Trịnh Y Thư
Nhạc: Trịnh Y Thư; Tiếng hát: Thu Vàng
Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3
Trịnh Y Thư
Đối với những người viết thuộc thế hệ tôi, gần như ai cũng ít nhiều đọc văn Nhật Tiến ở tuổi đang trưởng thành. Những trang viết trong sáng và nhân ái của ông đã là hành trang cho tuổi trẻ chúng tôi lúc bấy giờ. Và như chính ông nhiều lần khẳng định, ông là một nhà giáo trước khi là nhà văn, chữ “Nhà Giáo” được ông trân trọng viết hoa trong suốt cuộc đời ông, và có lẽ đó là lý do chính khiến ông bất chấp hiểm nguy liều mình bỏ nước ra đi. Ông viết như sau trong cuốn Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác: “… Trải gần 4 năm trầy trợt dưới một mái trường XHCN, tôi phát giác ra rằng ở đấy người ta không những không trang bị điều gì tốt đẹp thêm cho nhận thức của nhà giáo, mà tệ hơn, lại còn không cho phép các thầy các cô được làm tròn vai trò của một nhà giáo đúng nghĩa.”
(more…)
Trịnh Y Thư
Nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh (Photo: Trịnh Y Thư)
Cho đến năm 2019, nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh đã có 12 tập thơ xuất bản, Ngôn Ngữ Xanh là tập gần đây nhất do Văn Học Press xuất bản và phát hành đầu tháng 10/2019 trên Barnes & Noble. Thơ chị cũng xuất hiện thường xuyên trên các trang mạng văn chương, trong và ngoài nước. Nhà thơ Du Tử Lê, khi còn tại thế, đã không ngần ngại nói “Thi Ca và Nguyễn Thị Khánh Minh là một hôn phối lý tưởng.”
Nhân dịp tập thơ Ngôn Ngữ Xanh ra mắt độc giả yêu thơ, tôi hân hạnh được chị dành cho ít phút nói đôi ba chuyện, về thi ca cũng như phi thi ca. Dưới đây là nội dung cuộc nói chuyện.
Trịnh Y Thư (TYT): Bà nhà văn Mỹ Joyce Carol Oates có lần bảo văn chương và mộng mơ có cùng một nguyên do, một động lực thúc đẩy. Thơ chị được nhiều người đánh giá là những giấc mơ, hay giấc chiêm bao. Nhưng không phải những giấc mơ Siêu thực, trôi ra từ tiềm thức hay vô thức, mà từ ý thức, từ một thực tại. Chị nghĩ sao về đánh giá này? Theo chị thì “thơ” và “mơ” có là một không?
(more…)
Trịnh Y Thư
Có người bạn văn email hỏi tôi: Tản văn, Tùy bút và Ký giống, khác nhau chỗ nào. Câu hỏi khá bất ngờ và, kỳ thực, tôi không biết rõ lắm, bèn tìm kế hoãn binh, bảo chị đợi tôi trả lời trong một bài viết, thay vì vài câu email sơ sài cho qua. Nhận lời xong, tôi mới biết mình dại, vì không dễ dàng trả lời cho thỏa đáng câu hỏi này chút nào. Thôi thì, đành cố tới đâu hay tới đó, có chi bất cập, sai trái, mong các bạn góp ý và chỉnh sửa lại cho đúng.
Giữa ba thể loại, có lẽ Ký dễ phân biệt nhất. Ký cũng là một thể loại văn học phổ biến trong văn học Tây phương, nên tôi có nhiều phương tiện tra cứu hơn. Vì thế, xin nói trước về Ký.
(more…)
Trịnh Y Thư
Nằm nhà rảnh rỗi suốt những ngày đại dịch Coronavirus Disease-2019 (COVID-19) hoành hành khắp nơi trên thế giới, tôi lại kệ sách lấy xuống cuốn tiểu thuyết La Peste của Albert Camus đọc lại, và sau khi đọc tôi bỗng giật mình vì những gì đang xảy ra quanh tôi ngày nay đã được Camus miêu tả thật chính xác cách đây trên 70 năm.
Trong cuốn tiểu thuyết này, xuất bản năm 1947, với bối cảnh là thị trấn Oran, xứ Algerie – lúc đó còn là thuộc địa Pháp – Camus thuật câu chuyện xoay quanh một trận dịch hạch khủng khiếp, tàn phá tan hoang cả thị trấn, và khi trận dịch chấm dứt thì không một ai trong thị trấn không bị ảnh hưởng, nặng là cái chết, nhẹ tuy may mắn sống sót nhưng cả thể xác lẫn tâm hồn chẳng còn như cũ nữa. Cuốn sách hiển nhiên hàm chứa nhiều tư tưởng Hiện sinh, nhiều ẩn dụ, thậm chí có những câu văn đa nghĩa, và tất cả hình như quy chiếu vào tính cách, định mệnh và thân phận con người trong một thế giới phi lý, biểu hiện bởi thần thoại Sisyphus – kiên trì lăn tảng đá lên đỉnh núi, để tảng đá lăn xuống chân núi, rồi lại bắt đầu ra sức lăn lên.
