Archive for the ‘Tuấn Khanh’ Category

Tuấn Khanh


Nhà nghiên cứu Phan Thuận An

Lần đến gặp nhà nghiên cứu Phan Thuận An ở Huế, ông giới thiệu cho thấy một văn bản thú vị có từ thời vua Bảo Đại – rất quan trọng – để chứng minh rằng Hoàng Sa thuộc về Việt Nam.

Bản gốc tấu chương năm 1939, của học giả Phạm Quỳnh, bấy giờ có chức Tổng lý đại thần, gửi cho vua Bảo Đại để xin ủy lạo cho binh sĩ đồn trú ở Hoàng Sa, nơi thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam.

Vào thời ấy việc di chuyển ra Hoàng Sa bằng thuyền, đồn trú luân phiên của binh sĩ rất khó khăn. Không chỉ là trấn giữ phần đảo chủ quyền, mà đôi khi phải đánh nhau với hải tặc và cứu hộ cho ngư dân Việt.
(more…)

Tuấn Khanh


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (1925-1019)

Chiều ngày 26/12/2019, tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua đời đem lại không ít ngậm ngùi cho người hâm mộ. Ông mất ở tuổi 94, sắp tròn một thế kỷ đời, để lại rất nhiều bài hát. Nhưng nổi tiếng nhất và được người yêu nhạc hát lại nhiều nhất vẫn là bài hát Dư Âm, viết năm 1950.

Từ sau năm 2000, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã sống trong hiu quạnh giữa lòng xã hội âm nhạc thương mại. Những bạn bè, người hâm mộ khi gặp ông, đều nhìn thấy ông tiếc nhớ tháng ngày vàng son của mình, nhắc bài hát Dư Âm về số phận của nó sau khi ra đời, cũng mối tình chớm nở của tuổi thanh xuân.

Khi nhắc, mắt ông hấp háy nhìn người đối diện, rồi có lúc lặng người, như nhìn xuyên qua cả không gian để thấy lại những ngày tháng đẹp nhất của mình.
(more…)

Tuấn Khanh

Đám tang của thầy Đào Quang Thực tại quê nhà của ông, tỉnh Hòa Bình, giống như một lễ dựng mộ gió của người chết mất xác trên biển miền Trung. Gia đình và bạn bè của ông đứng quanh một bàn hương án, có tấm băng-rôn ghi tên và ngày chết của ông, chứ không có thi thể. Ở đâu đó, heo hút và khắc nghiệt của thời tiết và của cả trại giam số 6 Nghệ An, thầy Đào Quang Thực bị vùi ở đó theo luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với lý do đơn giản là việc giao thi thể về nhà sẽ gây mất an ninh.

Theo thông báo, 3 năm sau khi thầy Thực qua đời (tuổi 59), gia đình mới có thể lên trại giam số 6, Nghệ An để làm đơn xin cải táng.
(more…)

Tuấn Khanh


Nhà báo Phạm Đoan Trang và giải thưởng của RSF năm 2019

Câu chuyện một nhà xuất bản (NXB) ở Việt Nam tự in và phát hành nhiều tác phẩm không qua kiểm duyệt, đã trở thành một sự kiện quốc tế. Bởi lẽ, gần 100 người mua sách từ Nam chí Bắc đã bị phía an ninh Việt Nam đặt vào tình trạng như tội phạm. Phạm Đoan Trang, tác giả nhiều cuốn sách cùng NXB Tự Do – nơi in và phát hành – bị săn đuổi ráo riết. Hai tổ chức Theo Dõi Nhân quyền (HRW) và Ân Xá Quốc Tế (AI) cũng đồng loạt ra thông cáo trong tháng 11/2019, trong đó phản đối công an Việt Nam về các vụ vây bắt, dẫn đến cả việc hành hung cả độc giả và người giao sách.

Thật ngạc nhiên, nếu so với những ấn phẩm khác như Đèn Cù (Trần Đĩnh), Bên Thắng Cuộc (Huy Đức) hay mới nhất là cuốn Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo (Phạm Thành)… thì những cuốn sách của NXB Tự Do và nhà báo Phạm Đoan Trang hoàn toàn vô hại, chỉ là sách kiến thức thuần túy.

Cuộc trò chuyện với nhà báo Phạm Đoan Trang từ một nơi nào đó, lưu lạc vô định cho công việc của cô, đã mở ra nhiều góc nhìn thú vị về sự kiện này.
(more…)

Tuấn Khanh


Nhà thơ Du Tử Lê (1942-2019)

Nếu nhớ về một Du Tử Lê tài hoa trong chữ nghĩa, trong thi ca, ắt đã có nhiều người viết. Hôm nay có lại viết cũng thừa. Nhưng nói về Du Tử Lê đã sống thế nào trong cái yêu ghét của người Việt, cái đó có lẽ ít người viết. Đặc biệt là yêu ghét đã nổi gió kể từ khi ông về lại Việt Nam sau nhiều năm tỵ nạn.

