Archive for the ‘Trần Thị Nguyệt Mai’ Category

Trần Thị Nguyệt Mai
Chia sẻ cùng chị Khánh Minh


Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (1952-2021)

Ba mươi tết hốt hoảng
Text cho em báo tin
Nhắn cả hai cùng niệm
Phật Dược Sư hiển linh

“Anh Vỵ vào bệnh viện
Hai tuần rồi em ơi
Hôn mê chẳng còn biết
Chị xốn xang, lo âu…”
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai


Nhà văn Nguyên Minh
Ảnh: Thu Nguyệt

Anh Nguyên Minh viết thư cho hay
Đang thực hiện một cuốn sách do nhiều người viết
Chân dung văn học tác giả và tác phẩm: Nguyên Minh
Và nhắc tôi viết bài đóng góp.

Tôi quen anh Nguyên Minh từ anh Trần Hoài Thư
Khi ấy tôi đang giúp sửa morasse cho tạp chí Thư Quán Bản Thảo
Có một bài Sống và Viết: Đêm Noël trong đời tôi*
rất dễ thương của anh Nguyên Minh
Nên cuối năm 2011, nhân chuyến về Sài Gòn thăm gia đình
Anh Trần Hoài Thư nhắc, “Nhớ đến thăm anh Nguyên Minh.
Nhân thể ủng hộ Quán Văn mới phát hành.”
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai
Cảm hứng từ một nhân vật trong tập truyện song ngữ “Mặt Trận Ở Sài Gòn” của Bác sĩ / Nhà văn Ngô Thế Vinh.
Kính tặng Anh, Người Lính VNCH.

Có thể khi em mở lời để nói:
“Tạ ơn Anh đã cho em
tuổi hoa niên rực rỡ mộng mơ
Những tháng ngày an ổn nên thơ
Cùng đèn sách bên Thầy Cô bè bạn…”
Em tự trách mình ngày xưa lãng mạn
Yêu mây chiều, trời đất, trăng sao
Đã thờ ơ, mơ tưởng đến chốn nào
Mà không nghĩ về cuộc chiến tranh ở
phía xa thành phố
Nơi đạn bom hằng đêm vẫn nổ
Và Anh,
đã đi qua nhiều gian khổ
khó khăn
Lên rừng núi, xuống đồng bằng
Gắng ngăn chận địch, đập tan ý đồ…
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai

Hình ảnh ngày mưa thường gợi buồn. Nhất là những ngày mưa lê thê, rả rích. Hết mưa, đất trời như được tắm gội tươi mát, cảnh vật đẹp hơn bao giờ. Trời cao, nắng đẹp, mây xanh, hoa lá khoe sắc màu tươi mơn mởn. Mưa được ví như giọt nước mắt: Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em (Ru đời đi nhé – Trịnh Công Sơn). Nên mưa cũng biểu hiện cho một đoạn đời khó khăn, buồn thảm. Sông có khúc, người có lúc. Rồi một ngày nắng đẹp lại trở về. Chẳng thế mà tục ngữ Việt Nam có câu: “Sau cơn mưa trời lại sáng.”

Tôi đã đến với “TÔI CÙNG GIÓ MÙA” của nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp, bắt gặp “Mưa ở đây như mưa ở quê nhà” để cùng chia sẻ với ông một đoạn đời “mưa” khốn khó, khi ông đang như con chim bay trên bầu trời rộng bỗng một hôm sa chân vào chốn tù đày được gọi với mỹ từ “học tập cải tạo”!!!
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai


Thư Quán Bản Thảo, số đầu tiên

Thời gian như một chớp mắt. Mới ngày nào hai anh Trần Hoài Thư và Phạm văn Nhàn cùng nhóm bạn thuộc “thế hệ chiến tranh” cho ra đời Thư Quán Bản Thảo (TQBT), trúng vào dịp cả nước Mỹ đang rúng động với sự kiện 911 của bọn khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda, nhằm mục đích giữ gìn và phổ biến những sáng tác của bạn bè thân hữu và những người làm văn học nghệ thuật của miền Nam trước 1975. Thế mà hôm nay TQBT đã vừa tròn 18 tuổi và đang bước vào năm thứ 19. Một chặng đường thật dài. Em xin được chúc mừng TQBT cùng hai anh.

