Archive for the ‘Phạm Đức Thân’ Category

Phạm Đức Thân

Một hiện tượng phổ biến đang diễn ra hàng ngày trên thế giới là truyền thông (sách báo, phim ảnh, tv, youtube…) luôn luôn có đề cập đến tình yêu, tình dục, thực phẩm, gia chánh. Ngay cả kỹ nghệ du lịch được phát triển một phần cũng nhờ vào tính thích “món ngon, của lạ” của du khách, chứ không phải chỉ là thuần túy viếng danh lam thắng cảnh, thăm bảo tàng viện…Điều này cũng dễ hiểu, vì ăn uống để sống còn và làm tình để truyền giống là 2 nhu cầu sinh lý cơ bản của con người. Như Thánh Kinh (Sáng Thế Ký 1:28-29) đã viết:

“…Hãy sinh con đẻ cái thật nhiều cho chật đất và hãy quản trị đất. Hãy cai quản loài cá trong biển, chim trên trời và các động vật trên đất….Này, ta đã cho các con mọi thứ cây sinh hạt giống, và các thứ cây ra trái có hột. Dùng những thứ đó mà làm thức ăn.”
(more…)

Phạm Đức Thân

Lễ Tình Nhân (Valentine) người ta nói nhiều về tình yêu, nhất là của tài tử giai nhân, nam thanh nữ tú. Người già bị bỏ quên vì cho là hết thời rồi, yếu đuối, nghỉ đi là phải.

Có thực già là chấm hết, thôi sex? Hay là với dinh dưỡng và y khoa tân tiến, già bây giờ sống dai, lại càng phải nên tận hưởng lạc thú quãng đời còn lại, nhất là một khi không còn bị bận tâm bởi sinh đẻ, con cái, công việc, tiền bạc…

Á Đông chưa cởi mở tình dục, lại thêm số người già không nhiều (thất thập cổ lai hy) và Âu Tây còn chịu ảnh hưởng của thời đại Victoria trọng đạo đức, cũng như ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo với cái nhìn tiêu cực về sex, cho nên xã hội hầu như không để ý đến sex của người già; và nếu có thì thường là với thái độ khắt khe thiếu thông cảm.
(more…)

Isumi Kyoka
Phạm Đức Thân dịch bản tiếng Anh The Surgery Room do Charles Shiro Inouye chuyển ngữ từ nguyên tác Gekashitshu của Izumi Kyoka.

Isumi Kyoka (1873 – 1939), tác giả hiện đại của Nhật với khoảng 300 tác phẩm đủ loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch…) mà một nửa liên quan tới hiện tượng siêu nhiên, huyền ảo. Phòng Mổ ở vào giai đoạn đầu trước tác, nên còn mang dấu ấn lãng mạn, thuật lại cái chết liên quan đến ngoại tình tư tưởng giữa một nữ bá tước và một bác sĩ giải phẫu. Cuối cùng bà đã mượn tay người yêu vô vọng để tự tử trên bàn mổ. Có thể coi đây là một loại truyện luận đề, phê phán bất công xã hội với những định chế khắt khe như gia đình chẳng hạn. Trong một môi trường xã hội cởi mở khác họ chưa chắc đã phải hy sinh như vậy. Và về mặt đạo lý, khó có thể kết luận họ có tội hay không.

PHẦN 1

Ca mổ sắp diễn ra tại một bệnh viện ngoại ô Tokyo. Nữ bá tước Kifune là bệnh nhân và bạn thân của tôi, bác sĩ Takamine sẽ thực hiện ca mổ. Thôi thúc bởi tánh hiếu kỳ, tôi nài nỉ Takamine cho tôi tham dự. Tôi bịa chuyện mình là họa sĩ, sẽ học hỏi được nhiều khi chứng kiến mổ xẻ. Cuối cùng tôi thắng.

Sáng hôm đó tôi rời nhà sau 9 giờ một chút, và kêu xe kéo tới bệnh viện. Vào trong tòa nhà, tôi đang đi dọc xuống một hành lang dài hướng tới phòng mổ thì thấy từ cánh cửa đầu kia hành lang xuất hiện một toán nhỏ phụ nữ có vẻ như gia nhân của một gia đình quý tộc. Chúng tôi chạm trán khoảng giữa hành lang.
(more…)

Phạm đức Thân

Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà


Tranh Bùi Xuân Phái

Đầu năm dân VN ăn chơi cả tháng, thiết tưởng cũng là dịp để bàn về chuyện ăn chơi. Đề tài quá rộng lớn, bài này xin thu hẹp chỉ đề cập đến chuyện “chơi” trong ngôn ngữ.

Dĩ nhiên muốn chơi, phải có “đồ chơi”, cho nên cũng có đề cập đến “đồ chơi” nữa.

Theo B.L. Whorf cơ cấu ngôn ngữ của một dân tộc quy định kiểu dân tộc đó nhìn thực tại như thế nào. Ngôn ngữ chỉ là âm thanh hay dấu hiệu quy ước tùy tiện với ý nghĩa biểu thị tương ứng, tự bản thân chúng không có sạch bẩn. Nhưng do tập quán văn hóa xã hội của cộng đồng sử dụng, đã tạo nên những liên tưởng nơi người nghe, chúng mặc nhiên mang ý nghĩa hàm chỉ thái độ, tình cảm của người nói. Bởi thế mới có phân biệt lối nói hoặc từ ngữ “sạch – bẩn, thanh – tục”.
(more…)

Phạm Đức Thân

Người là một động vật không thích sống lẻ loi mà muốn tìm bạn khác phái để kết hợp, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường. Động vật khác như chim, công, gà… có lông sặc sỡ để hấp dẫn lôi cuốn bạn tình. Người phải nhờ vào các bộ phận cơ thể để phát tín hiệu thông tin mời gọi giao tình thân mật qua ánh mắt, nụ cười, lời thỏ thẻ, dáng đi nhún nhẩy…Giao tiếp xã hội có những tập tục luân lý hạn chế cử chỉ quá lộ liễu, khiến người không thể giống như khỉ vô tư chìa phía sau phồng lên dỏ hồng để mời gọi, mà phải tìm cách khác quyến rũ đối tượng.

