Hồ Chí Bửu

Lời hứa gió bay

Em hứa theo ta suốt một đời
Mà sao mới đó đã chia phôi
Mà sao lời hứa bay theo gió
Hoa còn chưa nở nhụy đã rơi

Em bảo theo ta suốt cả đời
Tình nồng muôn kiếp chẳng hề vơi
Mà sao trăng xế qua đầu phố
Đã biết muôn đời trăng đơn côi
Đọc tiếp »

Nguyệt Quỳnh


Bà Bùi Thị Nối

Chiều ngày 5 tháng 3, Ls Ngô Anh Tuấn vào trại giam số 2 Hà Nội để gặp bà Bùi thị Nối và một số thân chủ của ông trước phiên toà phúc thẩm vụ Đồng Tâm. Câu chuyện ông kể về người đàn bà này làm tôi liên tưởng đến bài dụ ngôn về sự thật. Cũng cái thái độ đứng lên, ngồi xuống, xăm xăm, quá khích mà các luật sư gọi là “vô chính phủ” trước phiên toà sơ thẩm; ở đây bà Nối cũng gây bất ngờ cho cả luật sư và công an.

Khi được hỏi bà mong muốn gì ở phiên toà phúc thẩm, bà Nối đột nhiên bỏ ngay máy nghe xuống rồi đứng bật dậy, bà cởi áo khoác loay hoay lục tìm trên vai áo. Hoá ra bà đi tìm cái lỗ đạn trên vai áo mình. Rồi khi tìm thấy nó, bà nói, cũng những lời nói thật như hôm bà nói trước toà: “Mong các luật sư đòi lại sự công bằng cho tôi, họ đã bắn tôi máu chảy lênh láng…”
Đọc tiếp »

Rồi cũng sẽ yên

Posted: 12/03/2021 in Bắc Phong, Thơ

Bắc Phong
Tưởng niệm 10 năm trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản ngày 11/3/2011.

Mấy hôm có trận động đất rồi sóng thần ở Nhật
Tôi vẫn giữ sinh hoạt bình thường
Nhưng hay ngồi dán mắt vào TV
Hoặc vào Internet theo dõi tin tức
Khi thấy trên màn ảnh truyền hình những đợt sóng thần
Hết lớp này đến lớp kia tiếp nối nhau từ biển
Hung bạo tràn vào đất liền
Cuốn trôi đi nhà cửa, thuyền bè, xe cộ,
Cầu cống, cây rừng, thú vật và người…
San bằng một số thị trấn vùng duyên hải
Tôi hiểu thế nào là sự khủng khiếp của thiên tai
Đọc tiếp »

BĐQ Đoàn Trọng hiếu

Ông bà ta thường nói “đi sông đi biển không chết về nhà sụp lỗ chân trâu” để ám chỉ những người khi ra khỏi lũy tre làng thì ngang dọc vẫy vùng, nhưng đôi khi có người khi trở về làng lại chỉ vì ba cái chuyện nhỏ nhoi để rồi thân bại danh liệt thậm chí còn trở thành kẻ thân tàn ma dại cũng không chừng.

Riêng đối với anh em lính tráng chúng tôi, đặc biệt là những người trong các đơn vị tổng trừ bị trực thuộc BộTổng Tham Mưu như SĐ Nhảy Dù, SĐ TQLC, LĐ81 BCD và một số LĐ BĐQ, hoặc trừ bị cuả các Quân Đoàn như các LĐ BĐQ của các quân khu, thì việc được hành quân chung quanh khu vực ngoại ô Thủ Đô Sài Gòn được coi như “trở về nhà nghỉ dưỡng quân”.
Đọc tiếp »

Mười năm

Posted: 12/03/2021 in Hoa Nguyên, Thơ

Hoa Nguyên

Mười năm, như tình sông ở trọ
Tắm một lần say đắm phù sa
Một hạt cát mịn bàn chân lội
Hóa muôn lần đá nát phù hoa

