Posts Tagged ‘Phạm Ngọc Lư’

Phan Đắc Lữ
Kỷ niệm một năm ngày mất của Pham Ngọc Lư


Nhà thơ Phạm Ngọc Lư (1946-2017)

Tôi với Phạm Ngọc Lư quen nhau từ năm 2000 qua duyên thơ và đã nhanh chóng kết nhau làm tri âm.

Tết Giáp Thân (2004) anh có gửi tặng tôi tập thơ Đan Tâm dưới dạng bản thảo, được in theo lối thủ công nhưng khá trang nhã, gồm 48 bài thơ vừa là hành (trường thiên độc vật), vừa là thơ 5 chữ, 7 chữ nhưng nhiều nhất lại là thơ lục bát. Trong lá thư gửi kèm, Phạm Ngọc Lư có dặn dò: “Theo tôi, cả tập thơ, bài Biên cương hành là tâm điểm nên mong anh (hoặc sau này những độc giả nào đó) cố gắng đọc cho một bài đó thôi là tôi vui lắm rồi, còn những bài khác chẳng cần đọc cũng được.” Tôi đã đọc rất kỹ, đọc đi đọc lại cả tập thơ nhiều lần và tôi nhận ra rằng lời dặn dò của anh là quá khiêm tốn, bởi cái đã làm nên diện mạo hình hài và linh hồn thơ Phạm Ngọc Lư chính là những bài lục bát, chứ không phải chỉ riêng một Biên cương hành, Cố lý hành.
(more…)

Nguyễn Lệ Uyên

“Trong cuộc chiến tàn khốc này, đứa nào sống sót là kẻ chiến thắng”
(Phạm Ngọc Lư)


Nhà thơ Phạm Ngọc Lư (1946-2017)

Trong nửa thập niên 60, 70 (thế kỷ XX), bên cạnh những nhà văn nhà thơ mà tên tuổi của họ đã được khẳng định, còn có đông đảo những người viết trẻ: Họ, đa phần là những người không có tuổi thanh xuân yên ấm, lần lượt bị vãi ném vào chiến trường; số ít còn lại là công chức, sinh viên… đã có những đóng góp không nhỏ cho dòng văn học miền Nam – dòng văn học được xem là tự do sáng tạo có giá trị về mặt thẩm mỹ và nhân văn trong mỗi tác phẩm – với nhiều khuynh hướng dị biệt (viễn mơ, dấn thân, hiện sinh, hiện thực đối kháng…)

Và, mặc dù dòng văn học này đã bị bức tử sau ngày 30.4.1975 bằng mọi cố gắng “tẩy xóa” của bên “thắng cuộc” dưới nhiều dạng thức khác nhau, nhưng nó, sau hơn 40 năm vẫn âm thầm và lặng lẽ chảy; vẫn đọng lại trong tâm thức độc giả những giá trị không thể đảo ngược. Nó luôn là cái mới của hôm nay, bởi đã tiếp cận với dòng văn học phương Tây qua các trào lưu nhưng vẫn giữ được hồn cốt văn hóa Việt qua biết bao biến động lịch sử.
(more…)

Mang Viên Long


Nhà thơ Phạm Ngọc Lư (1946-2017)

Phạm Ngọc Lư tốt nghiệp trường Quốc Gia Sư Phạm Qui Nhơn khóa 4 niên khóa 1965 – 1967, ra trường được chuyển về dạy tại Tuy Hòa – Phú Yên. Lư học sau tôi một khóa, nhưng với thị xã Tuy Hòa thuở ấy, nhỏ nhắn và yên lành – chúng tôi dễ gặp nhau và trở nên thân thiết vì tình văn nghệ, tình đồng nghiệp, đều từ phương xa đến.

Thưở ấy, ở những tỉnh xa, thị xã nhỏ như Tuy Hòa, gặp thêm được bạn văn chúng tôi rất gần gũi và quý mến nhau. Có thể do số lượng anh em tham gia sinh hoạt còn ít, phương tiện di chuyển khó khăn, và cuối cùng, dường như ai cũng đang bị “buột chặt” với bao lo toan, bất trắc! Nhưng dầu chưa có dịp sum họp, cái tình văn sâu nặng vẫn đã có sẵn trong lòng mỗi người qua những sinh hoạt văn học nghệ thuật, qua tác phẩm của nhau, đã đọc, đã biết được…
(more…)

Huyền Chiêu

Ngàn sau hồn chữ rêu phong
Miên man thiên địa…tấc lòng du du

(Phạm Ngọc Lư)


Nhà thơ Phạm Ngọc Lư (1946-2017)

Thuở trai trẻ, Lư từ Huế vào dạy học ở Củng Sơn, xứ ấy ít ai dám đến nhận nhiệm sở… Củng Sơn là một quận miền núi, heo hút, nằm dựa lưng vào dãy Trường Sơn cách Tuy Hòa khoảng ba mươi cây số:

“Bốn phía rừng xanh màu nước độc
Đông tây nam bắc núi chận đường
Một lũng đất bằng khu chén nhỏ
Trói chân ta vào chân Trường Sơn (1)

Thời đó, ít ai dám xuôi con đường độc đạo từ Củng Sơn xuống Tuy Hòa. Chiến tranh đang hồi ác liệt và thầy giáo Phạm Ngọc Lư đành:

