Archive for the ‘Đàm Trung Pháp’ Category

Đàm Trung Pháp

Johann Wolfgang von Goethe (1749 -1832) là vị văn sĩ, thi sĩ, kịch tác gia, triết gia, khoa học gia lừng lẫy nhất của Đức Quốc. Trong vô số những tác phẩm quan trọng của Goethe, vở bi kịch tràng giang mang tên Faust được coi là vĩ đại nhất. Trong đó vai chính Faust là một tay đại bịp thành công to nhưng chưa thỏa mãn với đời, cho nên hắn đã bán linh hồn cho quỷ để có được kiến thức lớn lao và tận hưởng thú vui vật chất. Nhưng lạ thay, khi nói đến văn thi hào Goethe thì nhiều người dân Đức nghĩ ngay tới cuốn tiểu thuyết đầu tay do ông sáng tác khi còn là một thanh niên, mang tên Die Leiden des jungen Werthers (Nỗi u sầu của chàng trai trẻ Werther), dựa vào tâm tư thực sự của tác giả và trình bầy theo lối “biên thư” riêng tư và lôi cuốn. Tiểu thuyết theo lối viết độc đáo này được mệnh danh là “Briefroman” (Đức), “epistolary” (Anh), và “thư tín tiểu thuyết 書信小說” (tạm dịch sang Hán-Việt).
(more…)

Đàm Trung Pháp


Charles Baudelaire (1821-1867)

Sinh ra và sống trọn cuộc đời tại Paris, Charles Baudelaire (1821-1867) tuy ngày nay được coi là một nhà thơ lớn của văn học Pháp mở đường khai lối cho trường phái tượng trưng (symbolisme), nhưng lúc sinh thời ông đã bị xã hội mệnh danh là một “nhà thơ đốn mạt” (poète maudit) vì hai lý do. Một là ông đã sống một cách buông thả và trác táng, say mê xác thịt, làm bạn với nha phiến, quịt nợ nhiều người, mắc bệnh hoa liễu, và từng tìm cách tự tử khi quá chán cuộc đời. Hai là ông đã dám viết về những lãnh vực gây nhiều tranh cãi hay cấm kỵ chưa phù hợp với nhân sinh quan thời đó – dùng ngôn ngữ tục tằn hay bạo tàn để nói về tình dục, đồng tính nữ (lesbianisme), sự giả dối, tệ trạng tham nhũng, tâm địa ích kỷ và tàn ác, và nhất là sự thiếu vắng cảm thức về cái đẹp và cái tốt lành trong con người.
(more…)

Đàm Trung Pháp

Sinh năm 1899 tại Illinois, Ernest Hemingway được coi là một trong các nhà văn lỗi lạc nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ XX, và được thế giới biết đến nhiều nhất qua các tác phẩm “A Farewell to Arms” và “The Old Man and the Sea.” Ông tự kết liễu đời mình năm 1961 ngay trước cửa nhà tại Idaho. Dùng một khẩu súng săn chim muông hai nòng, Hemingway tự bắn vào trán óc văng tung tóe, sau những năm mải mê  – ngoài lãnh vực văn chương ra – với chiến trận, săn bắn dã thú, câu cá ngoài biển cả, toàn là những hoạt động hiểm nguy đầy nam tính và thách thức cuộc đời. Văn phong ngắn gọn và trong sáng của ông đã ảnh hưởng lớn lao đến lối viết của nhiều nhà văn Hoa Kỳ và Anh Quốc trong thời đại ông. Lối viết đó thường chỉ sử dụng các câu đơn giản với ít mệnh đề, tránh xa các câu phức tạp dài lòng thòng với nhiều mệnh đề. Các câu ấy sử dụng danh từ và động từ nhiều hơn các tính từ và trạng từ có mục đích làm huê dạng câu văn; chúng cũng ít khi biểu lộ cảm tính.
(more…)

Đàm Trung Pháp


1999 / 217 pages / $29.95
McFarland &Company     
Box 611, Jefferson, NC 28640

Đã từ lâu, tôi ngưỡng mộ các bài viết về ngôn ngữ và văn học Việt Nam mà Giáo sư Nguyễn Đình-Hòa được mời đóng góp trong các tự điển bách khoa như International Encyclopedia of Linguistics (Oxford University Press, 1992) và The New Princeton Encyclopedia of Poetry and Poetics (Princeton University Press, 1993), cũng như cuốn sách Vietnamese / Tiếng Việt Không Son Phấn (John Benjamins Publishing Company,1997) của ông.

Những đóng góp uyên bác của ông đã giúp thế giới bên ngoài hiểu biết một cách nghiêm chỉnh về ngôn ngữ và văn học Việt nam. Tôi cũng rất vui mỗi khi được giới thiệu những tài liệu quý báu vừa kể cho các sinh viên cũng như  giáo giới Mỹ tại Texas muốn tìm hiểu về văn hóa Việt. Từ khi Giáo sư Nguyễn Đình-Hòa thôi dạy học tại Southern Illinois University và về hưu tại Bắc California, tôi thường điện thoại vấn an và được biết ông đang mê say hoàn tất một cuốn hồi ký. Theo tôi hiểu, nhà giáo lão thành này đã chu đáo chuẩn bị cả đời cho cuốn From the City Inside the Red River mà phụ đề là A Cultural Memoir of Mid-Century Vietnam, bằng những trang nhật ký ghi chép từng biến cố từ thời thơ ấu đến nay với những chi tiết được phối kiểm trong chuyến về thăm đại gia đình tại Hà Nội và Saigon lần cuối cùng vào cuối năm 1994, khi ông vừa tới tuổi “thất thập cổ lai hy.”
(more…)

Đàm Trung Pháp


TỪ ĐIỂN NHÂN DANH, ĐỊA DANH &
TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC
BS HOÀNG XUÂN CHỈNH
Tác giả tự xuất bản (2000) 718 trang / 30 Mỹ kim
Điện thoại: 281-879-1620

