Bùi Chí Vinh
Đối với tôi không có “Ngày Thơ Việt Nam”
Mà chỉ có “Ngày Của Con Người” mà đất nước này cần tổ chức
Khi con người còn bị chà đạp, còn bị bóc lột, còn bị bắt giam
Thì thơ có thả lên trời bao nhiêu cũng thúi như đống cứt
Đọc tiếp »
Bùi Chí Vinh
Đối với tôi không có “Ngày Thơ Việt Nam”
Mà chỉ có “Ngày Của Con Người” mà đất nước này cần tổ chức
Khi con người còn bị chà đạp, còn bị bóc lột, còn bị bắt giam
Thì thơ có thả lên trời bao nhiêu cũng thúi như đống cứt
Đọc tiếp »
Kawabata Yasunari
Phạm Đức Thân dịch
“Hokuro no Tegami” (Cái Nốt Ruồi) là tác phẩm của Kawabata Yasunari (1899 – 1972), Nobel Văn Học 1068, ở thời kỳ hoàn toàn thành tựu và cho thấy ông nắm vững tâm lý phụ nữ, điểm nổi bật trong các tác phẩm của ông. Phạm Đức Thân dịch từ bản Engish “The Mole” của Edward Seidensticker.
oOo
Đêm qua em nằm mơ thấy cái nốt ruồi.
Em chỉ cần viết cái tên là anh biết em muốn nói gì. Cái nốt ruồi đó – em đã bao lần bị anh la mắng vì nó.
Nó nằm ở vai phải em, hay có lẽ em nên nói nó nằm cao trên lưng.
“Nó đã to hơn hạt đậu. Cứ tiếp tục nghịch nó, có ngày nó sẽ mọc rễ cho mà coi”
Đọc tiếp »
Bắc Phong
ĐỌC BÁO
Trong nhà tối chữ lờ mờ
Bà ra hiên đọc báo cho rõ ràng
Thời đó không có loa phường
Theo dõi tin tức hay không tự mình
Đọc tiếp »
Trần Văn Thuận
Sau gần hai tháng giao tranh đẫm máu, cố đô Huế đã được tái chiếm. Sau một thời gian ngắn, Ba Mạ tôi dọn hẳn về Sài Gòn, vì nơi cả gia đình sinh sống bao năm, cùng với bốn căn nhà cho thuê đã thành gạch vụn. Riêng tôi, ở lại vì đang theo học tại Viện Đại Học Huế.
Tôi tạm quen dần với đời sống tự do bất ngờ cùng với vài người bạn thân cũng bám trụ ở Huế: Trí, con út dì ruột tôi và cũng là người bạn chí thân của tôi, một người yêu chuộng hòa bình, tiếp tục sự nghiệp “Make Love, Not War”. Lớn hơn tôi hai tuổi và nhỏ hơn anh kế tôi hai tuổi, Trí chơi thân với cả hai anh em. Không có tâm sự nào của y mà tôi không biết và ngược lại, chuyện vui, buồn, tốt, xấu, hay, dở của tôi Trí cũng đều hay. Tôi thường nói đùa với Trí: “Ngày nào nếu tao trở thành Tổng Thống, tao sẽ cho mi hai lựa chọn: Một là làm Cố Vấn An Ninh cho tao, hai là đi “mò tôm”, vì mày lỡ biết quá nhiều!” Kế đến là Sử, cựu đệ tử Dòng Chúa Cứu Thế Huế, đang học Dự Bị Văn Khoa Ban Anh Văn. Sử người gốc Quảng Trị, thích thể thao, tánh khí hồn nhiên, lạc quan, hiền lành, tiếu lâm. Sau cùng là Tuấn, một bạn tương đối mới, đang học Dự Bị Y Khoa. Ngoài những giờ sinh hoạt riêng ở trường, bọn tôi hay tập họp ở phòng của Trí, ở lầu hai của biệt thự đang để trống của ông anh rể, gần Cư Xá Xavier của các Cha Dòng Tên.
