Archive for the ‘Phạm Đức Thân’ Category

Izumi Kyoka (1873-1939)
Phạm Đức Thân dịch từ bản Anh ngữ Osen and Sokichi của Charles Shiro Inouye

Izumi Kyoka (1873-1939) là nhà văn Nhật viết khoảng 300 tác phẩm đủ loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch….) với tính chất lãng mạn, siêu nhiên, huyền ảo….

Osen Và Sokichi (Baishoku kamonanban) là tác phẩm của giai đoạn trưởng thành bao gồm những chủ đề thường thấy trong toàn bộ sự nghiêp: thanh niên trẻ yêu kỹ nữ hơn tuổi; đời kỹ nữ với những ngang trái; vẻ đẹp nhân vật qua mô tả lông mày, mắt, ngực, chân tay…đặc biệt là 2 mầu đỏ trắng tương phản (mà có người cho rằng ám chỉ mầu của ái ân: trắng của tinh dịch, của giấy lụa và đỏ của váy lót trong kimono); cũng như nước, mưa, hoa…là chất liệu để liên kết các hình ảnh huyền ảo; chưa kể vai trò phụ nữ vừa là tình nhân vừa là mẹ (như thấy trong tựa của truyện này mà nghĩa lần lượt từng chữ là mãi dâm và tô mì vịt)..
(more…)

Kawabata Yasunari
Phạm Đức Thân dịch


Kawabata Yasunari (1899-1972)

“Hokuro no Tegami” (Cái Nốt Ruồi) là tác phẩm của Kawabata Yasunari (1899 – 1972), Nobel Văn Học 1068, ở thời kỳ hoàn toàn thành tựu và cho thấy ông nắm vững tâm lý phụ nữ, điểm nổi bật trong các tác phẩm của ông. Phạm Đức Thân dịch từ bản Engish “The Mole” của Edward Seidensticker.

oOo

Đêm qua em nằm mơ thấy cái nốt ruồi.

Em chỉ cần viết cái tên là anh biết em muốn nói gì. Cái nốt ruồi đó – em đã bao lần bị anh la mắng vì nó.

Nó nằm ở vai phải em, hay có lẽ em nên nói nó nằm cao trên lưng.

“Nó đã to hơn hạt đậu. Cứ tiếp tục nghịch nó, có ngày nó sẽ mọc rễ cho mà coi”
(more…)

R.K. Narayan
Phạm Đức Thân dịch từ nguyên tác Trail of the Green Blazer của tác giả

R.K. Narayan (1906-2001) là nhà văn Ấn Độ hiện đại (viết truyện English) nổi tiếng nhât cùng với M. R. Anand và R. Rao. Tốt nghiệp đại học 1930, ông đi dạy có 5 ngày, bỏ ngang, chuyển sang viết văn. Nhưng lận đận mãi đến khi nhờ Graham Greene giúp đỡ mới in được tác phẩm đầu tay Swami and Friends (1935). Sau đó ông nổi tiếng, được S. Maugham, J. Updike… ngưỡng mộ, cũng như được nhiều giải thưởng. Năm 1982 là tác giả Ấn đầu tiên được làm hội viên danh dự của American Academy of Arts and Letters.

Các truyện ông diễn ra trong bối cảnh là thành phố tưởng tương Malgudi, mô tả những đặc thù của liên hệ con người, các trớ trêu của đời thường ở Ấn, cho thấy tồn tại của đô thị hiện đại đụng chạm đến truyền thống cổ xưa. Phong cách đơn giản, nhẹ nhàng, dí dỏm. Ông thường được ví với N. Gogol, A. Chekhov, O. Henry… cũng như với W. Faulkner (cùng tạo thành phố tưởng tượng, khám phá cái năng lực của đời thường một cách dí dỏm, nhân tình) và G. de Maupassant (cùng có tài cô đọng thuât sự trong truyện ngắn).
(more…)

Edgar Wallace
Phạm Đức Thân dịch từ bản Anh ngữ On Getting An Introduction của Edgar Wallace.