Trong các sách vở, báo chí Anh Mỹ ngày nay viết về Trung Quốc, các tên người, tên đất, tên thời đại, tên tác phẩm văn học, vân vân, thường được viết bằng mẫu tự La Mã, ghi theo lối phát âm Quan Thoại. Ba lối viết được nhiều người biết đến là Yale, Wade-Giles, và Pinyin. Trong khoảng hai chục năm nay lối viết Pinyin (“phanh âm”) là lối phổ cập hơn cả và cũng được dùng rất nhiều trong các tài liệu dạy tiếng Quan Thoại cho người phương Tây. Pinyin đã thay thế Wade-Giles, nhưng lối viết Wade-Giles vẫn còn được thấy trong những tài liệu xuất bản trước năm 1979. Một điều thiếu nhất quán của Wade-Giles là đôi khi nó phản ảnh lối phát âm Quảng Đông (thay vì Quan Thoại) cho các địa danh. Và lối viết Yale người ta chỉ còn thấy dùng trong các tài liệu giáo khoa về Hoa ngữ do Đại Học Yale chủ trương.
(more…)

Đàm Trung Pháp


1997 / 289 trang / $84.00
John Benjamins North America P. O. Box 27519 Philadelphia, PA 19118

Được soạn thảo nghiêm túc và tôi luyện kỹ càng trong nhiều thập niên giảng dạy ngôn ngữ Việt tại các đại học Mỹ (khởi thủy tại Columbia vào năm 1953 và kết thúc tại Southern Illinois vào năm 1990), VIETNAMESE / TIẾNG VIỆT KHÔNG SON PHẤN của Giáo sư Nguyễn Đình-Hòa là một cuốn sách giáo khoa thượng đẳng. Với 11 chương sắp xếp theo thứ tự rành mạch, hai phụ bản, một thư tịch liệt kê 210 nguồn khảo cứu của các tác giả khắp năm châu viết về tiếng Việt, và một “index” hơn 13 trang, cuốn sách là một đóng góp uyên bác hiếm quý cho thế giới bên ngoài muốn tìm hiểu về cấu trúc tiếng Việt. Bằng một lối viết trong sáng vui tươi và với những thí dụ đầy tình tự dân tộc, tác giả đã miêu tả những nét chính yếu và đặc thù của âm pháp (phonology), từ pháp (morphology) và cú pháp (syntax) tiếng Việt qua các nguyên lý của khoa ngôn ngữ học hiện đại.
(more…)

Đàm Trung Pháp

Tiếng Việt Gốc Ngoại Quốc là một tác phẩm rất đáng đọc. Cuốn sách chứa đựng nhiều điều ngạc nhiên gây thích thú cho người đọc – nhất là cho những vị muốn đào sâu kiến thức về bản chất đa nguyên của từ vựng tiếng Việt. Sau khi đọc cuốn sách vui tươi và bổ ích này, họ có thể tìm ra câu trả lời thích đáng cho những câu hỏi thuộc loại … “khó trả lời” như:

(1) “Tiểu tâm” [小 心] trong tiếng Việt nghĩa là “nhỏ mọn” nhưng nguyên nghĩa Hán-Việt của nó là gì?
(2) “Tử tế” [仔 細] trong tiếng Việt nghĩa là “tốt bụng” nhưng nguyên nghĩa Hán-Việt của nó là gì?
(3) “Ngầu” trong câu “Anh ta mặc đồ lính trông ngầu quá” là do chữ Hán-Việt nào mà ra?
(4) Những chữ đầu của các địa danh Sóc Trăng, Cần Thơ, Vàm Cỏ Đông phát xuất từ ngôn ngữ nào?
(5) “Bơ” nghĩa là gì và xuất phát từ ngôn ngữ nào?  (more…)

Đàm Trung Pháp


TỰ ĐIỂN CHỮ NÔM TRÍCH DẪN
MỘT NHÓM SOẠN GIẢ
2009 • 1700 trang • $75 • Viện Việt Học xuất bản
Liên lạc: info@viethoc.org • 714-775-2050

TỰ ĐIỂN CHỮ NÔM TRÍCH DẪN (TĐCNTD) là một công trình văn học đồ sộ của Viện Việt Học do một ban biên tập thượng đẳng chung sức hoàn tất một cách ngoạn mục. Mỗi vị đều sử dụng sở trường của mình trong công trình chung to lớn này. Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, một nhà Nôm học từng dạy văn chương Việt Nam tại Đại Học Văn Khoa Saigon, sưu tập và chuyển sang quốc ngữ nhiều bản Nôm được trích dẫn trong tự điển. Giáo sư Lê Văn Đặng, một nhà Nôm học kiêm chuyên viên điện toán, với tư cách “fonts designer” đã khắc các chữ Nôm chưa có trong Unicode Standard dùng trong cuốn tự điển này. Đồng soạn giả Nguyễn Hữu Vinh, một tiến sĩ kỹ nghệ tại Đài Loan, dò lại những chữ Nôm mới khắc đó để tránh trùng hợp với chữ đã có và chịu trách nhiệm chuyện in ấn cuốn sách tại Đài Loan. Đồng soạn giả Đặng Thế Kiệt, một chuyên gia về tin học tại Paris, đã đại diện Viện Việt Học sưu tầm tài liệu về chữ Nôm tại Bibliothèque Nationale de Paris và gửi qua Mỹ. Đồng soạn giả Nguyễn Doãn Vượng phụ trách kỹ thuật và trình bầy, sắp xếp các mục từ cho hợp lý và làm dễ dàng cho công việc các đồng soạn giả chia nhau đánh máy nội dung vào các mục từ. Đồng soạn giả Nguyễn Ngọc Bích, một nhà nghiên cứu văn học uyên bác và quảng giao, phụ trách những công việc giao tế và quảng bá công trình. Và sau hết, đồng soạn giả “hậu sinh khả úy” Trần Uyên Thi đã thiết kế được một bàn gõ chữ Nôm, nhờ vào đó mà việc đánh máy chữ Nôm được mau lẹ.
(more…)

