Archive for the ‘Lê Trần’ Category

Trọng Minh

giot_le_den-tran_thanh_chau
Tranh: Trần Thanh Châu

Thơ: Lê Trần; Nhạc: Trọng Minh; Trình bày: Minh Hòa


Bản ký âm

Về bài tù khúc “Giọt lệ đen”, anh Lê Trần, đồng tác giả với anh Trọng Minh đã kể:

Khỏang năm 1977-78, tôi bị đưa ra cải tạo ở miền Bắc, trại Hòang Liên Sơn. Thời gian này, cuộc sống tù đày ở đỉnh điểm của sự đày đọa, đói rét, tưởng không còn có ngày về. Và tất nhiên, tâm trạng người tù khi tuyệt vọng nhất luôn luôn nghĩ về gia đình. Thế là những giấc mơ “đẹp như mơ” cứ trở về hàng đêm khi người tù đã được hưởng giây phút sung sướng nhất trong ngày, đặt mình xuống tấm chõng tre, nhắm mắt “tìm lại thoáng hương xưa”. Một hôm, ngồi nghỉ mệt trên một ngọn đồi sau khi đã hòan thành chỉ tiêu chặt nứa trong ngày, tôi nhớ lại giấc mơ đêm hôm trước tôi về quê cũ gặp lại người yêu. Thóang trong đầu tôi, mấy câu đầu của “Giọt Lệ Đen” xuất hiện và sau đó bài thơ hình thành. Tuy nhiên, bài thơ vẫn chỉ năm đó, cùng với người tù đêm đêm “mộng về quê cũ” mong “tìm lại người xưa”. Phải đợi đến 7, 8 năm sau, tại trại tù miền Nam Z30A Xuân lộc, tôi được gặp Trọng Minh và đưa cho anh bài thơ cũ. Trọng Minh đã xuất sắc biến ý thơ thành một trong những bài tù khúc hay nhất của anh” (Lê Trần)

Nguồn: t.vấn & bạn hữu

Trần Lê Việt

chien_ma_ca-tran_thanh_chau
Tranh Trần Thanh Châu

Thơ: Lê Trần; Nhạc: Trần Lê Việt; Trình bày: Xuân Phú


Bản ký âm

…Ngựa về gục khóc trường giang lạnh
Gươm súng đưa chàng theo núi sông

(Khúc Minh)

Ngày tàn cuộc chiến, chàng kéo lê cuộc sống tù đầy, mang kiếp những con ngựa già trơ xương vì đói, vì lạnh, vì nhớ rừng xưa, mà ngày thoát cũi sổ lồng cứ xa ngút ngàn và mơ hồ như những câu chuyện cổ tích:

Vàng phai trên thanh gươm,
Người mái tóc điểm sương
Ngựa tung vó trong đêm trường trên quê hương sầu thương
Đường mây vỡ tan thang mộng trong cô đơn còn mơ
Sa trường…

Trong ý nghĩa đó, CHIẾN MÃ CA là chứng từ sống về một thời đại nhiễu nhương, là kinh cầu hồn cho một thế hệ tuổi trẻ Việt Nam tội nghiệp, một thế hệ “tha hương ở ngay trái tim buồn quê hương” (Lê Xuân Nho), một thế hệ ý thức rõ ràng rằng “thời gian qua đi, riêng tôi ngừng lại” (Vũ Cao Hiến).

Vì đó là một thời bi tráng…” (T.Vấn)

Nguồn: t.vấn & bạn hữu

Trọng Minh

rung_suong

Thơ: Lê Trần; Nhạc: Trọng Minh; Trình bày: Trần Gia Toản


Bản ký âm

Một sáng chủ nhật của năm 1983 tại trại cải tạo Z30A Xuân Lộc, tôi vô tình được nghe câu chuyện tâm tình giữa anh Trọng Minh và nhà thơ Sắn Sương Biên Thùy (anh được anh em ưu ái và thân mật gọi là nhà thơ sắn vì anh là tác giả bài thơ Sắn bất hủ được rất nhiều người biết đến qua giọng đọc thơ sang sảng và đầy kịch tính của anh). Qua câu chuyện, tôi được biết vợ con anh Trọng Minh đã vượt biên bằng đường bộ, về hướng Bắc qua Trung quốc. Tôi cảm hứng viết một bài thơ và lấy tựa là “Sương Biên Thùy” (Mong như giọt mưa biên thùy / Vào ngày em đi dõi bước em đi / Mong như giọt mưa biên thùy / Chảy xuyên rừng làm con suối nhớ / Mong như hạt sương biên thùy / Vào ngày em đi tiễn em đi…) và trao cho anh Trọng Minh. Ngay chiều hôm đó, chúng tôi đã có với nhau một bài hát mới gởi đến anh em, những người cùng mang một tâm trạng “ngày em đi dõi bước em đi”. Tốc độ nhanh “kỷ lục” của việc sáng tác bài tù khúc này là do từ tâm cảnh người viết trào lên một nỗi xúc động cần phải được ghi lại thật nhanh trước khi nỗi xúc động ấy bị tạm đẩy lui vào góc khuất bởi những khốn khó của cuộc sống lao tù.” (Lê Trần)

Nguồn: t.vấn & bạn hữu