Nhưng thật ra, không chỉ riêng Du Tử Lê, văn nghệ sĩ nào của người Việt miền Nam Việt Nam tự do từng rời khỏi nước sau tháng 4/1975, khi quay lại quê nhà, đều là những người đi ngược gió.

Năm 2005, nhạc sĩ Phạm Duy về Việt Nam sinh sống. Đó là một cơn bão chứ không là gió. Những kẻ chống ông quay về, từ trong nước có cả kẻ thù và có cả người quen. Những người giận dữ đặt tên ông là phản bội, là cơ hội… thì ở chung quanh nơi ông sống. Là Midway city, nơi mà ông chỉ ký dưới thư tay bằng tiếng Việt – thị trấn giữa đàng – khi gửi cho tôi, thời chưa có internet. Vào những ngày ông đau yếu ở quận 10, Việt Nam, tôi đến thăm và hỏi rằng “Bác thấy hài lòng khi về sống ở VN chứ?”. Ông lắc đầu cười khẽ, nói “câu trả lời chính xác, là tôi hài lòng được chết nơi quê hương của mình”.
(more…)

Tuấn Khanh | Phạm Chí Dũng

Tuấn Khanh: Ngày 4/7/2019 là một ngày đáng nhớ với nhiều người làm báo tự do, có chân trong tổ chức XHDS, dưới cái tên Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam. Đây là tổ chức tập hợp những người bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, lên tiếng cho công lý và vận động cho một xã hội không độc tài cộng sản. Nhân kỷ niệm năm năm của Hội, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam đã dành ít thời gian để nói về mình, về những anh em trong Hội, đã sống sót như thế nào qua những cuộc đàn áp, sách nhiễu… suốt thời gian qua.

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam (HNBDLVN) giống như một con thuyền vượt thác, đã suýt chìm trong năm đầu tiên, gượng dậy trong năm thứ hai, tạm bình ổn trong những năm kế và đế năm thứ năm, thì có vẻ đã khởi sắc. Có thể hình dung như vậy.
(more…)

Tuấn Khanh


Đại biểu quốc hội Thích Thanh Quyết

Tương tự như Trung Quốc, mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và Phật giáo tại Việt Nam hết sức phức tạp. Đó là mối quan hệ lợi dụng qua lại lẫn nhau, mà các nhà phân tích xã hội gọi đó là bài tính có kết quả tổng bằng không cho cả hai bên. Bởi những người trung thành với lý thuyết Cộng sản dần dà tự tìm đến Phật giáo để tự chữa lành phần tinh thần trống rỗng của mình, một mô hình tín ngưỡng duy nhất được cho phép tồn tại đại chúng trong nền chính trị vô thần. Và ngược lại, những người mộ đạo thuần khiết thì dần dần tự rời bỏ không gian Phật giáo quốc doanh, vì nhận ra rằng đó chỉ là một trò mua bán tinh thần được dựng nên bằng tiền và chính trị.
(more…)

Tuấn Khanh

Cảm giác bất lực nhất thời trước nỗi đau của người khác, là một cảm giác ghê sợ và xoáy nhói vào trong suy nghĩ không thôi. Câu chuyện của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức mới đây, về việc ông bị ngộ độc trong nhà tù, là một ví dụ.

Theo lời kể, gia đình của ông Thức choáng váng khi nghe ông mô tả về việc ông có biểu hiện ngộ độc, nhưng được chữa trị sơ sài, thậm chí khi ông Thức muốn áp dụng các biện pháp muốn tự bảo vệ mình như chọn ăn mì gói và đồ đóng kín sẵn, thì cai tù phản ứng lạ thường là nói sẽ không cấp nước sôi.

Điềm tĩnh và thậm chí có phần ngạo nghễ, ông Thức nói lại rằng “vậy thì ăn mì sống cũng được”.
(more…)

Tuấn Khanh


Phú Quốc, một trong 3 đặc khu được đề nghị (AFP)

Sau những giờ phút tức giận, thậm chí là tuyệt vọng… có lúc tôi lại cảm thấy vô cùng thú vị về giai đoạn này của nước mình. Một giai đoạn rực rỡ xảo trá của những kẻ cầm quyền, và u uất khủng khiếp của hàng triệu người dân đang nhìn thấy viễn cảnh mình bị cai trị bởi bọn phản bội.

Dưới bề mặt lặng yên của đời sống, là sự sôi sục của từng con người vô danh. Những con người trước đây chỉ vì miếng cơm manh áo, vì gia đình của mình nên luôn im lặng, luôn chấp nhận… nay đã bật lên lời phản đối như một tiếng khóc. Thậm chí, có người viết trên facebook, nhân danh cả gia đình mình để phản đối – tức phần quan trọng nhất mà họ vẫn che chắn, giấu vào trong – giờ cũng đưa ra để minh chứng và bày tỏ một nguyện vọng được làm người.
(more…)

Tuấn Khanh

 
Đám tang Nhạc sĩ, Đại tá Nguyễn Văn Đông

Trong đám tang của Chris Kyle, tay bắn tỉa lừng danh nhất nước Mỹ, qua đời năm 2015 ở Texas, người ta nhìn thấy chiếc xe tang đi qua một đoạn đường dài hơn 300 cây số mà suốt hai bên đường, luôn có người dân đứng vẫy cờ hoặc nghiêm chào tiễn biệt.