Đàm Trung Pháp

Noam Chomsky (sinh năm 1928 tại Philadelphia) là một trong những tư tưởng gia có nhiều ảnh hưởng nhất trong thời đại chúng ta. Ông cũng là một trong số rất ít các khoa học gia mà công trình nghiên cứu được quần chúng lưu ý. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ngữ học tại Đại Học Pennsylvania, ông bắt đầu dạy học tại Viện Kỹ Thuật Massachusetts (MIT). Ông được thăng giáo sư thực thụ năm 1961, và năm 1976 được nhận tước vị “Institute Professor” tức là được gia nhập một hàng ngũ chọn lọc các đồng nghiệp mà đa số đã lãnh giải Nobel về các bộ môn khác nhau. Rất nhiều chuyên viên ngữ học thời danh khắp năm châu từng là học trò cũ của ông hoặc từng chịu ảnh hưởng sâu đậm của ông nên vẫn một lòng tiếp tục ngưỡng mộ và quảng bá những lý thuyết cũ cũng như mới của Chomsky.
(more…)

Đàm Trung Pháp


Victor Hugo (1802-1885)

Tuyển tập “Les Contemplations” (Chiêu Niệm) của Victor Hugo (1802-1885) chứa đựng 158 bài thơ ghi lại các kỷ niệm của ông về những chuyện vui buồn trong đời sống thường nhật, gồm cả nỗi đớn đau khôn lường do cái chết mang lại. Tất cả được thi hào sáng tác trong khoảng thời gian từ 1830 đến 1855 và cho xuất bản năm 1856. Trong số những bài ghi lại nỗi đớn đau vì tử biệt trong “Les Contemplations,” vô số độc giả trong cũng như ngoài nước Pháp đã coi bài “Demain, dès l’aube” (Ngày mai, ngay lúc rạng đông) như một tuyệt tác mà có người đã học thuộc lòng ngay sau lần đọc đầu tiên. Victor Hugo viết bài ấy trong dịp tưởng niệm hàng năm lần thứ tư sự qua đời quá sớm của cô con gái đầu lòng Léopoldine. Tuyệt tác chỉ gồm 12 dòng thơ chia làm 3 đoạn (strophes) giản dị trong sáng nhưng đậm nét sầu thương dùng để dựng lên trong tâm trí thi hào một chuyến sắp đi thăm mộ cô con gái thương yêu nhất của ông.
(more…)

Đàm Trung Pháp

Theo thiển ý, người nước ngoài học tiếng Việt chỉ than phiền “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” khi họ “đối đầu” với những đặc trưng ngữ pháp của tiếng Việt quá khác biệt với tiếng mẹ đẻ của họ khiến họ cảm thấy như đang bị vùi dập tả tơi trong cơn bão táp. Ngược lại, họ “chẳng có vấn đề gì” với những đặc trưng ngữ pháp tiếng Việt giản dị hơn hoặc tương tự như ngữ pháp mẹ đẻ của họ. Do đó, câu trả lời “huề vốn” của tôi cho lời than phiền nêu trên của người nước ngoài về ngữ pháp Việt Nam là nó “vừa đúng vừa sai.” Trong bài viết này, tôi sẽ làm sáng tỏ câu trả lời của tôi qua lăng kính “Ngữ Pháp Hoàn Vũ” (Universal Grammar), và giả dụ tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của những người nước ngoài đang học tiếng Việt. Vì vậy đại đa số các thí dụ sẽ bằng tiếng Việt và tiếng Anh bên cạnh nhau để làm sáng tỏ những điều tôi giải thích.
(more…)

Đàm Trung Pháp

Diễn-văn chủ-đề của tác giả trong Lễ khai-giảng khóa huấn-luyện và tu-nghiệp sư-phạm các trung-tâm Việt-ngữ Nam California ngày 28-7-2017 tại Little Saigon.


Giáo sư Đàm Trung Pháp

Đau lòng phải giã biệt miền Nam khi cộng quân miền Bắc xâm chiếm cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta mang theo được gì? Của cải, danh vọng, bà con thân thuộc, bạn bè thì không, nhưng chúng ta mang theo được văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam truyền thống ra hải ngoại với chúng ta. Sau hơn 40 năm tỵ nạn tại hải ngoại, chúng ta vẫn duy trì được văn hóa và ngôn ngữ đáng trân quý ấy. Các truyền thống văn hóa Việt thể hiện qua các lễ lạc như Tết Nguyên Đán, Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, Giỗ Hai Bà Trưng, Tết Trung Thu; các tập tục như quan, hôn, tang, tế, tinh thần tôn sư trọng đạo vẫn được thiết tha duy trì trong các cộng đồng Việt hải ngoại. Và tiếng Việt truyền thống – nơi lưu giữ cái linh hồn, cái tinh hoa, cái bản sắc, cái tình tự dân tộc thắm thiết của chúng ta – vẫn còn nguyên vẹn.
(more…)

Đàm Trung Pháp

Chinh Phụ Ngâm (征婦吟) bằng Hán văn của tác giả Đặng Trần Côn (1705-1745) viết theo lối “trường đoản cú” đã được diễn nôm (dịch sang Việt văn) bằng thể thơ “song thất lục bát” một cách thần kỳ. Tuy nhiên cho đến nay, giữa hai danh tài Đoàn Thị Điểm (1705-1749) và Phan Huy Ích (1751-1822), ai là người đích thực đã hoàn tất công trình diễn nôm này vẫn chưa ngã ngũ.