Nhìn lại con đường đã qua. “Cuộc chơi bắt đầu. Tập 1 mỏng như một cái ngoắc tay rụt rè. Cuộc chơi tiếp tục. Tập 2 dầy thêm một ngón tay níu. Rồi những cánh tay choàng tới, ân cần… Bạn bè lần lượt trở về càng lúc càng đông… Từ một góc bàn viết gá nhờ giàn bếp, trong một gác lửng cheo leo giữa một chung cư ngất ngưởng đến một chiếc bàn khuất lấp trong một góc quán cà phê ồn ào… xa hơn nữa, bất ngờ hơn nữa, những dòng thơ những trang chữ viết lén viết lút bay vuột sang từ bên kia biển dữ… Cứ vậy, bài vở lần lượt bay đi bay lại, rồi được sửa chữ, sắp trang… Những đêm sau một ngày vất vả ở hãng xưởng, những ngày thứ bảy chúa nhật sau một tuần lễ mưu sinh mệt đừ … Vẫn vui, vẫn cặm cụi, vẫn cằn nhằn vì những trễ nải, … mà vẫn vui, vẫn cặm cụi và vẫn cằn nhằn… Xong một chặng đường, bài vở lại theo đường điện thư gởi vèo qua một căn nhà khác ở Plainfied (NJ), chui xuống hầm và in thành tập bằng một loại máy in “duy nhất”, thứ máy in được biến chế bằng đủ loại thập vật phế thải kể cả nồi niêu soong chảo của vợ nhà. Giấy, mực thì rình mua trên E-bay hay bán tháo bán đổ ở những cửa tiệm phá sản. Báo in xong cắt dán bằng tay, keo nung nóng đốt phỏng tay là thường… Vẫn vui, vẫn say mê, vẫn hớn hở mỗi lần nhìn thấy từng tập báo hoàn thành. Rồi cột rồi bó rồi vác từng thùng chất lên xe chạy ra nhà bưu điện, gởi đi tám hướng. Vác mệt còng lưng, dán tem mệt nghỉ. Vẫn vui, vẫn mừng… Cám ơn, cám ơn vô vàn những tấm lòng đã làm một việc gần như “khùng khịu” nhất đời để cuộc chơi chung của bạn bè còn có cơ tiếp diễn, để người quen kẻ lạ còn có chỗ trải bày tâm sự, để văn chương khỏi bị “cách” cái “mạng” oan tình.” (1)
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai

Thư Quán Bản Thảo chào đời vào tháng 9/2001, cùng năm và tháng với sự kiện khủng bố 911. Dịp này bọn khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda đã cướp tổng cộng 4 máy bay: hai chiếc đâm vào hai ngọn tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York, chiếc máy bay thứ ba nhằm vào Ngũ Giác Đài ngay bên ngoài Washington D.C., và chiếc máy bay thứ tư bị rơi trên một cánh đồng ở Pennsylvania. Sự kiện này đã làm rúng động toàn thể nước Mỹ cũng như thế giới.

Tôi tin rằng Thư Quán Bản Thảo (TQBT) cũng đã làm rúng động giới văn chương Việt Nam trong nước và hải ngoại khi hai anh Trần Hoài Thư và Phạm Văn Nhàn đã ráng trụ và lèo lái tờ tạp chí này trong suốt 17 năm qua để ngày một thêm khởi sắc và vẫn giữ được chủ trương từ những ngày đầu. Từ bấy đến nay thoáng chốc đã 17 năm trôi qua và bây giờ TQBT đang bước vào năm thứ 18.
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai

Tạp chí Thư Quán Bản Thảo (TQBT) ra đời vào tháng 9/2001. Năm nay là tròn 16 tuổi, với 76 số báo đã được phát hành. Một chặng đường thật dài và lắm gian nan, về tinh thần lẫn vật chất. Nhưng với quyết tâm khôi phục lại di sản văn chương miền Nam một thời lừng lẫy, nhân bản, các anh Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn cùng nhóm chủ trương đã cho ra đời những số báo mà tưởng chừng như không thể thực hiện, nhất là đối với một tạp chí không bán, không nhận quảng cáo như TQBT. Tiếp theo 71 số báo của lần sinh nhật năm ngoái, đến nay TQBT đã phát hành thêm được 5 số báo (kể cả số báo này bạn đang có trên tay).