Tác giả Edgar Wallace (1875 – 1932) nhà văn Anh, đã viết 170 truyện, 18 kịch diễn, 957 truyện ngắn chưa kể nhiều đóng góp cho màn ảnh về cốt truyện cũng như kịch bản phim, với 160 phim (câm lẫn nói) xây dựng từ các sách và truyện của ông.

Nhân vật Anthony Newton nhập ngũ lúc 16 tuổi và giải ngũ lúc 26 tuổi, cố gắng tìm việc làm lương thiện để sinh nhai mà không gặp may. Anh nhận thấy đầu óc khôn ngoan và mồm mép lanh lợi có thể dùng để mánh mung, lừa bịp cũng sống được nên chuyên tâm vào những phiêu lưu này, mà On Getting An Introduction là một, viết vào năm 1927 và đăng trên tờ The Brigand, Luân Đôn.

oOo

Ăn cướp một cách lịch sự có những khía cạnh mới lạ và những lúc say mê thích thú. Người tầm thường, suy nghĩ nông cạn, có thể dùng võ lực để tìm cách thủ lợi, nhưng cái khéo léo và tinh tế của nghệ thuật ăn cướp một cách nhẹ nhàng đã hấp dẫn người biết đặt cuộc chơi trước giải thưởng, giống như một nhà thơ cố gắng để đạt được hoài bão của mình.

Chuyện xẩy đến với Newton. Anh thấy mình bị rơi vào tình trạng lúng túng khó xử. Hai bánh xe phía bên trái đã ở dưới mương; anh cố gắng lắm mới duy trì được thân người ở tay lái, mặc dù mấy cành cây của bụi cây cao trên đầu ngả sát vào anh khiến anh phải ngoảnh đầu sang một bên. Tuy nhiên anh giữ được dáng vẻ tươm tất khi trèo ra khỏi xe và cặp mắt của anh nhìn vào đôi mắt hoảng hốt của cô gái với một vẻ trách móc nhẹ nhàng.
(more…)

Robert Lloyd Fish
Phạm Đức Thân dịch từ nguyên tác Sweet Music của Robert L. Fish


Johann Sebastian Bach by E. G. Haussman

Robert Lloyd Fish (1912 – 1981) là kỹ sư, nhà văn Mỹ về trinh thám, hình sự, với hơn 30 tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn, từng nhận 3 Giải Edgar Alan Poe. Khi làm việc ở Rio de Janeiro, Ba Tây, ông nghe đồn có tay buôn lậu đã đưa được 5 triệu dollar từ Bỉ vào Mỹ, gợi hứng cho ông khai sinh nhân vật buôn lậu Kek Huuygens, sinh ở Ba Lan, tên Hà Lan, thông hành Mỹ trong một số truyện.

Sweet Music xuất hiện đầu tiên như là một truyện ngắn đầy đủ trong tiểu thuyết The Hochmann Miniatures (1967).

oOo

Tháng chín, tại Paris, thời tiết nóng ran.

Claude Devereaux, thanh tra quan thuế thuộc nhóm đông đảo đồng nghiệp đang làm việc cật lực tại khu vực khách đến của phi trường Orly, nhấc lệch cái mũ cáp vành cứng về phía sau cho mát cái trán ướt nhẹp mồ hôi, khom mình vạch dấu phấn, không rõ nghĩa gì, trên hành lý trước mặt, rồi thẳng người lên, tự hỏi tên ngốc nào đã thiết kế bộ đồng phục ông đang mặc, không biết tên ngu này đã có từng chịu đựng cái sức nặng của nó vào một ngày nóng nực. Ông lơ đãng gật đầu trước lời cám ơn lí nhí của khách vừa được cho qua, và như cái máy cầm lấy cuốn sổ thông hành đang chìa ra cho ông, tự hỏi sau ca còn có đủ thời gian để ghé uống bia trước khi về nhà. Có lẽ không, ông thở dài nghĩ, rồi chú tâm lại vào công việc.
(more…)

Zurab Lezhava
Phạm Đức Thân dịch bản tiếng Anh “Sex for Fridge” do Victoria Field và Natalia Bukia Peters chuyển ngữ từ nguyên tác bằng tiếng Nga của Zurab Lezhava.

