Posts Tagged ‘Trần Hoài Thư’

Đỗ Trường

 

Không ngờ thi tập Vịn Vào Lục Bát từ Hoa Kỳ được gửi đến tôi sớm như vậy, chỉ hơn chục ngày sau in ấn, ra lò. Vâng, chắc chắn đó là sự ưu ái của nhà xuất bản Thư Ấn Quán và nhà văn Trần Hoài Thư đã dành cho tôi. Một chút đó thôi, ấy vậy để lại trong lòng người một ấn tượng, một cảm xúc thật sâu sắc.

Tuy trước đây, rải rác đâu đó đã đọc một số bài, nhưng khi nó được chọn đóng thành thi tập chuyên lục bát một cách có hệ thống, đọc lại cho tôi cảm xúc khác hẳn. Có thể nói, đây là tập thơ quan trọng, và tâm huyết nhất của Trần Hoài Thư. Nó như một điểm tựa sống cuối cùng của ông. Bởi, bệnh tật và thời gian khắc nghiệt đã làm bạn bè, người thân, từng ngày, từng ngày rời bỏ ông. Do vậy, sự biên tập từng phần, từng giai đoạn gắn với thân phận của thi sĩ và xã hội, một chủ ý rõ ràng của tác giả. Có điều đặc biệt, dường như tập sách nào của Trần Hoài Thư dù viết, in ấn ở trong nước (trước 1975), hay nơi hải ngoại đều mang hơi thở của chiến tranh. Và Vịn Vào Lục Bát cũng vậy, tuy là tập thơ với cái tôi riêng tư nhất, nhưng nó vẫn không thoát ra khỏi cái lẽ thường ấy. Ngoài hai phần viết về bản thân, gia đình, và bạn bè thì chiến tranh khói lửa vẫn đậm đặc trong thi tập này.
(more…)

Phạm Cao Hoàng thực hiện


Trần Hoài Thư
Photo by Phạm Cao Hoàng – New Jersey, 7 tháng 5.2017

Gần 20 năm qua, trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt ở hải ngoại, Trần Hoài Thư là cái tên được nhiều người nhắc đến, là nhà văn/nhà thơ được nhiều người yêu mến vì công lao của ông trong việc sưu tầm và xuất bản các tác phẩm văn học miền nam 1954-1975. Bằng số tiền lương hưu ít ỏi, với sự hỗ trợ của những người có lòng với văn học miền nam, từ năm 2000, Trần Hoài Thư cùng người bạn đời Nguyễn Ngọc Yến mua máy in, thành lập nhà xuất bản Thư Ấn Quán và tạp chí Thư Quán Bản Thảo. Cho đến nay, phần lớn các tạp chí văn học dạng báo giấy ở Mỹ đã đóng cửa nhưng Thư Quán Bản Thảo vẫn tồn tại và đã phát hành đến số 75. Tủ sách DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM của nhà xuất bản Thư Ấn Quán đã sưu tầm và in lại hàng trăm tác phẩm giá trị, đáng kể nhất là bộ THƠ MIỀN NAM gồm 5 tập với tổng cộng khoảng 3500 trang và bộ VĂN MIỀN NAM 4 tập với tổng cộng khoảng 2400 trang. Công việc của hai vợ chồng ngày càng có kết quả thì chuyện không may đã xảy ra cho chị Yến: tháng 1 năm 2013 một cơn tai biến (stroke) đã làm chị ngã gục, từ đó đến nay chị chỉ nằm một chỗ, không ngồi dậy được, mọi sinh hoạt cá nhân phải nhờ vào nhân viên trong nursing home và Trần Hoài Thư. Bất chấp những khó khăn, những bất hạnh đang phải chịu đựng, hiện nay Trần Hoài Thư vẫn thực hiện việc in ấn tạp chí Thư Quán Bản Thảo và tủ sách Di Sản Văn Chương Miền Nam.