Đọc tiếp »
Lê Phước Dạ Đăng
Em không về được Tết
suốt năm xa gia đình
Hoa trong vườn nở sớm
Người chăm ngẩn ngơ thêm.
vào Chạp, trời đan lạnh
như cô gái thèm chua
thả vài con rét xuống
tuyết trộn sương pha mù
Đọc tiếp »
Matsushita Kônosuke
Nguyễn Sơn Hùng chuyển ngữ
Matsushita Kônosuke (1894-1989)
Theo quy luật tự nhiên, con người được ban phú cho thiên mệnh chi phối vạn vật. Khi trí tuệ con người phát huy đúng thiên mệnh này, vạn vật sẽ tuân theo chi phối của con người.
Để phát huy đúng trí tuệ con người cần phải tập trung chúng trí. Chúng trí là trí tuệ tối cao của xã hội con người có thể đạt được, chúng trí là đỉnh cao trí tuệ của thời đại lúc đó.
Mọi người cần phải cùng nhau tự giác thiên mệnh con người, tập trung chúng trí và nâng cao hơn. Chính trị, kinh tế vận doanh bằng chúng trí cao sẽ đem xã hội đến phồn vinh.
Đọc tiếp »
Hoa Nguyên
Con suối nào cũng in hình suối Dục Mỹ
Đỉnh đồi xa cũng giống đèo Rù Rì
Bức chiến tranh giữa mùa xuân hào lũy
Aó Treilli mừng rừng núi sình lầy
Ta vẳng nghe bài ca buồn em hát
Câu thơ về từ nhánh… phong ba
Con suối kia đang chảy dòng lưu lạc
Ta tận đời phiêu dạt cố hương xa
Đọc tiếp »
Lê Lạc Giao
Lời giã biệt niềm chi đau gió hú
Khép lòng tay nghe nắng cũ thầm thì
(Nguyễn Lương Vỵ)
Từ trái: Lê Lạc Giao, Tô Đăng Khoa, Phan Tấn Hải, Nguyễn Lương Vỵ và Trịnh Y Thư
Tháng 10 2019, nhà thơ Du Tử Lê ra đi. Chúng tôi những người bạn của anh ở Orange County làm buổi tưởng niệm cùng ra mắt tập sách “Người Về Như Bụi” vào dịp kỷ niệm trăm ngày (15-1-2020). Ai cũng có có mặt buổi tưởng niệm ấy trừ Nguyễn Lương Vỵ vì lý do sức khỏe. Phải nói từ khi còn quán ăn Tài Bửu (trước năm 2018) mỗi sáng chiếc bàn trước cửa quán hầu như ngày nào cũng có mặt hai nhà thơ Du Tử Lê và Nguyễn Lương Vỵ. Tôi thỉnh thoảng đến uống café với hai anh. Đến cuối năm 2017, Nguyễn Lương Vỵ qua cuộc phẫu thuật tim cùng căn bệnh tiểu đường khiến anh phải nhập viện cấp cứu nhiều lần. Từ đấy sức khỏe anh ngày một mong manh hơn.
Đọc tiếp »
Lê Quang Thông
Xuân đất trời không đến bên Tây.
Quê nhà Xuân, tuyết trắng ở đây.
Năm trước thôi, còn tưng bừng Tết,
mai vàng, pháo đỏ, bánh mứt đầy.
Mai ươm trồng khó, làm mai giả.
Bánh chưng gói, nấu giống quê nhà,
múa lân trống giục, hát Xuân ca,
Ly rượu mừng, say vang vui Tết.
Đọc tiếp »
Ngọc Cân – trấy Tiểu Đợi
Niên đưa tay lên gần mắt coi đồng hồ. 12 giờ này phải là 12 giờ trưa. Ghe đã chạy được 14, 15 tiếng. Trong sông. Hầm ghe lờ nhờ, những chút ánh sáng lọt vào đâu đó, trộn với mùi và khói xông ra từ buồng lái thành mờ ảo. Niên không nhìn tỏ mặt những người chung quanh; nhưng biết họ đang ăn uống. Niên ân hận là chiều hôm trước chỉ uống cà phê mà từ chối tô hủ tiếu bự. Hai người bạn chở Honda đưa từ Sàigòn xuống Phụng Hiệp đã phải chia nhau ăn rán. Lúc này chưa ai trên ghe biết Niên sẽ là tài công nên không tự động đi kiếm khoản dừa và mì gói đã dặn dành cho Niên.