(more…)
Trịnh Y Thư
Sinh sống trong cùng một khu vực, quanh quẩn gồm chỉ mươi dãy phố xúm xít hàng quán và chợ búa người Việt nên tôi hay gặp ông ngồi quán với những bằng hữu văn nghệ của ông. Cũng có khi tôi thấy ông ngồi một mình. Những lần gặp gỡ, tôi lại bắt tay từng người, ngồi nói dăm ba câu chuyện vãn rồi kiếu từ. Ông ít nói, chỉ hay cười, nụ cười rạng rỡ, lành, và khi cười thì khuôn mặt hơi đen sạm nhiều vết nhăn ấy bỗng nhiên như sáng hẳn lên, kéo theo đôi mắt cũng cười. Mặc dù biết tiếng ông và đọc thơ văn ông nhiều, từ thời còn là thanh niên, nhưng tôi chỉ thật sự thân thiết với ông quãng một năm trước ngày ông đột ngột ra đi, chính xác hơn là từ lúc tôi nhận in cho ông tập thơ em cho tôi mãi nhé: ấu thơ mình. (Hóa ra đó là thi phẩm cuối cùng của ông.)
Tôi để ý, tuy có nhiều bằng hữu xung quanh, nhưng trông ông lúc nào cũng như xa vắng, cô đơn.
(more…)
Trịnh Y Thư
Nhà văn Mỹ gốc Việt Lại Thanh Hà (Thanhhà Lại) – từng đoạt giải thưởng National Book và giải Newbery-Danh dự, thể loại Thiếu niên, với tác phẩm thơ xuôi Inside Out & Back Again/ Trong ra ngoài & Ngược trở lại – mới đây đã được nhà xuất bản HarperCollins xuất bản một cuốn tiểu thuyết mới nhan đề Butterfly Yellow/ Bướm Vàng (284 trang, giá bán $17.99) và đã được giới phê bình đánh giá là một tác phẩm tiểu thuyết xuất sắc. Phụ trang Văn Học của tờ nhật báo lớn nhất Hoa Kỳ, New York Times, có bài phê bình và đã gọi đây là một tác phẩm “đẹp nhức nhối.” (Searingly beautiful.)
Hiển nhiên, một tác phẩm tiểu thuyết lọt vào mắt xanh của NXB HarperCollins thì không phải tầm thường và đọc cuốn sách này, tôi đã bị cuốn hút từ đầu đến cuối. Cuốn hút bởi cốt truyện đã đành mà còn thú vị với văn phong độc đáo thấm đẫm tính hài, và chữ nghĩa phong phú, khác thường của tác giả.
(more…)
Trịnh Y Thư
Trịnh Y Thư: Trong cuốn tiểu thuyết Butterfly Yellow/ Bướm Vàng, chị thuật một câu chuyện buồn bằng một ngôn ngữ có tính hài, chủ ý của chị ở đây là gì ? Nó có liên quan gì đến tính cách trái ngược đến buồn cười của hai nhân vật chính, Hằng và LeeRoy?
Lại Thanhhà: Xin cảm ơn anh đã hỏi một câu hỏi sâu sắc. Tôi luôn luôn tìm cách hòa nhập tính hài vào những câu chuyện buồn thảm về những con người Việt Nam tị nạn. Tính hài mở ra cánh cửa sau, một phương cách êm ái hơn để tiếp cận những cảnh huống thật sự bi thảm. Và cuốn tiểu thuyết Butterfly Yellow/ Bướm Vàng là một câu chuyện về sự hàn gắn và phục sinh, không hẳn chỉ là những điều khiếp hãi của chuyến vượt biên trên biển của Hằng. Tôi muốn cho người đọc thấy rằng, một cô gái vượt biên tị nạn vẫn có thể trải nghiệm những giây phút nhẹ nhàng, vui tươi, cũng như một anh chàng tập tễnh làm cao-bồi cũng có lúc suy tư, trầm lắng. Đôi bạn ấy xem có vẻ chẳng giống nhau tí nào nhưng lại biết đỡ đần nhau, điều đó nhắc nhở chúng ta rằng đời sống luôn luôn chuyển biến – niềm vui giữa cơn hỗn loạn, và bạo hành giữa một môi trường tưởng là an toàn.
(more…)
Trịnh Y Thư
Có người bạn văn, chủ biên một trang mạng văn chương, một hôm kêu gọi tôi đóng góp vào số chủ đề anh đang thực hiện. Chủ đề tình yêu. Anh nói tôi có toàn quyền làm chủ ngòi bút mình, viết gì cũng được – “bạo liệt” càng tốt – miễn sao có nghệ thuật và tương đối mới mẻ một chút. Tôi ậm ừ trả lời anh, chẳng nhận lời mà cũng không từ chối. Tôi hiểu ý anh nhưng đột nhiên tôi cắc cớ tự đặt ra câu hỏi trong đầu với chính mình: Có gì mới lạ nơi tình yêu không?
Thật ra, làm gì có cái mới lạ dưới ánh mặt trời này. Thánh Kinh phán vậy. Và, quả tình, tôi chẳng biết có cách nào dùng văn chương để “làm mới” tình yêu. Đừng bảo tôi cực đoan nếu – nhìn từ góc độ nào đó – tôi bảo tất cả những bài thơ tình đông tây kim cổ chẳng qua chỉ là biến tấu từ mẫu đề
Quan quan thư cưu,
Tại hà chi châu.
Yểu điệu thục nữ,
Quân tử hảo cầu.
(more…)
Trịnh Y Thư
1.
Nhà văn Võ Phiến, trong một tùy bút viết năm 1967, tỏ ý thắc mắc tại sao trong văn học của ta lẫn tàu đều thiếu vắng tiếng cười. Ông bảo nếu dựa trên sách vở mà nói thì đó là những dân tộc không biết cười. Ông viết như sau:
“Văn học Trung Hoa từ xưa tới nay phong phú vô kể: muốn tìm trong đó thơ văn lâm ly thống thiết, không thiếu gì; muốn tìm những truyện ly kỳ quái đản, cũng không thiếu gì; thậm chí muốn tìm những cái tục tĩu (tức cái phát kiến rất mới mẻ của Âu Tây) thì tưởng Kim Bình Mai cũng cống hiến được nhiều đoạn không hổ thẹn với các danh phẩm của Lawrence, Miller… Thế nhưng bị yêu cầu xuất trình một tác phẩm hoạt kê, trào lộng cho có giá trị, chắc chắn cả ta lẫn tàu đều lúng túng.