ƯU THẾ CỦA DỊCH PHẨM

Tuy là dịch phẩm từ một nguyên tác bằng chữ Hán, ta có thể nói không ngoa rằng bản Chinh Phụ Ngâm diễn nôm (tự hậu viết tắt CPNdn) là một tuyệt tác văn chương Việt Nam. Được chuyển ngữ siêu việt với nhiều yếu tố sáng tác sang tiếng Việt qua lối viết chữ nôm, CPNdn đã làm lu mờ danh tiếng nguyên tác viết bằng chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn, cũng được coi là một thi khúc thượng đẳng mà chủ đề là những lời than vãn của một thiếu phụ có chồng đi chinh chiến lâu ngày chưa về.
(more…)

Đàm Trung Pháp


Ngữ-Vựng Tiếng Việt
Giáo Sư Trần Ngọc Ninh
2017 / 688 trang / $39.00
Cơ Sở Xuất Bản Viện Việt Học
info@viethoc.com • 714-775-2050

Hai lãnh vực cơ bản trong tiến trình thủ đắc một ngoại ngữ là ngữ phápngữ vựng. Nhưng nếu được hỏi lãnh vực nào hữu dụng hơn khi phải dùng một ngôn ngữ chưa thông thạo để giao dịch với người bản xứ thì có lẽ chẳng ai chọn ngữ pháp làm câu trả lời. Đã đành các luật lệ ngữ pháp là cần thiết để viết hay nói thứ tiếng đó cho chỉnh và làm người bản xứ hiểu ta rõ hơn, nhưng nếu chỉ thuộc lòng các quy luật ngữ pháp mà lại yếu kém về ngữ vựng thì nỗ lực giao dịch ấy khó lòng thành tựu được.
(more…)

Đàm Trung Pháp

thi_si_dinh_hung
Thi sĩ Đinh Hùng (1920-1967)

Đinh Hùng qua đời vì bạo bệnh vào mùa thu 1967 tại Saigon trong một ngày gió mưa tầm tã, lúc mới 47 tuổi đời. Vài tuần sau đó, Vũ Hoàng Chương (người anh rể cũng là thi hữu thân nhất của Đinh Hùng) đã nói chuyện rất cảm động về cuộc đời của nhà thơ yểu tử tại Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Qua bài nói chuyện “Nhớ Đinh Hùng” của ông, ta được biết vì đâu mà Đinh Hùng có cái “nguồn thi hứng ảm đạm bi thương đến rùng rợn tê điếng cả tâm hồn.” Năm Đinh Hùng 11 tuổi, chị Tuyết Hồng, một hoa khôi 18 tuổi đời, vì buồn chuyện tình duyên đã tự trầm tại Hồ Trúc Bạch. Vài tháng sau, thân phụ thất lộc khi chưa đầy 50 tuổi. Và 3 năm sau nữa, chị lớn nhất mang tên Loan cũng qua đời trong tuổi thanh xuân! Trại Trung Phụng, sản nghiệp to lớn nhà họ Đinh, vẫn theo lời Vũ Hoàng Chương, “quả là một gia tài đẫm lệ; bộ xương khô và lưỡi hái dài nanh ác lúc nào cũng như lẩn quất trong hang cây khế, cây cam.” (Trung Tâm Văn Bút Việt Nam 1969, trang 35-37).
(more…)

Đàm Trung Pháp

guido_cavalcanti

Guido Cavalcanti (1260-1300) là bạn thơ tâm đắc nhất của đại thi hào Dante Alighieri nước Ý. Ngang ngửa thi tài với Dante, Cavalcanti là thủ lãnh trường phái Dolce stil nuovo (Lối viết mới ngọt ngào) mà chủ đích là để tán dương nữ giới. Tán dương phái đẹp đâu có gì mới mẻ, nhưng cái mới ngọt ngào của trường phái Cavalcanti là niềm tin rằng tình yêu chỉ có thể phát sinh trong những trái tim hào hiệp cao nhã và phái đẹp chính là những thiên thần giáng thế để cứu độ các đấng mày râu! Như vậy, tình yêu hiến cho phụ nữ cũng là tình yêu dâng lên Thượng Đế.
(more…)

Đàm Trung Pháp

thuy_kieu-thuy_van

Các chủ ngữ vô hình

Nhiều câu trong tuyệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du chứa đựng những chủ ngữ vô hình, thiếu minh xác mà theo Đoàn Phú Tứ (1949) như “ẩn hình ngay trong động từ, ta không vạch được nó ra một cách rành rọt mà chỉ hội được nó, theo cái nghĩa của đoạn văn mà thôi.” Ông Tứ đưa ra thí dụ dưới đây:

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện rứt về chỉn khôn.
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa người còn nghé theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

(more…)

Đàm Trung Pháp

exaggeration

Bút giả lấy hứng khởi cho câu chuyện ngôn ngữ kỳ này từ cách sử dụng ngôn từ khuếch đại rất ngông của Victor Hugo (1802-1885) trong đoạn chót bài thơ Pour Jeanne seule (Viết riêng cho Jeanne) :

Et sais-tu ce qui m’occupe
Jeanne? C’est que j’aime mieux
la moindre fleur de ta jupe
que tous les astres des cieux

Jeanne ơi, em có biết điều chi
đang bận lòng anh không nhỉ?
Đó là điều anh yêu đóa hoa nhỏ nhoi
trên váy em hơn tất cả tinh tú trên trời

Oh là là! Có ai biết cô Jeanne mặc váy dài hay váy ngắn hoặc là có bao nhiêu “đóa hoa nhỏ nhoi” như vậy trên váy cô không? Bút giả chỉ biết rằng sau khi tâm sự với nàng một hồi — nào là “anh đâu cần biết gì đến vua đến chúa”, nào là “có một sợi dây xích nó luôn luôn kéo cẳng anh về hướng nhà em”, nào là “anh đang nghĩ đến em quá chừng, em biết chăng” — thi hào Victor Hugo kết thúc bài thơ bằng một thứ chữ nghĩa khuếch đại, như đã trích dẫn bên trên, có lẽ ở mức quán quân hoàn cầu!
(more…)