Niên bóp hai chân; ngồi bó gối không lúc nào duỗi ra được nên chân Niên ê cứng. Tay đụng xăng đan mới nhớ là mình đã có ý mua nó để khỏi phải lê dép nhựa. Được việc khi cần chạy. Lôi mắt kiếng ra đeo lên mắt, choàng dây thun cột dính hai gọng ra sít sau đầu. Cái kiếng này có một mắt nguyên thủy có cận đúng số đo, mắt kia bể nên Niên kiếm một mắt khác, màu sậm hơn, hình như không độ.
Có tiếng súng nổ chách chách. Ghe tăng ga.
Đọc tiếp »
Mặc Phương Tử
Khi cuộc sống vẫn còn nhiều phía trước
Dù trải bao nhiêu ngày tháng phong trần.
Với ý thức – những nụ mầm nguyện ước…
Thông điệp tình người mang cả mùa xuân!
Đọc tiếp »
Tưởng Năng Tiến
Đến cuối đời, tôi bỗng đâm ra nghi ngờ “gốc gác” của chính mình. Dám tôi là người Mã, người Miên, người Miến, người Thái, người Lào, người Tầu (hay người Tiều) gì đó chớ không phải dân An Nam đâu nha.
Nước Việt là nơi sản sinh ra chủ nghĩa Mackeno (Mặc Kệ Nó) và dân Việt vốn nổi tiếng là vô cảm. Ấy thế mà tình cảm của tôi lại chứa chan và lai láng hết biết luôn. Đôi khi, tôi còn tưởng chừng như mình mang nặng cả nỗi sầu vạn cổ nên hay bị buồn ngang – buồn thấm thía, buồn não nề và buồn thê thảm – vào lúc chiều rơi, giữa những ngày năm cùng tháng tận.
Đang lúc nẫu ruột lại còn vớ phải một đoạn tùy bút (nát lòng) của Trần Mạnh Hảo. Chỉ đọc vài câu cũng đủ muốn nhẩy lầu:
Đọc tiếp »
Nguyễn Thị Khánh Minh
Anh ra đi ngày 18 tháng 2, 2021. lúc 1:38 sáng.
Nhạc trầm âm thấm buốt xương da
Không một ai thấy ta vừa chết…*
Anh nói
Tui một đời chỉ học tu thơ
Tim ban sơ nuôi hoài ánh lửa
Soi đêm đài. Điểm mặt ngu ngơ
Một bóng anh đi. Dặm trường con chữ
Từ hòn đất nâu. Bụi ớt quê nhà
Cánh chuồn mỏng kêu mưa. Trời cố xứ
Đọc tiếp »
Trần Yên Hòa
Thương tiễn Nguyễn Lương Vỵ
Thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ (1952-2021)
Nghe tin Nguyễn Lương Vỵ mất ngày 17-2-2021, tôi thật bàng hoàng. Dù biết Vỵ mổ tim đã gần ba năm, một cuộc mổ tim lâu lắc đến hai lần, lần đầu 8 tiếng đồng hồ, chưa thành công, phải mổ lại 6 tiếng đồng hồ.
Lúc đó đến thăm Nguyễn Lương Vỵ tại một trung tâm săn sóc sức khỏe người bịnh, ở Santa Ana, Vỵ đã tâm sự như vậy. Từ đó Vỵ phải di chuyển và sống tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe, từ Santa Ana đến Garden Grove. Muốn mời Vỵ đi uống cà phê, phải tới nơi Vỵ ở, chở Vỵ đi tới tiệm cà phê gần đó, khoảng tiếng đồng hồ rồi chở Vỵ về.
Cuộc gặp Vỵ gần đây nhất là tham dự buổi Ra Mắt Sách tập thơ “Âm Tuyết đỏ thời gian” tại cà phê Hạt Ngò, 2019. Hôm đó thấy Vỵ cười, nói, dù giọng nói rất yếu, bắt tay với các bạn văn đến tham dự, tôi thấy vui vì Vỵ đã khỏe hơn những ngày trước đó.