…
Những nhân vật nổi tiếng của chúng ta – xuất hiện từ trang sách mà ra – dù nghèo, dù giàu, dù khôn, dù dại, dù thiện, dù ác, đều không có gì đáng cười: Lục Vân Tiên, Thúy Kiều, Thôi Oanh Oanh, Tống Giang, v.v…”
(more…)
Trịnh Y Thư
1.
Trong một bài phỏng vấn đăng trên tạp chí văn học The Paris Review cách đây khá lâu, nhà văn Nhật Hakuri Murakami có một phát biểu rất ý nhị, “Cái hay của việc viết văn là bạn có thể mơ trong lúc thực sự đang tỉnh táo.” Tôi thấy điều đó quá đúng, bởi nếu bạn không mơ mộng, không mơ ngày, không sống với không-thời-gian của tưởng tượng bay bổng trong cõi huyền ảo, phi thực tại thì có lẽ bạn không nên chọn nghiệp văn. Đối với những người cầm bút như Murakami, viết tức là mơ, là mộng du trong chốn phi thực. Sự khác biệt với mộng du trong lúc ngủ là ý thức vẫn hiện hữu, mơ và thực bởi thế hòa quyện nhau, trí tưởng tượng vượt ra ngoài kiểm soát của lí trí. Nhờ đó, người viết không nhất thiết quan tâm nhiều đến cái giống thật, không phải bám sát sự thật để có thể dễ dàng mạo hiểm vào những cảnh giới mới của sáng tạo. Tôi đồ khi viết cuốn tiểu thuyết Những ghi chép trên tầng thứ 14 [Văn Học Press xuất bản, 2019] nhà văn Thận Nhiên của văn học Việt Nam hải ngoại cũng ở trong một tâm cảnh tương tự. Chính vì thế, mặc dù cuốn tiểu thuyết phản ánh khá nhiều đời sống thật của tác giả ngoài đời – khiến người đọc không ngớt thắc mắc phải chăng nhân vật chính diện ở ngôi thứ nhất ấy chính là tác giả – nhưng thật sai lầm nếu chúng ta xem đây là cuốn tiểu thuyết tự truyện, và càng sai lầm hơn nếu chúng ta đánh giá nó dưới góc độ hiện thực.
(more…)
Hồ Đình Nghiêm
Trịnh Y Thư – Ảnh tự chụp,
Egyptian Museum, San José, CA, 2019
Tôi gửi bài, góp mặt với tạp chí Văn Học khá muộn, vào năm 1986. Vẫn đón nhận những lá thư ngắn gửi qua bưu điện của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, khích lệ và thân tình chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác cho lớp đi sau (như tôi). Tôi nói khá muộn vì trước đó tôi thường gửi truyện ngắn tới Đất Mới, Văn, Làng Văn… Tôi yêu thích Văn Học hơn các tạp chí khác, cộng tác khá đều đặn, tới tháng 12 năm 1990 vẫn còn “chung tình”. Bấy giờ chủ bút đã là Trịnh Y Thư.
Anh là ai? Ở xa tôi vẫn giữ một “ảo ảnh”. Không những chậm trễ khi đến với tạp chí Văn Học, tôi còn mù mờ thông tin, chậm lụt một vài thứ khác, vẫn thường lỡ biết bao chuyến xe. Thời gian gần đây, trong “phế tích” của trí nhớ bỗng nổi cộm tên tuổi cũ: Trịnh Y Thư. Người cao thủ biết môn công phu phân thân: Anh là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, vẫn thường chơi guitar nhạc cổ điển và cũng đang tự mình đứng ra coi sóc nhà Văn Học Press tại California, Hoa Kỳ. Như thế, dẫu cho chậm bước, tôi tự nhủ, nếu không tìm cách lân la đến bên anh quả là một thiếu sót lớn. Có thể bạn sẽ trách tôi dùng “ảo ảnh” với “phế tích” trong câu trên là không chỉnh. Xin thưa: Tôi đã vay mượn chữ, “Phế Tích Của Ảo Ảnh” là nhan tập thơ của người tài hoa Trịnh Y Thư. Bạn có nhín chút thời gian để nhàn du cùng chúng tôi không? Xin vui lòng.
(more…)
Trịnh Y Thư
Nhạc sĩ/Nhà soạn nhạc Vân-Ánh Vanessa Võ
1.
Hãy tưởng tượng một buổi tối trong một khán trường trang trọng vào bậc nhất của thành phố, bạn và gần nghìn khán thính giả khác nín thở trong im lặng tuyệt đối theo dõi những vũ điệu tuyệt luân của những vũ công thuần thục, biểu diễn những chuyển động khi vũ bão khi dịu dàng, khi tiết chế khi man dại, như bay trong chân không, như thể trọng lực của quả đất chẳng hề có sức hút nào đáng kể đối với họ, và cảm xúc trong tim bạn dâng trào đến độ ngẩn ngơ lúc bạn nhận ra những chuyển động của những vũ công ballet dày công luyện tập ấy ăn nhịp sát sao với những nốt nhạc một bài ca trù thơ Hồ Xuân Hương! Và rất nhiều âm thanh, giai điệu khác, với phong cách sáng tạo hiện đại, vang lên từ các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, đàn tranh, đàn bầu… Một buổi diễn có một không hai, tôi dám khẳng định như thế. Sự ngạc nhiên lúc ban đầu mau chóng nhường chỗ cho niềm thú vị hiếm thấy trong một chương trình ca vũ, bởi đó là sự phối ngẫu tuyệt hảo giữa nghệ thuật múa và nghệ thuật âm thanh.
