Archive for the ‘Tô Đăng Khoa’ Category

Tô Đăng Khoa

Tác Phẩm “Nụ Cười Buồn Mùa Hè” là tác phẩm thứ tư của nhà văn Lê Lạc Giao do Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành vào cuối năm 2020.  Ba tác phẩm trước là “Một Thời Điêu Linh” (2013), “Nửa Vầng Trăng Ký Ức” (2016), và “Có Một Thời Nhân Chứng” (2018).

Tuyển tập truyện ngắn “Nụ Cười Buồn Mùa Hè” bao gồm 18 truyện ghi lại những chuyện đời thường, rất thật và đa dạng của những nhân vật đã trải qua cuộc chiến Việt Nam.  Tập truyện phác họa những mảnh đời muôn màu muôn vẻ, nhưng vẫn mang tính hợp nhất, và cũng là nột sự tiếp nối của dòng tư tưởng triết văn của nhà văn Lê Lạc Giao, một dòng tư tưởng triết học vừa uyên thâm vừa thực dụng: nó có tính chất soi sáng mối liên hệ sâu kín giữa truyền thống và định mệnh trên mọi cấp độ, từ cá nhân đến tập thể và thậm chí cho tới cả vận mệnh của một dân tộc.
(more…)

Tô Đăng Khoa

chiều rớt / xanh / lưỡi dao,
tôi khứng! chờ… mưa tới.
(Du Tử Lê)


Nhà thơ Du Tử Lê (1942-2019)

Tôi đọc và yêu thích thơ Du Tử Lê đã lâu, nhưng thực sự có nhân duyên quen biết và trở nên thân cận với ông khoảng 7, 8 năm gần đây. Trong những năm cuối đời thi sĩ Du Tử Lê và tôi có nhiều dịp uống café với nhau vào sáng thứ bảy, chủ nhật hằng tuần tại Tài Bửu Paris hay Hạt Ngò Bistro. Qua những câu chuyện văn học, những mạn đàm về tư tưởng triết học Đông Tây, giữa chúng tôi, một già một trẻ, hai thế hệ đã thiết lập được một mối tương giao thâm quý.

Tháng 10/2018, tức là khoảng một năm trước khi ông mất, Du Tử Lê sáng tác bài đêm, treo ngược tôi: dấu chấm than! Bài thơ này được đăng trong tập thơ cuối cùng của ông, em cho tôi mãi nhé: ấu thơ mình. Tháng 10 năm ngoái trong một bài viết, tôi có ghi lại vài cảm nhận riêng của mình khi đọc bài thơ này, xin ghi lại trích đoạn nơi đây:
(more…)

Tô Đăng Khoa

Đây tác phẩm thứ 12 của Nguyễn Thị Khánh Minh: Ngôn Ngữ Xanh. Độc giả trong những năm gần đây có lẽ không còn xa lạ gì với tên tuổi Khánh Minh, người có sức sáng tạo rất sung mãn, gần như mỗi năm đều có một tác phẩm mới ra đời. Những tác phẩm gần đây của Khánh Minh đã được độc giả đón tiếp rất nồng nhiệt như “Ký Ức của Bóng”, “Bóng Bay Gió Ơi”, “Lang Thang Nghìn Dặm”, và “Tản Văn Thi”.

Khác với các tác phẩm trước trong đó Khánh Minh chọn thể loại Thi, Tản Văn, hay là Tản Văn Thi để nói về các chủ đề khác nhau của Thi Ca như: Ký Ức, Bóng, Giấc Mơ, v.vv… Lần này trở lại với độc giả qua tác phẩm Ngôn Ngữ Xanh, chủ đề được Khánh Minh chọn lại chính là Thi Ca, hay nói cách khác, Chủ đề của Ngôn Ngữ Xanh là: Thơ về Thơ.
(more…)

Tô Đăng Khoa


Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ
(ảnh: Uyên Nguyên)

Năm 1973 tập san Văn Chương của Joseph Huỳnh Văn đăng bài thơ Âm Nhạc của Nguyễn Lương Vỵ viết năm 1970 (lúc ông mới 18 tuổi). Bài thơ gây tiếng vang lớn vào thời đó và như là một tiên tri cho sự hòa nhập có một không hai giửa Nguyễn Lương Vỵ và Âm: “Âm nhập cốt”

ÂM NHẠC

Ghi trên nền nhạc giao hưởng số 5 của Ludwig Van Beethoven

Âm nhập cốt
Âm binh phiêu hốt tiếng tru
Ta tru một kiếp cho mù mắt
Mù lệ đề thơ để nhớ đời
À ơi! Rượu đỏ hoàng hôn tắt
Ta dắt hồn ta túy lúy chơi!