Đọc tiếp »
Hoàng Quân
Chưa đến ba mươi tuổi, một nách hai đứa con thơ, theo Ba, Mạ phải xa Huế. Từ đó, hơn nửa thế kỷ qua cho đến khi lìa đời, Mạ xuôi Nam, rồi sang Đức. Suốt mấy chục năm, Mạ chỉ còn những lần về Huế đôi ba ngày ngắn ngủi thăm gia đình, chứ Mạ không còn được sống ở Huế nữa. Bầy con Mạ sanh ở Quảng Ngãi, có lẽ đã ngấm giọng ru ngọt ngào của Mạ từ thuở chưa lọt lòng… à ơi, chiều chiều ông Ngự đi câu, cái ve cái chén cái bầu sau lưng… Bởi vậy, đứa nào giọng nói cũng đầy đủ sáu vài, mười hai nhịp.
Ở Quảng Ngãi, ở Sài Gòn, đi đâu chăng nữa, lời ăn tiếng nói của Mạ luôn xếp đặt mọi việc ổn thỏa ba bên, bốn bề. Mạ vào Sài Gòn đặt sách báo cho tiệm sách. Mạ đi mua trang thiết bị cho quán cà phê. Mạ đến những công sở ở Quảng Ngãi để tham dự đấu thầu cung cấp bút chỉ văn phòng. Mùa hè đỏ lửa, Ba không thể rời nhiệm sở ở miền Trung, Mạ dẫn bầy con nhỏ vào Sài Gòn chạy loạn. Thời gian này, một cảnh hai quê, lòng Mạ lo lắng ngổn ngang trăm mối. Tuy vậy, Mạ vẫn sắp xếp dắt bầy con nhỏ đi đó đây khắp Sài Gòn. Mạ muốn đưa mấy đứa con đi Chợ Lớn. Mạ hỏi đường, người Sài Gòn ngẩn người, không biết “Chợ Lợn” ở đâu. Nhưng rồi, Mạ vẫn tìm đến được những địa điểm như ý muốn. Người bạn của Mạ ở gần chợ Cầu Muối. Bác diễn tả, nhà bác có lát gạch bông đàng trước. Bình thường, với thông tin như vậy, có lẽ ai cũng phải lắc đầu, từ bỏ ý định tìm kiếm. Mạ lặn lội hỏi quanh và cuối cùng Mạ cũng đến thăm được người bạn.
Đọc tiếp »
Hoàng Minh Châu
đợi mãi vẫn chưa đến giao thừa
ôi đêm ba mươi
đợi mãi em cũng không về
ôi đêm ba mươi
son phấn làm chi cho bóng tối
ôi đêm ba mươi mù tăm nơi thế kỷ này
mặt nạ đêm âm thầm phủ lấp
những khuôn mặt người
chầm chậm qua đời không trăn trối
vàng hoa ơi quê hương vẫy gọi
tiếng hát miền thiên thần
Đọc tiếp »
Lê Tất Điều
Bạn trẻ,
Bạn là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, tài tử, tay mơ… hay chỉ tò mò tìm hiểu cho vui thôi, không sao, xin mời bạn gia nhập đoàn thám hiểm vũ trụ của tôi.
Tôi khởi hành từ mười bốn năm trước, có thể bây giờ bạn mới tà tà cất bước! Đừng ngại, không trễ giây phút nào đâu. Bởi vì phải đến bây giờ khoa học mới cho ta đủ hành trang, dụng cụ, kiến thức để khỏi lạc đường, để nhắm thẳng mục tiêu, tiến tới.
Chỉ đến thời đại này, khoa học mới cho phép nhân loại khai thác và sử dụng được nhiều khả năng tiềm ẩn trong trời đất, phát minh được những sản phẩm kỳ diệu tới mức mà bất cứ lúc nào, bất cứ ai cũng có thể bật ra những câu hỏi tuyệt vời – những câu hỏi dẫn thẳng tới trước cánh cửa cần mở để nhìn thấu cấu trúc của vũ trụ.
Đọc tiếp »
Nguyễn Lương Vỵ (1952-2021)
Thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ vừa qua đời ngày 17/2/2021 tại California, Hoa Kỳ. Sáng Tạo đăng lại Chín bài thơ không đề của ông để chúng ta cùng đọc và tưởng tiếc.
KHÔNG ÐỀ I
I.