Đó là một hình ảnh xúc động hiếm có về cái chết của một con người. Chris Kyle làngười lính SEAL được ca ngợi như một thiên thần hộ mạng vì đã cứu cả trăm đồng đội của mình trên chiến trường Trung Đông nhờ tài bắn tỉa. Anh giải ngũ, trở về nhà và sau đó chết như một người lính.

Rằm tháng Giêng Mậu Tuất, tức ngày 2/3/2018 tại Sài Gòn, đám tang của nhạc sĩ, đại tá Nguyễn Văn Đông cũng xuất hiện một cảnh tượng xúc động tương tự. Khi lễ di quan diễn ra, nhiều người đàn ông mặc thường phục, không ai bảo ai, đã bất ngờ đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh. Thấp thoáng trong những hàng khác, cũng có những cá nhân im lặng đưa tay chào, không cần hiệu lệnh. Hầu hết đó là những cựu thiếu sinh quân VNCH cùng trường với ông, và những người khác là cựu quân nhân đã chào tiễn biệt ngài đại tá Chánh Văn phòng của Tổng Tham mưu Phó quân lực Việt Nam Cộng Hòa về nơi an nghỉ cuối cùng.
(more…)

Tuấn Khanh


Hoàng Phủ Ngọc Tường

Vài ngày sau khi có lá thư được cho là của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phát đi, khẳng định rằng ông không có mặt ở Huế vào xuân Mậu Thân 1968, sự kiện này đã làm bùng phát nhiều lời bàn trên các trang mạng, báo chí…

Cũng có không ít người đứng ra, nói rằng nếu như vậy thì cần giải oan cho ông Tường khỏi vũng máu nhầy nhụa của cuộc thảm sát thường dân ở Huế. Cuộc thảm sát mà không có sự che đậy nào có thể làm mất hết mùi tanh của máu, của nỗi đau và sự kinh hoàng về cái gọi là “quân cách mạng” vào thời điểm đó, ở Huế.
(more…)

Tuấn Khanh

Hãng ABC không quên nhắc đến bức ảnh của phóng viên Eddie Adams, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc đột kích tàn khốc Mậu Thân của quân đội miền Bắc Việt Nam.

Có một cuộc chiến khác bùng nổ sau khi nhà báo Eddie Adams, đang làm việc cho hãng AP, bấm máy. Bức ảnh cho thấy tướng Nguyễn Ngọc Loan đang kề súng vào đầu của một tù binh cộng sản và bóp cò. Lúc đó là ngày đầu tháng Hai, năm 1968. Người Mỹ thì chưa bao giờ nhìn thấy sự tàn khốc của chiến tranh gần đến mức như vậy. Phe chống chiến tranh ở Hoa Kỳ thì coi đó là bằng chứng của việc nước Mỹ đang về phe cúa “kẻ ác”. Bức ảnh đã làm nên tên tuổi của Eddie Adams bằng giải Pulitzer danh giá, nhưng đồng thời nó cũng là điều ám ảnh ông ta suốt về sau.
(more…)

Tuấn Khanh


Luật sư Võ An Đôn

Trò chuyện với luật sư Võ An Đôn, những ngày cuối năm 2017

Đây không phải là một cuộc phỏng vấn. Bởi một cuộc phỏng vấn thì tôi sẽ phải chọn lựa cách nói, xoay trở cách trình bày cho chỉn chu.

Nhưng nếu như vậy, thì sẽ không thể mô tả được một tính cách của Đôn. Tính cách đã đem lại cho anh sự thương mến từ rất nhiều người, cũng như sự ghét bỏ từ không ít người.

Tôi giữ nguyên cách xưng hô của Đôn, như một người anh em. Nhưng đó không phải là riêng với mối quan hệ quen biết với tôi, mà hầu hết các cuộc phỏng vấn của VOA, BBC, RFA, SBS… Đôn vẫn luôn xưng hô như vậy: nhũn nhặn và gần gũi.

Đôn có biệt hiệu là “luật sư chăn bò” – một cách gọi mà các đồng nghiệp một thời không kìm nổi sự tức giận đã thốt lên như vậy. Nhưng Đôn đón nhận hình ảnh đó một cách tự nhiên như một phần đời của mình. Trong cuộc nói chuyện với Đôn, tiếng gà kêu, tiếng trẻ con nghêu ngao… vẽ cho tôi một bức tranh về cuộc sống của Đôn. Anh bước ra từ bùn đất quê nhà, và khi phải quay lại, thì anh đón nhận mọi thứ thật an nhiên.

Tôi chọn luật sư Võ An Đôn làm người trò chuyện để khép lại một năm đầy biến động. Một năm mà người làm nghề tìm công lý cho kẻ khác, đã không thể nhìn thấy ngay trên số phận của mình.
(more…)

Tuấn Khanh

THƯƠNG CON VOI, THƯƠNG CẢ CHÚNG TA

Cách đây mấy năm, Ksor Đức gửi xuống một tấm ảnh anh đứng ở một vùng đồi trọc. Những gốc cây trơ nham nhở trãi dài như một cuộc tàn sát cao nguyên im lặng. Đức viết “rừng của bản làng giờ không còn gì”.