Âm nhập cốt
Âm vàng mấy gót hồ ly
Vạn kỷ cung thương còn réo rắt
Còn ru ta mãi quãng đời xanh
À ơi! Ai hát ngoài phuơng Bắc
Chờ nhau tinh đẩu sáng long lanh
(more…)

Tô Đăng Khoa

“Tình yêu cũng giống như chiến tranh ở chỗ: dễ bắt đầu, nhưng rất khó kết thúc”
-H. L. Mencken

Truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng” là tác phẩm thứ ba của nhà văn Lê Lạc Giao, do Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành năm 2018. Hai tác phẩm trước của Lê Lạc Giao là: “Một Thời Điêu Linh” (2013), và “Nửa Vầng Trăng Ký Ức” (2016), đều là thể loại truyện ngắn. Với tôi, tuy hình thức khác nhau, nhưng cả ba tác phẩm của Lê Lạc Giao là một sự tương tục: ba tác phẩm-một chủ đề canh cánh trong lòng.

Qua hai tác phẩm trước, đọc giả có thể nhìn thấy mối quan tâm, trăn trở của nhà văn Lê Lạc Giao chính là các chủ đề rất phổ quát chi phối toàn bộ lịch sử nhân loại từ thuở khai thiên lập địa cho đến ngày nay, tức là chủ đề: tình yêu và chiến tranh, mà bản chất chính là sư phơi bày hai thái cực thương-ghét trong mỗi con người. Nhìn từ khía cạnh này thì: Lịch sử của nhân loại chính là lịch sử của những cuôc chiến tranh; trong đó tình yêu thời chinh chiến như là một thứ gì đó cực kỳ diễm lệ nhưng lại rất mong manh, tương phản giữa đống hoang tàn, khốc liệt, và phi lý cùng cực của chiến tranh, giúp ngăn ngừa con người rơi vào hố sâu của tuyệt vọng.
(more…)

Tô Đăng Khoa

Tản Văn Thi là tác phẩm thứ mười một của Nguyễn Thị Khánh Minh phát hành năm 2018. Sau những thi tập và hai tản văn Bóng Bay Gió ƠiLang Thang Nghìn Dặm thì đây là tập Tản Văn Thi. Trước đây, chúng ta thường được biết đến Nguyễn Thị Khánh Minh như là một Khánh Minh-Thi Sĩ. Nhưng ngay bài tản văn đầu tiên ra mắt độc giả, tức là bài Theo Cảm Xúc Mà Đi… in trong tập Bóng Bay Gió Ơi, bài mà sau khi đọc xong, nhà văn Phan Tấn Hải không khỏi kinh ngạc và gọi đó là “một tản văn dị thường” như trong lời bạt cuối sách.
(more…)

Tô Đăng Khoa


Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ
ảnh chụp bởi Uyên Nguyên

“Trong u tịch, xương máu bỗng khua vang
Cho ta rơi giữa trời sâu không đáy…”

Niệm Khúc? Khúc nhạc của sự hoài niệm? Thi sĩ vì nhân duyên gì mà tấu lên Niệm Khúc này? Ngôn ngữ thi ca của Nguyễn Lương Vỵ sẽ đưa chúng ta chạm trán điều gì qua ba đoản khúc trong sự liên hoàn hoài niệm của bài thơ Niệm Khúc?

Hoài niệm về quá khứ là một việc làm liều lĩnh, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Nhưng ở đâu có hiểm nguy, ở đó có sự thoát hiểm. Sự thoát hiểm chính là nguồn lực hiệu quả nhất giúp con người chuyển đổi nhận thức. Đó chính là vị thầy lớn nhất mà chúng ta nên học. Nguyễn Lương Vỵ đã liều lĩnh hẹn hò với cô quạnh và tan vỡ của bóng ma quá khứ để tấu lên bài Niệm Khúc này, và qua đó đã cống hiến cho các độc giả hữu duyên một Sự Kỳ Ngộ hy hữu đệ nhất. Nhưng mà Kỳ Ngộ với Ai? Với Cái gì? Làm sao ông đã thành tựu sự Thoát Hiểm ngoạn mục này? Ta hãy thong thả theo dõi cuộc hẹn hò của Nguyễn Lương Vỵ với bóng ma quá khứ khi ông vừa châm lửa mồi điếu thuốc trên môi, mở màn cho một cuộc hoài niệm phiêu bồng:

“Hẹn hò với cô quạnh
Có dịu dàng lắm không?!
Niệm khúc vang màu hồng
Câu thơ vang màu mắt
Mang theo niềm bí mật
Khỏa thân tuyết trắng ngần
Vĩ cầm như lệ ngân
Bay đi cùng nỗi nhớ

(more…)

Tô Đăng Khoa

tuyen_tap_tho_45_nam-nguyen_luong_vy

Thinking and Being are The Same
Tư tưởng và Tồn sinh là Một
(On Nature – Parmenides)

