yêu, tiếc nuối ông dành cho bà là nội dung chủ đạo trong 4 tập thơ của ông: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột và Màu hoa trên ngàn (in tại Sài Gòn từ năm 1962 – 1964).
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

marylin_monroe_flower_beauty
Marylin Monroe

Mở khe Din lạnh Mô Duồng
hồng nhan xin chớ ở truồng suốt năm
quan san chết đuối giang hà
trời hôn cái lá trong toà thiên nhiên
chiêm bao thấy gái về nằm
tỉnh ra thấy gái không nằm nữa ru
gái là con của người ta
mà trong địa hạt đẻ ra thiên tài  (more…)

Bùi Chí Vinh

bui_giang_va_de-tim_hoa_ca-dinh_cuong
Bùi Giáng và dê tím hoa cà
dinhcuong

Bên Trung Quốc gọi nhà thơ Lý Bạch là “trích tiên” có nghĩa là ông tiên bị đày nơi đất Trích. Thì tôi cũng đặt nickname cho Bùi Giáng là… trích tiên, nhưng là ông tiên bị trời đày đọa.

Tôi bảo vệ quan điểm ấy ngay từ hồi làm cố vấn văn hóa văn nghệ cho họa sĩ Ớt tức Huỳnh Bá Thành, thời anh còn sống và làm Tổng Biên Tập báo Công An TPHCM đầu thập niên 1990. Có lần anh hội ý với tôi về kịch bản phim MÊNH MÔNG TÌNH BUỒN (chuyển thể từ tiểu thuyết LUẬT NHÂN QUẢ mà tôi và Huỳnh Bá Thành là đồng tác giả). Anh Thành nói đại khái muốn cho thêm vài phân đoạn về sự có mặt của Bùi Giáng trong phim và hỏi tôi có ô kê không, thì tôi gật đầu cái rụp. Tôi trả lời: “Ô kê, vị trích tiên đó sẽ xuất hiện trong tư thế một đạo sĩ hoặc một nhà hiền triết giả điên để quan sát tấn tuồng đời”. Huỳnh Bá Thành sửng sốt: “Chú mày phong ông Bùi lên hàng trích tiên sao ?” “Đúng. Ông Bùi ra đời để chịu cảnh… nhất phiến tài tình thiên cổ lụy”.
(more…)

Bùi Chí Vinh

bui_chi_vinh-bui_giang
Họ Bùi
Bùi Chí Vinh

Bùi Giáng tiên sinh đương nhiên thuộc về đẳng cấp khác. Ông và tôi không phải huynh đệ hoặc thân thiết tri kỷ nhưng khi gặp nhau chưa bao giờ ông dèm pha biếm nhẽ thế hệ sau mình. Giai thoại giữa tôi và ông độc đáo hơn nhiều. Cách đây hơn 20 năm tôi và Hồ Lê Thuần (con trai cố bí thư Thành Đoàn trước 1975 là Hồ Hảo Hớn) vi hành xuống miệt Gò Vấp chợ Long Hoa lúc nửa đêm. Nhằm vào lúc Bùi Giáng rời chùa Long Huê gần đó ra chợ quậy tưng bừng khói lửa với một cây chổi rách tượng trưng cho ấn kiếm. Gọi là ấn kiếm vì Bùi Giáng luôn vỗ ngực xưng vương bất cứ lúc nào cao hứng. Đêm đó chúng tôi ngồi uống rượu vĩa hè chứng kiến “vua cỏ” Bùi Giáng làm bà con chạy tán loạn và nhìn ông múa chổi tiến về phía chúng tôi. Ông vừa đi vừa khạc thơ rồi dòm trừng trừng vào mặt tôi. Trong cơn say xỉn ngất trời, Hồ Lê Thuần xúi tôi đọc thơ đáp lễ. Thế là người ngồi người đứng xuất khẩu thành thi qua lại liên tục. Không biết Bùi tiên sinh “phê” thơ tôi ra sao, chỉ biết Người tự động quỳ xuống bàn chúng tôi dâng cây chổi rách lên và tuyên bố “Đêm nay Trẫm thay mặt cựu hoàng Bảo Đại giao ấn kiếm cho thế hệ Hồ Chí Minh”. Câu nói đầy tính “chính trị” và đối phó của Bùi Giáng bắt buộc tôi phải nhận cây chổi và làm một bài thơ tặng ông tại chỗ, có chép lại nhét túi ông đàng hoàng, xin mạn phép ghi ra đây để khép lại lời đồn về sự “tâm phục khẩu phục” của tôi trước Bùi Giáng:
(more…)

