Archive for the ‘Mang Viên Long’ Category

Mang Viên Long


Nhà thơ Phạm Ngọc Lư (1946-2017)

Phạm Ngọc Lư tốt nghiệp trường Quốc Gia Sư Phạm Qui Nhơn khóa 4 niên khóa 1965 – 1967, ra trường được chuyển về dạy tại Tuy Hòa – Phú Yên. Lư học sau tôi một khóa, nhưng với thị xã Tuy Hòa thuở ấy, nhỏ nhắn và yên lành – chúng tôi dễ gặp nhau và trở nên thân thiết vì tình văn nghệ, tình đồng nghiệp, đều từ phương xa đến.

Thưở ấy, ở những tỉnh xa, thị xã nhỏ như Tuy Hòa, gặp thêm được bạn văn chúng tôi rất gần gũi và quý mến nhau. Có thể do số lượng anh em tham gia sinh hoạt còn ít, phương tiện di chuyển khó khăn, và cuối cùng, dường như ai cũng đang bị “buột chặt” với bao lo toan, bất trắc! Nhưng dầu chưa có dịp sum họp, cái tình văn sâu nặng vẫn đã có sẵn trong lòng mỗi người qua những sinh hoạt văn học nghệ thuật, qua tác phẩm của nhau, đã đọc, đã biết được…
(more…)

Mang Viên Long

bia_truoc_con_mot_chut_mua_bay

Nguyễn An Bình, một đời chưa bao giờ yên ả.

Tôi có dịp đọc thơ Nguyễn An Bình – bài đầu tiên (Đêm Thánh) được đăng trên tạp chí Văn Học năm 1974 của thế kỷ trước. Thuở ấy, câc tạp chí, tuần báo văn học nghệ thuật rất ít, khoảng năm sáu tờ xuất bản tương đối thường xuyên, nhưng ổn định lâu dài thì chỉ có vài tờ thôi. Bên cạnh các tờ báo có tính chuyên nghiệp xuất bản từ Saigon ấy – cũng có vài tờ tạp chí được xuất bản từ các tình thành, do nhiều nhóm anh em có tâm huyết thành lập, thường thì không đều và im lặng sau vài số báo ( ngoại trù tờ Ý Thức). Do vậy, nếu tính từ “mốc thời gian” Nguyễn An Bình xuất hiện trên các báo – là gần 40 năm! Khoảng thời gian này so với sự hữu hạn đời người, cũng có thể nói rằng – gần hết một đời Nguyễn An Bình đã gắn bó với Thi ca…
(more…)

Mang Viên Long

bia_sach-loi_tinh_buon

Chiều chủ nhật – 21 tháng 11, năm 2012 – như đã hẹn nhau ở tòa soạn QV – Chu Trầm Nguyên Minh đã đến chung cư CMT8 thăm tôi, trước ngày tôi phải vào bệnh viện mắt thành phố để mổ.

Saigon đang dần qua mùa mưa, đang bước vào tháng lạnh của những ngày trước Giáng Sinh. Trời nắng dịu và đẹp. Tôi đón Chu Trầm Nguyên Minh ngay ở lối vào chung cư khi anh phone để xác định lại số nhà.

Tuy căn hộ tôi đang tạm trú với con nằm ngay tầng dưới, nhưng chúng tôi đều đồng ý cùng nhau ngồi ở bộ bàn ghế đá đặt sát bờ tường, dưới bóng cây bàng yên tĩnh, thoáng mát! Để có chút “hơi ấm” cho buổi sum họp hơn 40 năm “thất lạc nhau” – tôi cũng mang mấy lon Heineken, gói thuốc Con Mèo, và …mấy bì “đậu phụng da cá” để nhâm nhi – cho dầu tôi vẫn biết Anh (và cả tôi nữa) không mấy “hạp” với thức uống cay nồng này.
(more…)

Mang Viên Long

Ngồi ở chiếc bàn dưới gốc cây hoa Sứ của quán café “Lối Về” nhìn ra con sông tĩnh lặng mầu xanh thẩm phía bên kia kè đá; những cồn cát vàng hiền từ ngoằn ngoèo phía dưới với những khóm cỏ hoe vàng, con đập cao mầu trắng như con đường nối liền hai bờ sông, từng đoạn thác nước đổ lấp lánh dưới ánh nắng buổi sớm. đàn cò chao nghiêng lượn lờ trên nền trời xanh trong từ lũy tre dài bao quanh ngôi làng yên bình và im lìm – lần nào đối diện với cái khung cảnh ấy – Đệ cũng cảm thấy có thêm điều mới lạ như từ trong sâu khuất của lòng mình có thêm một niềm an vui mơ hồ đang dấy lên, mở rộng – mong manh nhưng lan tỏa, dần dần che khuất nỗi buồn của đời sống cô quạnh mà đã gần ba năm anh ngơ ngác lặng lờ nơi căn nhà ẩm mốc và trống trải của dì Cát khi trở về lại nơi đây. Đệ đã trở về nơi đây – quanh quẩn trong ngôi nhà dì Cát như một sự cùng đường – một bến bờ phải neo lại cho đám rong bèo bồng bềnh truân chuyên …
(more…)