Bài phỏng vấn này nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin căn bản và chính xác về một nhà văn/nhà thơ rất đặc biệt: Trần Hoài Thư. (Phạm Cao Hoàng)
(more…)

Đỗ Trường


Nhà văn Trần Hoài Thư

Cuối tuần, có bác nhà thơ già đến thăm, ghé mắt vào bài đang viết về nhà văn Trần Hoài Thư của tôi, rồi gật gật, lắc lắc, bảo: Cái tựa, Người ngồi vá lại những linh hồn, thấy rờn rợn thế nào ấy. Vâng! Khi chưa đọc, chưa nghiên cứu Trần Hoài Thư, bác có cảm giác vậy thôi. Đọc rồi, bác sẽ thấy, một Trần Hoài Thư không chỉ đang ngồi vá lại linh hồn mình, đồng đội mình, mà còn đang nhặt nhạnh những linh hồn văn hóa Việt rách nát, vương vãi đâu đó, rồi cặm cụi khâu lại nữa kìa.

Nghe tôi trả lời, bác nhà thơ già gật gù, gật gù lẩm bẩm: Được, tôi sẽ tìm đọc, xem có thật vậy không?
(more…)

Nguyễn Lương Vỵ
Gửi nhà văn Trần Hoài Thư

tran_hoai_thu_ngoi_khau_di_san

1.
người ngồi khâu di sản văn chương
của miền nam oan nghiệt tử thương
tóc trắng cổ lai hy thất thập
tay run mắt cận tâm phi thường

2.
thời trẻ chiến trường không hối tiếc
chỉ đau đất nước ngập điêu linh
xương máu nghẹn lời đâu kể xiết
sử lịch gầm lên lửa bạo hành
(more…)

Đỗ Xuân Tê
Nhân đọc lại “Truyện từ Bách khoa”


Nhà văn Trần Hoài Thư
dinhcuong

Chẳng phải bây giờ tôi mới đọc truyện của Trần Hoài Thư qua mấy tác phẩm anh góp nhặt và in lại từ VănBách Khoa. Mà do nhu cầu công tác tôi được kể là ‘chuyên viên đọc’ khi phụ trách về điểm báo và chủ biên tin tức chiến sự cho một cơ quan tư tưởng đầu não của quân đội vào thời cao điểm của cuộc chiến, thì một nhà văn trẻ đầy triển vọng kiêm phóng viên chiến trường chịu lặn lội vùng đồng bằng sông Cửu có bút danh Trần Hoài Thư không thể ra ngoài ‘tầm ngắm’ của chúng tôi.

Tình cờ khi viết bài cảm nghĩ về Những tháng năm cuồng nộ của Khuất Đẩu (đăng trên Da Màu), tôi ước mong tác phẩm được xuất bản ở hải ngoại để quần chúng cùng thưởng thức, thì không ngờ trong một lời bình của độc giả, nhà văn Trần Hoài Thư cho biết Thư Quán Bản Thảo đã làm việc này. Tôi mau mắn gửi mua và được anh tặng thêm cho hai cuốn trong đó có Truyện từ Bách Khoa anh vừa xuất bản (2011). Tôi cứ băn khoăn vì được tặng chứ không mất tiền, dù anh nói chưa quen nhưng có đọc một số bài của tôi.
(more…)

Nguyễn Lệ Uyên

tran_hoai_thu-nguyen_trong_khoi
Nhà văn Trần Hoài Thư
qua nét vẽ Nguyễn Trọng Khôi

“Anh đang viết, cuống cuồng hối hả.
Anh sợ sẽ không còn được dịp để viết thêm nữa.”
(Trần Hoài Thư)

Trần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào (Những Cây Bút Trẻ, theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964 -1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội. “Tháng 8-64, sau vụ tàu Maddox bị tấn công, Mỹ oanh tạc miền Bắc, trực tiếp nhảy vào vòng chiến… Đầu năm 1968, miền Bắc mở cuộc tấn công nhân dịp tết, hy sinh ngót nửa quân số, đánh khắp các tỉnh lỵ và thành phố lớn để gây tiếng vang đến tận Mỹ. Sau vụ tết Mậu Thân, lại một vụ Mùa Hè Đỏ Lửa, quân miền Bắc vượt giới tuyến tràn vào…” (Võ Phiến, sđd, trg 255-256).
(more…)

Nguyễn Thị Hải Hà


Nhà văn Trần Hoài Thư
Đinh Cường

Nguyễn Thị Hải Hà: Anh định nghĩa như thế nào về tác giả Trần Hoài Thư? Nếu chọn cho mình một tên gọi, anh thấy anh là ai? Nhà văn quân đội? Nhà văn Miền Trung? Hay một tên nào khác?