Zurab Lezhava (1960 – ) là nhà văn Georgia, viết văn tiếng Nga và tiếng bản xứ. Năm 1982, ông bị tù 16 năm vì chống lại công an Soviet. Thời gian này ông viết được nửa toàn bộ tác phẩm của mình (gồm 2 truyện dài và một số truyện ngắn).

Kinh nghiệm sống, cảm nhận văn chương sắc bén, phong cách tự nhiên ông hấp dẫn độc giả bằng cái khác thường, trộn lẫn thực tế và tưởng tượng, mặt đen tối của con người (nghèo đói, vô luân, tham lam, ghen ghét, thiếu bao dung…)

TÌNH ĐỔI TỦ LẠNH

Cái tủ lạnh Apsheron cũ mèm cục mịch được gia đình để lại như một di sản cùng với chiếc ghế dựa đơn duy nhất là tất cả những gì còn lại trong bếp của Albert Karbelashvili.

Tại sao chiếc ghế? Bởi vì nó trông dị hợm nên người mua chung cả 4 ghế đã không mang nó đi. Albert bị cột chặt với cái tủ lạnh Apsheron cồng kềnh cổ lỗ cũng vì cùng một lý do – không ai mua nó. Giống như một con ác quỷ, cái tủ lạnh cũ theo anh hoài hủy. Nó đã ở trong cái apartment đầu tiên của gia đình – apartment này có 4 phòng. Cách đây lâu rồi bố mẹ Karbelashvili bán nhà và giảm xuống 3 phòng. Rồi họ dọn tới một apartment 3 phòng khác trong một khu nghèo hơn. Sau cùng bố mẹ Karbelashvili dọn xa hơn nữa, và giờ hiện đang ở một xứ hoàn toàn xa lạ không biết ở đâu. Nhưng con cái thì vẫn tiếp tục truyền thống – mua bán phòng ốc, bàn ghế giường tủ và đồ gia dụng.
(more…)

Edogawa Rampo
Phạm Đức Thân chuyển ngữ từ bản tiếng Anh (The Cliff) của James B. Harris dịch trong tuyển tập Japanese Tales of Mystery and Imagination.


Edogawa Rampo (1894-1965)

Edogawa Rampo (hoặc Ranpo) là bút danh của Hirai Taro, một tác giả Nhật Bản nổi tiếng về truyện trinh thám, kinh dị. Edogawa Rampo là Nhật hóa tên của Edgar Allen Poe, tác giả Mỹ mà ông ái mộ.

Vách Đá (ly kỳ kiểu Hitchcock) là chuyện một nam và một nữ bàn về cái chết của chồng nàng và những bí mật hai người cùng chia sẻ.

Câu chuyện đầy kịch tính và hấp dẫn. Ngắn nhưng tuyệt. (PDT)

VÁCH ĐÁ

Đang là mùa xuân. Tại đỉnh vách đá, cách Suối Nước Khoáng K_ khoảng một dặm hai người đang ngồi trên một phiến đá. Có thể nghe loáng thoáng xa phía dưới, chỗ thung lũng, tiếng nước róc rách của một con sông. Anh chàng khoảng giữa 20 và cô nàng già hơn một chút. Cả hai đang mặc áo kimono choàng của một khách sạn suối nước nóng.

CÔ GÁI: Kể cũng lạ, bấy lâu nay chúng ta chưa bao giờ đề cập đến các chuyện xẩy ra đang không để đầu óc chúng ta yên. Hôm nay nhiều thời giờ rảnh rỗi, chúng ta hãy nói về mấy chuyện quá khứ này một chút. Anh không ngại chứ, anh yêu.

