Archive for the ‘Hà Khánh Quân’ Category

Hà Khánh Quân

bia_dung_troi_nua_tinh_yeu_mang_phan_co

Yêu, được yêu là tuyệt đỉnh của hạnh phúc.

Thất tình là nét đẹp tuyệt vời của tình yêu.

Mỗi đời người, có thể, ai cũng được chiêm ngưỡng nét đẹp này của chính mình.

Thất tình trở thành nguồn chất liệu sinh động của thi ca.

Tôi lẩm cẩm muốn làm thơ thất tình mà không thành. Khó, không khó. Dễ không dễ. Tất cả tùy thuộc vào tính trung trực của tình yêu. Tiếng nói của trái tim vốn khó nghe, càng khó nghe hơn khi phải lặp lại.

Với những người làm thơ, tôi nghĩ, họ được thất tình hơn là bị thất tình. Từ đầu thập niên 70, năm tôi 29 tuổi, tôi đã nhận ra chuyện thất tình quả là không dễ dàng. Không yêu, không được yêu lấy gì để thất tình ?
(more…)

Hà Khánh Quân


Nhà thơ Nguyễn Đông Giang

Bài tản mạn hôm nay, mang tên tập thơ đầu tay của Nguyễn Đông Giang: Thơ Của Người Giang Hồ.

Theo tác giả, tên gọi được ra đời bởi sự góp ý của những người bạn anh, gồm những Lê Ngọc Châu, Mai Xuân Châu, Nguyễn Văn Xuân, Đặng Văn Ngoạn, Nguyễn Văn Nôi, Hoàng Trọng Bân, Châu Văn Tùng, Nguyễn Văn Pháp, Lam Hồ, Hoàng Anh, Phạm Ngọc Niên, Đặng Văn Hải… Đám trung niên này, trong một lần họp mặt tán gẫu tại cà phê Từ Thức Đà Nẵng, đã cao hứng đặt tên cho đứa con tinh thần của Nguyễn Đông Giang. Tập thơ anh định in tại nhà in Da Vàng của Hoàng Công Khanh. Tên tập thơ không phản ánh nội dung của thi phẩm. Cũng không có bài thơ nào trong tập cùng tên. Mô tả chính xác phong cách của người làm thơ, họ Nguyễn ở Đông Giang là ý nghĩa chính của tên gọi. Qua đây, chúng ta có thể hình dung được, tác giả từng là một người phóng khoáng, thích ngao du, ưa thích đi đây đi đó, ngoạn cảnh, săn tình.
(more…)

Hà Khánh Quân


Nguyễn Nam An

Làm thơ không phải là một cái nghiệp. Danh từ nghiệp ở đây thường được hiểu là cái duyên có từ trước. Nó tách rời danh từ kép nghề nghiệp, để khỏi được xem là công việc chuyên môn trong mưu sinh. Việc làm thơ, có người còn cho là nghiệp dĩ. Trạng từ này, chỉ một sự việc vốn đã như thế và còn dây dưa khó dứt. Một số người làm thơ cao tuổi, thường hãnh diện dùng hai từ này. Họ ngầm xem mình có sứ mệnh với thi ca, luôn tiện biện minh cho việc ghiền làm thơ của mình.
(more…)

Hà Khánh Quân


Mạc Phương Đình

Tôi chưa muốn bỏ một thói quen không tốt. Nghĩa là vẫn rề rà, lẩn thẩn trước khi nắm tay thơ, đi thẳng vào thi phẩm, tác giả. Tản mạn theo một số thơ đang đọc, không khác bao nhiêu chuyện bình giảng về thơ Trần Kế Xương, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát, Nguyễn Du… Cái khó, cái khác, ở đây là mình phải tự chọn một tác giả, để vào thăm viếng thơ của họ, phá phách họ chút ít cho vui. Tác giả trong cõi thơ Việt Nam quá đông. Có cả đời chưa chắc ghé chào đầy đủ. Bắt đầu cuộc chơi muộn, tôi đành chia từng khu vực theo địa lý. Và với chút xíu cục bộ, tôi khoanh mục tiêu đầu tiên: Quảng Nam.

Lạ, cái đất chưa mưa đã lụt này, có quá nhiều người sính thơ, làm thơ. Tôi mừng cho mình đã đọc tất cả những thi phẩm tìm được. Không có bất cứ điều đặc biệt nào dành riêng cho tác giả. Quen tên trước hay chưa cũng như nhau. Và dĩ nhiên, không phải tác giả nào, cũng bị tôi nắm thơ họ để đi theo tán dốc. Gia tài thơ tôi sưu tập không nhiều, nhưng đang hiện diện quý anh chị đã rất thâm niên trong nghề làm thơ . Hôm nay, xui cho ông Mạc Phương Đình bị tôi làm phiền.
(more…)

Hà Khánh Quân


Hoàng Lộc

Nội dung thi phẩm của nhiều tay làm thơ, xuất thân từ đất Quảng Nam, khởi từ năm 1960, thường bén rễ xanh cành bởi những nguồn phân: quê hương, thân phận, rượu và mỹ nhân. Một giai đoạn lịch sử, gồm hơi thở và thân xác chiến tranh được cảm nhận, nhìn thấy, một cách khá sinh động, rõ nét qua thơ. Thi ca như vậy, kể như gắn liền với đời sống một cách tích cực. Hoàng Lộc góp sức không nhỏ vào thành quả này. Anh trở thành một nhà thơ gạo cội của Hội An. Sự xuất sắc được chứng nhận bởi giải thưởng thi ca, của Trung tâm Văn Bút Việt Nam tại Sài Gòn, năm 1971. Ngoài ra, anh còn được giới làm thơ cùng thời, nhìn nhận là người giàu hoa tay, chuyên trị thơ tình lứa đôi.
(more…)

Hà Khánh Quân


Khánh Trường

Một số ít tác giả Việt Nam đã đến với khu vườn văn học bằng bước chân thơ. Sau chừng mươi sáng tác được các tạp chí văn học giới thiệu, họ yên tâm mở thêm hướng sáng tác mới, chủ yếu là truyện ngắn. Nếu tiếp tục có kết quả khả quan, họ tạm lơi tay thơ, chú tâm vào việc viết văn. Một sinh hoạt có nhiều ưu điểm: nhuận bút khá, tác phẩm ấn hành dễ bán chạy. Và một khi viết văn đã thuần tay ít có người quay trở lại với thơ. Một thực tế nhiều người công nhận, trước khi dính líu đến văn xuôi, thơ của họ không thiếu những tiêu chuẩn cần có của thi ca. Nhưng sau khi tạm dẹp thơ qua một bên, có dịp cần viết lại đôi bài, hình như họ gặp ít nhiều khó khăn và thơ cũng hao hụt chất lượng.
(more…)