Điều gì khiến làm nên bài thơ? | Điều gì làm nên bài thơ? | Và. Chuyện gì làm nên bài thơ! | Thú đau thương | Bảy chữ, Kí, gửi, lưu diệu vân!

Posted: 21/11/2017 in Thơ, Vương Ngọc Minh

Vương Ngọc Minh

Điều gì khiến làm nên bài thơ?

xuân hạ thu đông
bốn mùa
mùi nhang/ mùi sáp đèn cầy (người chết tế người sống!)
mỗi ngày ở hiệu peet’s coffee & tea
hầu như tôi đều thấy nàng tay bưng chồng sách
người thiếu nữ á châu
nàng đến
thư thả ngồi xuống ghế
chiếc ghế đặt cạnh chiếc bàn tròn kê
kề sát cửa chính

bất kì ai ra/ vào
thảy đều lách người qua bên
tránh chiếc bàn dù rằng rất muốn đụng nàng

tôi biết
bởi điều đáng chú ý ở nàng
ngoài mái tóc đen huyền dài chấm ngang eo
đôi mắt to
xanh thẳm một màu biển thái bình dương
dáng đượm đầy u uẩn
nàng còn có cặp mông vung
tròn (theo tôi là rất đẹp và

dường
biết tôi ưa chú mục vào cặp mông
mỗi bận đứng lên ánh mắt nàng đều lộ rõ kiêu hãnh!)

cửa hiệu mở 7 giờ sáng
tôi đã có mặt từ 6 giờ rưỡi (không hơn không kém!)
đúng 10 giờ nàng đến
thư thả ngồi xuống ghế
khoảng 5 phút (xê xích một chút!) gã tiếp viên bưng đến cốc coffee
nhỏ
một ấm trà và cái cốc uống trà

như thế
mọi ngày nàng ngồi nhấm coffee
dùng trà
đọc dăm trang quyển sách này dăm trang quyển sách khác
độ ba tiếng nàng đứng lên rời hiệu coffee
nàng đi đâu? quả tình tôi không biết

đều đặn mỗi ngày
tôi đến trước nàng độ ba tiếng đồng hồ hơn- riết
hóa
đến chỉ để (đón) ngắm nàng hơn là để uống coffee
..

 

Điều gì làm nên bài thơ?

nay
tôi tuổi đời đã ngoài sáu mươi
có nhiều điều tôi không biết
tỉ như: đảng cộng sản
cái đảng gây nên tuyền tang tóc khốn nạn
chia lìa
kể từ ngày ra đời tính cho đến bức tường bá linh
ngăn đôi nước đức bị phá bỏ
cái chủ nghĩa chết tiệt ấy được xem như hoàn toàn phá sản
người ta tròng dây thừng vào cổ tượng lenin
karl marx
giật sập kéo lê trên đường
vất sọt rác
liên bang sô- viết tan rã
cả khối đông âu nhiều nước trước kia
bị ép buộc theo đuổi cái chủ nghĩa tàn độc ấy
giờ đây đã đặt nó ra ngoài vòng pháp luật
vậy mà việt nam hiện vẫn đang theo đuổi áp dụng cái chủ nghĩa khốn nạn ấy
vào đời sống xã hội
chính trị
kinh tế
và hơn 90 triệu người dân việt nam trong đấy nhiều người tự nhận trí thức
học giả
nhà văn/ nhà thơ
đều im re phục tùng cúc cung tận tụy…. why? vì cái con cặc bò?
còn như vì lồn
thì tại sao hầu hết đàn ông việt nam lại đốn mạt
xem thường coi khinh đàn bà con gái đến vậy..
..

 

Và. Chuyện gì làm nên bài thơ!

tuy nhiên
mỗi bận lặng ngắm cặp ngực vun cao
căng
của cô/ người thiếu nữ châu á
tuổi trạc ngoài hai mươi
mà hằng ngày tôi đụng mặt
ở thư viện chính của thành phố

mặc dù cặp ngực ẩn sau làn vải thun
bó chật (láng!)
vẫn dậy nơi lòng tôi một nỗi xao xuyến
cực kì

quả là chẳng nên nêu lại đây
những chuyện như này
làm gì
hiện thời xin xác nhận tình cảm giữa tôi
– nàng
chả có gì để phải cho đang tiến triển
tốt đẹp

việc
giả như có được nàng (tôi sẽ bày tuyền trò quái đản!)
xem thì
không bao giờ có thể xảy ra
dù trong mộng

nhưng
hôm kia
đúng vào lúc gần kiệt quệ (tâm tưởng tôi quằn quại
khi cứ phải thêu dệt
tơ tưởng đủ điều về cặp ngực!)

nàng yểu điệu tiến đến chỗ tôi ngồi
(phải nói
hồn xác tôi bỗng trở nên rạng rỡ
hồi phục
hệt vừa trở về từ cõi chết!)