Đàm Trung Pháp sưu tầm và dịch thuật

cat_in_the_rain

Con mèo trong mưa

Chỉ có mỗi hai người Mỹ ở lại khách sạn. Họ chẳng quen một ai trong số những người họ gặp trên cầu thang trên đường ra vô phòng họ. Phòng họ trên lầu hai, ngó ra biển. Cũng ngó ra công viên và đài kỷ niệm chiến tranh. Có những cây cọ lớn và những ghế dài trong công viên. Khi thời tiết tốt bao giờ cũng có một hoạ sĩ với chiếc giá vẽ. Các hoạ sĩ thích hình dáng những cây cọ và những màu sắc tươi sáng của những khách sạn hướng ra các công viên và biển cả. Nhiều người dân Ý từ phương xa ghé đến để xem đài kỷ niệm chiến tranh được làm bằng đồng sáng loáng trong mưa. Trời đang mưa, nước mưa tí tách rớt xuống từ các lá cọ và đọng thành từng vũng trên các đường lát sỏi. Sóng biển nhấp nhô trong làn mưa rơi, rạt vào trong bãi rồi lại kéo ra khơi. Những xe hơi đã rời khỏi công viên. Bên kia công viên, trước quán cà phê có một người hầu bàn ngó ra hướng công viên vắng lặng.
(more…)

TS Đàm Trung Pháp – Professor Emeritus, Texas Woman’s University

ban_gia_dam_dao

Mọi ngôn ngữ đều có những câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng những nhận xét sắc bén về kinh nghiệm sống. Tên của những câu nói ngắn gọn đó là tục ngữ trong tiếng Việt và Hán, proverb trong tiếng Anh, proverbe trong tiếng Pháp, dicho trong tiếng Tây Ban Nha, proverbio trong tiếng Ý, và sprichwort trong tiếng Đức. Với khả năng tóm gọn ý tứ, tô điểm cho lời văn thêm mặn mà, và chứng minh lý lẽ một cách hùng hồn, tục ngữ đóng một vai trò đáng kể trong ngôn ngữ thường nhật. Điều nổi bật nhất là sự tương đồng trong nội dung của tục ngữ nhân loại. Chẳng hạn, các tục ngữ yêu ai yêu cả đường đi của người Việt, love me, love my dog của người Mỹ, và ái ốc cập ô 爱 屋 及 烏của người Tàu đều có chung một ý nghĩa. Có khác chăng thì chỉ là phương tiện diễn tả. Người Việt yêu thơ nên đề cập đến người mình yêu và con đường mang dấu chân người ấy; người Mỹ mê chó cho nên khi mê ai thì cũng mê chó của người ấy luôn cho tiện việc; và người Tàu thì diễn tả kinh nghiệm ấy như một bức tranh thủy mặc, rất có thể đã căn cứ vào một điển tích nào đó. Trong tiếng Quan thoại, ái ốc cập ô phát âm là [àiwu-jíwu], với điều đáng nói ở đây là lối chơi chữ: hai từ [wu] đồng âm nhưng dị nghĩa; từ thứ nhất nghĩa là “nhà” và từ thứ hai nghĩa là “quạ.” Vậy thì nghĩa đen của tục ngữ này là nếu yêu một căn nhà nào thì yêu luôn cả mấy con quạ (một loại chim đen đủi xấu xí với tiếng kêu buồn thảm) đậu trên mái nhà đó. Ba tục ngữ vừa kể nói lên một sự thực tâm lý khó chối cãi mà tiếng Anh mệnh danh là “the halo effect” (hiệu lực hào quang).
(more…)

Đàm Trung Pháp


Tiết Nghĩa Từ, đền thờ cụ Tiết Nghĩa Đàm Thận Huy tại Bắc Ninh

Để đánh dấu thời điểm bước qua tuổi “cổ lai hy” cách đây ít lâu, tôi ngồi đọc lại cuốn Gia Phả Họ Đàm, Hương Mặc, Bắc Ninh với lòng kính cẩn. Cuốn sách  hoàn tất năm 1953 này là kết quả một nỗ lực làm việc nghiêm túc xuyên qua nhiều thế hệ, cho tôi thấy người xưa thiết tha gắn bó với dòng họ và quê quán của mình biết bao nhiêu!
(more…)

Đàm Trung Pháp

Tôi quen biết tác giả Nguyễn Văn Sâm của tập truyện Quê Hương Vụn Vỡ từ nhiều năm nay. Phải thưa điều này ra ngay với quý bạn đọc vì tôi tâm đắc lời tâm sự dưới đây của thi sĩ Bàng Bá Lân trong trang mở đầu cuốn sách Kỷ Niệm Văn Thi Sĩ Hiện Đại của ông, xuất bản năm 1962 tại thủ đô miền Nam nước Việt:

“Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thích, tôi [Bàng Bá Lân] thường tự hỏi: Không biết tác giả có thích như mình không? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không? Và nếu không thì là bài thơ nào, đoạn văn nào? … Ý nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chính tôi phải làm việc bình giảng văn thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang. Tôi hoài nghi tự hỏi: Có thật tác giả có tư tưởng này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ? Hay tất cả chỉ là võ đoán? Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luận này: Muốn phê bình thật đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy!
(more…)

Đàm Trung Pháp


Thiếu nữ, chim và hoa hồng – Dương Tuấn Kiệt

Tài liệu giáo khoa tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh phân biệt hai phương cách ví von trong ngôn ngữ. Cách thứ nhất là sự ví von gián tiếp giữa hai yếu tố qua môi giới của các chữ hoặc nhóm chữ dùng để so sánh như like, as, than, seem, similar to. Cách ví von gián tiếp này được mệnh danh là simile (ví von). Cách thứ hai so sánh trực tiếp, không cần môi giới chi cả, mang tên là metaphor (ẩn dụ). Theo các định nghĩa này, câu thơ dưới đây của Robert Burns là một ví von:

O my love’s like a red, red rose!