Tôi đến với cõi Thi Ca và Tư Tưởng của Nguyễn Lương Vỵ (NLV) bằng con đường rất tự nhiên của một độc giả yêu thơ, thường theo dõi thơ trên các tạp chí và nhất là các trang mạng văn học nghệ thuật. Còn nhớ lúc đó vào cuối năm 2012, khi tôi đang ngồi lướt mạng, tình cờ đọc được bài thơ “Hòa Âm Âm Âm Âm… ” của NLV trên một trang văn học, tôi đã rất sững sờ và rung động vì ý tứ của bài thơ rất lạ và cũng rất thâm sâu:

“…Mẹ đẻ đỏ loe tiếng khóc
Càn khôn tìm về ngay chóc
Vũ trụ đùn ngay một bọc
(more…)

Tô Đăng Khoa

bia_truoc_bong_bay_gio_oi

Phần 1.   Về Tính Hội Tụ của “Một Tản Văn Dị Thường”

“Bóng Bay Gió Ơi” là tác phẩm thứ chín của Nguyễn Thị Khánh Minh (NTKM) phát hành đầu năm 2015. Đó là tập tản văn mà Phan Tấn Hải gọi là “một tản văn dị thường” trong lời bạt cuối sách. Theo chỗ tôi hiểu, sự “dị thường” đó chính là tác dụng của ngôn ngữ NTKM lên tâm thức của người đọc.

Thành công NTKM trước hết về mặt mỹ học là cách chọn chữ rất chuẩn xác để lột tả những nét riêng và chung của những cảm xúc phổ quát, thuần khiết, tiềm ẩn trong các mối liên hệ linh thiêng huyền nhiệm giữa người-với-người và người-với-thiên-nhiên. Các tản văn được viết ra đều đẹp như thơ, thâm trầm, nhẹ nhàng, và bay bổng như là “bóng bay gió ơi.” Nhưng ở tầng sâu hơn, sự phối hợp tài tình của những con chữ trong tản văn NTKM đã thành tựu một sự kiện “dị thường”: nó truyền tải những ký ức (rất riêng tư) của NTKM thẳng đến tầng sâu vô thức của người đọc. Tại đó, chúng đánh thức những ký ức rất xưa cũ trong lòng ta, những ký ức mà tưởng chừng đã vĩnh viễn bị chôn vùi trong những bôi xóa của thời gian trong suốt một đời lang bạt.
(more…)

Tô Đăng Khoa

bia_nam_chu_ngan_cau

Tập thơ “Năm Chữ Ngàn Câu” của thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ ra đời đúng một năm sau tập thơ “Năm Chữ Năm Câu” và cũng là tập thơ thứ 9 của ông. Hai tập thơ tiếp liền trong hai năm, tuy tựa đề của tập thơ chỉ khác nhau có một chữ, nhưng về nội dung, thần thái, biểu tượng và ẩn dụ thì khác nhau rất nhiều. Trong tập “Năm Chữ Năm Câu,” Nguyễn Lương Vỵ đã tự mình thực hiện “cú nhảy sau cùng vàng câm trên bến lạ,” vượt qua giới hạn của ngôn ngữ để kinh nghiệm trực tiếp cái-không-lời. Từ kinh nghiệm đó, ông khai triển, thiết lập ngôn ngữ để phơi bày cái-thấy “Có-Không thiệt rốt ráo” trong lãnh vực Thi Ca. Lần này trở lại với độc giả, Nguyễn Lương Vỵ lại ung dung thực hiện những “cú-nhảy-lùi” rất ngoạn mục từ cảnh giới “vàng-câm-trên-bến-lạ” để trở về lại giấc mộng đời của nhân gian trong tập “Năm Chữ Ngàn Câu”:

Nhảy qua một giấc mộng:
Nhảy qua một bầu trời
Giấc mộng thì nửa vời
Bầu trời thì lộn ngược…
(Không Ðề I)
(more…)

Tô Đăng Khoa

bia_nam_chu_nam_cau

Khi nói một bài thơ hay và đẹp, không thể chỉ dựa trên cảm tính suông của người đọc, bài thơ đó phải được biểu lộ qua văn tự, chữ nghĩa, và cấu trúc của chính nó. Đến lượt văn tự chữ nghĩa và cấu trúc của bài thơ lại đuợc phơi bày qua tâm ý, và kinh nghiệm sống của người sáng tạo. Và tâm ý, kinh nghiệm sống đó lại được làm cho hiển lộ qua phẩm cách, lối sống hàng ngày của chính tác giả. Đó chính là nền tảng của một bài thơ hay và đẹp, tức là chính đời sống hàng ngày của người sáng tạo. Nói cách khác, trên đỉnh cao nghệ thuật, nơi mà tính sáng tạo thăng hoa, tác giả và tác phẩm hài hòa đồng nhất. Chính Bùi Giáng cũng có nói đến mối liên hệ này trong hai câu thơ bâng quơ sau:

“Không tự mình bước tới bờ hương chín
Thì cõi mật không tụ về trong trái”
(more…)