Nhảy qua một giấc mộng:
Nhảy qua một bầu trời
Giấc mộng thì nửa vời
Bầu trời thì lộn ngược
Nhảy qua đời sẫy bước
Úp mặt soi vết thương
Thấy ở cuối con đường
Cầm dương bay áo đỏ
Nhảy qua một trận gió
Gió ôm chân thời gian
Áo đỏ ngất âm đàn
Đàn tan theo giấc mộng
Nhảy qua một chiếc bóng
Bóng ngã theo biệt ly
Kẻ ở gọi người đi
Dã quỳ vàng ngất máu
Nhảy qua một tiếng sáo
Sáo buốt lóng xương mây
Thì ra là mộng đầy
Giấc mộng trốn trong mộng!!!.
Đọc tiếp »
Nguyễn Thị Khánh Minh
Chúng tôi nhận được tin buồn thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ đã mãn phần ngày 17/2/2021 tại California, Hoa Kỳ. Xin đăng lại một tản văn của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh về thơ của ông như một nén hương lòng. (Sáng Tạo)
Vâng. Tôi đã nhìn thấy chúng qua gương một dòng trong. Những viên cuội lấp lánh nắng mai. Những viên cuội lung linh trăng rằm. Phản chiếu mầu sắc tĩnh và động. Những viên cuội lắng vào thẳm sâu giấc mơ của dòng -dòng chữ long lanh- ánh lên những gửi gắm của thời gian. Ta có thể nghe được gì từ nơi không nguồn cội và lồng lộng hư vô huyền nhiệm?
Có một ngày buồn trong khí đông phai, tôi về bên dòng ấy, nhìn những viên cuội Lục Huyền vang âm trong dòng chảy Tám Câu, tung hứng qua vần điệu, ngữ nghĩa, của Nguyễn Lương Vỵ (NLV) -nhà thơ luôn gây cho tôi bất ngờ qua mỗi thi phẩm của ông-. Tám Câu Lục Huyền Âm, ký tặng tôi vào tháng 3. 2013. Trời Calif. đã dợm sang xuân, có trong tay một tập thơ, một không gian riêng, hẳn nhiên là tôi có đủ ba lý do để hưởng cái thú vui đã thuộc cổ xưa này. Và thơ ấy kéo tôi về không khí Đường Thi. Mái nhà thơ Đường càng ngày càng ít kẻ, gần như bằng không, tìm về đụt nắng che mưa chữ nghĩa. Thế mà NLV đã ghé vào cung kính ngả nón chào, và kiểu như là, “thưa các tiền bối, giờ xin thưởng lãm một kiểu thơ Đường-Việt.” (Thật ra dùng chữ Đường-Việt ở đây chỉ là cách nói để tạm phân biệt thôi).
Đọc tiếp »
Nguyên Giác
Từ biệt nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (1952-2021)
Đêm lặng lẽ, chờ năm uẩn
tan theo nghiệp, bạn về đâu
kêu giữa trời nghiêng cánh nhạn
nguyện qua bờ dứt thảm sầu.
Mở trang kinh, đọc lời Phật
vô lượng khổ ngàn kiếp xưa
chờ nến tàn theo lửa tắt
nguyện chúng sinh khắp qua bờ
Đọc tiếp »
Trần Thị Nguyệt Mai
Chia sẻ cùng chị Khánh Minh
Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (1952-2021)
Ba mươi tết hốt hoảng
Text cho em báo tin
Nhắn cả hai cùng niệm
Phật Dược Sư hiển linh
“Anh Vỵ vào bệnh viện
Hai tuần rồi em ơi
Hôn mê chẳng còn biết
Chị xốn xang, lo âu…”
Đọc tiếp »
Trần Huy Sao
năm nay đón Xuân không đón Tết
vô ra quanh quẩn một rẻo đời
thấy Tết quê nhà đang tìm tới
cũng đành lỗi hẹn đợi sang năm…
dịch nạn tràn lan còn chen lấn
cô Vi đang thừa thắng xông lên
ở nơi chốn nào cô tìm đến
là có chuyến đò đưa sang sông…
Đọc tiếp »
Trần Văn Thuận
Noi gương các Thánh Mark, Matthew, John và Luke ghi lại cuộc đời Chúa Giêu trên dương thế, tôi cũng ráng viết về một biến cố mà tôi là một nhân chứng bất đắc dĩ, nay lén trở về tắm lại một lần nữa trong “dòng sông ngày ấy”, cho dù đó là một đoạn sông đầy máu và xác người.