Trần Hoài Thư: Tôi là nhà văn sống và viết. Tôi tìm chất liệu ở con người thật của tôi. Tôi sống và viết bằng con người thật của tôi.

Dù viết nhiều về lính, nhưng nhất thiết tôi không phải là nhà văn quân đội. Tôi đã kể tôi là nhà văn sống và viết. Khi tôi ở trong quân đội, tôi viết về người lính, khi tôi đào ngũ, tôi viết về kẻ đào ngũ, khi tôi trở lại đơn vị bị giáng lon, thì viết về tâm trạng của người lao công chiến trường… Khi tôi bị thương nằm trong quân y viện tôi viết về tâm trạng người thương binh, khi tôi ở trong trại khổ sai, tôi viết về sự thật cảnh tôi vồ chụp lấy thau cơm nhão nhẹt chua lè dành cho chó ăn ở bên hiên một doanh trại bộ đội Bắc Việt vì quá đói …

Tôi viết bằng chất liệu của đời sống mình. Từ chất liệu ấy, tôi xây dựng cốt chuyện, nhân vật…
(more…)

Bạn tôi

Posted: 22/08/2014 in Thơ, Trần Phù Thế
Thẻ:

Trần Phù Thế

tran_hoai_thu-nguyen_trong_khoi
Nhà văn Trần Hoài Thư qua nét vẽ Nguyễn Trọng Khôi

bây giờ xin kể về bạn tôi
trầnhoàithư
nếu nói về hình dáng
ờ phải nói sao đây
anh cao và gầy
thoạt nhìn như cây sậy
thoạt nhìn như cây tre già phất phơ trước gió
như ngọn cỏ lau run lẫy bẩy
với ngày đông đôi chân “Gout” sưng tấy
bảo tuyết mịt mù đang vây hãm đời anh
(more…)

Lâm Hảo Dũng

bia_o_cua

Trong bài trước, chúng tôi được hân hạnh giới thiệu đến qúi bạn đọc thi tập “Dưới Trời Khói Lửa” của Trần Hoài Thư, tập thơ ghi lại những ngày tác giả cầm súng giữ đất trời Bình Định, Tây Nguyên trong tuyển tập Ô Cửa.

Hôm nay, chúng tôi hân hoan, mạn phép, mở cánh cửa hồn nhà thơ lính qua thi tập “Tình Si”, bởi đôi khi thơ thẩn qúa nên đâm ra ngớ ngẩn: “Chưa biết tên nàng, biết tuổi nàng – Mà sầu trong dạ đã mang mang” của Xuân Diệu thi sĩ thuở nào.

Ai cũng giữ riêng cho mình những ngăn kéo trong tim, tác gỉa thuở vào đời đã run rẩy:

“Nhã ở làng trên – Anh về làng dưới” để rồi “Không biết khi nào anh được hôn em” (Nhã; trang 132).
(more…)

Lâm Hảo Dũng

bia_o_cua

Trong cuộc sống chạy theo kim đồng hồ vả một bản tánh lục bình trôi, hôm nay, một ngày không, đọc lại “Ô Cửa”, mới thấy tâm sự của một người lính miệt mài với tay súng rất ân cần, đầy trách nhiệm. Và nơi xứ người, chàng lính ấy vẫn một lòng với quê hương đất nước, đặc biệt về thi văn của một thời qua phân mà anh cũng như những anh em khác đã bất ngờ tham dự.