Năm tháng cất vui về phố chợ
Chiến tranh ác liệt phải tản cư
Con đường quê thêm nhiều trắc trở
Bỏ ra thành Nội ăn chay trường
Đọc tiếp »

T. Vấn


Nàng danh ca không có giọng ca Karla Burns
và con tem Hattie McDaniel

1.
Đời sống, đó là ân sủng lớn nhất. Từ đời sống, người ta được hưởng thêm những ân sủng khác. Thí dụ như hạnh phúc. Thí dụ như nghệ thuật. Tôi có một anh bạn làm thơ. Thơ anh đến từ đời sống, giản dị như đời sống. Đọc thơ anh, nhiều khi tôi chảy nước mắt. Thứ nước mắt hạnh phúc, vì nó gợi lên trong tôi cái đẹp của nghệ thuật. Cùng lúc, nó nâng đời sống lên trên những thô nhám thường ngày. Niềm vui, chưa hẳn đã đem lại thứ hạnh phúc trọn vẹn, bền bỉ. Nhưng nỗi buồn, một khi đã hóa thân thành nghệ thuật, nó đem lại cho người ta một cảm giác dễ chịu. Điều đó giải thích tại sao những bài hát được ưa thích nhất thường là những bài hát buồn.
Đọc tiếp »

Tháng ba xa Huế

Posted: 12/03/2021 in Lê Quang Thông, Thơ

Lê Quang Thông

Tháng ba mầm xanh nhú cành cây phượng,
chim trời muôn phương ríu rít đi về.
Tháng ba chần chờ, lúng túng cơn mê,
làm huyền hoặc, hoang mang tình mới chớm.

Tháng ba én lượn xế chiều nước lớn,
dòng xanh êm đềm chảy suốt xuân thì.
Thành cổ rêu phong phế hưng ngày cũ,
giọt buồn dài theo bóng đổ lê thê.
Đọc tiếp »

Tưởng Năng Tiến

Đoàn Thanh Niên Cộng Sản rất có tội khi hàng năm giới thiệu tới 10 vạn thanh niên cơ hội chủ nghĩa vào đảng cộng sản. (Trung Tướng Đặng Quốc Bảo, Bí thư thứ nhất Đ.T.N. C.S Hồ Chí Minh)

Đã có thời mà mọi phẩm chất tốt đẹp nhất của con người, và đất nước, đều “qui” ráo về cho … Bác: Người là hiện thân của cần, kiệm, liêm, chính. Người là biểu tượng cho độc lập – tự do – hạnh phúc. Người là biểu trưng cho sự minh triết, và tài ba về mọi mặt: thơ, văn, báo chí, âm nhạc …!

Tên họ, cũng như râu tóc, của Người cũng thể hiện sự hài hoà và nhân ái: Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ. Đêm qua em mơ gặp bác Hồ/ Râu Bác dài tóc bác bạc phơ.

Ngay cả đến đôi dép lê dưới chân cũng thế, cũng gần gũi và thân thương hết biết luôn (Đôi dép đơn sơ/ Đôi dép bác Hồ) dù đã đôi lần Người dặm phải cứt. Cả cứt Tầu lẫn cứt Liên Xô.
Đọc tiếp »

Lý Thừa Nghiệp

Con đường xương trắng

Con đường hoa đào con đường hoa
phong lan tỏa hương thơm góc núi
ngó về con đường chiến binh
con đường xương trắng
ôi! con đường xương trắng trên lưng núi trường sơn.

Xua những sư đoàn rừng rú vào thành phố
đóng vết sẹo dài 30 năm còn rướm máu
Đọc tiếp »

Ngô Thế Vinh

Chị Nguyễn Thị Thu Hồng, vợ của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn có nghệ danh là Hồng Ngọc, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1943, là mẹ của một gia đình 4 con, 3 trai 1 gái đều đã trưởng thành. Chị Thu Hồng mất ngày 24 tháng 2 năm 2021 tại Little Saigon. Tang lễ sẽ được cử hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2021 tại Westminster Memorial Park. Sau đây là một trích đoạn viết về Chị Thu Hồng từ một bài viết về nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả Áo Mơ Phai, như một nén nhang tưởng nhớ Chị.


