Posts Tagged ‘Nguyễn Ngọc Yến’

Trần thị Nguyệt Mai

ch-nny-tht-dc
Từ trái: Cúc Hoa, Nguyễn Ngọc Yến, Trần Hoài Thư, Đinh Cường (Nguồn: Blog Pham Cao Hoàng)

Trong tháng 12 tôi thật bận rộn sau một chuyến đi xa trở về. Anh Trần Hoài Thư cho biết Thư Quán Bản Thảo 55 có chủ đề “Nhà văn Dương Nghiễm Mậu” sẽ phát hành tháng 1-2013 với phụ bản “Địa ngục có thật”, một bút ký của ông viết về Tết Mậu Thân, mà anh đã cùng với chị Yến đi lên Đại học Yale sưu tập (vì gần nhà anh chị hơn Đại học Cornell). Anh chị đi lần thứ nhất, phải đóng $35 làm thẻ thư viện chỉ có giá trị trong một tuần lễ (chuyện tiền nong này, đại học Cornell không bao giờ đòi hỏi). Tuy nhiên, dù anh đã đứng trước kệ sách tìm hoài tìm mãi nhưng vẫn không thấy. Hỏi thì được biết cuốn sách đã có người mượn và chưa hoàn trả. Anh buồn bã ra về. Anh đã nản chí, đã nghĩ là sẽ ra báo nhưng không làm phụ bản nữa. Nhưng hai ngày sau khi nhận được email của Yale cho hay sách đã về tới thư viện và yêu cầu anh tới nhận sách trong vòng 10 ngày, thì chính chị Yến là người đã động viên, đã khuyến khích anh thực hiện ý định của mình. Để anh chị lại lên đường thêm một lần nữa. Nói như vậy, để bạn thấy rằng, đằng sau anh Trần Hoài Thư luôn luôn có người vợ, người cộng sự đã đồng hành với anh trên mỗi bước đường, mỗi dự án. Sẽ không bao giờ có cả ngàn, cả chục ngàn trang sách sưu tầm văn thơ miền Nam thời chiến nếu không có chị Yến tiếp tay ủng hộ với anh Trần Hoài Thư để thực hiện những dự án đồ sộ ấy. Như anh Phạm Cao Hoàng đã ghi lại trên trang blog của anh:

Công việc đầy hy sinh và gian khổ của Trần Hoài Thư và Nguyễn Ngọc Yến trong hơn 10 năm qua nhằm sưu tầm và thực hiện TỦ SÁCH DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM 1954-1975 là có một không hai. Lái xe hàng ngàn dặm, nhiều lúc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, đến các thư viện Mỹ còn lưu trữ sách báo miền Nam trước 1975, sao chụp lại, mang về nhà đánh máy, in thành tuyển tập, thành sách. Không phải chỉ in vài cuốn, mà là hàng trăm cuốn. Không phải chỉ vài trăm trang, mà là hàng chục ngàn trang. Lao tâm khổ trí, vất vả, mệt nhọc, tốn kém tiền bạc, nhưng Nguyễn Ngọc Yến, người phụ nữ hiền hòa gốc Cần Thơ, vẫn vui vẻ kiên trì hỗ trợ Trần Hoài Thư hoàn thành ước mơ của mình…”
(Một bông hồng cho bạn tôi – Phạm Cao Hoàng)
(more…)

Phạm Cao Hoàng

ch-nny-tht-dc
Từ trái: Cúc Hoa, Nguyễn Ngọc Yến, Trần Hoài Thư, Đinh Cường (Virginia Tháng 10.2012)

Behind every great/successful man there stands a woman. Đằng sau một người đàn ông vĩ đại/thành công chắc chắn phải có sự hỗ trợ của một người phụ nữ. Đằng sau Trần Hoài Thư là Nguyễn Ngọc Yến. Nếu không có Nguyễn Ngọc Yến, có lẽ Trần Hoài Thư khó mà thực hiện công trình TỦ SÁCH DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM 1954 – 1975.

Công việc đầy hy sinh và gian khổ của Trần Hoài Thư và Nguyễn Ngọc Yến trong hơn 10 năm qua nhằm sưu tầm và thực hiện TỦ SÁCH DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM 1954-1975 là có một không hai. Lái xe hàng ngàn dặm, nhiều lúc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, đến các thư viện Mỹ còn lưu trữ sách báo miền nam trước 1975, sao chụp lại, mang về nhà đánh máy, in thành tuyển tập, thành sách. Không phải chỉ in vài cuốn, mà là hàng trăm cuốn. Không phải chỉ vài trăm trang, mà là hàng chục ngàn trang. Lao tâm khổ trí, vất vả, mệt nhọc, tốn kém tiền bạc, nhưng Nguyễn Ngọc Yến, người phụ nữ hiền hòa gốc Cần Thơ, vẫn vui vẻ kiên trì hỗ trợ Trần Hoài Thư hoàn thành ước mơ của mình. Ít người biết rằng trong những lần lái xe đường dài trên xa lộ cao tốc để đi tìm di sản văn chương miền nam ấy, hai vợ chồng thay phiên nhau lái cho đỡ mệt, nhưng người lái nhiều hơn vẫn là Nguyễn Ngọc Yến. Và cũng đã có lần anh chị bị tai nạn trên đường đi, may mà không sao. Các bạn trong nước thử nhìn tấm hinh dưới đây sẽ thấy lượng xe trên các đường cao tốc ở Mỹ quá nhiều và sự rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
(more…)