Mang Viên Long


Separation – Edvard Munch

Tại phòng số 2 – cô nhân viên phụ trách phát cho Ngạn và Kiều mỗi người hai mẫu giấy, hướng dẫn sơ lược điền vào các khoảng, rồi chỉ cho họ đến phòng cuối dãy hành lang…

Phòng “Viết Đơn & Thư” dành cho những kẻ có việc đến Tòa nhỏ hẹp – kê ba dãy bàn ngắn, trống trải đến nổi không có một tấm lịch treo tường. Nó trơ trụi, khô khốc, và lạnh lẽo như những con người đã bước chân vào đây. Vào chốn cuối cùng của tháng năm dằn vặt, muộn phiền để kết thúc một phần đời sống bất hạnh thương đau.
(more…)

Mang Viên Long

Hắn cao hơn một mét sáu một chút – không thể gọi là ốm, cũng không xem là mâp. Dáng người tầm thước, trung bình – như bao người khác mà chúng ta thường gặp. Chỉ có khuôn mặt – có đôi nét khác thường: Đôi mắt sâu, nhỏ. Không hề thấy mở lớn, hay nhỏ hơn – cứ một vẻ cố định như hai lổ hổng trên thân cây. Nó mở ra, cố định – cứng ngắt dù lúc vui hay buồn. Chiếc miệng – ít khi mở lớn, ngay cả lúc nói và nhất là lúc cười: luôn đóng kín lại sau mỗi lần mở ra. Bởi vậy – giọng hắn cũng một âm điệu, một chuẩn mực đều đều, nhàn nhạt, lửng lơ! –“ Hì hì…cái thằng cha ấy mà!” – “Hì hì…cái con mẹ ấy mà!”. Vừa nói, vừa nhìn đâu đâu – hắn không hề dám nhìn vào mặt người đối diện bao giờ.
(more…)

Mang Viên Long

Cách đây hai năm, trong một lần phone về thăm, nhà thơ Hoàng Lộc có nói ý định, đang chuẩn bị “ý tưởng” cần thiết cho tập thơ thứ 4 của anh. Dịp này, anh cũng cho biết sẽ chọn lại trong hơn 500 bài thơ đã viết trước và sau 75 – ở quê nhà hay lúc tha hương, và chỉ lấy khoàng 100 bài cho tập thơ tình này. Nghe tin vui – tôi đã luôn động viên, nhắc nhở HL là nên có một tập thơ sau hơn 12 năm ( tập “ Qua Mấy Trời Sương Mưa xuất bản ở Hoa Kỳ năm 1999) để ghi dấu kỷ niệm một chằng đường dài sống gắn bó với Thơ!
(more…)

Sáu Bẹo

Posted: 15/01/2012 in Mang Viên Long, Truyện Ngắn

Mang Viên Long

Khi học đến lớp ba trường làng – năm 1957, Sáu Bẹo mới có ý thức rõ ràng hơn về cái tên “ Bẹo “ không đẹp của mình! Trước đó, dù lũ bạn thường chọc ghẹo – ngay trong lớp học, đôi khi thầy cô cũng lấy làm lạ về cái tên “ Bẹo “ khó nghe, vô tình hỏi – nhưng Sáu Bẹo chỉ tủm tỉm cười, rồi lãng tránh! Sáu Bẹo thường nghĩ: Nếu cha mình lúc ấy thay dấu “ nặng” ( Bẹo ) thành dấu huyền ( Bèo ), dấu “sắc“ ( Béo ) hay dấu “hỏi” ( Bẻo) thì cũng không thể hơn! Sáu biết cha cũng là thầy dạy học ở sơ cấp, có vốn chữ Hán được ông nội Hương Kiểm chỉ dạy, nhưng sao lại hết chữ để đặt tên cho đứa con trai duy nhất của mình đứng sau ba người con gái toàn là tên đẹp vậy (Thanh Trúc, Cẩm Hương, Thiên Lý)?
(more…)

Mang Viên Long

Tại X. tôi được Linh Mục Hiệu trưởng cho giữ chức giám thị của trường trung học S. Trường S. là một ngôi trường tư thục lớn vào bực nhất nhì của X. Trường gồm hai dãy lầu, dãy bên phải dành cho học sinh đệ nhất cấp, cũng là khu cho nam sinh. Dãy trái, tầng trên là các lớp đệ nhị cấp chung cho cả nam nữ, và các lớp đệ nhất cấp nữ sinh. Dưới lầu, ở phòng tiền đường trống, kế bên phải là phòng của Giám học, phòng Hiệu trưởng, cũng dãy này, phòng dành cho giáo sư được xây thêm bên cạnh. Phía sau, giữa hai dãy lầu, là Văn phòng. Một dãy hàng rào gỗ ngăn chia khu vực học sinh và nhân viên làm việc. Tổng giám thị, giám thị, thu ngân, sổ sách, được chia ra từng ngăn riêng. Học sinh có thể liên lạc với từng phần hành bên này hàng rào gỗ, và cũng có thể từ cửa phía sau nếu cổng trường phía sau đã đóng. Trường có hai lối ra vào riêng. Cửa trước dành cho nữ sinh và giáo sư, cửa sau dành cho nam sinh. Trong giờ học, các cánh cửa đều được đóng. Có người gác coi sóc mở đóng khi đổi giờ học. Chỗ tôi làm việc cạnh bàn của Tổng giám thị. Thường thì tôi thay thế Tổng giám thị, giải quyết hết mọi việc. Theo Linh Mục Hiệu trưởng, tôi phải quán xuyến như vậy, để niên khóa tới, tôi sẽ thay thế vị Tổng giám thị của trường, bởi vị này bận dạy.
(more…)