Thời trang chính là một phương tiện để sữ dụng cho mục đích đó, vì thời trang luôn luôn hàm chứa ý nghĩa phái tính và tình dục. Khởi thủy từ ngàn xưa đã có phân biệt trang phục khác nhau giữa nam nữ thật ra không ngoài mục đích cơ bản là khơi dậy bản năng tình dục, vì có như vậy khác biệt thân thể mới lộ rõ. Như Havelock Ellis đã chỉ ra: “Một trong những hấp dẫn tình dục lớn nhất sẽ bị mất, và mức quan trọng cực kỳ của quần áo cũng biến đi ngay, nếu nam nữ trang phục giống nhau; đồng nhất y phục như vậy chưa bao giờ thấy trong bất cứ dân tộc nào.”
(more…)

Phạm Đức Thân

Từ “trưởng giả” có nhiều nghĩa, nhưng các nghĩa “người đứng tuổi, người đức cao trọng vọng, bậc thức giả…” không thông dụng bằng nghĩa “người giầu có”, nhất là để chỉ những nông dân hay thương nhân bộc phát tạo nên giai cấp tư sản mới, gọi là giầu nổi, trọc phú. Ai chẳng muốn khá hơn, vinh thân phì gia, sang cả, chuyện này không có gì xấu. Vấn đề là những người mới giầu này thường tỏ ra lên mặt, hợm hĩnh, tự cho mình hơn người, coi thường người khác. Thái độ này trở thành một thói tật trong xã hội, cho nên từ “trưởng giả”, “thói trưởng giả” mang hàm ý xấu, chê bai. Nhất là phú quý sinh lễ nghĩa, có tiền bạc thường thích đua đòi, bắt chước giai cấp trên, chơi nổi, chơi trội, nhiều khi lố bịch, làm trò cười cho thiên hạ. Từ đó nẩy sinh nhóm từ “trưởng giả học làm sang” để chế giễu loại người này. Tuy nhiên cũng phải công nhận ở đây có chút ghen tị của người không có đối với người có.
(more…)

Phạm Đức Thân


The kiss of the Muse
by Paul Cesanne

Dịch thơ khó nhất trong các hình thức dịch. Mặc dù từ xưa tới nay đã có nhiều người dịch thơ, nhưng người ta vẫn bàn luận rất nhiều về các khó khăn khi dịch và đa số cho rằng thơ không thể dịch được. Câu “Poetry is what is lost in translation” (Thơ là cái bị mất khi đem dịch) thường được gán cho là của Robert Frost, nhưng không ai tìm ra câu này trong thi phẩm, thư từ của thi sĩ, cũng như các bài phỏng vấn hay tường thuật về ông.

Phải công nhận dịch thơ khó hơn dịch văn xuôi. Do khác biệt về ngôn từ, cú pháp giữa các ngôn ngữ, dịch nói chung muốn thành công phải đạt 3 tiêu chuẩn: tín (trung thành với bản gốc) đạt (chuyển tả được ý tác giả) và nhã (một cách văn vẻ) như Nghiêm Phục đề ra; đây đã là chuyện khó rồi . Lại càng khó hơn khi dịch thơ, vì ngôn ngữ thơ khác hẳn văn xuôi, với hình thức cô đọng, súc tích, nâng cao và ý nghĩa hàm súc hơn là biểu thị trực tiếp (nhất là khi có chơi chữ, nói lái…) Mặt khác nội dung và hình thức thơ nối kết chặt chẽ, nếu tách rời có thể làm mất chất thơ. Chưa kể thi pháp các ngôn ngữ cũng rất khác nhau; và hơn nữa, các tuyệt phẩm thi ca thường gồm 6 đặc tính: thâm (sâu), chân (thực), viễn (xa), cao (cao), tân (mới), kỳ (lạ). Cho nên thực hiện bản dịch chuyên chở được mọi đặc tính thơ của bản gốc thì thật là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.
(more…)

Phạm Đức Thân

Độc giả nào nghĩ đây là chuyện tầm phào của phụ nữ chẳng đáng bàn thì người viết xin chỉ ngay hai sai lầm. Thứ nhất theo khảo sát của các nhà tâm lý, xã hội học, đàn ông cũng thích ngồi lê đôi mách như đàn bà. Thứ hai nó không phải tầm phào mà rất quan trọng, là một bản tính cố hữu của con người được nhiều nhà tư tưởng quan tâm; chưa kể nó có thể gây ảnh hưởng rất lớn làm người ta thân bại danh liệt cũng như chính quyền sụp đổ.

Ngồi lê đôi mách là cụm từ VN rất tượng hình, nói lên điển hình cơ bản chuyện gẫu nhàn tản giữa hai người (ám chỉ là phái nữ). trong khi Anh ngữ có chữ gossip do cổ ngữ god sib nguyên thủy nghĩa là phụ nữ đỡ đầu hoặc bạn hỗ trợ được mời có mặt lúc sinh nở. Đàn ông Anh nghi là nhân đó họ chuyện vãn nói xấu mình, cho nên gossip hàm ý chê bai, giống như cụm từ VN do đàn ông đặt ra cũng ngụ ý tương tự.
(more…)