Bà Tú Xương Thu Hồng và nhà văn Nguyễn Đình Toàn,
Huntington Beach Library 2014
[photo by Đặng Tam Phong]

BÀ TÚ XƯƠNG THU HỒNG

Tôi quen Nguyễn Đình Toàn có lẽ khởi đầu từ những trang sách Chị Em Hải, rất sớm khi còn là sinh viên Khoa học. Quán cà phê La Pagode thường là nơi có thể dễ dàng gặp Toàn và các bạn văn nghệ của anh, cũng là nơi hình thành nhóm Đêm Trắng sau này. Nguyễn Đình Toàn ngoài giờ làm ở đài phát thanh, hầu như thường ngày ra ngồi viết nơi quán Cái Chùa này.
Đọc tiếp »

Trần Huy Sao

Tình làng nghĩa xóm, em…

Làng xưa Xóm cũ còn đâu nữa
tang-thương-ngẫu-lục lạc mô rồi
đường hẽm Ngô Quyền còn ngóng đợi
Chợ Chiều có nhớ tới người xưa!

Ôn Mệ bây chừ đâu còn nữa
Cô Dì Chú Bác cũng mây ngàn
lớp trẻ lớn lên rồi tản mạn
tứ phương tám hướng lạc quê nhà!
Đọc tiếp »

Hoàng Quân
Tặng đôi ta

Áo Quần

Du lịch ở Hoa Kỳ, cả ông lẫn bà đều thích “săn” hàng hiệu của sở thú. Nào là con ngựa (Polo Ralph Lauren), con tôm (Tommy Hilfiger). Đến ngay cả con cá sấu (Lacoste), sinh đẻ bên Pháp, mà qua Mỹ cũng có giá “mềm”.

Trước khi trở lại Âu Châu, ông bà chia nhau đi “thanh tra” thị trường. Về đến nhà, ông hỉ hả khoe, phút chót đã nhanh tay, tìm ra thương hiệu “xịn” khác: hiệu con hươu (Abercrombie & Fitch) và đã chọn cho bà một món quà, để bà diện với người ta. Bà hớn hở đón lấy cái áo thun màu rêu non, căng lên ngắm nghía. Kiểu áo có vẻ bụi bụi, chỉ lòi lỉa xỉa ở đường lai áo. Nhưng trông không đến nỗi gai mắt, với con hươu thêu màu đen, và chữ in A & F. Bà ướm thử lên người:

– Ui, sao ngắn ngủn vầy!
Đọc tiếp »

Bùi Nguyên Phong

Núi Cô Tiên

Anh nằm xuống gối đầu lên ngọn sóng.
Tay buông xuôi rơi mất một thiên đường.
Vầng trăng buồn u uẩn mịt mờ sương.
Đêm thiên thu thở dài sườn sượt.

Em nằm đó sương mù che mắt ướt.
Nghe sao khuya vỡ vụn trong lòng.
Đêm từng đêm tương tư thầm lặng.
Lệ âm thầm rơi mãi có thành sông…
Đọc tiếp »

Phạm Đình Trọng


Bà Bùi Thị Nối

1.
Dù Thanh tra Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đều áp đặt kết luận sai sự thật, không có căn cứ pháp lí rằng 59 ha đất Tây Đồng Sênh xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là đất quốc phòng.

