Archive for the ‘Trần Thế Phong’ Category

Trần Thế Phong

Năm 1997 người cháu mua đất làm nhà ở con hẻm 76 đường Lê Văn Thọ quận Gò Vấp thì ở đầu hẻm đã có quán càfê Thùy Trang.

Tên quán Thùy Trang nhưng khách quen thường gọi quán bà Ba Quảng. Sở dỉ có tên Ba Quảng vì bà chủ quán thứ ba gốc Quảng Nam. Quán cũng khá đông khách vì càfê ngon, tiếp đãi ân cần, giá cả phải chăng. Ngoài bán càfê, còn bán sinh tố, trà sữa và bánh mì.

Không biết ai trang trí quán, trông cũng khá ấm cúng, thơ mộng, còn giữ được cái hồn Quảng Nam. Trên tường bên trái treo hai bức ảnh thật lớn: Chùa Cầu và dòng sông Thu Bồn lặng lờ trôi. Tường bên phải treo hai bức tranh Mẹ Bồng Con của họa sĩ Bé Ký và Thiếu Nử của họa sĩ Hồ Thành Đức. Phía sau quày tính tiền một bức tường ngăn phần bếp treo một tấm thư họa với chử Tâm và bốn câu thơ:

Chử tâm độc tự thế mà hay
Thành bại nên hư ở chữ nầy
Tuổi trẻ gắng rèn, già cố giữ,
Cuộc đời gắn trọn cả vào đây
(more…)

Trần Thế Phong

Cây thầu đâu của nhà tôi, trước sân, gần cổng đi vào không biết trồng từ lúc nào. Khi tôi lên mười tuổi thì thân cây to hơn một vòng tay ôm của người lớn, chiều cao trên mười lăm thước. Cây thầu đâu đã cho tôi rất nhiều kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên được.

Quê tôi Quáng Nam gọi là cây thầu đâu. Danh từ thầu đâu tôi không biết giải nghĩa như thế nào. Tôi có hỏi nhiều người nhưng không ai biết, người xưa gọi người nay gọi theo, thành ra chết tên luôn.

Người miền Bắc gọi cây sầu đông, hay cây soan (hoa soan bên thềm củ).
Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn có bốn câu thơ về hoa sầu đông:

Hoa sầu đông vươn đầy vai đầy tóc
Áo mùa thu bay chợt thức bơ vơ
Mình tôi về qua lối nhỏ hoang sơ
Hồn buồn đường Catina chiều chủ nhật
(more…)

Trần Thế Phong

Năm nay, sáng 29 Thục mới về quê ăn tết, trễ hơn mọi năm. Đã là 28 mà Thục còn phải đi mua sắm những thứ cần dùng trong ba ngày tết như mứt, bánh, hạt dưa, kẹo… không quên mua hai bộ đồ mới về làm quà mừng tuổi cha mẹ.  Và nhận lời mời của Lực đi ăn một bữa cơm cuối năm.

Tính Thục rất cẩn thận, khi ra khỏi phòng trọ nàng không quên kiểm tra điện, nước, áo, quần, mùng mền chiếu gối đâu vào đó. Nghỉ tết được tám ngày nàng gỡ những tờ lịch ngày nghỉ của năm mới. Gỡ đến ngày 5 tháng giêng nàng chợt nhớ đến ngày sinh nhật của mình. Nàng giật mình, năm nay đã tròn 30 tuổi. Tự nhiên Thục thấy buồn. Người con gái ba mươi tuổi vẫn còn lẻ loi…
(more…)

Trần Thế Phong

Tôi có ba chị em, đúng ra là có bốn chị em lận. Nhưng chị ba tôi mất khi mới ba tháng tuổi, nên còn ba chị em.

Ba chi em tôi thương nhau lắm, đùm bọc lẫn nhau. Nhớ thời sinh tiền cha mẹ tôi thường nhắc bảo: ba chị em bây như cục máu xén làm ba nên phải thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau. Và vì thế đến bây giờ ai nấy đều trên dưới bảy mươi lại càng thương nhau hơn.