(more…)
Trịnh Y Thư
1.
Trong một tùy bút viết trước 75, nhà văn Võ Phiến có đưa ra nhận xét ngộ nghĩnh, vui vui về chuyện du lịch của đồng bào ta ở miệt Nam bộ. Sau khi đi tham quan vài ngọn núi ở tỉnh Châu Đốc, ông bảo những danh lam thắng cảnh, những chỗ non nước hữu tình, nếu muốn thu hút du khách cho đông đảo thì nên xây dựng nhiều … chùa. Nơi có cảnh đẹp mà không có chùa chiền thì cũng sẽ vắng bóng du khách như … chùa Bà Đanh thôi. Bằng chứng trước mắt, ông bảo tiếp, là núi Ba Thê và núi Sam. Cảnh sắc thiên nhiên bên núi Ba Thê cũng đẹp đẽ chẳng kém bất cứ nơi nào khác, gần đó lại có gò Óc Eo, một di tích lịch sử và khảo cổ quan trọng của miền đất này, nhưng hình như chẳng có mấy du khách cất công lên núi tham quan. Còn bên núi Sam? Trời! Ông bảo, người đâu mà vô số kể, nhất là vào những ngày rằm, hay lễ Tết. Núi Sam đông người lên thăm bởi nơi đấy có rất nhiều chùa, am, miếu. Liên tiếp san sát nhau trên đường từ chân lên đỉnh núi, cứ cách một quãng lại có một mái chùa hay cái miễu, cái am nho nhỏ nào đó.
(more…)
Trịnh Y Thư
Bởi tôi không thể dừng lại nơi đây
để đợi chờ Thượng đế
như ba lão già ngớ ngẩn ấy.
Nên tôi muốn nắm tay em
bước qua những thân gỗ mục
đi về hướng mặt trời.
Từ bỏ những con người thế gian
từ bỏ công viên với những giọt
sương mai ướt lạnh
từ bỏ con phố có bầy sẻ ngủ yên.
(more…)
Trịnh Y Thư
1.
Sự thật là đàn cá voi chết cạn
bên bờ đại dương bao la
nhưng có hề chi đâu
bởi cùng muôn triệu điều
không hiểu khác
tôi đánh mất tinh cầu.
Đôi mắt sâu đêm kéo tôi vào bóng tối
hàng cây ngây tạnh chẳng thể tỏ khúc nôi
rồi tôi khờ dại đánh đổi linh hồn
để lấy một câu ước nguyện
kẻ lạ tôi chong đèn chờ đêm hết.
(more…)
Trịnh Y Thư
Duềnh quyên? What the heck do you mean by “duềnh quyên?”
Có anh bạn sau khi đọc Chùm lục bát Lập Đông của tôi, nêu thắc mắc “duềnh quyên” là “cái quái gì vậy?” Bạn nói tiếp, “Tôi chưa bao giờ nghe hay đọc cái chữ mà khi đọc muốn trẹo quai hàm đó, cậu có bịa chữ thì cũng bịa vừa vừa thôi chứ, làm quá cậu ‘ngộ chữ’ thì khốn, bởi vì từ ‘ngộ chữ’ đến tâm thần chỉ là khoảng cách cận kề… Cậu biết chửa?”
Anh bạn tôi còn nói nhiều nữa, nhưng tôi từ tốn ngắt lời anh bảo anh đừng nóng nẩy, có mắng mỏ lên án thì chí ít cho tôi biện bạch vài lời đã, và tôi nhỏ nhẹ bảo anh:
Bạn ạ, “duềnh” theo từ điển Việt Nam của cụ Lê Ngọc Trụ nguyên nghĩa là vụng nước. “Duềnh quyên” là vụng nước có mặt trăng soi vào lấp lánh. Cụ Nguyễn Du thích nhóm từ này lắm vì nó giàu hình ảnh. Tả cảnh Kiều ngồi buồn bã trước lầu Ngưng Bích, cụ viết:
(more…)
Trịnh Y Thư
1.
Giật mình tiếng khánh nhẹ khua
ngẩn ngơ chiếc lá chuyển mùa bay sang
duềnh quyên bóng động hai hàng
nghìn thu từ độ vẫn bàng hoàng trôi.
2.
Nghe trong cô quạnh tiếng mưa
rơi thầm vào những bến bờ mù tăm
rừng xưa lỡ hẹn trăm năm
ngoảnh trông mộ chí chỗ nằm mộng dư.
(more…)
Trịnh Y Thư
Bơ vơ cái dấu chấm buồn lạnh, trên một cõi quê nhà, đất thiếu máu, cạn tình.
Cung Tích Biền (Nghiệp chưa hề an nghỉ – Xứ động vật)
1.
Đọc Xứ động vật của nhà văn Cung Tích Biền [Nhân Ảnh xuất bản, California, 2018], người đọc không thể không bàng hoàng, kinh động vì những trang viết khốc liệt như được viết từ nỗi đau xé ruột và lòng phẫn nộ tràn ứ, đầy dâng. Hiển nhiên, ở đây nhà văn viết không phải để giải trí, mua vui. Suốt sáu thiên truyện mà tác giả gọi là “tân truyện” – ngoại trừ truyện đầu, Mùi của gió mùa, một truyện ngắn riêng lẻ, kì dư các truyện khác đều là tập hợp của nhiều tiểu truyện với nội dung liên kết nhau – người đọc không hề tìm thấy một dấu vết hạnh phúc nhân sinh hoặc một nụ cười vui tươi nào, mà chỉ bắt gặp toàn những đắng cay tủi nhục và đau đớn ê chề.