Dù trung đoàn cảnh sát cơ động, bộ Công an cùng các đơn vị nghiệp vụ thiện chiến công an Hà Nội tập trung hơn ba ngàn cảnh sát chiến đấu với vũ khí hiện đại mở trận đánh lớn đêm 8 rạng sáng 9.1.2020 vào dân thôn Hoành nhỏ bé, bình yên xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, xả súng bắn chết cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, bắn bị thương nhiều người, bắt đi 29 người, sau đó nhiều người trong 29 người đó bị kết án tử hình, bị tù giam chung thân, tù giam hàng chục năm trời.
Đọc tiếp »

Nguyễn Hàn Chung

Bọn độc tài quân phiệt Myanmar đã giết em rồi Kyal Sin ơi!
tuổi mười chín non tơ ngực em tràn máu đỏ
nụ cười vẫn nở trên môi tới khi em mãi mãi ra đi
chiếc áo với dòng chữ tin tưởng ngây thơ ‘Everything will be OK’ còn đỏ

Kyal Sin! Kyal Sin!

Không chịu cúi đầu dù biết mình sẽ chết
Tự do. Dân chủ. Độc Lập cho dân tộc đổi bằng máu
của người thanh nữ hiên ngang
Đọc tiếp »

Trịnh Y Thư


Mùa Thu
dinhcuong

Nhạc: Trịnh Y Thư; Tiếng hát: Thu Vàng
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Nguyễn Lệ Uyên

Phải khó khăn lắm ông già mới quyết định chuyển đến chỗ ở mới. Đó là căn phòng nhỏ trên tầng áp mái, rộng tầm hai chục mét vuông, không kể ban-công nhô ra 1,6 mét. Đây chắc chắn là nơi cuối cùng để làm “chỗ đếm thời gian”.

Nguyên mảng tường dài là giá sách, đối diện là giường ngủ, đầu bên kia là chiếc bàn nhỏ lỉnh kỉnh giấy bút, sách báo, điện thoại… như gánh hàng xén thu nhỏ. Cuối cùng là phòng vệ sinh có gắn máy điều hòa phía trên cửa non mét rưỡi. Ngay trên đầu giường là nút chuông phòng khi nhức đầu, sổ mũi, chóng mặt… nhấn chuông báo xuống nhà dưới.
Đọc tiếp »

Bùi Chí Vinh

Hạnh phúc thay một đất nước cựa mình
Toàn dân tộc xuống đường không biến sắc
Myanmar máu và nước mắt
Em bé 5 tuổi mặc đồ trắng đeo tang theo mẹ biểu tình
Hoa hậu đẹp như mơ quên cành vàng lá ngọc
Sẵn sàng đi đầu ngay giữa chốn đao binh
Đọc tiếp »

Nguyễn Minh Thanh

Xuân Lộc kiên cường niên sử chép
Sư Đoàn 18 viết hùng ca
Hiến thân Tổ Quốc hằng tha thiết
Chí ngất cao… bảo vệ sơn hà

Xuân Lộc hiên ngang ngăn giặc Bắc
Sư Đoàn 18 dựng thành đồng
Ngưỡng Sài Gòn chắn khung cửa sắt
Chủ tướng, quân binh quyết một lòng
Đọc tiếp »

Phạm Đình Trọng

Muôn đời nhớ chuyện Đồng Tâm
Ba ngàn cớm trẻ giết ông lão què

(Ca dao mới ở Đồng Tâm)

59 HA ĐẤT PHÍA TÂY ĐỒNG SÊNH KHÔNG PHẢI ĐẤT QUỐC PHÒNG

Đầu năm 1979, Việt Nam bị Tàu cộng dẫn dắt vào hai cuộc chiến đẫm máu kéo dài dai dẳng suốt mười năm nhưng chỉ là hai cuộc chiến cục bộ. Cuộc chiến với bóng ma Khmer Đỏ ở Campuchia và cuộc chiến với biển quân Tàu cộng đói rách ở biên giới phía Bắc. Không đủ sức và chưa phải lúc làm cuộc chến tranh lớn xâm lược Việt Nam, Tàu cộng buộc Việt Nam phải theo đuổi hai cuộc chiến giới hạn cục bộ đến mười năm chỉ nhằm làm cho Việt Nam sau cuộc chiến Nam Bắc tiếp tục chảy máu lâu dài, suy kiệt không thể gượng dậy.
Đọc tiếp »