Ông trời – Giàng của người Tây Nguyên – chắc không nỡ hại con của mình, đất của mình. Mọi thứ chắc cũng không tự nhiên biến mất. Năm 2015, Tổng cục Lâm Nghiệp hé lộ một con số giật mình rằng chỉ trong 7 năm (2008-2014), diện tích rừng Tây Nguyên mất hơn 358.000 hecta, tức mỗi năm đã có ai đó “ăn” mất hơn 51.000 hecta rừng, gỗ quý, và có nghĩa là tiêu diệt luôn cả thảm thực vật và thú hoang trong khu vực đó.
(more…)

Tuấn Khanh


Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh (1930-2017)

Tác giả hai bài thơ đã cùng âm nhạc của Phạm Duy trở thành bất hủ trong lòng người Việt, nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh, đã ra đi vào ngày 9/6/2017 tại miền Nam California. Một cái tên lớn của văn hoá Việt Nam đã hoá mây về trời trong những ngày ở quê nhà đầy mưa và mây xám.

Kiếp nào có yêu nhauĐừng bỏ em một mình, là đôi tác phẩm trong hàng loạt các sáng tác của bà như truyện ngắn, truyện dài, thi tập… mà danh mục có đến 17 ấn bản, từ năm 1960 đến 1990.

Tài liệu về bà, chủ yếu được trích từ sách “Văn nghiệp & cuộc đời Minh Đức Hoài Trinh” do phu quân của bà là Nguyễn Huy Quang chép lại (sách đề tác giả là Nguyễn Quang). Hiện sách gần như tuyệt bản. Trong đó nói rõ tiểu sử của bà như sau:
(more…)

Tuấn Khanh

Một ngày cuối tháng 4, tôi nhận được cú điện thoại từ gia đình của anh Trần Huỳnh Duy Thức, kể tình hình của anh Thức trong trại giam lúc này. Câu chuyện kèm theo một món quà bất ngờ: một bài hát mà anh Thức sáng tác nhân ngày của mẹ, vào tháng 5/2017.

Nhiều ngày, tôi không có lòng nào mà nghe nổi bài hát, bởi chỉ loay hoay nghĩ về tình trạng của anh Thức trong nhà tù số 6, một nơi nằm sâu ở phía tây Nghệ An. Từ tháng 8/2016, trong phòng giam nóng bức và tăm tối cả ngày lẫn đêm, những người quản lý trại tù số 6 đã quyết định cắt điện phòng giam của anh Thức. Mọi sinh hoạt của anh đều phải diễn ra trong một khung cảnh nhờ nhờ, suốt trong nhiều tháng, đã khiến thị lực của anh bị sút giảm trầm trọng.
(more…)

Tuấn Khanh


Photo courtesy of Mark R. Cristino/EPA

Mới đây, có một bản tin nhỏ của Úc phát đi, mà có lẽ ít ai lưu tâm, đó là chuyện Bộ Tư lệnh Biên giới Hàng hải của Úc (Maritime Border Command – MBC) cho biết họ đã tăng cường gắt gao trên toàn bộ các vùng biển của Úc, liên tục tuần tra suốt 24g/ngày để chống lại nạn xâm nhập vùng biển (Australian Fishing Zone) của họ và đánh cá lậu. Thủ phạm chính gây lo ngại, là ngư dân Việt Nam.

Từ giữa năm ngoái đến nay, những chiếc tàu cá tội nghiệp từ Việt Nam đi thật xa và đến tận Úc để đánh bắt như vậy ngày càng nhiều hơn. Cơ quan quản lý Ngư nghiệp Úc (Australian Fisheries Management Authority – AFMA) nói rằng họ sửng sốt vì số lượng ngư dân Việt xuất hiện với mật độ dày đặc. Có đến 13 vụ xâm nhập bị phát hiện trong 11 tháng, 161 người bị bắt, còn bao nhiêu thoát được thì chưa biết. Những cuộc bắt giữ và thẩm tra đều có một kết quả chung: các thủy thủ phần lớn là mù chữ và nghèo khó. Lý do đi tận đến Úc để đánh cá, theo lời khai của họ vì bởi khu vực quần đảo Trường Sa vốn là nơi họ vẫn đánh bắt cá những năm qua, nay đã bị Trung Quốc kiểm soát và không còn an toàn để ra khơi nữa.
(more…)

Tuấn Khanh


Trường Lương Thế Vinh (Courtesy of baomoi.com).

Trong buổi chiều ngày 16/3, tôi được nhìn thấy một chị bạn thoát trở về từ đồn công an. Gương mặt của chị đầy nét mệt mỏi. Chị bị bắt giữ và giam nhiều tiếng đồng hồ, sau khi đã đứng giơ khẩu hiệu đòi minh bạch nghi án ấu dâm ở trường Lương Thế Vinh (số 1 Dân chủ, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức).