Tôi còn nhớ rõ, vào Tết Mậu Thân năm 1968, tôi chỉ thiếu 4 tháng là “tròn” 19 tuổi, đang học Dự Bị Văn Khoa Huế, Ban Pháp Văn. Như những Tết khác, Mạ tôi, làm gì thì làm, thế nào cũng phải làm vài hũ dưa món. Ngoài ra, thế nào cũng có một nồi sườn ram, một nồi thịt kho Tàu, vài chục lọn tré. Đặc biệt năm nay, ngoài nhiệm vụ bếp núc, nấu nướng, Mạ tôi đã “đề nghị” thực hiện thêm một dự án ngoài lịch trình, và chẳng có dính dáng gì đến chuyện Tết nhứt hàng năm: Xây một hầm cát kiên cố cho gia đình và phải làm xong trước Tết!
Đọc tiếp »
Trần Thụ Ân
Chỗ ngã lưng qua đêm
Hàng cây chờ lộng gió
Thả lên vì sao nhỏ
Đánh thức một mùa trăng
Chỗ trống không mây giăng
Bầy chim choàng áo nắng
Băng suốt miền đất lạnh
Mang về cả mùa Xuân
Đọc tiếp »
Nguyễn Văn Sâm giới thiệu và chú giải
(Tặng và cám ơn LMT)
Chắc chắn rằng hai tác phẩm Quả Phụ Ngâm đã tạo nên cảm hứng trực tiếp cho những bản văn khóc chồng, khóc vợ nổi tiếng trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20 là Giọt Lệ Thu (1928) của nữ sĩ Tương Phố và Linh Phượng (1934) của thi sĩ Đông Hồ. Sự kiện chết chồng chết vợ của hai vị nầy chỉ là những giọt nước tràn ly để những cảm xúc được thành văn.
Cách nay chừng 3 tháng (10, 2020) một người trẻ ở Việt Nam giới thiệu trên fb cuốn Bần Nữ Thán mà anh thủ đắc đã lâu. Qua cái bìa sách thấy có giới thiệu phụ bản bài Quả Phụ Ngâm, tôi tò mò hỏi xin để có được văn bản nầy. Anh bạn vui lòng cung cấp và khi nghe tôi có ý muốn viết gì đó về bản văn chưa được nhiều người biết kia, anh đã vui lòng đánh máy y theo nguyên văn.
Đọc tiếp »
Hoàng Xuân Sơn
tháo khoán giùm ta một nỗi niềm
mươi năm chúi mũi khúc kỳ vọng
buổi sáng mưa chào rất trang nghiêm
chào ơi. một ngày cây đứng thẳng
mật ở dưới đất. con chuột nhũi
con gấu nhồi bông trèo lên cao
trước ngõ sau nhà đêm dui dúi
giấu mặt vân nương, một cánh đào
Đọc tiếp »
Trần Lý Lê
Năm ấy Giang qua Á Châu trong ba tháng hè, cô làm việc cho một tổ chức bất vụ lợi của tư nhân, mục đích chính là tìm cách trợ giúp nông gia, từ việc chọn giống lúa đến việc chăn nuôi.
Làng quê của những vùng đất nông nghiệp nào trông cũng khá giống nhau, cũng nhà tranh vách đất, chuồng trâu bò, gà vịt và đồng ruộng bát ngát. Giang làm quen và thân thiết với gia đình ông bà Choen, đôi vợ chồng trong tuổi bốn mươi và ba đứa trẻ con, tuổi từ 10 đến 15. Ngoài thửa ruộng mấy mẫu, họ nuôi gia súc để phụ việc, trồng thêm mấy liếp rau và có con chó đốm. Đứa con gái lớn nhất, Suchin, ngày dẫn trâu ra đồng nhơi cỏ; chiều về hun khói đuổi muỗi, chăm lo con trâu mẹ đang nuôi con thơ. Thằng con giữa được cắp sách đến trường làng. Con bé út chăn đàn gà chạy quanh sân trong khi cha mẹ cấy cày ngoài ruộng… Cuộc sống của họ vất vả nhưng đầm ấm và giản dị.