Chị hai tôi lớn hơn tôi sáu tuổi, em trai tôi thua tôi ba tuổi. Cha mẹ tôi cứ cách ba năm sinh một đứa. Chị hai tôi lớn hơn tôi sáu tuổi nên anh em tôi sợ chị hai lắm. Chị hai tôi là đứa con gái lớn nên cha mẹ tôi cũng cưng chìu chị. Chị học đến lớp bảy trường Phan Chu Trinh của Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Khi chia đôi đất nước chị đi học may, học nghề y tá và cuối cùng đi dạy học đến lúc về hưu.
(more…)

Trần Thế Phong

Ánh đèn leo lắc níu không gian
Anh viết bài thơ, chữ níu vần
Tay níu bóng đời ôm kỷ niệm
Cho hồn thi sĩ níu giai nhân

Anh níu em qua tự thưở nào
Khuôn ngà, dáng ngọc níu chiêm bao
Mùa xuân níu đất trời hoa nở
Và cõi lòng anh như trăng sao
(more…)

Trần Thế Phong

Bỗng nhiên

Bỗng nhiên ta nhớ Pleiku
Chiều rơi Diệp Kính, đêm mưa Phượng Hoàng
Bỗng nhiên ta nhớ tiếng đàn
Tay ai mười ngón lướt ngang cung trầm…
(more…)

Trần Thế Phong

Sau vụ nổ kho đạn của Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại Long Khánh, một số tù cải tạo chuyển đến Bù Gia Mập, tỉnh Phước Long để tăng gia sản xuất. Qua ba tháng ổn định chỗ ăn, chỗ ở là bắt đầu đi phát, đốt, dọn rẫy để trồng mì, bắp và lúa. Khối của tôi được phân công đi lấy cây mì ở những vùng kinh tế mới khu Bù Gia Mập.

Buổi sáng bảy giờ, tập họp trước sân của khối để chuẩn bị lên đường. Ông quản giáo Trị phụ trách dẫn đi, có bốn vệ binh đi kèm canh giữ. Ông quản giáo Trị dõng dạt tuyên bố:

– Các anh chuẩn bị lên đô-đờ-ghe để hành quân lấy cây mì.

Anh em tù cải tạo đều ngơ ngác không biết đô-đờ-ghe là cái gì. Nguyễn Ngọc Nhựt đứng sau tôi lầm bầm: Ở đây có sông, có suối đâu mà đi ghe. Bác sĩ Phấn đứng đầu hàng hỏi quản giáo Trị:

– Thưa quản giáo: Ở đây có ghe đâu mà chúng tôi đi?
(more…)

Trần Thế Phong

Thành phố Seattle mưa lạnh quanh năm nên khi tôi về hưu và có bịnh đau tim, vợ và mấy đứa con khuyên về Orange County California để sống, vì tiểu bang Cali nắng ấm quanh năm, khí hậu rất tốt hợp với tuổi già.

Khi về sống ở thành phố Santa Ana, Cali, đi khám bác sĩ, Ông bác sĩ khuyên mỗi ngày đi bộ khoảng một giờ đồng hồ. Tôi nghe lời khuyên của bác sĩ gia đình, tám giờ mỗi sáng là tôi ra công viên đi vòng quanh ba mươi phút, ngồi nghỉ mệt mười phút, rồi đi tiếp hai mươi phút là trở về nhà.