nàng đứng tựa sát vào cạnh bàn
giơ tay có thể chạm mặt tôi
ôi cha
tuyền mùi quá vãng cũ kĩ
bụi mốc
toát lên từ thân thể nàng
tôi ngửi ra đến ngạt

mặc dù vậy
vẫn từ tốn tôi chìa tay chỉ chiếc ghế trống
cạnh bên
nàng lắc đầu hỏi “xin lỗi.. chẳng hay ông bao tuổi!”
cực nhanh nhẩu tôi đáp “ba mươi
vâng
vừa đúng ba mươi- cô ạ!”

trái với tuyên đoán
nàng tròn xoe mắt kinh ngạc

đoạn
khẽ cười
bảo “tôi già hơn ông hằng thế kỉ í!” và
chỉ vừa vặn cái chớp mắt
nàng biến hóa cột khói trắng (hồn ma bóng quế!)
hòa quyện
lãng đãng ngay trước vẻ mặt tôi đần độn!
..

 

Thú đau thương!

tóm lại dù khá mệt mõi
đã hơn nửa đời
nhưng
tôi vẫn không sao ngủ thẳng giấc

mọi đêm
– yeah
chẳng ai biết điều đó

khi nào họ cũng thấy tôi vui vẻ/ cười
nói
(bao đồng) chịu đựng cái giá lạnh
cô đơn
thẳm sâu nơi tâm hồn
chả bao giờ thấy tôi “down!”

thực ra chữ “down!” của sư trụ trì chùa từ quang
thầy giác nhiên dùng
do
hễ thấy tôi lên chùa là thầy cho tôi có “problem!”
thọ trai xong
thầy liền kề tai- đừng để “down!” nghen

quả tình
thường chả ngủ được
thì ra giữa đường cái đứng
đoạn
phát vùng chạy ngờ ngờ
tôi chạy chỉ để thao thức suốt đêm

thôi- lạ cái
bụng không hề bồn chồn
khắc khoải

lũ chim cú trong bóng tối
nhìn tôi chạy ngờ ngờ- động lòng
thi thoảng chúng đập cánh
cho nhiều chuỗi sột soạt vang xa

chừng thấm nhọc nhằn tôi giậm chân
lên mặt đường tráng hắc ín
lan man
và biết rằng mình quả không còn trẻ nữa!
..

 

Bảy chữ, Kí, gửi, lưu diệu vân!

trời mới vào đông đã lạnh rồi
gã ngồi thõng hai chân đung đưa
tợ đứa sơ sinh chả bức bối
nỗi nhớ đau hệt lát dao cứa

nửa đêm bật chạy ngoài lan can
thấy giữa trời bốn cái bánh xe
luân hồi chuyện cạn tàu ráo máng
nói thôi nằm xuống chịu bóng đè

một cô vừa ném thân mình xuống
dưới mắt tôi như thể tình huống
con hổ tham lam nuốt gọn mồi
ý cái nõn nường có tích tuồng

lũ các đảng giơ tay cho xem
do nghĩ được uống sức hồi phục
tôi mút mật một cách khát thèm
ôi những yêu kiều đều trường túc

chừng biết thịt hết dâng tận miệng
thì giục tiếng gà ngoài hàng ba
gáy sao cốt để phật thị hiện
cảnh dựng giờ tuyền cảnh ta bà

lốm đốm trên mặt kí ức. thấy
thực chả vui vẻ lắm- bấy hầy
(thức/ tưởng) còn đang chực thủ thế
người việt sống vẫn kiểu đàn- bầy

hình dung về sau tôi- vật tế
khiến thơ cũng làm nên lịch sử
với giấy bút chiếc bàn cái ghế
chữ nghĩa và bất tận bỉ thử

bài thơ này, kế nữa “what else..”
em là trận giông bão hiểm nghèo
tôi đi hổng chân khắp cuộc đất
cùng trời. ảo mộng rẻ hơn bèo

dậy nói một đàng làm một nẻo
quây tôi lại lời lẽ léo nhéo
thực khốn nạn mới tháng mười một
trí nhớ (bất hạnh) chịu tùng xẻo

chả ai chịu làm vật tế thần
tôi phát hình dung cảnh ân cần
khi em giơ hai tay dài ra
tất cả nhanh chóng hết lấn cấn

rồi cuối cùng chúng ta đứng dậy
qụy ngã thì đứng lên tiếp tục
nhặt bất kể gì còn động đậy
ở đời thường đừng quá câu thúc

cô hỏi tôi có muốn kí gửi?
khi chỉ tích tắc trên cõi trần
với lại thực tế những tranh tối
tranh sáng. luôn khiến ta bần thần

ối mọi sự trở nên rắc rối
tôi nói “chuyện khó nghĩ từ đây,
về sau, hãy giữ yên dưới gối
mình chẳng kí gửi gì, thực đấy!”
..

Vương Ngọc Minh
Nguồn: Tác giả gửi

Đã đóng bình luận.