Archive for the ‘Trần Ngọc Cư’ Category

Alexander Cooley và Daniel H. Nexon
Trần Ngọc Cư dịch bài bình luận How Hegemony Ends The Unraveling of American Power của Alexander Cooley và Daniel H. Nexon đăng trên Foreign Affairs, July/August 2020.

Lời giới thiệu: Ngay trong năm đầu tiên cầm quyền, TT Donald Trump đã tỏ ra từ chối việc sẵn sàng tiếp tục vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Điều này đã dấy lên nhiều lo ngại của các nhà quan sát uy tín, rằng Mỹ sẽ vì thế mà xuống dốc, vì các đồng minh phương Tây không còn xem Mỹ là một đối tác đáng tin cậy. Trong thập kỷ 1970/1980, cũng đã có những phỏng đoán về sự xuống dốc tương tự, nhưng sự việc lại xảy ra trái ngược hoàn toàn. Lần này thì sao? Bài phân tích sau đây mô tả một viễn cảnh mới trong những năm tiếp theo. Tất nhiên, có thể phải cần cả 10 năm để có thể kiểm chứng ai đúng ai sai, nhưng bài bình luận sau đây với luận cứ chặt chẽ của tác giả rất đáng để chúng ta quan tâm. (Diễn Đàn Khai Phóng)

Nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong trật tự toàn cầu. Phản ứng quốc tế thiếu phối hợp trong việc đối phó đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế tiếp sau đó, sự hồi sinh của chính trị dân tộc chủ nghĩa và chính sách cứng rắn về biên giới quốc gia hình như báo trước sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế thiếu hợp tác và mong manh hơn. Theo nhiều nhà quan sát, những phát triển này nêu bật sự nguy hiểm của chính sách “nước Mỹ trước hết” của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và việc ông rút lui khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu.
(more…)

Nguyễn Thanh Việt
Trần Ngọc Cư dịch bài báo Every Moment With My Son Is an Act of Creation. Now we have written a book together đăng trên New York Times, 1/1/2020

Nguyễn Thanh Việt là một nhà văn Mỹ gốc Việt. Ông là Trưởng khoa Anh văn, Giáo sư Anh văn và Hoa Kỳ học, Dân tộc học tại University of Southern California.


Tranh Le Nhung

Vào cuối tuổi tứ tuần, tôi làm bố trở lại cho đứa con thứ hai, vào lúc tôi không mảy may kỳ vọng có thêm con. Cha tôi, 85 tuổi, vô cùng hân hoan khi tôi báo tin về đứa cháu thứ năm của ông.

Cha tôi gần như là một người vô cảm trong thời thơ ấu của tôi. Ông chỉ biết tập trung vào cuộc mưu sinh của một người chân ướt chân ráo mới đến xứ này. Gia đình tôi sống hai cảnh đời điển hình của Mỹ. Về phần bố mẹ tôi, đấy là gương sáng của người di dân hay tị nạn vươn tới thành công vật chất từ khố rách áo ôm. Đối với toàn gia đình chúng tôi, đấy là câu chuyện buồn của hai thế hệ, cha mẹ sinh ra ở nước ngoài và con cái lớn lên ở Mỹ, cách ly nhau bằng ngôn ngữ, văn hoá và tình cảm.
(more…)

John McCain
(Do người phát ngôn Rick Davis đọc ngày 27 tháng Tám 2018)
Trần Ngọc Cư dịch


Thượng Nghĩ Sĩ John McCain (1936-2018)

Thưa đồng bào Mỹ Quốc mà tôi đã phục vụ với lòng biết ơn trong suốt 60 năm, và đặc biệt đồng bào Arizona,

Tôi xin cảm ơn đồng bào về đặc ân phục vụ đồng bào và về một cuộc đời đầy ưu ái mà việc phục vụ trong quân ngũ và trong công quyền đã cho phép tôi sống qua. Tôi đã cố gắng phục vụ đất nước trong tinh thần tôn trọng danh dự. Tôi có phạm một số sai lầm, nhưng tôi hi vọng tình yêu nước của tôi đã đối trọng thuận lợi cho những sai lầm đó.

Tôi thường nhận thấy rằng tôi là người may mắn nhất trên Trái Đất. Tôi vẫn cảm thấy như vậy thậm chí ngay cả bây giờ khi tôi đang chuẩn bị cho ngày lâm chung của mình.
(more…)

David M. Lampton
Trần Ngọc Cư dịch

tuong_mao_trach_dong
Công nhân làm sạch tượng Mao, 24 tháng Chín, 2013 (ảnh: Reuters)

Trung Quốc trải qua ba cuộc cách mạng trong thế kỷ 20. Đầu tiên là sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1911, và đi kèm với nó, là sự sụp đổ của đường lối cai trị truyền thống tại nước này. Sau một thời kỳ nhiễu nhương kéo dài, cuộc cách mạng thứ hai diễn ra năm 1949, khi Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản giành được thắng lợi trong cuộc Nội chiến Quốc-Cộng và khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; việc sử dụng quyền hành bằng bạo lực và bất bình thường của Mao chỉ chấm dứt cùng với cái chết của ông năm 1976.

Cuộc cách mạng thứ ba còn đang tiếp diễn, và cho đến nay, kết quả của nó là tích cực hơn nhiều so với hai cuộc cách mạng trước. Tiến trình này bắt đầu vào giữa năm 1977 với việc lên nắm quyền của Đặng Tiểu Bình, người đã phát động một thời kỳ cải tổ chưa từng thấy trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài hàng chục năm nay, chuyển đổi nền kinh tế cô lập sang một nền kinh tế dẫn bước toàn cầu, đưa hàng trăm triệu người Trung Hoa thoát cảnh đói nghèo và mở đường cho một cuộc di dân vĩ đại từ vùng quê vào các thành thị. Cuộc cách mạng này đã tiếp diễn qua nhiệm kỳ của những người kế vị Đặng Tiểu Bình, đó là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và Tập Cận Bình.
(more…)