Bằng giọng văn trần trụi cảm xúc, phối hợp với những biện pháp nghịch dị trong văn chương, nhà văn đã rạch toác những vết ung nhọt khiếp hãi của xã hội đương đại trên đất nước quê hương ông từ thời hậu chiến cho đến tận bây giờ sau gần nửa thế kỉ thống nhất. Ông đã không ngần ngại gọi đấy là Xứ động vật hay một xứ sở Toàn-Chuồng. Trong mắt ông, cuộc sống lầm than, những sự việc phi lí, những cảnh huống oan khiên, những định mệnh oan nghiệt, những con người sống thừa, tất cả là kiếp sống con người hôm nay trên dải đất tang thương đó.
(more…)
Trịnh Y Thư
Nhà văn là người kể truyện (hay chuyện). Nhà văn là người biết thổi bùa phép vào những con chữ vô hồn để biến câu chữ bình thường thành một tác phẩm nghệ thuật có cảm xúc. Nhà văn là người có cái “tâm.” (Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.) Có thể nói Phan Thị Trọng Tuyến là người có cả ba yếu tố làm nên một nhà văn đúng nghĩa nêu trên, chưa kể chị còn là người biết tiếp nạp những điều mắt thấy tai nghe, và không biết bao nhiêu tín hiệu làm nên cái-gọi-là đời sống để đưa vào tác phẩm. Với tập truyện Hồng đăng tại Amsterdam do Văn Học Press xuất bản năm 2018, một lần nữa, nhận định trên lại đúng.
(more…)
Trịnh Y Thư
Màu sắc có sức mạnh trực tiếp chuyển hóa tâm hồn. – Wassily Kandinsky [1866-1944]
Không hề có nghệ thuật trừu tượng. Bạn luôn luôn phải bắt đầu với cái gì, rồi sau đó mới có thể xóa bỏ tất cả các dấu vết của hiện thực. – Pablo Picasso [1881-1973]
1.
Có lẽ từ rất sớm trong sự nghiệp hội họa của mình, họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã chọn con đường phi biểu hình, bởi ông thấy đó chính là phương tiện thích hợp nhất cho ông biểu đạt cảm xúc từ trái tim và khối óc. Nghệ thuật Nguyễn Đình Thuần có chủ ý tiếp lực khả năng gợi cảm của hội họa hầu biểu hiện những cảm xúc, cảm quan, cảm thức nằm ngoài đường biên của ý thức hằng ngày. Ở chừng mực nào đó, Nguyễn Đình Thuần là họa sĩ nhưng tâm hồn ông lại là một thi sĩ. Ông làm thơ không bằng hai mươi mấy con chữ mà bằng vô lượng màu sắc, đường nét, ánh sáng, và một lược đồ bố cục của riêng ông. Ông không miêu tả sự vật, sự vật được ông thổi bùa phép tiếp nạp cảm xúc, một cảm xúc trữ tình và hình như đều được biểu đạt bằng trực quan, bằng cái nhìn có tính vô ngôn, như một công án Thiền, khó có thể sử dụng văn tự để giải thích hay bình phẩm. Hình thái ngôn ngữ hội họa của Nguyễn Đình Thuần là một hệ thống tín hiệu được hình thành từ thực tại, cách điệu hóa và cùng lúc trừu tượng hóa để trở nên khái quát, nhờ thế nó không còn là “cái cụ thể” nữa và có khả năng chuyển tải một nội dung hàm súc lớn hơn, cô đúc hơn. Trong khi hiện thực có những giới hạn không thể tránh, trừu tượng giúp nghệ sĩ “nhìn thấy” cái gì thị giác khiếm khuyết, cảm nhận cái gì nằm ẩn giấu bên dưới tầng ý thức. Nó là sự khai phóng tâm trí người nghệ sĩ, giúp thăm dò những vùng ẩn mật của hiện tồn, rút tỉa từ cái hữu hạn để nhìn thấu cái vô hạn. Tương tự như âm nhạc, hội họa trừu tượng không có sức mạnh miêu tả hay biểu hiện thế giới ngoại tại với sự vật hữu quan, nhưng bù vào đó nó có một khả năng thâm hậu biểu đạt cảm xúc nội tại. Tranh Nguyễn Đình Thuần, hiện thực tự nhiên nhường chỗ cho hiện thực trừu tượng, các biểu tượng đời sống cụ thể được biểu hiện dưới một khía cạnh trừu tượng tích cực. Nhờ đó, cảm xúc về cái đẹp là một cảm xúc toàn nguyên, bao quát. Và trong mắt nghệ sĩ sáng tạo Nguyễn Đình Thuần, cái đẹp đó chỉ có thể tìm thấy nơi sự vật dưới dạng tinh tuyền, phổ quát nhất. Chính Piet Mondrian, danh họa bậc thầy của thế kỉ XX, người đề xuất họa phái Tân tạo hình, đã phát biểu như sau:
Tôi mong muốn tiến đến sự thật càng gần càng tốt, và bởi thế tôi trừu tượng hóa tất cả cho đến khi nào tôi đạt đến phẩm chất nguyên sơ của sự vật.