Nghi án ấu dâm ở trường Lương Thế Vinh đã qua nhiều ngày, với những điều ngày càng được phơi bày sáng tỏ hơn. Ngay trong buổi sáng mà những người phụ nữ bị xua đuổi, giải tán và thậm chí bị bắt giam, giới phụ huynh giận dữ chuyền tay nhau bản video phỏng vấn của Báo Thanh niên, trong đó xác định bé gái học lớp một đã bị lạm dụng đến chảy máu đẫm chiếc quần lót, bởi đã chứng cứ xét nghiệm cho thấy có tế bào nam trong dịch âm đạo của bé.
(more…)

Tuấn Khanh


Censorship
Luba Lukova

Tháng 1/1995, khi ông Võ Văn Kiệt ký văn bản số 406-Ttg, ra lệnh không được đốt pháo trên cả nước. Không những pháo trong hiện thực bị săn lùng và hủy diệt, mà ngay cả pháo trong trí tưởng cũng bị ngăn chận. Ít lâu sau đó, trong một lần đưa ca khúc Bài Ca Tết Cho Em (sáng tác: nhạc sĩ Quốc Dũng) vào chương trình sản xuất CD mùa xuân, một biên tập viên đã than thở rằng Sở Văn hóa Thông tin ở Sài Gòn nói phải sửa lại lời, vì có chữ “pháo”, nghe nhạy cảm với một loại hình sản phẩm đã bị cấm.

Những chuyện hài hước như vậy, không bao giờ thiếu trong một nền văn hóa bị kiểm duyệt theo chỉ đạo, và cũng theo tính trung thành đến bại hoại của những nhân viên kiểm duyệt tại Việt Nam, kể từ sau 1975.
(more…)

Tuấn Khanh

get_up

Trong một thời gian ngắn, rất nhiều sự kiện trên thế giới đem lại cho chúng ta những bài học về sự thất bại. Từ thất bại của một ứng cử viên tổng thống cho đến thất bại của một quốc gia bất ngờ về người lãnh đạo của mình. Rất nhiều những câu chuyện về thất bại được kể lại với nhiều ngôn ngữ, chủng tộc. Nhưng điều đáng để ghi lại, là khi giáp mặt với thất bại, con người đã hành xử như thế nào.

Điều tôi muốn nói với bạn là vậy.

Ngay tại Việt Nam, người ta cũng nhìn thấy vô số các biểu cảm về sự thất bại. Có người cảm thấy thất bại trong việc đã đặt niềm tin vào ai đó. Có người cảm thấy thất bại vì đã trông chờ vào những chuyển biến của thời cuộc tốt hơn, nhưng chỉ thấy toàn là nhiễu nhương. Trên một status của Facebook, một người bạn trẻ viết rằng anh sẽ rời bỏ trang mạng xã hội này vì đã quá mệt mỏi nuôi hy vọng về tương lai của đất nước mình.
(more…)

Tuấn Khanh

quang_canh_san_bay

Trong một chuyến đi quốc nội, vô tình đoàn người đang xếp hàng lấy vé ra máy bay bỗng xuất hiện vài người khách Trung Quốc. Đó là những người khách hết sức ung dung. Họ ăn nói lớn tiếng, cười to và tự nhiên, không khác gì dân bản xứ. Hàng dài người Việt đang xếp hàng im lặng nhìn. Mỗi người một suy nghĩ.

Bất chợt 2 người khách Việt nói với nhau “Không biết mình qua Trung Quốc có tự nhiên được vậy không?”. Lời tán gẫu nhỏ, nhưng lại đủ cho vài người chung quanh nghe. Đột nhiên ai nấy đều cười. Những nụ cười khôn cùng ý nghĩa. “Thì tụi nó qua đây, tự nhiên như nước nó rồi còn gì”, một người khác nói bâng quơ, nhưng như muốn tất cả những người Việt còn lại cùng nghe. Trên mỗi gương mặt Việt lại có một nụ cười. Cũng thật khó tả.
(more…)

Tuấn Khanh

online_censorship

Trong nhiều ngày, tôi cố theo dõi xem báo chí sẽ viết gì về lần diễn đầu tiên của ca sĩ Khánh Ly ở Sài Gòn. Thế nhưng có một cái gì đó im lặng đến kỳ lạ sau ngày 18/9 đó – ngày mà ca sĩ Khánh Ly được phép hát ở ngay tại Sài Gòn, sau 41 năm đi xa khỏi quê hương của mình, và gần 5 năm đi loanh quanh nơi chốn cũ, ước rằng mình có thể cất lên tiếng hát nơi thành đô trong kỷ niệm.

Năm 2012, Khánh Ly từng nói với đài BBC rằng bà mơ được hát ở Việt Nam, ở Sài Gòn.