Tâm Nhiên

bui_giang-dinh_cuong
Bùi Giáng
dinhcuong

Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, văn nghệ sĩ cự phách, thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, kiệt xuất xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.

Trời đất, nhật nguyệt vẫn lăn quay dưới gót chân đời cát bụi, Bùi Giáng sinh năm 1926 tại Quảng Nam, quả nhiên là một hiện tượng kỳ lạ mà cho đến ngày nay, chưa một ai có thể hiểu được hết cõi tư tưởng hoằng viễn, cõi thi ca bát ngát vô song đó. Tuyệt mù những ngày xa xăm, thời còn niên thiếu lang thang ở Huế, Quế Sơn, Hội An, Duy Xuyên, Vĩnh Điện, Đà Nẵng… Đến năm 1952, lúc mới 24 tuổi, thi sĩ bỏ xứ lên đường phiêu lưu vào Sài Gòn, bắt đầu cuộc lữ phiêu bồng khốc liệt, không mục đích. Giai đoạn này, có đi dạy học ở các trường tư thục một thời gian rồi bỏ, chuyển sang sáng tác, viết sách bình luận văn học, dịch thuật và rong chơi ngút mùa sương gió đẫm mưa nắng dầm dề… Kể từ đó cho đến nay, suốt mấy chục năm trời viễn du biền biệt, chưa một lần quy hồi cố quận, nhưng lòng thì vẫn nhung nhớ triền miên :

Điện Bàn Đại Lộc Duy Xuyên
Xiết bao tình nghĩa thần tiên mộng đầu
Vĩnh Trinh Lệ Trạch Thanh Châu
Thi Lai Hà Mật nhìn đâu dáng người
Người đầu tiên đã mỉm cười
Nhìn tôi tưởng thấy niềm vui vô cùng
Tôi ngồi tưởng nhớ mông lung
Tưởng từ chín suối tới bao dung Bầu Trời
(more…)

Lại vẽ Bùi Giáng qua mấy đốm màu

bui_giang_8-dinh_cuong
Bùi Giáng
chì than – dinhcuong

Nhìn đốm màu thấy hiện ra Bùi Giáng
và con dê hoa cà yêu quý của anh
thì cứ vẽ theo, linh cảm kéo ùa về
thêm đồi núi phủ màu hoa sim tím

nhớ anh xưa mắt trừng tay múa
áo quần thì thôi đủ thứ vá chằng
khăn vắt trên vai cổ đeo lon nhựa
miệng cứ nói gì như Kinh Kim Cang
(more…)

Vũ Hoàng Thư


Bùi Giáng – Tranh Đinh Cường

Hương sáng như quyện mùi sen. Thoảng và thanh. Lòng ngây nhớ mức, nhớ sen và Tết. Phơn phớt hồng quợn bình minh sớm lên mây vẽ thành cánh hoa tịnh độ giữa trời. Mùa sen chưa đến vì đang còn ngủ kỹ trọng đông. Quê hương vờn bay những lùm trái gió kết giỏ lủng lẳng gánh về xóm chợ buổi sớm. Điệu nhún nhảy đòn gánh nhịp nhàng ôm lấy vai tròn. Hạt rịn nhú thành giọt lăn dài xuống má. Một cánh hoa nghiêng chao mở một nụ cười cuối chào. Gió nâng cánh mỏng, con cò trắng vỗ cánh vút bay, không một tiếng động. Yên tịnh buổi sáng chưa hề vỡ, mọi sự tĩnh lặng như một bức tranh vẽ. Có chăng một chao động từ gót bước của người con gái. Thình lình.

Em đi ngày đó một mình
Rồi sau ngày đó thình lình anh đi  [1]
(more…)