Ôi, người yêu tôi như một bông hồng thật đỏ!
(more…)

Đàm Trung Pháp


Diễn giả Đàm Trung Pháp

Lai lịch bài viết: Nhằm nâng cao phẩm chất giảng dạy cho hàng chục ngàn học sinh trung học mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh đang gặp khó khăn về học vấn, nhất là cho các em sắp bước qua ngưỡng cửa đại học, Bộ Giáo Dục tiểu bang Texas (Texas Education Agency) trong hai ngày 28 và 29 tháng 6 năm 2001 đã tổ chức một hội nghị về giáo dục ngôn ngữ mệnh danh Making connections for academic success tại thủ phủ Austin. Hơn 500 chuyên viên về giáo dục song ngữ (bilingual education) và Anh ngữ như một sinh ngữ thứ hai (English as a second language) từ các khu học chánh và các viện đại học đã về tham dự hội nghị này để cùng nhau chia xẻ kinh nghiệm trong nghề. Với tư cách là một giáo sư thực thụ về môn ngữ học giáo dục (tenured professor of educational linguistics) tại Texas Woman’s University, tôi đã được mời làm diễn giả chủ đề (key-note speaker) cho hội nghị với đề tài thuyết trình là Hindsight of an English language learner. Tôi xin gửi đến độc giả bốn phương bản dịch bài nói chuyện này của tôi sang tiếng Việt.
(more…)

Đàm Trung Pháp


Tác giả đang mê ôn tập ngoại ngữ tại Miami University, 1961

Hồi còn là sinh viên ban cử nhân chuyên về Anh ngữ tại Miami University thuộc tiểu bang Ohio trong đầu thập niên 1960, tôi có cơ hội học thêm một số ngoại ngữ trong phần học trình nhiệm ý. Tiến sĩ Glen Barr là vị giáo sư tiếng Tây ban nha tôi ngưỡng mộ nhất. Ông uyên bác, hiền lành, tận tụy, và rất quý mến học trò. Sau một thời gian học với ông, tôi được ông mướn làm người chấm (grader) bài tập của sinh viên theo học các lớp Tây ban nha ngữ nhập môn của ông. Mỗi cuối tuần, với nụ cười hiền hậu, ông trao tôi một món tiền căn cứ vào số bài tôi đã chấm dùm ông. Món tiền thường chỉ đủ để đưa cô bạn gái người Mỹ đi xi-nê một hai chầu là cạn, nhưng tôi rất cảm động và hãnh diện được ông thầy học tin cậy khả năng.
(more…)

Đàm Trung Pháp

Richard Lederer là một nhà giáo ngôn ngữ  nổi tiếng và giàu có, nhờ vào biệt tài nhìn ra những điều vô tình hóa ra nực cười trong tiếng Mỹ rồi viết  về chúng trong ba cuốn sách duyên dáng mua vui cho thiên hạ, bán chạy như tôm tươi. Đó là các cuốn Anguished English (1987), Crazy English (1989), và Fractured English (1996).
(more…)

Đàm Trung Pháp, PhD
Giáo sư ngữ học giáo dục
Texas Woman’s University


Tác giả Đàm Trung Pháp

Lai lịch bài viết này: Một buổi hội thảo giáo dục mang chủ đề “Academic success for all limited-English-proficient students” đã được Oklahoma State Department of Education tổ chức ngày 22-2-2002 tại University of Central Oklahoma. Được mời làm diễn giả chủ đề (Keynote speaker) khai mạc cuộc hội thảo, tác giả bài viết này đã đề cập đến một thực trạng có thể làm buồn lòng một số thính giả trong buổi hội thảo nhưng vẫn phải nói ra. Xin gửi đến bạn đọc bốn phương bản dịch sang tiếng Việt của bài thuyết trình đó.
(more…)

Đàm Trung Pháp


Pablo Neruda (1904-1973)

Nhà thơ kiêm nhà ngoại giao nước Chí Lợi mang bút hiệu Pablo Neruda (1904-1973) đoạt giải Nobel văn chương năm 1971. Tên trên giấy khai sinh của ông là Neftali Ricardo Reyes Basoalto, nhưng từ năm 1946, bút hiệu Pablo Neruda đã được hợp thức hóa thành tên chính thức. Có thể nói Neruda là nhà thơ Nam Mỹ được thế giới biết đến nhiều nhất, và thi tập đầu tay của ông viết  năm 20 tuổi đã bán được trên một triệu cuốn và đã được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ từ đó đến nay.
(more…)

Đàm Trung Pháp

Mời ăn “rắn trong lỗ” hay sao đây?

Từ nhiều năm nay tôi thường có một số sinh viên quốc tế theo học chương trình  giáo dục ngôn ngữ  tôi phụ trách tại Texas Woman’s University. Cách nói và viết tiếng Anh khá đặc thù của họ đã kích thích tính tò mò của tôi và thúc đẩy tôi tìm hiểu thêm về những dạng thức khác nhau của tiếng Anh ngày nay trên thế giới. Đôi khi tôi thắc mắc và tự hỏi liệu những người nói tiếng Mỹ “tiêu chuẩn” như quý bạn và tôi có khó khăn gì không khi giao dịch với những người nói tiếng Anh loại này, chẳng hạn trong trường hợp giả dụ rất có thể xảy ra dưới đây?
(more…)

Đàm Trung Pháp

Trong thời Pháp thuộc, một nông dân Việt được mướn để làm vườn trong tư dinh viên công sứ người Pháp tại miền thượng du Bắc kỳ. Một hôm, một con hổ lọt hàng rào vào vườn, đạp nát các luống hoa, rồi lững thững trở về rừng. Buổi chiều khi viên công sứ về nhà, thấy những vết chân khổng lồ trên các luống hoa, ông không hiểu là trâu bò nhà ai đã dám cả gan vào tận tư dinh công sứ phá phách như thế. Người làm vườn giải thích cho chủ rõ là hổ đấy chứ chẳng phải trâu bò nào đâu, “Lúy tí ti dôn, tí ti noa, lúy gầm, lúy gừ, lúy măng-dê me xừ, lúy măng-dê cả moa” (Nó tí ti vàng, tí ti đen, nó gầm, nó gừ, nó xực ông, nó xực cả tôi). Vậy mà ông tây thuộc địa hiểu ngay, rồi há hốc miệng, vung tay lên trời và chỉ nói được hai chữ “Un tigre?” (Một con hổ à?) rồi té xỉu. Người làm vườn phải dìu ông chủ vào nhà và trong bụng mừng lắm, vì ông công sứ đầy quyền uy rõ ràng đã hiểu thứ tiếng Tây “giả cầy” của mình. Đó là thứ tiếng Tây sử dụng cú pháp và lối phát âm Việt, trong đó ngữ vựng của hai ngôn ngữ phứa phừa giao duyên.
(more…)

Đàm Trung Pháp
Kính tặng Giáo sư Nguyễn Khắc Kham trong dịp Lễ Mừng Thọ Bách Niên


Noam Chomsky

Năm nay (2007) xấp xỉ 80 tuổi, nhà lý thuyết ngữ pháp Noam Chomsky – với những kiến thức siêu phàm về luận lý, triết, và toán học – là một trong những bộ óc có nhiều ảnh hưởng nhất trong thời đại chúng ta. Ông cũng là một trong số rất ít các khoa học gia mà công trình nghiên cứu được quần chúng quan tâm theo dõi.