Thành phố Santa Ana phần đông là người Mễ định cư, nên công viên gần nhà tôi người Mễ tập thể dục rất đông, nhất là ngày thứ bảy và chủ nhật. Hình như người Mễ họ ít thích sống ở nhà, những ngày nghỉ là ra công viên tụ tập vui chơi. Cả ngày thứ bảy, chủ nhật là tụm năm, tụm mười ăn chơi ca hát. Có hai người Mễ đẩy xe đi bán cà rem, kẹo bánh, hoặc đồ chơi trẻ em. Tôi không thấy người Mỹ trắng, có bốn, năm người Phi, và bốn bà người Việt Nam. Người Việt Nam đi đâu cũng dễ nhận diện. Chưa tới gần đã nghe nói chuyện oang oang, nào là chuyện chồng con, nhà cửa, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
(more…)

Trần Thế Phong

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, thành phố Pleiku. Chọn thành phố heo hút, buồn bã nầy để xa tít mù xa PT, và cho em quên tôi. Nhưng thành phố buồn bã đó đã cho tôi rất nhiều kỷ niệm đẹp trong đời quân ngũ và gặp những mất mát đau thương… Thành phố đó tôi gặp lại Trần Văn Toàn, Lê Văn Vinh và Đoàn Thạnh, ba thằng bạn thân thương từ thời thơ ấu, thời học sinh, và đời lính chiến.

Trần Văn Toàn: Trung úy không quân, Phi Đoàn 530 Khu Trục. Tôi học chung với Toàn lớp đệ nhị và đệ nhất. Toàn đẹp trai, hát hay, ăn nói duyên dáng, gốc người Huế, sinh và lớn lên ở Đà Nẵng. Mỗi tối thứ bảy, Toàn thường đến ty thông tin Đà Nẵng hát với biệt hiệu là Duy Hải. Nhiều em rất đẹp mê Toàn với giọng ca truyền cảm. Năm đệ nhất là năm cuối ở Đà Nẵng, tôi và Toàn thường đèo nhau trên chiếc gobel đi phá làng phá xóm. Đậu tú tài 2 Toàn ra Huế học Đại Học, tôi vào Saigon. Biệt tăm nhau trong mấy năm, không ngờ gặp nhau trên thành phố cao nguyên Thành phố Pleiku, thành phố Cao Nguyên nắng bụi mưa bùn. Thành phố của thơ Vũ Hữu Định: Đi giăm phút trở về chốn cũ… Ở đây mỗi chiều quanh năm mùa đông… Thành phố của thơ Kim Tuấn: Buổi chiều ở Pleiku những cây thông già đứng lên cũng bụi mù…Buổi chiều ở Pleiku không có mặt trời, chỉ có mưa bay trên đầu ngọn núi… Tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng, Anh còn tiếng nào để nói yêu em
(more…)

Trần Thế Phong

Phụng háo hức lắm, háo hức được về một lần ngồi trước hiên nhà, nhìn bóng chiều đi dần ra bìa sân, dần ra ngoài cổng. Nghe tiếng heo kêu đòi ăn của những nhà hàng xóm. Tiếng gió chiều thổi vi vu trên những ngọn tre già. Đong đưa những cái tổ của chim giột giột. Những gốc tre già chạm nhau kêu kin kít khó quên…Nghe tiếng gà gáy ở góc vuờn. Nghe tiếng cu gù tuốt trên ngọn cây thầu đâu thật cao gần cổng vào. Tiếng chó sủa. Nhìn lại bầu trời quê hương đi xa là nhớ, ở gần là thương.
(more…)

Trần Thế Phong

Ba tháng rồi không đi khám bịnh. Mùa hè ít bịnh bởi tôi hợp với khí hậu nóng. Đi tập thể dục hằng ngày và ăn ngủ ngon lành nên bệnh tật cũng chạy đi đâu mất.

Trời chuyển vào mùa thu. Lá đã chuyển màu vàng nhưng trời vẫn còn nắng ấm. Cứ mỗi lần chuyển mùa là tôi bị ngứa và nước mũi chảy tùm lum.

Vợ tôi bảo:

– Anh đi khám bệnh để xin thuốc ngứa và thuốc dị ưng chứ tối ngủ gải hoài và nhảy mũi suốt đêm em ngủ không được.
(more…)