Bùi Chí Vinh

Một nữ tu quỳ trên đường phố đối đầu với binh lính Miến Điện trang bị vũ khí tận răng
Thông điệp duy nhất của bà là làm ơn đừng đàn áp người biểu tình tay không tấc sắt
Bà có thể lãnh một băng đạn sát nhân chỉ trong tích tắc
Và cũng chỉ trong tích tắc ấy thôi, bà đã là một nữ anh hùng
Đọc tiếp »

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thứ hai 25 tháng 1


Courtesy of The Wall Street Journal

Mới đây, khi CDC(Centers for Disease Control and Prevention) yêu cầu, và được Chính phủ Liên bang ban hành luật bắt buộc đeo khẩu trang trên tất cả các phương tiện chuyên chở công cộng: từ nhỏ như xe taxi UBER đến xe bus, máy bay, phà, xe lửa, xe điện ngầm… Còn hơn thế nữa, khẩu trang cũng bắt buộc khi bắt đầu đặt chân vào phạm vi các phi trường, nhà ga, trạm chờ xe bus, ga xe lửa…

Lập tức các hãng máy bay đổi ngay nội dung thông báo trên các máy bay trước giờ cất cánh. Chẳng hạn, từ đầu tháng hai, trước khi các chuyến bay của Delta Airlines cất cánh, hành khách sẽ được nghe thông báo:

“Xin được nhắc, theo luật Liên bang, mỗi người đều phải đeo facemask trong suốt chuyến bay, cả lúc lên và rời máy bay. Yêu cầu này cũng bắt buộc ngay cả khi bạn đã được chủng ngừa COVID-19 hay đang có test âm tính.Từ chối đeo khẩu trang là vi phạm luật Liên bang, sẽ bị đưa ra khỏi máy bay và bị phạt.” (As a reminder, federal law requires each person to wear a mask at all times throughout the flight, including during boarding and deplaning. This is required even if you have received the COVID-19 vaccine or a negative COVID-19 test. Refusing to wear a mask is a violation of federal law and may result in removal from the aircraft and/or penalties under federal law.)
Đọc tiếp »

Hoàng Xuân Sơn

Âm, biến động. và vong tình

1.
tiếng rạn vỡ dưới chân đồi
ô hay
mùa nguyệt tan vơi lối nào
mượn hồn
tàn
chút xanh xao
mượn đôi mắt biếc
nghìn sao tỏ cùng  Đọc tiếp »

Lý Bạch (701 – 762)
Bắc Phong phỏng dịch

Ánh trăng chiếu ở đầu giường
Ngỡ như nền đất phủ sương ảo mờ
Ngẩng nhìn trăng sáng song thưa
Cúi đầu nhớ đến quê xưa chạnh lòng
Đọc tiếp »

Quế Hương

Tôi gặp lão lần đầu trong quán thịt chó của bà Tư béo, nơi tôi đến bỏ rượu gạo hàng chiều sau giờ đi làm. Lão xuất hiện với bộ dạng một người lỡ đường, tay bị, tay mũ cối, gương mặt rỗ hoa lấm tấm bụi đường và mồ hôi. Tưởng lão là người ăn xin, bà Tư đuổi như đuổi tà:

– Đi ra! Để người ta bán, đừng có hãm tài.

– Thưa bà, tôi không xin. Tôi tận Hà Bắc vào đây tìm người quen. Bà cho tôi hỏi… bà có biết người này.