(more…)
Trịnh Y Thư
Sau hai tập truyện – Phòng 111 [Tạp chí Văn xuất bản, 2000] và Tập sống [Văn Mới xuất bản, 2009] – nhà văn Đặng Mai Lan gần như ngưng hẳn sáng tác mà chỉ thi thoảng xuất hiện trên văn đàn hải ngoại với một bài viết ngăn ngắn nào đó về thời sự, về một nhân vật trong văn giới hoặc một đề tài chị cảm thấy thích thú. Những bài viết ấy hôm nay tập hợp thành một tuyển văn mà chị đặt cho cái nhan đề tuy bình dị nhưng nhiều ý nghĩa: Người lạ, người quen. Chị nói về tác phẩm này của mình như sau:
Người lạ, người quen là những dấu ấn được nhìn lại từ những đoạn đời. Nhìn lại những thân tình, kỷ niệm với người quen, những rung cảm tác động từ cuộc đời của những người lạ. Là những bài viết về bạn, về người, có cả những người đã khuất…
(more…)
Trịnh Y Thư
Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao – Nguyễn Du
1.
Trong tuyển thơ Tản văn thi [Văn Học Press xuất bản, 2018], nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh đã dùng một trích ngôn của Hans Sachs, một thi hào sinh sống vào thời Trung đại, “Tất cả cảm hứng thi ca đều chỉ là giải mã những giấc mơ.” Từ chìa khóa ở đây là “cảm hứng.” Nhờ đó, chúng ta biết chị không phải là nhà thơ Siêu thực, chị không sử dụng thủ pháp “lối viết tự động” để diễn đạt những thi ảnh và cảm xúc của giấc mơ trôi ra từ tiềm thức hoặc vô thức. Ngược lại, những giấc mơ của chị bắt nguồn từ một ý thức tự thân, từ những xung động ngoại giới, từ cuộc sống hiện thực, rồi bốn mùa xuân hạ thu đông chúng được giú bên trong một tâm hồn thi ca mẫn cảm, một cảm xúc tha thiết, để qua chữ nghĩa cách điệu nhưng đẹp nền nã, óng mượt nuột nà, chị đã gửi đến giới yêu thơ hôm nay một tác phẩm thơ đặc sắc, rất quý và rất hiếm.
(more…)
Trịnh Y Thư
Rèm cửa sổ suốt mùa đông không mở
cho tôi nằm ngắm nhìn em trang điểm
trước tấm gương tròn
trong gương
đôi vú màu hồng
che giấu nét tàn phai
dưới làn da bụng
buồng trứng rỗng ruột
vẫn thao thức chờ.
(more…)
Trịnh Y Thư
Bây giờ thì tôi hiểu thành phố phóng thích tù nhân chính trị
nhưng lại tống xuất tất cả các cô gái điếm lên tàu xuất dương
du học. Về đâu thì làm sao tôi biết. Ban nhạc kèn đồng của
đội lính cứu hỏa thành phố dàn hàng ngang dưới cầu tàu trổi
khúc nhạc tiễn đưa.
Ông nhạc trưởng vung tay điều khiển giàn nhạc, nhưng không
ai buồn để ý đến ông bởi cô gái điếm số mười một trần truồng
đứng trên boong nhoài nửa người ra ngoài thành lan can vẫy
vẫy cánh tay trần chào mọi người trong lúc các cô khác cũng
trần truồng nhảy cẫng xung quanh la hét.
(more…)
Trịnh Y Thư
Tôi khoác lên người bộ xương khô của chính tôi
bộ máy bài tiết trong ngoài thua thiệt
lưởng thưởng ở một nơi độ ẩm làm người ta chết ngộp
nóc giáo đường xám xỉn thánh giá ngại ngùng làm ngơ.
Từ con phố một chiều tôi đi tìm thần rùa
hàng cây tất bật nhưng chẳng ai thèm quan tâm
đất đá chộn rộn thần rùa nghìn năm mất ngủ
riết róng một trận mưa rào hơi đất tắc nghẹn
chu kì hanh hao nơi khúc quành công đoạn phất phơ.
(more…)
Trịnh Y Thư
1.
Văn học Việt Nam truyền thống không có bộ môn tiểu sử. Hay nói cho rõ hơn, không có những công trình dài hơi, thấu đáo, viết về chẳng những sự nghiệp mà cả thân thế đời sống riêng tư của các văn nghệ sĩ làm nên văn học sử nước nhà. Bên trời Tây, họ có truyền thồng này ngay từ thời Trung đại. Nhờ thế, qua Thayer, chúng ta biết những “Người tình bất tử” của Beethoven chẳng qua chỉ là sản phẩm tưởng tượng nằm bên trong khối óc âm nhạc kì vĩ nhất của nhân loại; và nhờ nữ sĩ Elizabeth Gaskell viết cuốn tiểu sử Charlotte Brontë chúng ta biết nhân vật Rochester trong cuốn tiểu thuyết kiệt tác Jane Eyre được xây dựng từ một hình tượng có thật, đó chính là ông thầy dạy học Charlotte thời bà còn là cô gái trẻ du học bên xứ Bỉ và cô nữ sinh trong trắng đem lòng yêu thầy mình, một người đàn ông đã có vợ. Hiểu biết tường tận hơn về con người cá thể của tác giả, các nhà nghiên cứu hai ba trăm năm sau có thêm trong tay cơ sở quy chiếu để đọc văn bản từ một góc độ độc lập nào đó, tâm lí học chẳng hạn, và rất có thể có cái nhìn phân tích thú vị và trung thực hơn về tác phẩm.
(more…)
Trịnh Y Thư
Thôn đông mỏ quạ ra rì
ủ ê chẳng đặng bỏ đi không đành
tóm con chi chi chành chành
đem về lột xác cái đanh rầu rầu.
Hạn là tháng hạn mưa ngâu
đành hanh bổ củi xỏ xâu thằn lằn
xương xa mát lạnh tiền căn
ngày nhằn hột lựu đêm nhằn hột le.