72: Giới thiệu tạp chí Văn Học (1962 – 1975)
73: Giới thiệu tạp chí “di cư” Văn Hóa Nguyệt San (1952 – 1974)
74: Báo sinh viên và Nguyệt san Tình Thương
75: Những số báo văn học cuối cùng của miền Nam
76: Nhà văn Lữ Quỳnh
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai

chan_dung_nguyen_thi_khanh_minh-dinh_cuong
Nguyễn Thị Khánh Minh. Đinh Cường vẽ

Ở cuối mỗi điện thư, chị thường ký tắt km, chữ nhỏ, không hoa. Là “khánh minh”. Ai cũng hiểu như vậy. Nhưng bỗng một hôm anh Đỗ Hồng Ngọc khám phá ra: km là kí-lô mét.

khánh minh viết tên mình
km khiêm tốn
thư từ bè bạn
nhiều lúc đọc nhầm
thành kilomet
nhiều lúc hỏi thầm
từ đây đến đó
bao nhiêu khánh minh?

(km – đỗ hồng ngọc)
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai

bia_tho_quynh-hoang_xuan_son

Cách đây hơn 30 năm tôi mới được dịp xem hoa quỳnh nở, tình cờ trong một ca trực đêm tại cơ quan. Từng cánh quỳnh như chờ đợi kẻ tri âm bung ra tỏa hương thơm dịu nhẹ. Hoa trắng, sang trọng, đẹp. Chỉ nở một lần rồi tàn tạ.

“Thơ Quỳnh” của Hoàng Xuân Sơn có phải cũng như đóa quỳnh kia chỉ dành cho người tri kỷ?

để thơ thấm vào máu
máu nở ra quỳnh hoa
có khi hồn ẩn dã
hương vỡ như khóc òa

(ngọc văn, thơ và quỳnh hương)
(more…)

Quả lạ

Posted: 25/05/2015 in Thơ, Trần Thị Nguyệt Mai

Trần Thị Nguyệt Mai

strange_fruit-dinh_cuong
Strange Fruit
dinhcuong

Tiếng hát Billie Holiday nức nở xoáy buốt
Southern trees bear a strange fruit,
Blood on the leaves and blood at the root,
Black body swinging in the Southern breeze,
Strange fruit hanging from the poplar trees.

Em nghe bao lần “Strange Fruit”
và em bật khóc
Chị Phùng Thăng ơi!
em đã nghĩ đến miền Nam
đến những đồng bào của chúng ta
đến đoạn dây thòng lọng nơi cây dương
trên đảo Koh Tang
nơi chị đã đến một đêm trăng nào
trăng không sáng rõ
(Trời như cũng buồn theo bước người đi)
(more…)

Điều hợp: Nguyễn Lệ Uyên
Tham dự: Luân Hoán, Trần Doãn Nho, Trần Văn Nam, Trần Hoài Thư, Nguyễn Lệ Uyên, Nguyễn Vy Khanh, Lữ Quỳnh, Phạm Văn Nhàn, Trần thị Nguyệt Mai

group_discussion

Tạp chí Thư Quán Bản Thảo 63, dành phần lớn số trang cho chủ đề 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM, để một lần nữa, khẳng định sự đóng góp của các nhà văn nhà thơ trong giai đoạn máu lửa cùng giá trị nhân văn, tự do lẫn các khuynh hướng sáng tạo của họ trong giai đoạn đất nước lâm vào cuộc nội chiến tàn khốc nhất.

Văn học miền Nam 54-75 không hề mang tính chất độc hại của một loại sản phẩm văn hóa mà nhà cầm quyền CSVN gán cho cái nhãn nô dịch, phản động, đồi trụy. Ngược lại, nó đã làm tròn sứ mệnh của người cầm bút trước lịch sử văn học Việt Nam.

Những gì mà giới văn hóa văn nghệ miền Bắc, dưới sự chỉ huy của đảng CSVN đã và đang tiếp tục bức tử một nền văn học chói sáng ở một nửa đất nước, trong một cụm từ mang tính thóa mạ, báng bổ: “Văn học đô thị miền Nam” (?!), là điều không thể chấp nhận, đi ngược lại xu hướng phát triển đa chiều về văn hóa dân tộc của bất kỳ một quốc gia nào!
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai

lu_quynh
Nhà thơ Lữ Quỳnh

Lữ Quỳnh là một tên tuổi đã có mặt trên văn đàn từ trước năm 1975. Ông cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Mai, Phổ Thông, Ý Thức, Thời Nay, Thời Tập… và sau này, từ năm 2001 ở hải ngoại, ông có bài đi trên Văn Học, Khởi Hành… Cát Vàng – tập truyện đầu tay của ông – do nhà xuất bản Ý Thức phát hành năm 1971 (Văn Mới, California tái bản 2006) và Những Giấc Mơ Tôi là tập thơ mới nhất do nhà xuất bản Văn Mới ấn hành năm 2013.