Đọc tiếp »
Huỳnh Minh Lệ
tôi đi thăm núi thăm sông
một thời lửa cháy làng không có người
anh em giết chóc làm vui
mỹ từ đủ thứ chôn vùi máu xương
tôi đi thăm những con đường
mà khi nhắc đến tôi mường tượng ra …
tôi đi thăm những hồn ma
những hồn sông núi đã xa đã mờ
Đọc tiếp »
Tưởng Năng Tiến
Báo Trẻ, số Xuân Tân Sửu – phát hành từ Dallas, Texas – có bài viết cảm động (“Suchin & A Hù”) của tác giả Trần Lý Lê về nông dân và gia súc.
Người kể chuyện tên Giang. Cô làm việc thiện nguyện ba tháng Hè cho một tổ chức bất vụ lợi, tại một thôn làng hẻo lánh ở Thái Lan, để giúp cho người dân cải thiện phương thức chăn nuôi và trồng tỉa.
Giang gần gũi nhất với gia đình một nông dân tên Choen. Họ có ba đứa con. Cô con gái lớn tên Suchin, không được đi học như hai em, phải ở nhà chăm sóc cặp trâu (Tờ Ru với A Hù) và chú nghé Ahura vừa mới chào đời.
Đọc tiếp »
Trang Châu
Lovers in moonlight
Marc Chagall
Mình hãy coi nhau đêm nay như tình nhân
hãy coi tuổi nhau như vừa đôi tám
hãy gợi lòng mình như vừa biết yêu đương.
Anh sẽ cho lui dòng thời gian
để thấy em xinh hồng đôi má
môi thoáng cười trong giao mắt đầu tiên.
Anh sẽ bắt thời gian dừng lại ở
giây phút đợi chờ anh cầm lấy tay em.
Đọc tiếp »
Nguyễn Trần Diệu Hương
Thứ hai 18 tháng 1
Mùa đông kéo dài từ 21 tháng 12 đến 21 tháng 3 hàng năm, mới đi được hơn một phần ba, đường gian khổ đối phó với Coronavirus và “đồng minh” nhiệt độ thấp vẫn còn đến hai phần ba. Nhu cầu thì cao, mà lượng thuốc sản xuất thì có giới hạn nên xảy ra nhiều chuyện buồn trong thời đại dịch.
Một nhân viên y tế làm việc trên xe cứu thương đã từng được chọn là “nhân viên cứu thương của năm 2020” ở Florida bị bắt vì tội giả mạo giấy tờ, dựng lên ba tên người không có thật để đánh cắp ba liều thuốc chủng ngừa. Điều đáng buồn là anh giả mạo giấy tờ để lấy một liều thuốc chủng ngừa Coronavirus theo yêu cầu của boss (để dùng cho mẹ của người này). Khi mọi chuyện vỡ lỡ, người ta chỉ thu được lại hai trong ba doses bị đánh cắp, liều thứ ba không tìm lại được, có lẽ đã được chích cho ai đó không thuộc diện ưu tiên.
Đọc tiếp »
Trần Mộng Tú
Phủi bụi trên vai gầy
Phủi nhiễu nhương trăm họ
Phủi những con siêu vi
Nhăm nhe tìm chỗ trọ
Ném thật xa tiếng động
Ném thật xa tiếng gào
Tất cả sau cánh cửa
Ngăn tai ương bước vào
Đọc tiếp »
Chu Nguyên Thảo
Con hát bài hát cũ
Mẹ tấm tắt khen hay
Chiều núi xa mây phũ
Vạt bắp nà gió lay
Một đời mẹ vất vả
Con khôn lớn theo người
Đi đứng chạy vấp ngã
Về ôm mẹ là vui
Đọc tiếp »
Ngọc Cân – trấy Tiểu Đợi
Hồi đầu chung quanh vườn sau trồng rau các loại. Góc đất đó là một phần của luống rau thơm. Sát chân hàng rào gỗ dựng thêm ván bề ngang ba tấc để chắn đất vun. Rau thơm lá nào lá nấy to, xanh mởn. Nó lớn nhanh, mạnh, ăn không kịp. Nó cao lớn đến mức có thể tự ngắt thành nhiều cành, vương vãi đầy sân. Nói vậy cho đở tức, chớ hai vợ chồng thắc mắc không biết con gì phá, chỉ có thể là raccoon -gấu mèo.