(more…)
Trịnh Y Thư
Thốt nhiên tôi quay về hướng mặt trời
một ngày thoát thân – xác quạ lót đường đi
những đám mây tích vô tích sự
dửng dưng với bầu trời xanh
bất chợt một góc trời điêu hao thành lũy
giữa muôn trùng cảnh lạ bến nước bủa giăng.
(more…)
Trịnh Y Thư
Rêu phong mái ngói ngày tôi trở lại
đốm chiều lập lòe ánh mắt
sâu kí ức mù đồng cỏ nương ngô
âm vang châu thổ
nghe như tiếng thở dài từ nghìn năm
bồi hồi dòng sông cạn.
Sau những bước dài cuộc viễn du
chặng cuối là điểm khởi đầu
nhức nhối những bào ảnh – bóng tối thê lương
ban mai hừng rỡ như mang dấu ấn tội đồ
phát vãng từ thần kì huyền sử.
(more…)
Trịnh Y Thư
Chuyện ngõ nghèo của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh [Công ti Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn liên kết xuất bản, 2016] không phải chỉ đơn thuần là cuốn tiểu thuyết miêu tả cảnh nghèo khó, cùng bĩ của một gia đình trí thức Hà Nội vào đầu thập niên 80. Kì thực, tầm vóc của cuốn tiểu thuyết lớn hơn thế nhiều, bởi nó đã vượt qua đường biên của những tranh chấp chính trị thấp kém, những ý thức hệ ngông cuồng, những cuộc chém giết bạo tàn, những hận thù chồng chất, và nhất là nó dám trực diện với cái bản ngã vẫn nằm ẩn nấp trong mỗi chúng ta mà bằng cách này hay cách khác chúng ta chối bỏ, không chịu nhìn nhận nó là một phần con người.
(more…)
Ngô Thế Vinh
Nhà văn Cao Xuân Huy mất ngày 12 tháng 11 năm 2010. Nhân ngày giỗ thứ 6 của ông, nhà văn Ngô Thế Vinh kết hợp và gửi chúng tôi đăng bài Cao Xuân Huy tự sự về tác phẩm Tháng Ba Gãy Súng cùng các bài viết của Nguyễn Xuân Hoàng, Trịnh Y Thư và Ngô Thế Vinh để tưởng niệm ông. (Sáng Tạo)
Cao Xuân Huy, đời thường
[nguồn: tư liệu Trịnh Y Thư]
TIỂU SỬ CAO XUÂN HUY
09-1947 năm sinh, quê nội Bắc Ninh, quê ngoại Hà Nam, Bắc Việt
10-1954 di cư vào Nam với mẹ
02-1968 đi lính Thuỷ Quân Lục Chiến, VNCH.
03-1975 bị bắt làm tù binh
09-1979 ra tù.
12-1982 vượt biên.
10-1983 đến Mỹ.
1984 định cư tại Nam California.
2005 chủ biên tạp chí Văn Học tới 04-2008
11-2010 mất tại Lake Forest, Nam California
Tác phẩm:
Tháng Ba Gãy Súng, 1985
Vài Mẩu Chuyện, 2010
(more…)
Trịnh Y Thư
Jane Eyre – Charlotte Brontë
Trịnh Y Thư dịch
Nhã Nam xuất bản – 2016
Nhân loại ngày nay thừa hưởng không ít những tác phẩm văn học thường được gọi là kinh điển. Chúng là những công trình trước tác của nhiều thiên tài thuộc nhiều dân tộc, và từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay, trải qua nhiều thế hệ người đọc, vẫn không phai nhạt giá trị nghệ thuật lẫn nhân sinh. Dù trải qua nhiều thử thách và những biến đổi ý thức hệ, lịch sử, chính trị, xã hội, chúng vẫn không hề có dấu hiệu chìm vào quên lãng. Nếu cần chúng ta có thể liệt kê vài cuốn tiêu biểu như Don Quixote của văn hào Tây Ban Nha Miguel de Cervantes, hay cuốn Chiến tranh và hoà bình của văn hào Nga Lev Tolstoy, hay cuốn Những người khốn khổ của văn hào Pháp Victor Hugo. Chúng là gia sản văn hóa chung muôn đời của tất cả chúng ta, không riêng một ai, và đóng góp một phần không nhỏ vào đời sống tinh thần của mọi sắc dân trên thế giới.
(more…)
Trịnh Y Thư
Mùa Vu Lan này, có chút thời gian thư thả, tôi lại kệ sách lấy xuống hai cuốn sách cũ ngồi đọc. Đó là hai cuốn hồi kí tù: Ánh sáng và bóng tối của nhà văn Hoàng Liên và Đại học máu của nhà văn Hà Thúc Sinh. Mặc dù đã hơn hai mươi năm trôi qua, khi đọc lại hai tác phẩm với nội dung phơi trần sự thật về chế độ lao tù Cộng sản từng gây nhiều chấn động lúc xuất hiện lần đầu, tôi vẫn thấy có cái gì rất mới hiển hiện trên từng trang sách. Hai mươi năm lẻ, từ khi hai cuốn sách ra đời, là thời gian khá dài để hàn gắn nhiều vết thương, ngoại trừ vết thương của những người tù trong cuộc mà tôi biết họ phải gánh chịu cho đến chặng cuối con đường họ đi. Nhưng, dù sao chăng nữa, tôi chẳng thể nào chối bỏ được giá trị văn học cũng như lịch sử của hai cuốn sách, cảm xúc cũ mới cứ thế tràn về lây lan tâm khảm tôi.
