Posts Tagged ‘Bùi Chí Vinh’

Nhật Lệ

bui_chi_vinh2

Các câu hỏi [1] cho anh Bùi Chí Vinh (BCV).

1. Những bài thơ viết về biển Đông của anh ngay từ những năm 1979 đến 2012 đã làm rướm máu trong tim người đọc. Thơ ca phải chăng không bất lực trước nỗi sợ hãi và bá quyền? Và phải chăng nhà thơ không chỉ biết tụng ca, mà còn biết đau, biết tiên cảm, biết tỉnh thức người đọc? Anh nghĩ gì trước tình hình biển Đông dậy sóng trở lại hôm nay y như những lời “tiên đoán” của anh hôm qua?

BCV: Thi sĩ trước tiên vẫn là một con người. Con người đúng nghĩa “nhân chi sơ tính bản thiện” làm lành lánh dữ. Là con người nên thi sĩ phản ứng mạnh mẽ trước mọi dấu hiệu xâm lược của ngoại bang. Phản ứng dứt khoát không do dự không sợ hãi. Thậm chí sẵn sàng nhận nhiệm vụ hứng viên đạn bay về quê hương mình đúng với truyền thống “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Tuy nhiên ngoài chức năng “con người” thì thi sĩ còn mang thiên chức của một nhà tiên tri. Một thi sĩ “thứ thiệt” bao giờ cũng đánh hơi, cũng “ngửi” ra trước đồng loại các hiểm họa của tương lai. Chính vì thế trong khi nhiều người giả vờ ung dung trước mối tình hữu nghị vớ vẫn Việt-Trung đầy ảo tưởng thì tôi đã thấy đó là “cái bẫy” mà những kẻ cầu an giăng sẵn cho mình. Bằng những bài thơ đánh giặc phương Bắc ngay từ năm 1978 tôi đã gióng lên tiếng chuông báo động cho mọi người cảnh tỉnh. Ngoài ra, bằng tư thế của một thi sĩ trực tiếp cầm súng trong đơn vị E10 đặc công thủy Rừng Sác đóng quân trên đảo Long Sơn lúc đó tôi đã viết như sau:
(more…)

Lan Hương

trong_ham_ruou-bcv
Trong hầm rượu – Bùi Chí vinh

1 – Hỏi thật nhà thơ, nhà văn, nhà biên kịch điện ảnh Bùi Chí Vinh nhé. Bộ anh không ớn hay sao mà nhào vô môn phái hội họa quý tộc này, lại còn triển lãm tranh 2 năm liên tục, có bán được tranh không mà liều mạng vậy?

BÙI CHÍ VINH: Đúng như bạn đặt vấn đề, hội họa quả là môn phái nghệ thuật quý tộc. Tôi đã từng làm bài thơ HỘI HỌA HÀNH để nói về nó, xin trích ra đây một đoạn: “Làm thơ mà quậy toàn họa sĩ – Là thi hữu họa họa hữu thi – Ai dám bảo đó điều cấm kỵ – Ngày xưa Lý Bạch quậy Vương Duy – Xem thơ vốn chỉ cần manh giấy – Xem tranh phải ngó lại túi tiền – Tội nghiệp kẻ chọn nghề quý phái – Gỗ, toan, màu … giá cả thăng thiên”. Vậy đó, giá vốn để hoàn thành một bức tranh sơn dầu không hề nhỏ nhưng đã lao vô nghiệp chướng thì phải chịu. Trong cuộc đời một con người nghệ sĩ, thượng đế chỉ gõ chiếc đũa thần phép lạ vài lần, có lần gõ ra Thơ, có lần gõ ra Văn chương, có lần gõ ra Điện ảnh, nhưng lần này tôi bị gõ xuống đầu Hội họa. Mà đã bị gõ thì phải vẽ, vẽ như điên, vẽ như phát cuồng, vẽ như tán gia bại sản. Đầu tháng 11-2012 năm ngoái, tôi đã bán được 5 bức tranh sơn dầu lẫn màu nước tại triển lãm mang tên NGÀY SINH CỦA NGỰA tổ chức ở Bảo Tàng Thành Phố tức Dinh Gia Long cũ. Còn năm nay triển lãm 55 TRANH SƠN DẦU BÙI CHÍ VINH khai mạc ngày 12-10-2013 nhưng trước đó một tuần đã có nhà sưu tập yêu thơ yêu tranh “thắt nơ” một bức vẽ về “Bùi Chí Vinh chở “hoàng đế” Bùi Giáng trên chiếc xích lô” . Tóm tắt lại “có công mài sắt có ngày nên kim” không cần thiết phải “có chí làm quan có gan làm giàu”. Cứ vẽ cho hay, cho lạ, cho “độc” là có người mua tranh “đặt cọc”. Mà thí dụ nếu tranh có bán chậm thì cũng chẳng sao. Tranh sơn dầu nghệ thuật thứ thiệt qua thời gian thử thách chưa bao giờ rớt xuống thành hàng hóa thị trường cấp thấp. Tôi bảo vệ giá cả, phẩm chất, chữ ký của mình trong mỗi bức tranh tức là bảo vệ giá trị lâu dài cho những người đầu tư mua tranh vậy.
(more…)