Chúng nổi tiếng phá vườn rau, đánh đuổi chúng, chúng còn biết quay lại trả thù.
Té ra nó chui dưới ván chận qua vườn hàng xóm, ngóc đầu lên; hay bông nó bay qua khe hàng rào, đáp xuống; rau thơm đã xâm phạm riêng tư người ta. Vợ chồng hàng xóm là dân gốc, ra vô gặp nhau chào hỏi lịch sự. Garage của họ đủ các thứ đồ nghề, cần gì cứ mượn xài vui vẻ. Cùng là dân thuốc lá, bên này tằng hắng, ho khan thì bên kia cũng có tiếng hộp quẹt xẹt xẹt.
Đọc tiếp »
Trangđài Glassey-Trầnguyễn
sáng. mùng Ba chập chờn mở mắt
ký ức lừ đừ đủng đỉnh bước ra
cõi hồn nhiên trùm lên ngôi nhà đổ
hạnh ngộ vầng dương. bỏ bạn bè
Đọc tiếp »
Song Thao
Ông Địa là người mang lại cái Tết cho mọi người. Giữa tiếng trống tiếng chiêng nhộn nhịp, ông nhảy múa với khuôn mặt không bao giờ tắt nụ cười. Tôi chưa bao giờ thấy ông Địa không cười. Nụ cười của ông không chỉ là nụ cười cứng ngắc trên mặt nạ mà còn hiển hiện trong bộ quần áo xanh đỏ lộn xộn, cái bụng phệ cố hữu và, nhất là điệu nhảy tung tăng với chiếc quạt bên những chú lân và những tràng pháo đang nhoáng lửa nổ vang lừng.
Trong đoàn lân ngày tết, “nhân vật” nổi bật nhất dĩ nhiên là lân. Ngày xưa chỉ có một cặp lân, con đực là kỳ, con cái là lân. Ngày nay lân cũng như người, bị nạn nhân mãn nên có cả bày lân. Con xanh con đỏ, con trắng con vàng, hoa cả mắt. Bên cạnh lân là ông Địa. Ông này thờ chủ nghĩa độc thân nên xưa hay nay cũng vậy, cứ mình ên múa lung tung. Trẻ em thường khoái ông Địa. Nhạc sĩ Vũ Hoàng có bài hát “Bé Thương Ông Địa” nói lên sự yêu mến này:
Đọc tiếp »
Trần Yên Thảo
1.
Tủi thân giấy mực đã đành
mười năm ngồi vẽ chưa thành dung nhan
đêm dài nghiên bút kêu than
hồn tu mấy kiếp về quanh chổ nằm.
2.
Ôm lòng đến cõi siêu nhiên
thở hơi phố xá còn nguyên mùi trần
hết Sở lại quay về Tần
ham mê lối tắt đường gần hóa xa.
Đọc tiếp »
Ngọc Ánh
Đối với tôi, không có con giáp nào hợp lý trong cuộc đời mình, bởi vì sự thật chẳng ai lựa chọn được rủi may trong số phận khi sanh ra, tất cả chỉ là ngẫu nhiên, đứa trẻ ra đời năm nào thì cầm tinh con vật đó như một mặc định từ thời xa xưa của ông bà, nhưng không có nghĩa vận hạn phải bị dính dáng suốt đời tới con giáp mà không ai biết chính xác ra sao. Người ta còn xem Tử Vi để đoán trước tương lai giàu nghèo của đứa bé. Sao không “tâm sinh tướng” mà phải phụ thuộc “tướng sinh tâm”? nghĩa là dạy đứa nhỏ sống thiện lương để cuộc sống nó tốt hơn là coi bói mơ hồ gieo cho nó tánh ỷ dựa “con vua thì được làm vua …”
Đọc tiếp »
Đỗ Phủ (712-770)
Yên Nhiên chuyển ngữ
Ngõ nhà nàng cỏ hoa dẫn lối
Ngàn đóa muôn bông rối trĩu cành
Luyến lưu bướm đẹp lượn quanh
Say sưa ríu rít chim oanh hót lừng
Đọc tiếp »