Những Tuyển tập thi ca thời chiến , tôi nghĩ đã ngốn biết bao thời gian, tâm trí của anh để sưu tập, chọn lọc và gởi đến bạn đọc bốn phương như một món qùa, một kỷ vật của chiến tranh. Chiến tranh qua rồi, kỷ vật cũng sẽ chỉ có một lần và tàn phai theo năm tháng. Không ai kéo ngược lại thời gian để bày trò chơi súng đạn mà đoạn cuối như những đọan phim buồn.Những tráng sĩ trẻ thời Xuân Thu, Chiến Quốc ấy đã ngủ vùi trên những chiếc xe lăn và giai nhân đã sớm bạc đầu trước khi mùa giông bảo kết thúc. Tang thương, chết chóc, chia lìa…
(more…)

Nguyễn Lệ Uyên

tran_hoai_thu_2
Nhà văn Trần Hoài Thư

Đôi khi, ta bất chợt nghe một câu hát, lòng bỗng dậy lên chút bùi ngùi, nhớ nhung về chốn cũ xa xôi. Đôi khi, ta bất chợt đọc một câu thơ, đầu óc mụ mị bỗng nhòe nhoẹt vết lăn trên đường. Và dường như thấp thoáng đâu đó, có những phút giây ta hối hả cùng bạn trong khói sóng mông lung và, những xao xác cô đơn đến vô cùng tận, một mình bên quán nhỏ dọc đường…

Thời trai trẻ, những tình cờ đến đi như chút gió cuối mùa hiu nhẹ buổi xế trưa, thì đâu có chi lạ lùng? Nay, đã qua tuổi “tri thiên mệnh” khá xa, lại vô cớ bồi hồi vì hình ảnh ẩn dụ trong một câu thơ; những lướt thướt âm thanh trong một bài hát, đã cảm thấy chạnh lòng, huống chi lòng đang chùng xuống, mắt mênh mông một vùng khói trắng?

Có phải vậy không?
(more…)

Trần thị Nguyệt Mai

ch-nny-tht-dc
Từ trái: Cúc Hoa, Nguyễn Ngọc Yến, Trần Hoài Thư, Đinh Cường (Nguồn: Blog Pham Cao Hoàng)

Trong tháng 12 tôi thật bận rộn sau một chuyến đi xa trở về. Anh Trần Hoài Thư cho biết Thư Quán Bản Thảo 55 có chủ đề “Nhà văn Dương Nghiễm Mậu” sẽ phát hành tháng 1-2013 với phụ bản “Địa ngục có thật”, một bút ký của ông viết về Tết Mậu Thân, mà anh đã cùng với chị Yến đi lên Đại học Yale sưu tập (vì gần nhà anh chị hơn Đại học Cornell). Anh chị đi lần thứ nhất, phải đóng $35 làm thẻ thư viện chỉ có giá trị trong một tuần lễ (chuyện tiền nong này, đại học Cornell không bao giờ đòi hỏi). Tuy nhiên, dù anh đã đứng trước kệ sách tìm hoài tìm mãi nhưng vẫn không thấy. Hỏi thì được biết cuốn sách đã có người mượn và chưa hoàn trả. Anh buồn bã ra về. Anh đã nản chí, đã nghĩ là sẽ ra báo nhưng không làm phụ bản nữa. Nhưng hai ngày sau khi nhận được email của Yale cho hay sách đã về tới thư viện và yêu cầu anh tới nhận sách trong vòng 10 ngày, thì chính chị Yến là người đã động viên, đã khuyến khích anh thực hiện ý định của mình. Để anh chị lại lên đường thêm một lần nữa. Nói như vậy, để bạn thấy rằng, đằng sau anh Trần Hoài Thư luôn luôn có người vợ, người cộng sự đã đồng hành với anh trên mỗi bước đường, mỗi dự án. Sẽ không bao giờ có cả ngàn, cả chục ngàn trang sách sưu tầm văn thơ miền Nam thời chiến nếu không có chị Yến tiếp tay ủng hộ với anh Trần Hoài Thư để thực hiện những dự án đồ sộ ấy. Như anh Phạm Cao Hoàng đã ghi lại trên trang blog của anh:

Công việc đầy hy sinh và gian khổ của Trần Hoài Thư và Nguyễn Ngọc Yến trong hơn 10 năm qua nhằm sưu tầm và thực hiện TỦ SÁCH DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM 1954-1975 là có một không hai. Lái xe hàng ngàn dặm, nhiều lúc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, đến các thư viện Mỹ còn lưu trữ sách báo miền Nam trước 1975, sao chụp lại, mang về nhà đánh máy, in thành tuyển tập, thành sách. Không phải chỉ in vài cuốn, mà là hàng trăm cuốn. Không phải chỉ vài trăm trang, mà là hàng chục ngàn trang. Lao tâm khổ trí, vất vả, mệt nhọc, tốn kém tiền bạc, nhưng Nguyễn Ngọc Yến, người phụ nữ hiền hòa gốc Cần Thơ, vẫn vui vẻ kiên trì hỗ trợ Trần Hoài Thư hoàn thành ước mơ của mình…”
(Một bông hồng cho bạn tôi – Phạm Cao Hoàng)
(more…)