Lão chìa ra mảnh giấy bọc ép nylon như thẻ căn cước, ghi dòng chữ: Hai Xuân, người Bắc Ninh, có chồng tên Tuất. Sau 1975 có người gặp sinh sống ở Đà Nẵng.
Đọc tiếp »

Trangđài Glassey-Trầnguyễn


Bà Triệu

trưa xuân nồng
lần khân giã cuộc
giấc điệp hồng
nựng nịu tương lai
rừng trí nhớ
tạp nhạp gá nghĩa
những niềm xưa
xiêu vẹo lối về
Đọc tiếp »

Tuyết

Posted: 05/03/2021 in Hoàng Minh Châu, Thơ

Hoàng Minh Châu

rất im lặng và yên tĩnh
nhẹ nhàng trở về
như lông ngỗng của Mỵ Châu
rắc đầy trời thương nhớ
mùa đông vĩnh cửu lặng lẽ
lặng lẽ phủ trắng trời
hồ như rất yên lặng
Đọc tiếp »

Phạm Đình Trọng


Trịnh Xuân Thanh trước tòa

Chủ quyền quốc gia không phải chỉ là núi sông biển trời cương vực lãnh thổ. Chủ quyền quốc gia còn là luật pháp của một đất nước. Xâm phạm luật pháp của nước khác chính là xâm phạm chủ quyền quốc gia, xâm lăng luật pháp của nước khác.

Luật pháp Việt Nam đã có đầy đủ những điều khoản giải quyết mọi tranh chấp dân sự trong nước cũng như giải quyết mọi vụ việc trong quan hệ quốc tế. Nhưng lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam vốn quen thói hành xử với dân không cần biết đến pháp luật đã gây ra cho dân trùng trùng oan khiên, ngút trời oán hận.
Đọc tiếp »

Nắng lụa

Posted: 03/03/2021 in Thơ, Trang Châu

Trang Châu

Tháng ba, trời bỗng ngoan hiền
Nghe em nhớ nắng thuở tiền duyên xưa
Vai xuân tóc xỏa ngang vừa
Tình xuân mới nụ theo mùa xuân sang

Em đi, cỏ ấm bên đàng
Từng ô nắng chạy theo bàn chân em
Tay em hái đọt nắng hiền
Ươm trong thửa mộng trăm niềm chứa chan
Đọc tiếp »

Hoàng Ngọc Nguyên

“Vòng Đai Xanh” của Ngô Thế Vinh được xem là một tiểu thuyết chiến tranh, được viết rất thực bởi một quân y sĩ xông pha ngoài trận tuyến. Cuộc chiến tự vệ của người dân Miền Nam chống xâm lược của Cộng Sản Miền Bắc kéo dài đến 15 năm (1960-75), nếu không nói đến hoạt động khủng bố, phá hoại 2-3 năm trước khi chiến tranh chính thức khai mào, cho nên chúng ta không thiếu những tác giả viết về cuộc chiến đó, cảm khái từ những mất mát, đổ vỡ, tan hoang của con người, của tuổi trẻ, của gia đình, của xã hội, của đất nước vì chiến tranh. Không thiếu, nhưng chắc không thừa, không đủ khi nhìn đến “quy mô” của cuộc chiến, chiều dài của nó về thời gian và không gian, cùng với những biến chuyển phức tạp qua các thời kỳ. Mặt khác, phần lớn những tác giả của thời đó, thường là quân nhân (và một số người không phải là “fan” của cuộc chiến đó), chỉ có phương tiện, thời gian và cảm hứng để viết những tác phẩm ngắn. Và bình thường, những truyện ngắn thường chỉ phơi bày những bi kịch thời chiến mà không có bất kỳ phê phán “tội ác chiến tranh” nào. Tưởng như những người phản chiến mượn ngòi bút để thể hiện ý chí của mình. Chúng ta không có một đại tác phẩm như “Chiến tranh và Hòa bình” của Leo Tolstoy. Hay “All Quiet on the Western Front” của Erich Maria Remarque, hay “A Farewell to Arms” của Ernest Hemingway. Hay “The Naked and the Dead” của Norman Mailer…
Đọc tiếp »

Yếu mềm

Posted: 03/03/2021 in Âm Nhạc, Khê Kinh Kha, Tâm Thư

Khê Kinh Kha

Nhạc: Khê Kinh Kha; Tiếng hát: Tâm Thư
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Hoàng Quân
Tưởng nhớ anh Trần Quang Đoàn/ nhà thơ Đoàn Vị Thượng