Thế nhưng thật lạ. Chỉ có một vài tờ báo điện tử xé rào viết về đêm diễn này, ít ỏi và nhạt nhẽo. Tôi cố công tìm hiểu, mới hay rằng ai đó trong Ban Tuyên giáo đã ra lệnh miệng, buộc các báo không được nói, bình luận, mô tả… nói chung là không được viết gì có lợi cho ca sĩ Khánh Ly trong đêm diễn này .
(more…)

Tuấn Khanh

revolution

Trong phút chốc, con cá ở Việt Nam trở thành một hình tượng mang tính cấm kỵ. Từ cuối tháng 4, khi khu công nghiệp luyện thép Formosa, Hà Tĩnh, đầu độc biển Việt Nam và quan chức các cấp của chính phủ bày tỏ một thái độ che đậy đến kỳ cùng, con cá bỗng nhiên trở nên là một thứ dễ khích động cảm giác của người dân. Vì vậy, trong danh sách của muôn vàn thứ khác bị điểm danh, con cá bị chụp ảnh, lăn tay và đánh số như một tội phạm mới mẻ.
(more…)

Tuấn Khanh

“Mẹ ơi, tuyệt thực có ý nghĩa gì?” – Mến tặng chị Nguyễn Thị Bích Nga và con gái bài viết này, bởi cuộc đối thoại đáng yêu của một người mẹ dạy cho con biết tranh đấu, công lý, tự do và nhân quyền là gì.

phan_dac_lu-kha_luong_ngai
Nhà thơ Phan Đắc Lữ và Nhà báo Kha Lương Ngãi đồng hành tuyệt thực
cùng Trần Huỳnh Duy Thức
– Citizen photo

“Nằm vạ” một cách cao quý

Có bao giờ bạn tự hỏi, người ta biểu thị sự phản kháng bằng tuyệt thực để làm gì, và vì sao lại có chuyện tuyệt thực?

Tuyệt thực đã có trong lịch sử của loài người từ rất lâu, thậm chí hình thức này đã nằm trong ghi chép của luật pháp Ireland cổ xưa. Nếu ai đó nhận ra điều sai trái của bạn và tự mình nhịn đói đến chết trước cửa nhà bạn, đó là một món nợ danh dự và công lý mà suốt cuộc đời mà bạn phải gánh.

Trong đời sống hiện đại, Mahatma M. Gandhi (1869-1948), người tiên phong của phong trào sự bất tuân dân sự, đã phát động nhiều cuộc tuyệt thực và ăn chay để phản đối sự cai trị hà khắc của người Anh tại Ấn Độ. Con đường bất bạo động của ông tạo ra một giá trị khác của việc biểu tình: Những người tuyên bố tuyệt thực hay tham gia tuyệt thực không mang ý nghĩa của “chống lại”, mà họ hành động dựa trên sức mạnh tinh thần để đòi hỏi việc đạt được một giá trị phổ quát mang tính đại chúng.
(more…)

Tuấn Khanh

circus-1918-pablo_picasso
Circus – 1918
Pablo Picasso

Sáng tác và trình bày: Tuấn Khanh

Ai đem từng trò hề
Đem đến thành thị
Đem đến thôn quê
Ca ca hát hát ê chề
(more…)

Tuấn Khanh

facing_your_fear

Người lữ khách Eric Weiner kể lại câu chuyện thú vị của mình. Ông mang theo nỗi sợ hãi bệnh tật đeo đẳng, du hành đến đất nước Phật giáo Bhutan, và nơi đây, ông đã nhận được một lời khuyên kỳ lạ.

Một người dân Bhutan có tên là Karma Ura khi nghe ông Eric thổ lộ về nỗi ám ảnh đau bệnh, đã nói rằng Eric hãy bắt đầu tập nghĩ về cái chết của mình “5 phút mỗi ngày”.

Tác giả của bài viết Bhutan’s dark secret to happiness gửi lên trang BBC Travel thoạt đầu không hiểu nổi, việc tại sao người ta lại phải tập sống với nỗi sợ hãi của mình thường nhật “5 phút mỗi ngày” chứ không phải là cố quên đi.
(more…)

Tuấn Khanh

thieu_nhi_hong_ve_binh

Mo Bo, một trong những người từng là Hồng vệ binh trong thời cách mạng văn hoá ở Trung Quốc đã nói rằng ông cùng rất nhiều bạn bè của mình trở thành những kẻ hoài nghi và mất hoàn toàn niềm cảm hứng với cuộc sống của mình, khi nhìn lại lịch sử và những gì mình đã tham gia.

Mo Bo đã góp tiếng nói của mình trong các hồ sơ về kinh nghiệm bạo lực tuổi thiếu niên trên tạp chí New Internationalist, sau khi đến Anh học ngành nghiên cứu về ngôn ngữ, định cư ở đó.