Sau khi hoàn tất văn bằng tiến sĩ ngữ học tại Viện Đai Học Pennsylvania vào năm 1955, Chomsky bắt đầu dạy tại Viện Kỹ Thuật Massachusetts  (MIT). Ông được thăng giáo sư thực thụ năm 1961, và năm 1976 được nhận tước vị “Institute Professor”, tức là được gia nhập một hàng ngũ chọn lọc các đồng nghiệp mà đa số đã lãnh giải Nobel về các bộ môn khác nhau. Rất nhiều chuyên viên ngữ học thời danh khắp năm châu từng là học trò cũ của ông hoặc từng chịu ảnh hưởng sâu đậm của ông nên vẫn một lòng tiếp tục ngưỡng mộ và quảng bá những lý thuyết cũ cũng như mới của Chomsky.
(more…)

Đàm Trung Pháp

Sau nhiều năm quan sát, ghi nhận và chia xẻ, giới nhà giáo ngôn ngữ đã có thể đưa ra một giả thuyết về “tác phong” của một học viên ngoại ngữ hữu hiệu qua một số đặc trưng. Tôi xin giải thích vắn tắt về những đặc trưng đó cùng với các thí dụ bằng tiếng Anh để làm sáng tỏ vấn đề.

Người học viên hữu hiệu ấy:

  • Sẵn sàng đoán ý nghĩa của một chữ mới gặp lần đầu, căn cứ vào ngữ cảnh (context) của chữ mới ấy. Điều này rất hữu lý, vì đâu có phải lúc nào học viên cũng có tự điển trong tay? Khi nghe hoặc đọc một đoạn đề cập đến một “obese man” nặng trên 300 pounds đang thở hổn hển leo cầu thang, thì học viên đoán được ngay ý nghĩa của chữ “obese” phải là “mập phì” rồi. Sau đó khi có thì giờ, người học viên sẽ tra tự điển để phối kiểm ý nghĩa, cách phát âm, cũng như chính tả của chữ “obese”cho chắc ăn.
  • (more…)

Đàm Trung Pháp

Hai loại tiếng Anh

Cần phân biệt hai loại tiếng Anh: (1) tiếng Anh “hội thoại” để truyền thông trong các cuộc giao tế hàng ngày, và (2) tiếng Anh “hàn lâm” để dùng trong học đường, trong sách giáo khoa, trong các cuộc tranh luận trí thức, và trong các loại văn viết trang trọng. Muốn thành công nơi học đường, tất cả các học sinh bắt buộc phải “chế ngự” được cả hai thứ tiếng Anh này. Các học sinh gốc ngoại quốc thường có thể làm chủ được tiếng Anh hội thoại khá nhanh, trong khoảng tối đa là 2 năm. Nhưng các em cần khá nhiều thời gian (từ 5 đến 7 năm, hay hơn nữa) mới có thể đạt được mức tiếng Anh hàn lâm của các học sinh bản xứ cùng lứa tuổi, từ khi sinh ra chỉ nói tiếng Anh.
(more…)

Đàm Trung Pháp


Hình bìa cuốn sách đầu tiên của tác giả xuất bản tại Mỹ năm 1980

Một hạnh ngộ chợt đến với tôi vào đầu mùa xuân 1980 tại San Antonio, Texas. Lúc ấy San Antonio đang đón nhận khá nhiều dân tỵ nạn Việt Miên, Lào (gọi chung là dân tỵ nạn Đông Dương) qua trung gian của văn phòng USCC (United States Catholic Charities) là cơ quan định cư lớn nhất cho người tỵ nạn nói chung. Để giúp những người bảo trợ và các giới chức học chánh cũng như giới chức xã hội địa phương hiểu biết thêm về nếp sống của người tỵ nạn Đông dương, USCC và trường Đại Học Our Lady of the Lake cùng đứng ra tổ chức một buổi hội thảo về văn hóa Đông Dương vào giữa tháng 3 năm 1980 trong khuôn viên của trường. Tôi là một trong số diễn giả được mời, và trong thành phần tham dự viên có một vị đại diện cho một tổ chức nghiên cứu giáo dục đa văn hóa tại San Antonio mang tên Intercultural Development Research Association (IDRA). Sau khi tôi thuyết trình xong về những nét chính yếu của văn hóa và ngôn ngữ Đông Dương và trả lời một số câu hỏi từ các tham dự viên, vị đại diện IDRA đến bắt tay tôi và chúc mừng tôi đã đóng góp một bài nói chuyện rất hữu ích. Gốc Mỹ Châu La-tinh với nước da bánh mật, cô Esmeralda rất thân thiện và dễ mến. Cô xin số điện thoại của tôi, và khi chia tay cô tươi cười nói với tôi một câu như nửa đùa nửa thật, “Ông boss của tôi mong được gặp ông lắm đấy!”
(more…)

Đàm Trung Pháp

San Antonio College là một trường đại học cộng đồng lớn trong tiểu bang Texas, với khuôn viên tọa lạc trong trung tâm thành phố San Antonio trên đại lộ huyết mạch San Pedro Avenue. Dân chúng ở đây gọi tắt tên trường này là “SAC” (phát âm như chữ “sack” vậy). Lúc đó, mùa hè 1976, tôi đã có việc dạy học toàn thời gian cho hãng Northrop trong căn cứ không quân Lackland, nhưng muốn xin vào dạy thêm tại SAC vào buổi chiều để kiếm thêm chút tiền, cũng như để sống lại cái bầu không khí đại học mà tôi đã đánh mất khi phải rời bỏ thành phố Saigon thân yêu vì quốc nạn 1975.
(more…)

Đàm Trung Pháp


Chùa Cổ Pháp (Chùa Dận) là một danh lam tại làng Đình Bảng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tương truyền Lý Công Uẩn (về sau là Lý Thái Tổ) chào đời tại chùa này.