Thùy Giang

bui_chi_vinh_4
Nhà thơ Bùi Chí Vinh

Bùi Chí Vinh xuất hiện trong ngày ra mắt sách của bạn, buổi tiệc bỗng “tưng bừng” hẳn lên bởi gia chủ chớp ngay thời cơ mời thi sĩ họ Bùi lên “ngẫu hứng”. Phía dưới hàng ghế, người tít mắt cười khoái chí, kẻ đập đùi đôm đốp đắc ý… là hiệu ứng số đông khi nghe thơ “ngông” của Bùi Chí Vinh. Cũng vì cái sự thể hút hồn như thế mà mác “nhà thơ” gần như là mặc định với tên tuổi Bùi Chí Vinh dù anh có viết văn, làm phim hay mới đây là “chơi hết mình” với hội họa. Ở tuổi 58, Bùi Chí Vinh “chào sân” bằng một triển lãm tranh đầu tay với cái tên “Ngày sinh của Ngựa” diễn ra tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1.11.

 

Thùy Giang (TG): Chào thi sĩ kiêm họa sĩ họ Bùi, thời buổi kinh tế khó khăn thấy ai cũng “co vòi” thế mà anh lại phi nước đại bằng một triển lãm đầu tay hoành tráng tại nơi có mức giá thuê cao ngất ngưởng, anh có cao hứng quá lố không đấy?

Bùi Chí Vinh (BCV): Tuy ngông nhưng Bùi Chí Vinh làm gì cũng suy xét kĩ. Với những người rành rọt sẽ hiểu đây là triển lãm của thi ca, màu sắc và hội họa. Còn người không rành sẽ nghĩ cha này vẽ ghê quá. Trước đây, những người bạn họa sĩ có nói với tôi “tao chơi với mày vì chất thơ mày rất sảng khoái, mày nghĩ những điều tụi tao chưa nghĩ ra, nhưng mà tụi tao sẽ thực hiện điều mày chưa nghĩ ra trong tranh”. Do đó khi Bùi Chí Vinh vẽ tranh thì còn lợi hại gấp đôi họ.
(more…)

 
Mạnh Duy phỏng vấn Bùi Chí Vinh
Nguồn: Bùi Chí Vinh gửi YouTube link

Bắc Phong


Nhà thơ Bùi Chí Vinh

sống trong một nước độc tài cộng sản
mà hắn gần như có hết
(nhiều ít tùy theo thiên hạ nghĩ)
tiền bạc địa vị danh vọng
hạnh phúc gia đình
do mấy chục năm lương thiện
lao lực lao trí lao tâm
và xới vun tình cảm
(more…)

Lan Hương


Nhà thơ Bùi Chí Vinh nhập vai đại ca trong phim Bốn thí nghiệm trong đêm tân hôn của hãng phim Chánh Tín

Tôi quen biết Bùi đại ca khi anh ở bộ đội về. Tôi quen anh đơn giản vì tôi là cô bạn gái của người bạn thân anh, vì vậy tôi có thể hiểu biết đôi điều về con người của anh. Bạn anh nói rằng Bùi đại ca vào bộ đội bất ngờ thì khi rời khỏi bộ đội cũng bất ngờ không kém. Cũng chỉ vì bản tính khí khái của nhà thơ thích đời sống Lương Sơn Bạc mà anh dám tấn công viên chỉ huy của mình để cứu những người bạn cùng đơn vị thoát khỏi sự trù dập độc ác của vị sĩ quan cấp trên mình. Hậu quả của hành động liều lĩnh đó là anh bị giam 3 tháng ở quân lao, bị tước quân tịch và may mắn anh còn được trở lại đời thường để trở thành một nhà thơ bất đắc chí lang bạt giang hồ làm thơ cho dân nghèo.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nhà thơ Bùi Chí Vinh

Lương Sơn Bạc, hình như đó là chốn sơn cùng thủy tận?

Lương Sơn Bạc (chứ không phải Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài uyên ương mút mùa lệ thủy) một địa danh, được người đời mãi nhắc vì nó là hiểm địa được trấn giữ bởi 108 vị, nhân dân tôn tụng hai chữ anh hùng, ngược lại triều đình “đương đại” bực bội nực nội gọi một trăm linh tám đứa phản động mưu toan lấy tiền của đại gia đi chia sớt cho kẻ khố rách áo ôm (Cái bang đâu lắm thế!). Nghĩa cử đậm chất Robin Hood ấy văn bản luật pháp ghi rõ: Phá rối trị an. Hình phạt nhẹ: Cởi quần quất 100 hèo vào mông đít, phạt 200 lạng bạc dằn mặt. Hình phạt nặng: Tứ mã phanh thây (chứ không phải tứ mã nan truy).
(more…)