“Sau những gì đã diễn ra, chúng tôi rơi vào tình trạng hoài nghi, luôn hoài nghi và không còn ai có thể nói với chúng tôi về lý tưởng được nữa, vì chúng tôi sợ hãi mình sẽ rơi vào một vòng xoáy, tạo ra những điều kinh hoàng khác”, ông Mo Bo nói, những kinh nghiệm “kinh hoàng” mà ông ta nói đến là ký ức của thời niên thiếu, khi ông mới 14 tuổi.
(more…)

Tuấn Khanh

kami_shirataki_train_station

Nhà ga Kami-Shirataki, Nhật, sẽ đóng cửa vào tháng Ba này, và mở ra một ký ức văn minh hết sức ấm áp cho nước Nhật cũng như cho thế giới. Nhà ga nhỏ nằm ở thị trấn Engaru, thuộc vùng nông thôn của Hokkaido, đã đột nhiên lừng danh từ 3 năm nay với việc duy trì phục vụ cho một hành khách duy nhất, là một nữ sinh đi học hàng ngày.
(more…)

Tuấn Khanh

erased_vn_soldiers_memorial-1979

Trong một chuyến du ký ở Việt Nam để tìm hiểu về dư âm của cuộc chiến 1979, nhà báo Michael Sullivan có tìm đến một nghĩa trang ở Lạng Sơn. Khi chứng kiến một phụ nữ thắp nhang cho người thân của mình, một binh sĩ đã hy sinh để chống lại quân xâm lược Trung Quốc, Micheal Sullivan đã an ủi bà rằng thôi thì chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng rất dứt khoát, bà Phạm Thị Kỳ – tên của người phụ nữ – đã nói rằng “Không, sẽ không bao giờ chấm dứt. Với Trung Quốc, làm sao mà chấm dứt được?”.
(more…)

Tuấn Khanh

khong_tu

Trong cuộc đời của mình, Khổng Tử không có nhiều chuyện yêu đương, ngoại trừ là chuyện lấy vợ vào năm 19 tuổi, với thiếu nữ có tên là Nguyên Quan Thị. Thế nhưng vào thế kỷ 21, trong bàn tay của Bắc Kinh và giới tư bản thân chính quyền, Khổng Tử đáng thương trở thành người bị ép phải se duyên với nhiều nhà độc tài trên thế giới.
(more…)

Tuấn Khanh

svetlana_alexievich_2
Nhà văn Svetlana Alexievich

Trong bối cảnh Nga đang căng thẳng với Mỹ, cùng nhiều nước Châu Âu, không ít người tin rằng việc trao giải Nobel Văn Chương 2015 cho bà Svetlana Alexievich là có động cơ chính trị. Nhưng bên cạnh đó, rất nhiều người được biết về bà Svetlana Alexievich, đã hiểu rằng cuối cùng là Nobel cũng đã chọn đúng được một con người đã âm thầm cống hiến cho các số phận và biên niên sử về đổ nát và cai trị trên thế giới này.

Và có lẽ để tránh gây ra những tranh cãi không cần thiết, tên của bà Svetlana Alexievich chỉ bất ngờ được xướng lên vào giờ chót, vượt qua các tên tuổi được đề cử năm nay là Haruki Murakami (Nhật), Ngugi Wa Thiong’o (Kenya), Jon Fosse (Na Uy), Joyce Carol Oates (Mỹ). Trong số những cái tên đề cử của Nobel Văn chương 2015, tỉ lệ cá cược phần thắng giành cho bà Svetlana Alexievich là rất ít ỏi. Thậm chí, bà Alexievich chỉ nhận được tin mình đoạt giải Nobel trước bản tin chính thức loan ra, cách đó 15 phút.
(more…)

Tuấn Khanh

khoc_nguoi_mat_tich_bien_sau

Trong những câu chuyện về biển, mộ gió là một trong những điều khi nói đến, bất kỳ ai cũng cảm nhận được sự bi ai của kiếp người. Mộ gió là nơi gọi hồn trở về đại dương mênh mông sau khi người đi biển đã đặt cược đời mình với biển cả.

Từ đời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563 -1635 ), cùng với lời khuyên của học giả Đào Duy Từ (1572-1634), biển được lưu tâm là nơi đánh dấu bờ cõi Việt Nam, nhưng cũng là nơi mà những người lính – ngư dân đầu tiên đi mà không hẹn ngày về. Mộ gió có từ đó. Những ngày Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng là những ngày mà người ta vẽ lại hình người bằng đất sét, thương nhớ thịt xương đã nằm sâu dưới đáy biển hay trong bụng cá. Lúc đó, kẻ thù của ngư dân chỉ là bọn cướp vặt hoặc là thời tiết chứ chưa đầy hiểm nguy như hôm nay, bởi những chiếc tàu Trung Quốc dữ tợn vượt hơn tất cả.
(more…)

Tuấn Khanh

van_cao-tien_quan_ca
Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995)

Câu chuyện đề nghị thu tiền tác quyền của bài Tiến quốc ca ở Việt Nam hiện nay, gợi lên không ít điều phải bàn, liên quan đến danh dự một quốc gia, cũng như của chính tác giả bài hát đó. Tuy chuyện ông Phó Đức Phương, giám đốc Trung bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), nêu ra có vẻ rất lạ thường, như lại là cơ hội để công chúng được một dịp nhìn thấy mọi góc cạnh của ứng xử, của hiện trạng về bài quốc ca tại Việt Nam.

