Phạm Nga

1.
“Đời người là bể khổ!”, sống ở đời đã là người thì ai trong chúng ta cũng đều ít nhiều từng trải qua những kinh nghiệm hiển nhiên, rất cụ thể về khổ đau. Nguyên từ ‘khổ’ cùng từ ghép ‘khổ tâm’thường được dùng để biểu thị những tình trạng xấu, tiêu cực, thương tổn về tinh thần, cảm xúc, như khi bị mất người thân, mất tài sản, thất tình, thi rớt, bị đuổi việc, làm ăn thua lỗ, tù tội…; còn từ ‘đau’ cùng từ láy ‘đau đớn’ biểu thị nghiêng về tình trạng xấu, tiêu cực, thương tổn nơi thể xác hay cảm nhận giác quan do báo động ‘đau’ từ hệ thần kinh, như khi bị thương tích trên người, bệnh tật, đau nhức ở một bộ phận cơ thể, giải phẫu…
Tuy nhiên, như cả phương Tây cùng phương Đông đều công nhân, con người tức TÔI/CHỦ THỂ từ căn bản là một thực tại duy nhất/thống nhất, có 2 phần TÂM lý và THỂ lý hoạt động song hành nhịp nhàng, luôn hỗ tương, ảnh hưởng nhau. Ví dụ: nói “Tôi khổ vì cái khớp vai đau mãi” là chuẩn nhất theo quan điểm ‘Tâm thể lý song hành’nêu trên, cho thấy cái tôi chủ thể đã cảm nhận mình bị khổ (thương tổn tâm lý) khi khớp vai bị đau (thương tổn thể lý). Tương tự, trong ngôn ngữ văn chương một chút thì có từ ‘đau thương’ thật hay, bắt đầu bằng chữ ‘đau’nghe nghiêng về thể xác nhưng chữ ‘thương’ đi kèm đã cho thấy ngay là chủ thể ‘tôi’ đang bị thương tổn nhất định cả về tâm hồn lẫn thân xác. Còn nói: “Răng tôi đau” thì ai cùng hiểu, nhưng chính xác hơn nên nói là “Tôi đau răng”, theo nghĩa ‘Tôi đau ở răng’.
(more…)