Nhà thơ Đoàn Vị Thượng (1959-2021)

Khoảng 10 năm trước, nhờ chị Mỹ Hạnh thư đi, tin lại, tôi “tương ngộ” nhà thơ Đoàn Vị Thượng, cũng là “tái ngộ” anh Trần Quang Đoàn, một người “rất quen” của quãng đời như thơ, như mộng cách đây hơn 4 thập niên “ở một nơi ai cũng quen nhau: Café Uyên”. Gặp lại anh Đoàn, tôi vui quá chừng. Có lẽ, ai cũng vậy, nhắc chuyện ngày xưa, tuổi có năm mươi, sáu mươi lòng vẫn xôn xao như thể mười lăm, mười sáu. Sau bao nhiêu năm, vật đổi, sao dời. Chị Mỹ Hạnh nói, anh Trần Quang Đoàn giờ đây là nhà thơ Đoàn Vị Thượng, ngồi ở “chiếu trên”, với những tên tuổi dành cho các cô cậu học trò “Mực Tím, Áo Trắng…”. Bởi vậy, ban đầu, tôi rụt rè, hỏi dè chừng đôi câu, sợ quấy rầy “người cao”. Nhưng khi nghe giọng kể hào hứng của anh, (theo tưởng tượng của tôi, chứ anh chỉ “nói” trong email mà thôi) tôi dạn dĩ hơn, liên tục vẽ thêm nhiều dấu chấm hỏi gởi anh Đoàn.
Đọc tiếp »

Haiku tục ngữ

Posted: 03/03/2021 in Thơ, Trần Thụ Ân

Trần Thụ Ân

1.
Ếch ngồi đáy giếng sâu
Nhìn lên cao có thấy gì đâu
Tưởng trời là cái đấu

2.
Chuột sa hủ nếp đầy
Ruộng nhà vợ thẳng cánh cò bay
Nhưng chớ quên đi cày
Đọc tiếp »

Tưởng Năng Tiến

Nếu không có tài đánh giặc thì miền Bắc chỉ là một vũng nước bùn lộn cứt. (Trần Vàng Sao)

Tác giả của câu văn thượng dẫn từ trần vào ngày 9 tháng 5 năm 2018. Qua hôm sau, BBC có bài viết công phu ghi lại nhiều lời phát biểu về cuộc đời bầm dập (và uất hận) của ông – kẻ tự nhận là kẻ người yêu đất nước mình một cách xót xa:

– Trần Mạnh Hảo: “Thương anh vô cùng ! Anh một nhà thơ đã bị sự thật cầm tù.”

– Uyên Vũ: “Từ một nhà thơ dùng tên lá cờ làm bút hiệu, ông đã bị đấu tố, bị coi là kẻ phản động, nói xấu lãnh tụ, đả kích chế độ. Ông đã bị trù dập, cô lập, và bị hành hạ đến sống dở chết dở trở thành một kẻ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh.”

– Dũng Trung: “Hôm nay ông đi. Ông đi thanh thản! Hy vọng ở nơi mới, đất nước mới, đồng bào mới, các ‘đồng chí’ mới… sẽ ăn ở, đối xử với ông tử tế hơn!”

Thế họ (các đồng chí cũ) đã ăn ở đối xử với người thơ ra sao mà tai tiếng dữ vậy, hả Trời?
Đọc tiếp »

Nguyễn An Bình

Cuối năm về qua dòng sông cũ

Ta lại về mang nỗi nhớ một mùa đông
Mưa cuối năm chợt đan trên dòng sông cũ
Sóng trường giang dập dồn thành cơn bão lũ
Bão dậy trong lòng hay khuất tận khơi xa.