Người viết bài này rất hân hạnh được chia xẻ cùng quý độc giả về thi tài chữ Hán của một số khoa bảng đất Bắc Ninh thuở xa xưa. Trong di cảo Việt Hán Cựu Văn Trích Dịch, thân phụ tôi là Cụ Đàm Duy Tạo đã tóm lược tiểu sử của họ và diễn dịch sang thơ Việt một bài thơ chữ Hán tiêu biểu cho từng vị. Trong di cảo, các bài thơ chữ Hán được cụ viết tay chân phương, và trước khi dịch sang thơ Việt cụ cắt nghĩa từng câu rõ ràng, với cước chú cho những từ ngữ hay điển tích đặc biệt. Xin mời quý độc giả thưởng lãm các đoạn dưới đây được trích dẫn và nhuận sắc cho dễ đọc từ di cảo ấy.
(more…)

Đàm Trung Pháp


Đi về, này những lối này năm xưa (Nguyễn Du)

Gần một năm trời từ ngày bỏ Saigon ra đi vì quốc nạn và tạm trú vài nơi trên đất Mỹ, gia đình tôi định cư tại thành phố San Antonio, Texas, sau khi tôi kiếm được việc làm tại đây vào mùa xuân 1976. Tôi được việc này do sự giới thiệu nồng nhiệt của mấy người bạn Mỹ cũng như nhờ vào kinh nghiệm dạy Anh văn nhiều năm tại Đại Học Sư Phạm Saigon. Công việc mới này là dạy tiếng Anh để chuẩn bị cho các quân nhân trong Không Lực Vương Quốc Saudi Arabia trước khi họ đi thụ huấn tại các trung tâm huấn luyện kỹ thuật của Không Lực Mỹ, trong một chương trình huấn luyện nhiều năm mà hãng Northrop đã ký kết hợp đồng với Saudia Arabia.
(more…)

Đàm Trung Pháp


Lý Bạch (701- 762)

LỜI PHI LỘ: Vì lý do thực tế, những đoạn trích dẫn thơ Lý Bạch trong bài viết này sẽ được ghi theo lối phát âm Hán Việt quen thuộc của chúng ta, thay vì bằng phương thức “pinyin” (phanh âm) để ghi âm quan thoại. Đây cũng là một điều lợi, vì lối phát âm Hán Việt vốn gần gũi với lối phát âm chữ Hán đời Đường. Để thêm hứng thú cho độc giả, xen kẽ vào giữa các bài hoặc đoạn thơ trích dẫn của Lý Bạch và phần chuyển sang tiếng Anh là những bài hoặc đoạn chuyển sang tiếng Việt của các dịch giả lừng danh. Người Âu-Mỹ thường chỉ đọc thơ Trung Quốc qua các bản dịch sang ngôn ngữ của họ.

***

Trong số các thi hào Trung Quốc, có lẽ Lý Bạch (701-762) đời nhà Đường là người được các dịch giả Anh-Mỹ chiếu cố đến nhiều nhất. Lý do chính của sự thiên tư này rất có thể là vì thơ họ Lý không mang nặng bản chất uyên bác với nhiều điển tích lòng thòng phức tạp. Thực vậy, “giản dị” và “dễ cảm thông” là hai đặc trưng nổi bật nhất trong thơ Lý Bạch, theo nhận định của giáo sư James Hargett, hiện dạy văn chương Á châu tại State University of New York . Trong bài “The Poetry of Li Bo” trong cuốn GREAT LITERATURE OF THE EASTERN WORLD (Ian McGreal hiệu đính, Harper Collins xuất bản năm 1996), Hargett trích bài tuyệt cú “Tĩnh Dạ Tứ”, do Arthur Cooper bên Anh Quốc chuyển ngữ năm 1973, để chứng minh nhận định ấy:
(more…)

Đàm Trung Pháp


Khổng Tử (551 – 479 trước Công Nguyên)

Từ trên hai ngàn năm nay, người Trung Hoa và các dân tộc Á Châu khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam đã sống trong trong một trật tự xã hội lấy triết lý Khổng giáo làm nền tảng. Triết lý nhân bản này chú trọng đến mối giao hảo giữa con người và con người, và dạy dỗ con người cung cách sống trong đạo lý, hòa hợp, và thái bình. Vì những công đức vĩ đại đó, người Trung Hoa đã tôn vinh Khổng Phu Tử là Vạn Thế Sư BiểuChí Thánh Tiên Sư, một danh dự tuyệt vời đã làm lu mờ cả những thánh nhân và minh quân đã ra đời trước ngài như Phục Hy, Thần Nông, Nghiêu, Thuấn, Văn Vương, và Vũ Vương.
(more…)

Đàm Trung Pháp

Phát biểu của tác giả trong buổi ra mắt tác phẩm MỘT THỜI ÁO TRẬN của nhà văn quân đội Đỗ Văn Phúc tại trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Dallas ngày 9 tháng 1 năm 2011.

Tôi là người thích đọc hồi ký người khác để cùng với họ đi tìm lại những thời gian đã mất. Qua những hồi ký đó, như của các tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Hiến Lê, Đinh Hùng, Nguyên Sa, Nguyễn Đình Hòa, vân vân, tôi đã biết thêm được nhiều điều lý thú  và bổ ích trong các lãnh vực xã hội, văn học và giáo dục của người dân Việt chúng ta.  MỘT THỜI ÁO TRẬN của tác giả  Đỗ Văn Phúc là cuốn hồi ký về chiến trường đầu tiên tôi vừa đọc xong.
(more…)