“Bó đời ta trong manh chiếu rách
Đêm nằm mộng lớn nuốt mộng con

Nằm chi đây, thân tàn đất trích
Chờ ai đây, đói lã chết mòn (1)
(more…)

Đỗ Trường

pham_ngoc_lu
Nhà văn Phạm Ngọc Lư

Cũng như âm nhạc, văn học miền Nam sau 1975 chính quyền càng cố tình hủy diệt, thì dường như sức sống của nó càng dẻo dai và lan tỏa. Bởi, đó là thứ âm nhạc và văn chương đích thực đi vào lòng người. Nó được sống, nuôi dưỡng không chỉ trong lòng độc giả, dân chúng miền Nam, mà còn quay ngược về nơi đất Bắc, rồi cùng dòng người vượt sang bên kia bờ đại dương.

Nói dại, nếu chúng ta không có những Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh… hay chẳng còn những Võ Phiến, Túy Hồng, Nguyễn Thụy Long, Du Tử Lê, Luân Hoán… mà chỉ có những “Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái bình…” và “ Đường ra trận mùa này đẹp lắm…” thì phần hồn như đã mất và cuộc sống chẳng tẻ nhạt, khô cứng lắm sao.
(more…)

Đỗ Trường

pham_ngoc_lu_2
Nhà thơ Phạm Ngọc Lư

Từ độ “đất trời dị biệt, gió mây bất đồng” thì nền văn học miền Nam bị khai tử. Và tròn bốn mươi năm, tưởng chừng nó cũng đã chìm vào lãng quên. Nhưng nhìn lại, dường như dòng văn học ấy vẫn nảy nở, âm thầm chảy trong lòng đất Việt. Có thể nói, ngay sau biến cố 1975 dòng chảy đó tự chẻ ra như những nhánh sông luân lạc… rồi tìm về, tụ lại đó đây. Tuy chưa thể cháy lên, nhưng nó đã cùng với những nhà thơ, nhà văn hải ngoại làm ấm lại phần nào cho nền văn học miền Nam.

Nếu được phép đi tìm những khuôn mặt cho văn học miền Nam còn ở lại trong nước, chắc chắn thi sĩ tôi nghĩ đến trước nhất phải là Phạm Ngọc Lư. Tuy viết không nhiều, nhưng cốt cách Con Người cũng như hồn vía văn thơ của ông trong một cái xã hội dối trá lọc lừa, không phải ai cũng giữ được.
(more…)

Khuất Đẩu

bia_dan_tam

Tôi mượn bốn chữ dễ thương trong tập thơ Đan Tâm để làm tiêu đề cho bài viết này. Dễ thương vì còn lại “một chút gì để nhớ” của con gái anh.

Nằm im giữa trái tim ta
Nhỏ nhoi hạt bụi… tên là Các khuê

Tôi đã đôi lần được gặp anh, quả là anh cũng nhỏ nhoi cả trong dáng hình và lời ăn tiếng nói. Hãy nghe anh thầm thì bên mộ con

Nằm chơi dưới một hàng cây
Lao xao lá, lá thơ ngây chuyện trò
Nằm thanh thản một nấm mồ
Hồn nhiên cỏ, cỏ thơm tho hơi người
Hồn nhiên bao tiếng khóc cười
Tan vào lòng đất thắm tươi linh hồn
Hòa vào màu cỏ xanh non
Bay vào mây khói chiều hôm quê nhà

Cùng năm sinh, cùng năm mất. Ngắn ngủi quá, mong manh quá! Nhưng qua những câu thơ trong trẻo, ta thấy bé vẫn còn sống mãi giữa hoa cỏ đất trời, sống mãi trong tim người cha cũng như trước kia đã từng sống trong bụng mẹ.
(more…)

Nguyễn Lệ Uyên

pham_ngoc_lu
Nhà thơ Phạm Ngọc Lư

Trong tập tiểu luận Vũ Trụ Thơ, khi viết về Nguyễn Du, nhà phê bình Đặng Tiến đã khoa lên một kiểu chữ nghĩa mới toanh mà gần gũi, mượt tươi mà trần trụi, khiến nhiều người khi đọc, vừa nhăn mặt thích thú vừa nhếch môi ngạc nhiên: “Yêu một tác phẩm nghệ thuật giống như yêu một người đàn bà ở điểm là mỗi lần yêu, chúng ta khám phá ở người tình một trinh tiết mới. Yêu một tác phẩm là sáng tạo một trinh tiết mới cho tác phẩm” (1). Dọi lại, trong cuộc đời mỗi chúng ta, khi đọc những tác phẩm nghệ thuật, đã không ít lần lòng ta bỗng rung lên với hàng hàng chữ nghĩa bay lượn trên thảm cỏ xanh rờn; khép trang sách, ta như đang sống cùng những nhân vật ấy, những “trinh tiết mới” ấy. Nhưng cũng không ít tác phẩm, mới giở năm bảy trang đã nghe thấp trhoáng mùi khoai lang sùng, cơm thiu toè khắp các trang giấy trắng tinh. Không phải đẻ non, mà chửa trâu, đẻ quá tháng, bởi anh ta không phải làm nghệ thuật; anh ta dùng nghệ thuật để đẩy nó đi mọt hướng khác!
(more…)