Khói chiều hôm ta nào thấy bóng quê nhà
Nhớ làm sao chuyến phà nhiều năm trước
Có con đò sang sông một ngày ngược nước
Áo trắng người bay không thấy nẻo quay về.
Đọc tiếp »

T.Vấn


Bà Nguyễn Đình Toàn (Ảnh chụp Nov. 2014 – T.Vấn)

1.
Lưu Na từ California gọi điện thoại báo tin chị Hồng Ngọc, phu nhân nhà thơ Nguyễn Đình Toàn vừa qua đời*, sau một thời gian dài lâm bệnh. Cái tin đến với tôi vừa ngạc nhiên vừa không ngạc nhiên. Ngạc nhiên là vì tôi mong đợi một cái tên khác “vừa qua đời”, chứ không phải cái tên chị Hồng Ngọc. Không ngạc nhiên vì đây là những ngày tháng người ta đã mất hẳn sự bất ngờ khi nghe tin có một ai đó quen biết vừa qua đời. Ai đó có thể là bất cứ ai, già trẻ lớn bé, nổi tiếng hay không nổi tiếng, trong giới văn chương hay ngoài văn chương.

Vậy là tác giả “Mật Đắng” của chúng ta đã trở thành góa bụa. Tôi không nghĩ trong đầu ông, trong tim ông, trong cõi lòng già nua héo úa của ông, có giây phút nào nghĩ đến rồi đây mình có thể thành “góa bụa”.
Đọc tiếp »

Quảng Tánh Trần Cầm

Phác thảo nàng

[những vi trần chính chẳng phải những vi trần,
đó gọi là những vi trần. ̶ ̶ ̶ kinh kim cang]

tự thân nàng là một bài thơ
chớp ̶ ̶ ̶ ngắn, gọn, chơi vơi
hoang mang giữa hai cõi

̶ ̶ ̶ ấu trùng sâu trong cuộc hóa thân làm bướm
một sáng cây liễu rủ trước sân tươm từng giọt
từng giọt sương mai lả chả trên tóc trên trán
Đọc tiếp »

Trần Huy Sao
…khi Ôn Mệ lên ăn Tết với cháu Benji…

Chuyện kể…

Có một phái đàn từ Wu Han nước Trung Huê, đáp chuyến bay du lịch (chui) tham quan qua năm châu bốn bể.

Khởi hành từ tháng-ba-năm-ngoái 2020.

Chủ xị phái đàn là cô Vi, mười-chín-tuổi.

Khởi đầu tiên, phái đoàn ghé đất nước Cờ Huê vì rất “ngưỡng mộ” đất nước này vang danh thiên hạ thống lỉnh địa cầu đứng đầu thế giới, tên (húy) là hợp-chủng-quốc, có nghĩa là ai vô chơi vui (hay ở lì) cũng đặng.
Đọc tiếp »

Thương Tử Tâm

Ta đã là một dòng sông cạn
Còn đâu thuở nước lớn nước ròng
Đưa được thuyền em về cố xứ
Hát tình ca sóng vỗ dưới trăng

Cuối đời còn em trong trí nhớ
Tóc thề bay đâu đó trong chiều
Dãy hành lang sân trường lớp học
Tiếc xưa chưa dám nắm bàn tay
Đọc tiếp »

Ngô Nhân Dụng

Nước Mỹ được coi là quốc gia tiến bộ nhất thế giới, ít nhất trên các mặt kinh tế, khoa học, nghệ thuật quản trị. Nền y tế với những bác sĩ giỏi nhất, các bệnh viên có dụng cụ mới nhất, phát minh những thứ thuốc hiệu quả cao nhất.

Nhưng trong năm qua hơn 500 ngàn người chết vì bệnh dịch Covid-19, một phần năm số nạn nhân cả thế giới, mặc dù chỉ chiếm 4.5 phần trăm dân số toàn cầu. Sinh viên khắp thế giới tìm đến Mỹ học MBA về quản trị. Quản trị là phải biết tiên liệu, lập kế hoạch đề phòng. Tuần trước, 3, 4 triệu người bị mất điện, ở một tiểu bang 29 triệu dân, rồi sau đó trong nhà không có nước dùng. Phải công nhận đó là những thất bại lớn.

Tại sao lại thất bại như vậy?
Đọc tiếp »