Archive for the ‘Truyện Cổ Nhật Bản’ Category

Truyện Cổ Nhật Bản
Bắc Phong dịch từ bản tiếng Anh Chin Chin Kobakama do Lafcadio Hearn (1850-1904) chuyển ngữ.

Người Nhật thường phủ sàn nhà bằng các tấm thảm rất đẹp, dầy và mềm được dệt bằng những sợi rơm khô. Họ xếp các tấm thảm vừa khít với nhau đến nỗi người ta chỉ có thể nhét vào khe một lá dao mỏng. Các tấm thảm được người Nhật giữ sạch và thay mỗi năm. Họ không bao giờ đi giầy trong nhà và không dùng ghế như người Anh. Họ ngồi, ăn, ngủ và đôi khi viết trên sàn. Vì vậy các tấm thảm phải được giữ thật sạch. Trẻ con Nhật được dạy dỗ, ngay từ khi biết nói, là không được làm rách hay bôi bẩn các tấm thảm.

Các thiếu nhi Nhật rất là ngoan. Những du khách viết bài về Nhật Bản với thiện cảm thường nhận định thiếu nhi Nhật có tính vâng lời nhiều hơn trẻ cùng lứa ở Anh và ít tinh quái hơn nhiều. Các em không phá hay làm dơ đồ dùng, ngay cả đồ chơi của chính các em. Một bé gái Nhật không làm hư hại búp bê của mình. Không, bé săn sóc nó rất kỹ và giữ gìn nó ngay cả khi trở thành phụ nữ và lập gia đình. Khi trở thành người mẹ, có con gái, phụ nữ Nhật sẽ cho con gái búp bê của mình ngày xưa. Bé thơ sẽ lo cho búp bê giống như mẹ mình, và giữ nó cho đến khi trưởng thành, và cho lại con mình. Bé sẽ chơi dịu dàng với búp bê giống như bà ngoại của mình. Vì vậy, tôi – người viết câu chuyện nhỏ này cho các bạn – đã từng thấy những con búp bê hàng trăm tuổi, nhìn vẫn đẹp như lúc mới mua. Điều này cho thấy các thiếu nhi Nhật ngoan như thế nào; và bạn có thể hiểu tại sao sàn nhà người Nhật lại luôn luôn sạch sẽ, không bị rạch and phá hư bởi những trò tinh quái.
(more…)

Truyện Cổ Nhật Bản
Bắc Phong dịch từ bản tiếng Anh Fountain of Youth do Lafcadio Hearn (1850-1904) chuyển ngữ.

Ngày xửa ngày xưa ở xứ Nhật Bản, có lão tiều phu nghèo, sống trên một ngọn núi với vợ. Họ đều đã luống tuổi và không có con. Hàng ngày, lão tiều phu vào rừng đốn củi, còn bà ở nhà dệt vải.

Ngày nọ, lão tiều phu đi sâu vào trong rừng hơn bình thường, để tìm đốn một loại cây nào đó; rồi tình cờ, lão thấy mình đang đứng bên bờ một dòng suối nhỏ mà lão chưa từng thấy bao giờ. Nước suối trong và mát lạ lùng, lão cũng đang thấy khát; vì trời thì nóng nực mà lão lại làm công việc cực nhọc nữa. Thế là lão tiều phu cởi chiếc nón cói, quỳ xuống vốc nước uống một ngụm thật đầy.
(more…)

Truyện Cổ Nhật Bản
Bắc Phong dịch từ bản tiếng Anh The Old Woman Who Lost Her Dumpling do Lafcadio Hearn (1850-1904) chuyển ngữ.

Ngày xửa, ngày xưa có một lão mẫu tính tiếu lâm, hay cười và thích làm bánh bao bằng bột gạo.

Một hôm, trong lúc đang làm bánh bao cho bữa tối, bà làm rớt một chiếc. Nó lăn vào cái lỗ trên sàn đất nhà bếp và biến mất. Lão mẫu cố moi nó lên bằng cách thọc tay xuống cái lỗ, rồi thốt nhiên đất sụp, thế là bà cũng lọt luôn xuống hố.

Lão mẫu rơi khá sâu, nhưng không hề hấn gì. Lúc đứng dậy được trên đôi chân, bà thấy mình đang ở một con lộ giống như con lộ trước nhà mình. Trời thật sáng dưới đó, lão mẫu thấy khá nhiều những đồng lúa, nhưng chẳng một bóng người. Cớ sự ra sao, tôi chẳng biết. Nhưng dường như lão mẫu đã rơi xuống một xứ nào khác.
(more…)

Cổ Tích Nhật Bản
Nguyễn Văn Sâm dịch từ bản tiếng Anh The boy who drew cats do Lafcadio Hearn (1850-1904) chuyển ngữ.

Nghệ thuật khi đi tới tuyệt đỉnh thì ảnh hưởng của nó vô cùng, khó lường, khó tưởng tưởng được. Câu chuyện cổ tích Nhật Bản nầy được Lafcadio Hearn (1850-1904), nhà văn Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan, sống cuối đời ở Nhật, viết bằng một văn phong giản dị nhưng đã có công giới thiệu bản sắc đặc thù của văn hóa Nhật với Tây phương. (NVS)

Lâu, lâu lắm rồi, trong một ngôi làng bé nhỏ ở Nhật, có một đôi vợ chồng nông dân nghèo khổ. Họ là người tốt nhưng vì quá nhiều con nên không thể nuôi hết được. Đứa lớn nhất khi vừa lên mười bốn đã phải làm việc nặng nhọc giúp cha rồi. Hầu hết mấy đứa con gái ngay từ khi mới biết đi đã phải lo đỡ đần cho mẹ.

Nhưng mà đứa nhỏ nhất, đẹt con, không thể thích hợp với công việc nặng nề. Nó thông tuệ hơn các anh chị, nhưng lại yếu ớt và quá nhỏ bé. Thiên hạ nói nó không thể lớn được. Cha mẹ nó nghĩ rằng lo cho con về sau thành thầy sãi tốt hơn là thành nông dân. Rồi họ dẫn con đến ngôi chùa trong làng, khẩn khoản vị sư trụ trì cho con vào chùa học tập như một chú tiểu.
(more…)