CHÀNG TRAI: Dĩ nhiên không, em yêu. Em nói trước đi, và thỉnh thoảng anh sẽ thêm ý kiến.
(more…)

Mạc Ngôn
Phạm Đức Thân dịch bản tiếng Anh Autumn Waters do Richard F. Hampsten và Maorong Cheng chuyển ngữ từ nguyên tác Thu Thủy của Mạc Ngôn.

Mạc Ngôn sinh năm 1955, nhà văn Trung Hoa, Nobel 2012, nổi tiếng với những truyện Cao Lương Đỏ, Phong Nhũ Phì Đồn (Báu Vật Của Đời), Đàn Hương Hình….Ông có tài mô tả chi tiết hiện thực, nhưng nhấn mạnh cảm thụ trực giác, tạo được một hiện thực mới mẻ có đủ mầu sắc mùi vị. Truyện là cái khung để ông kết hợp tả thực với tượng trưng, biến hình, huyền ảo khoa trương, không theo lối tự sự cổ truyền, tạo được cảm giác và đột biến hấp dẫn.

Thu Thủy là truyện ngắn nhưng bao gồm hầu hết các đặc điểm nêu trên. Phạm Đức Thân chuyển Việt ngữ từ bản Anh dịch Autumn Waters của Richard F. Hampsten và Maorong Cheng.

NƯỚC LŨ MÙA THU

Một sáng mùa xuân đẹp trời, năm ông tôi 88 tuổi, mọi người trong làng thấy ông ngồi trên chiếc ghế xếp, dựa lưng vào tường của vườn rau, mắt nhắm, nghỉ dưỡng thần. Khoảng trưa, mẹ sai tôi ra mời ông vào ăn trưa. Tôi chạy tới ông kêu to mời ông, nhưng không thấy phản ứng gì. Tôi lay ông và chỉ khi đó mới nhận ra ông không thể cục cựa. Tôi chạy vào báo mọi người. Họ túa ra, vây quanh ông, vừa lắc lắc vừa lớn tiếng gọi ông, nhưng rốt cuộc mọi cố gắng đều vô hiệu. Ông đã chết một cách hết sức đường hoàng, mặt hồng hào như còn sống, chết một cách khiến mọi người phải kính nể. Trong làng ai cũng bảo hẳn kiếp trước ông đã tích lũy được nhiều việc thiện, bởi vì chỉ có thế người ta mới hưởng được cái chết thanh thản như vậy. Mọi người trong gia đình tôi cũng được dự phần vinh quang cái chết của ông.
(more…)

Inoue Yasushi
Phạm Đức Thân dịch từ bản tiếng Anh Shotgun do George Saito chuyển ngữ từ nguyên tác Ryoju của Inoue Yasushi.

Inoue Yasushi (1907-1991) viết báo, làm thơ trước khi xuất bản tác phẩm đầu tay “Khẩu Súng Săn” năm 1949, và nổi tiếng tức thời. Trong lời bạt của tác phẩm này in năm 1988, ông nhận xét: tuy truyện có chút vụng về của buổi đầu, nhưng nó biểu thị con người ông đầy đủ nhất, hơn cả 50 tiểu thuyết và 150 truyện ngắn ông viết sau này, “có một cái gì cơ bản mà tôi không thể thoát ra được” Thật vậy, tác phẩm tâm lý sâu sắc này, tuy là tác phẩm đầu tay, nhưng nó có đủ tính chất chừng mực, chững chạc, súc tích, trữ tình, chi tiết, và nhất là chất thơ (dẫu sao ông còn là thi sĩ) của một bực thầy.

Tình yêu, cái chết, cô đơn và sự thật ẩn giấu trong mỗi người… tất cả đan bện vào nhau trong 3 bức thư từ 3 góc nhìn khác nhau của 3 phụ nữ trong một cuộc tình tay ba bi thảm: người tình, con gái người tình và người vợ bị bỏ bê. Phạm đức Thân chuyển Việt ngữ từ bản Anh dịch “Shotgun” của George Saito, có tham khảo bản dịch “The Hunting Gun” của Michael Emmerich.
(more…)