Ông đã thành công trong cả hai địa hạt Văn và Thơ như nhà thơ Du Tử Lê [2] đã nhận xét:

“Trong ghi nhận của tôi về 20 năm văn học miền Nam, có nhà văn Lữ Quỳnh. Nhưng, cũng trong ghi nhận của tôi, Lữ Quỳnh còn là một thi sĩ.

Ông không chỉ là thi sĩ qua những hình ảnh trong văn xuôi.

Ông không chỉ là thi sĩ qua những so sánh, liên tưởng, nhân cách hóa trong khá nhiều truyện ngắn của ông. (Mà,) với tôi, ông còn là thi sĩ chan hòa tính nhân bản, trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa trên lộ trình sống/chết miền Nam điêu linh, 20 năm.”
(more…)

Trần thị Nguyệt Mai

ch-nny-tht-dc
Từ trái: Cúc Hoa, Nguyễn Ngọc Yến, Trần Hoài Thư, Đinh Cường (Nguồn: Blog Pham Cao Hoàng)

Trong tháng 12 tôi thật bận rộn sau một chuyến đi xa trở về. Anh Trần Hoài Thư cho biết Thư Quán Bản Thảo 55 có chủ đề “Nhà văn Dương Nghiễm Mậu” sẽ phát hành tháng 1-2013 với phụ bản “Địa ngục có thật”, một bút ký của ông viết về Tết Mậu Thân, mà anh đã cùng với chị Yến đi lên Đại học Yale sưu tập (vì gần nhà anh chị hơn Đại học Cornell). Anh chị đi lần thứ nhất, phải đóng $35 làm thẻ thư viện chỉ có giá trị trong một tuần lễ (chuyện tiền nong này, đại học Cornell không bao giờ đòi hỏi). Tuy nhiên, dù anh đã đứng trước kệ sách tìm hoài tìm mãi nhưng vẫn không thấy. Hỏi thì được biết cuốn sách đã có người mượn và chưa hoàn trả. Anh buồn bã ra về. Anh đã nản chí, đã nghĩ là sẽ ra báo nhưng không làm phụ bản nữa. Nhưng hai ngày sau khi nhận được email của Yale cho hay sách đã về tới thư viện và yêu cầu anh tới nhận sách trong vòng 10 ngày, thì chính chị Yến là người đã động viên, đã khuyến khích anh thực hiện ý định của mình. Để anh chị lại lên đường thêm một lần nữa. Nói như vậy, để bạn thấy rằng, đằng sau anh Trần Hoài Thư luôn luôn có người vợ, người cộng sự đã đồng hành với anh trên mỗi bước đường, mỗi dự án. Sẽ không bao giờ có cả ngàn, cả chục ngàn trang sách sưu tầm văn thơ miền Nam thời chiến nếu không có chị Yến tiếp tay ủng hộ với anh Trần Hoài Thư để thực hiện những dự án đồ sộ ấy. Như anh Phạm Cao Hoàng đã ghi lại trên trang blog của anh:

Công việc đầy hy sinh và gian khổ của Trần Hoài Thư và Nguyễn Ngọc Yến trong hơn 10 năm qua nhằm sưu tầm và thực hiện TỦ SÁCH DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM 1954-1975 là có một không hai. Lái xe hàng ngàn dặm, nhiều lúc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, đến các thư viện Mỹ còn lưu trữ sách báo miền Nam trước 1975, sao chụp lại, mang về nhà đánh máy, in thành tuyển tập, thành sách. Không phải chỉ in vài cuốn, mà là hàng trăm cuốn. Không phải chỉ vài trăm trang, mà là hàng chục ngàn trang. Lao tâm khổ trí, vất vả, mệt nhọc, tốn kém tiền bạc, nhưng Nguyễn Ngọc Yến, người phụ nữ hiền hòa gốc Cần Thơ, vẫn vui vẻ kiên trì hỗ trợ Trần Hoài Thư hoàn thành ước mơ của mình…”
(Một bông hồng cho bạn tôi – Phạm Cao Hoàng)
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai


Nguồn: http://phamcaohoang.blogspot.com/

Trong một bài tập đọc thuở tiểu học, tôi vẫn còn nhớ hai câu:

Thời giờ thấm thoát thoi đưa
Nó đi đi mãi có chờ đợi ai …

Quả thật, thời gian trôi qua quá nhanh. Time flies – bạn Mỹ nói vậy. Mới ngày nào tôi bắt đầu được giao cho nhiệm vụ “thầy cò”, đến nay đã được hơn một năm rồi. Từ số 46 đến nay là số 54, 9 số báo. Như bạn đã từng biết, Thư Quán Bản Thảo là một tạp chí văn học nghệ thuật phát hành bất định kỳ, chỉ để dành biếu tặng cho thân hữu và những ai còn tha thiết quan tâm đến văn chương miền Nam trong thời chiến, do nhà văn Trần Hoài Thư và các bạn của anh chủ trương. Tạp chí không bán, không nhận quảng cáo. Vậy mà nó vẫn sống được đến nay là 12 năm. Chuyện không thể tin nhưng có thật. Bởi nó được sự thương yêu quan tâm chăm sóc đặc biệt của anh chị Trần Hoài Thư và các thân hữu, nhất là anh Trần Hoài Thư, người chủ nhiệm kiêm chủ bút, kiêm ấn công kiêm đóng sách, cắt sách và khuân sách ra bưu điện gởi đến tay bạn đọc. Một người tuổi đời đã ở thời điểm “xưa nay hiếm”,  trong khi có lúc chứng bệnh Gout và bệnh Joint không ngớt hành hạ, để có những hôm đau nhức quá, anh đã đi không nổi, chân lê cà nhắc, phải bò, phải lết, phải dựa vào chị, và anh đã chia sẻ với tôi: “Anh sẽ cố gắng tập trung cho số báo này (số 51 ra tháng 4 năm 2012) và chắc lâu lắm mình mới làm số kế tiếp”. Vậy mà sau đó hai tháng, anh ra số kế tiếp (số 52 phát hành tháng 6 năm 2012). Tiếp theo, số 53 – tháng 8 năm 2012, chủ đề Tạp chí Văn – anh lại in tặng phụ bản “Truyện từ Văn” gồm những truyện ngắn của anh đã đi trên Văn dày gần 300 trang, với bìa bọc ngoài ép bằng phim láng (laminating book jacket cover) màu đen rất sang trọng. Lại một lần nữa, anh điện thư cho tôi: “Em nghỉ ngơi cho khỏe, anh sẽ ngưng một thời gian…” Nhưng rồi tiếng gọi văn chương thôi thúc, anh lại tiếp tục ra số báo này, số 54, phát hành vào trung tuần tháng 10, mà bạn đang cầm trên tay.
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai

Trong bài giới thiệu về tác giả Trần Hoài Thư của nhà văn Mai Thảo đăng trên tạp chí Văn ngày 1-3- 1972, ông đã viết:

“…Người đọc có thể chê trách người lính bệnh của Trần Hoài Thư trong Bệnh Xá Cuối Năm đã đề cập tới những chủ đề lớn như chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước, đoàn viên và thương yêu hai miền, bằng một tâm hồn quá đơn giản, thơ ngây. Người lính của chúng ta hiền quá. Hiền thật. Làm thế nào được. Dân tộc ta hiền, mãi mãi hiền, mặc dầu đã hai mươi năm lâm trận. Cái tính hiền đó được biểu hiện cùng khắp trong những truyện ngắn về tiền đồn, về mặt trận, của Trần Hoài Thư, mà Bệnh Xá Cuối Năm là một.”

Thật vậy, trong các truyện ngắn của anh trong tập “Truyện từ Văn” (*) mà tôi hân hạnh được đọc, nổi bật lên hình ảnh người lính VNCH thật hiền, dù là khi nằm trong bệnh viện hay khi đang lâm trận, hoặc ở bên người em, người tình. Họ chỉ có một mơ ước duy nhất, là ngày hòa bình mau trở lại để trở về với làng quê, xóm cũ, bên cha mẹ già, lấy vợ sinh con. Thôi không còn những ngày nằm mương nằm mả truy lùng địch. Không còn hỏa châu, trái sáng, tiếng đạn bom trên quê hương đã quá nhọc nhằn.
(more…)