Archive for the ‘Phạm Nguyên Trường’ Category

Mitchell Nemeth
Phạm Nguyên Trường dịch từ bài 17 Facts on the Reunification of Germany đăng trên Foundation for Economic Education ngày 9/11/2019.

Ba mươi năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, nhiều người ở Đông Đức cũ còn tiếp tục cảm thấy hậu quả của các chính sách xã hội chủ nghĩa của Cộng hòa Dân chủ Đức.

Ngày 9 tháng 11 năm 1989, hai năm sau bài diễn văn lịch sử của Tổng thống Ronald Reagan, với lời kêu gọi Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, Mikhail Gorbachev, phá bỏ bức tường, Bức tường Berlin từ từ sụp xuống khi “những người gõ kiến” dùng búa và cuốc chim để phá nó . Cuối tuần đó, hơn hai triệu người Đông Berlin đã đến Tây Berlin để ăn mừng sự kiện này.

Các gia đình người Đức đã bị tách chia tách, người sống ở phần Đông Đức, kẻ sống ở Tây Đức suốt hàng chục năm liền. Sau Thế chiến II, chính phủ Đông Đức – Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR) – đã cho xây dựng bức tường để chia tách lãnh thổ của họ khỏi chính phủ Tây Đức – Cộng hòa Liên bang Đức (FRG). Đặc điểm phân biệt chính giữa hai chính phủ là gì? Đấy là ý thức tổng quát về tự do đối đầu với chủ nghĩa xã hội và áp bức.
(more…)

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei)
Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ từ bài The Coming Crisis of China’s One-Party Regime đăng trên Project Syndicate, 20/9/2019

Năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa rằng Đảng Cộng sản sẽ mang lại những thành công to lớn trước hai ngày kỉ niệm tròn một trăm năm sắp tới, năm 2021 và 2049. Nhưng dù tinh thần dân tộc có cao đến mức nào cũng không thể thay đổi sự kiện là sự sụp đổ của Đảng cộng sản Trung Quốc dường như đang cận kề hơn lúc nào hết, nếu tính từ khi Mao chết.

Ngày 1 tháng 10, để kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu ca ngơi những thành tích mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm được từ năm 1949 cho đến nay. Nhưng, mặc cho sự tự tin và lạc quan của Tập [Cận Bình], các đảng viên thường của Đảng đang ngày càng quan tâm đến triển vọng trong tương lai của chế độ – họ có lí do chính đáng để làm như thế.
(more…)

George Orwell
Phạm Nguyên Trường dịch từ bài tiểu luận Literature and Totalitarianism

george_orwell

Ngay trong lần nói chuyện đầu tiên [1] tôi đã nói rằng thời đại chúng ta đang sống không thể gọi là thời đại của phê bình. Đây là thời đại nhập thế chứ không phải xuất thế, vì thế rất khó công nhận giá trị văn học của một cuốn sách nếu ta không đồng ý với các kết luận chứa đựng trong đó. Chính trị, trong nghĩa rộng nhất của từ này, đã xâm chiếm văn chương với một mức độ chưa từng có trong những điều kiện bình thường và đấy chính là lí do vì sao hiện nay chúng ta cảm thấy cuộc tranh chấp thường xuyên giữa cá nhân và cộng đồng lại dữ dội đến như vậy. Chỉ cần suy nghĩ về những khó khăn khi viết một bài phê bình trung thực, không thiên vị trong cái thời như thời của chúng ta là ta sẽ thấy ngay những mối đe dọa đang treo trên đầu văn chương trong một tương lai rất gần.
(more…)