Phạm Cao Hoàng

ch-nny-tht-dc
Từ trái: Cúc Hoa, Nguyễn Ngọc Yến, Trần Hoài Thư, Đinh Cường (Virginia Tháng 10.2012)

Behind every great/successful man there stands a woman. Đằng sau một người đàn ông vĩ đại/thành công chắc chắn phải có sự hỗ trợ của một người phụ nữ. Đằng sau Trần Hoài Thư là Nguyễn Ngọc Yến. Nếu không có Nguyễn Ngọc Yến, có lẽ Trần Hoài Thư khó mà thực hiện công trình TỦ SÁCH DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM 1954 – 1975.

Công việc đầy hy sinh và gian khổ của Trần Hoài Thư và Nguyễn Ngọc Yến trong hơn 10 năm qua nhằm sưu tầm và thực hiện TỦ SÁCH DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM 1954-1975 là có một không hai. Lái xe hàng ngàn dặm, nhiều lúc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, đến các thư viện Mỹ còn lưu trữ sách báo miền nam trước 1975, sao chụp lại, mang về nhà đánh máy, in thành tuyển tập, thành sách. Không phải chỉ in vài cuốn, mà là hàng trăm cuốn. Không phải chỉ vài trăm trang, mà là hàng chục ngàn trang. Lao tâm khổ trí, vất vả, mệt nhọc, tốn kém tiền bạc, nhưng Nguyễn Ngọc Yến, người phụ nữ hiền hòa gốc Cần Thơ, vẫn vui vẻ kiên trì hỗ trợ Trần Hoài Thư hoàn thành ước mơ của mình. Ít người biết rằng trong những lần lái xe đường dài trên xa lộ cao tốc để đi tìm di sản văn chương miền nam ấy, hai vợ chồng thay phiên nhau lái cho đỡ mệt, nhưng người lái nhiều hơn vẫn là Nguyễn Ngọc Yến. Và cũng đã có lần anh chị bị tai nạn trên đường đi, may mà không sao. Các bạn trong nước thử nhìn tấm hinh dưới đây sẽ thấy lượng xe trên các đường cao tốc ở Mỹ quá nhiều và sự rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
(more…)

Trần Thị Nguyệt Mai

Trong bài giới thiệu về tác giả Trần Hoài Thư của nhà văn Mai Thảo đăng trên tạp chí Văn ngày 1-3- 1972, ông đã viết:

“…Người đọc có thể chê trách người lính bệnh của Trần Hoài Thư trong Bệnh Xá Cuối Năm đã đề cập tới những chủ đề lớn như chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước, đoàn viên và thương yêu hai miền, bằng một tâm hồn quá đơn giản, thơ ngây. Người lính của chúng ta hiền quá. Hiền thật. Làm thế nào được. Dân tộc ta hiền, mãi mãi hiền, mặc dầu đã hai mươi năm lâm trận. Cái tính hiền đó được biểu hiện cùng khắp trong những truyện ngắn về tiền đồn, về mặt trận, của Trần Hoài Thư, mà Bệnh Xá Cuối Năm là một.”

Thật vậy, trong các truyện ngắn của anh trong tập “Truyện từ Văn” (*) mà tôi hân hạnh được đọc, nổi bật lên hình ảnh người lính VNCH thật hiền, dù là khi nằm trong bệnh viện hay khi đang lâm trận, hoặc ở bên người em, người tình. Họ chỉ có một mơ ước duy nhất, là ngày hòa bình mau trở lại để trở về với làng quê, xóm cũ, bên cha mẹ già, lấy vợ sinh con. Thôi không còn những ngày nằm mương nằm mả truy lùng địch. Không còn hỏa châu, trái sáng, tiếng đạn bom trên quê hương đã quá nhọc nhằn.
(more…)