Có lẽ, trong lịch sử Việt Nam cho đến nay, chưa có bài hát nào được sử dụng nhiều bằng bài Tiến Quân Ca, bởi tính khách quan, đó là bài hát được Quốc hội của miền Bắc Việt Nam, năm 1946, lúc đó còn mang tên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chọn là bài hát chủ đề giới thiệu một chính thể – một national anthem, mà cho tới nay chưa có sự thay đổi chính thức nào. Mặc dù sau khi Việt Nam không còn chiến tranh và chính thức đổi tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bài hát này vẫn được vang lên với tư cách là một bài quốc ca.
(more…)

Tuấn Khanh

tru_so_hanh_chinh_ha_tinh
Trụ sở hành chính Hà Tĩnh

Tháng Năm vừa rồi, thế giới chia tay với một vị tổng thống kỳ lạ nhất thế giới, ông Jose Pepe Mujica. Từ giã chính trường Uruguay vào năm 79 tuổi, ông Mujica làm nhiều người sửng sốt khi chọn một cuộc sống đạm bạc vì thấy nhân dân mình còn nghèo khổ. Mỗi ngày ông đi làm trên chiếc xe hơi sản xuất vào năm 1987 và từ chối ở trong một dinh thự tráng lệ của chính phủ, chỉ sống trong ngôi nhà cũ kỹ của mình ở ngoại ô Montevideo.

Trả lời phỏng vấn với tờ Guardian, ông Mujica nói rằng ông thấy mình “lố bịch khi tận hưởng giữa sự khó khăn của đồng bào mình”. Giữa thế kỷ đầy cám dỗ vật chất và những tuyên bố hy sinh mang đầy tính mị dân của không ít kẻ cầm quyền, câu chuyện của ông Mujica thật sự là một nốt nhạc chói tai giữ những dàn đồng ca về lý tưởng đầy lừa dối.
(more…)

Tuấn Khanh

nghia_trang_quan_doi_bien_hoa

Tháng 4/1975 là cột mốc thay đổi rất nhiều thứ của người miền Nam Việt Nam. Đối với giới âm nhạc, đó cũng là một giai đoạn đầy biến động nhưng ít được ghi lại. Những biến động đó bao gồm ly tán, tuyệt vọng, cái chết và sự nhục nhằn của kiếp người từ một chế độ này, bước sang một chế độ khác.

Rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ của miền Nam đã tìm đường di tản, vượt biên… với hy vọng rằng rồi mình sẽ lại được sống với nghiệp dĩ của mình ở đâu đó. Thật buồn, không phải ai ra đi cũng đã toại nguyện. Nhưng với nhiều người ở lại, cuộc đời đầy những bất ngờ sau đó, có thể còn buồn bã hơn nhiều.
(more…)

Tuấn Khanh

pham_duy_3
Nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013)

Chỉ đến khi một người bạn buồn buồn, nâng ly champagne và nhắc, tôi mới giật mình nhớ rằng đã 2 năm ngày mất nhạc sĩ Phạm Duy. 2 năm thoáng qua thật nhanh. 2 năm tre đã tận, măng thì vụng dại, người Việt đã không có gì hay ho hơn trong âm nhạc, và vẫn phải lặng người khi ngồi nghe lại những bài hát của một người tự nhận mình là người hát rong bằng tiếng Việt, từ thế kỷ trước. Tưởng niệm một thiên tài, tự mình mở lại bài Xuân Ca, tôi lại thấy trong đó muôn ngàn ngậm ngùi, không chỉ cho người đã khuất mà cho một nước Việt mong manh mờ ảo.

Nhắc về Phạm Duy, có rất nhiều người thích nói về tục lụy trong đời ông, nhưng tất cả thì vẫn phải lắng nghe. Âm nhạc của Phạm Duy là tiếng lòng, là sách giáo khoa quốc túy, là câu chuyện kể đẫm gió bụi trần gian của kẻ hát rong đi qua chiến tranh và nội loạn. Và dù như thế nào, trong âm nhạc của Phạm Duy luôn văng vẳng một lời kêu gào ham muốn được sống, được chạm vào một cảm giác của cõi trần gian, khao khát yêu thương và hoan lạc với đời.
(more…)

Tuấn Khanh

nguyen_quang_lap_3
Nhà văn Nguyễn Quang Lập

Trong buổi tối ngày 6-12, khi ngồi ngẫm nghĩ về Bọ Lập, điều tôi thắc mắc là người ta có cho ông mang theo cây gậy của mình hay không. Đơn giản vì đôi chân của ông đã rất yếu, Ngay cả khi có cây gậy kề bên, cũng ít khi nào người nhà để ông đi một mình.

Bọ Lập, tức nhà văn Nguyễn Quang Lập, một trong những nhà văn hiếm hoi của “bên thắng cuộc” mà tôi giữ quan hệ với tình thương mến như đối với một nhân sĩ. Ngoài việc viết xuống, có lẽ chất giang hồ trong con người Bọ Lập còn khiến cho công việc quan sát cuộc sống của ông trở nên tự do, đa chiều hơn, chia sẻ hơn.
(more…)