(more…)
Trịnh Y Thư
The Sympathizer, A Novel by Viet Thanh Nguyen,
published by GROVE PRESS, 2015, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
“Con người mắc kẹt trong lịch sử và lịch sử mắc kẹt trong con người.” Nhà văn Mĩ James Balwin nói vậy trong tập tiểu luận Những ghi chú của đứa con bản xứ (Notes of a Native Son) xuất bản năm 1955. Lịch sử không mắc kẹt trong Nguyễn Thanh Việt, tác giả cuốn tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm tình viên, Kẻ hai mặt, Kẻ nằm vùng) xuất bản năm 2015, nó bùng nổ dữ dội với nỗi phẫn nộ rát bỏng hiếm thấy trên một trang viết văn học nào.
(more…)
Trịnh Y Thư
Cách đây ít lâu có tin nhà của tay vẽ biếm hoạ Lars Vilks, người Thuỵ Điển, bị kẻ lạ lén đập phá trong lúc ông đi vắng. Đập phá xong chưa đủ, có tang chứng cho thấy kẻ lạ còn định nổi lửa đốt cháy nhà ông nữa. Nhà chức trách Thuỵ Điển chưa tìm ra thủ phạm, nhưng mọi suy đoán đều có thể quy chiếu về các phần tử Hồi giáo cực đoan, bởi cách đây ba năm nhà vẽ biếm hoạ này trong phút giây cao hứng đã dại dột vẽ đăng báo một bức biếm hoạ hình ảnh Thánh Muhammad. Không cần nói nhiều, phản ứng đầy phẫn nộ của các cộng đồng Hồi giáo khắp nơi trên thế giới lúc đó dữ dội lắm. Nhà vẽ biếm hoạ tuy có lên tiếng (một cách đầy yếu ớt), với sự hỗ trợ của nhiều đồng nghiệp, về quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận, vân vân, nhưng sau đó không thấy ông vẽ thêm bức nào như thế nữa. Tưởng thế là yên. Đành thôi chứ biết sao hơn, tránh voi chẳng xấu mặt nào. (Ở Mĩ, Đức Chúa Giê Su bị đem ra làm trò đùa vui chơi trên báo chí, TV, Internet . . . là chuyện hằng ngày như cơm bữa, nhưng tuyệt nhiên chẳng ai dám đụng đến Thánh Muhammad. Chính tay danh hài Bill Maher, trong một cuộc phỏng vấn với phát thanh viên Anderson Cooper trên kênh truyền hình CNN, cũng phải thú nhận điều đó là đúng.) Nhưng ba năm sau, họ vẫn dằn mặt nhà vẽ biếm hoạ như để nhắc nhở ông họ không có tính hay quên như bọn người Tây phương tà đạo đâu. Họ vẫn ghi nhớ tội trạng ông đấy và sẽ không bao giờ tha thứ cho ông ngay cả khi thân xác phàm trần của ông trở về với cát bụi.
(more…)
Trịnh Y Thư
Từ lâu, việc đọc sách của tôi rất là tạp nham, hổ lốn. Qua bè bạn hoặc những nhà phê bình sáng giá, tôi tìm đọc những cuốn sách được đánh giá cao, có giá trị về mặt nghệ thuật, nhưng không phải vì thế tôi không mua về đọc những cuốn tiểu thuyết thuộc loại diễm tình, trinh thám, kinh dị, thần kì ma quỷ, khoa học viễn tưởng, vân vân. Nếu quan niệm đọc sách—hoặc thưởng ngoạn bất cứ loại thể nghệ thuật nào—giống như ăn uống thì những cuốn sách loại này là những cái bánh kem sô-cô-la ngon ngọt mà thi thoảng tôi trốn vợ, tạm quên lời khuyến cáo của bác sĩ, lén lút thưởng thức một mình.
(more…)
Trịnh Y Thư
Có giai thoại như sau về Jean Sibelius mà mỗi khi nhớ lại tôi đều cười mỉm một mình. Ông là nhà soạn nhạc lỗi lạc nhất của xứ Phần Lan, sống vào nửa đầu thế kỉ XX. Dân tộc Phần Lan vô cùng hãnh diện về ông, một đóng góp to tát vào nền âm nhạc thế giới từ một quốc gia thưa dân nằm mãi tít tận địa đầu châu Âu. Thuở sinh tiền, ông có tật thích ra ngồi quán với bạn bè. Một hôm trong lúc đang ngồi như thế thì nhân viên phục vụ bảo ông có điện thoại. Vợ ông gọi. (Cố nhiên thời đó chưa có điện thoại di động, nhưng có lẽ vợ ông giữ trong bàn giấy tất cả những số điện thoại hàng quán ông hay la cà.) Giọng vợ ông trong máy, “Ông ơi! Ông liệu mà về nhà đi. Ông biết bây giờ là mấy giờ rồi không?” Trả lời vợ, ông nói rõ to vào máy trước mặt bạn bè ông, “Bà nó ơi! Tôi là nhà soạn nhạc, làm sao tôi biết bây giờ là mấy giờ!” Đám bạn ông được một trận cười no bụng.
(more…)
Trịnh Y Thư
Nhà văn Virginia Woolf (1882-1941)
Khi nghe tôi dịch cuốn Căn phòng riêng của nhà văn nữ người Anh Virginia Woolf, một anh bạn vốn có tính hay bông đùa, giọng ít nhiều chất “xỏ lá” của anh Bắc kì đểu, bảo tôi: “Này, cậu làm gì mà đi nịnh phe đàn bà thế!” Tôi chẳng chịu thua, đốp chát lại liền: “Tôi suốt đời chỉ yêu đàn bà, không nịnh họ thì cậu bảo tôi nịnh ai đây, chẳng lẽ lại đi nịnh con chó xồm?”
(more…)