Mang Viên Long

Thị trấn Balingtown thuộc quận lỵ Anterly ở miền đông tỉnh Divalman nằm giữa hai con sông Themes và Dumas. Từ trên cao nhìn xuống, Balingtown như nằm giữa thảm cỏ xanh của cánh đồng và sông nuớc. Hai chiếc cầu nối liền thị trấn với các trục lộ giao thông liên tỉnh theo nhiều người dân cư ngụ tại đây từ thế kỷ trước cho biết đều được ngài thị trưởng đầu tiên Divalman xây dựng để người dân Balingtown không còn lo sợ vì những chuyến đò mỗi khi cần xuống tỉnh vào mùa nước lũ. Nhưng dầu đã có hai cây cầu kiên cố nhưng Marline và mẹ cũng ít khi có dịp đi qua hai cây cầu này!
(more…)

Mang Viên Long

Gặp lại Đào, tôi nhớ ngay lời nàng đã hỏi tôi hơn ba mươi năm trước : “Nhà văn có nói dối không?”.

Hồi ấy – đi dạy học, lương dư dả sống ; tôi không đi dạy thêm ở các trường tư thục, nên có nhiều thời gian rong chơi và viết lách lai rai… Viết là một nhu cầu rất cần thiết với tôi lúc bấy giờ. Thích là viết, không nghĩ tới bất kỳ một chuyện gì khác. Sống bình thường. Và viết cũng bình thường. Bởi vậy, câu hỏi của Đào đã khiến tôi bối rối, khó trả lời cho nàng thỏa mãn…
(more…)

Mang Viên Long


The Guitarist by Sera Knight

Tôi tình cờ gặp nhạc sĩ Phùng Đức Tuyên ở tòa soạn tạp chí Văn Mới vào buổi sáng ghé thăm trước khi trở về quê. Anh Lê – thư ký tòa soạn, vui vẻ giới thiệu nhạc sĩ Tuyên với tôi. Tôi không lạ gì cái tên ấy – nhưng gặp thì chưa, nên rất vui vì cũng thật bất ngờ không hẹn mà có duyên với nhau. Thật ra, anh Tuyên là lớp đàn anh của tôi – khi tôi đang là sinh viên năm đầu, anh đã nổi danh với những ca khúc được hâm mộ. với nhiều bản nhạc, tập nhạc được xuát bản… Tôi chỉ “yêu” và dễ đồng cảm với âm nhạc, nhưng khả năng sáng tác thì không. Do vậy, trong lãnh vực ấy – tôi ít có dịp tiếp xúc hơn mảng thơ văn đang cộng tác.
(more…)

Mang Viên Long

Nghe tiếng ông Cổn từ đầu ngỏ, nhìn thấy dáng ông lừng lững  bước vào sân – ông Thạch rất ngạc nhiên. Cảm thấy lạ. Đã chạng vạng rồi, ông ấy còn tìm đến làm gì nhỉ? Bấy lâu nay gặp nhau, hẹn hoài.  Rồi trôi đi như bao việc khác đã lạnh lùng trôi đi, nhưng ông Thạch không hề trách bạn. Ông hiểu ông Cổn – coi nhau như ruột thịt, ngay từ lúc ông ta từ miền Bắc trôi dạt về quê… Ông Thạch vẫn nghĩ, cứ để ông ấy muốn đến lúc nào thì tùy, bởi cuộc sống của ông cũng đang bấp bênh, chật vật – đâu có êm ả gì mà giữ đúng hẹn?
(more…)

Mang Viên Long


Nhà thơ Yến Lan (1916-1998)

Nhân  ngày giỗ thứ 13 của Nhà Thơ Yến Lan – Phòng VN, đâì phát thanh truyền hình Bình Định đã có buổi ghi hình khi đến thăm gia đình nhà thơ ở số 19 – đường Quang Trung, thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn. (Sẽ được phát hình vào lúc 20 giờ 15 tối chủ nhật -10 tháng 9 -2011).

Bà Nguyễn Thị Lan – hiền nội nhà thơ, năm nay đã 94 tuổi, đã rất hân hoan được tiếp chuyện với tập thể nhân viên phòng VN, với thân hữu láng giềng của nhà thơ, dầu đang bị đau yếu – đi lại khó khăn và tiếng nói không được chuẩn nữa.
(more…)

Mang Viên Long


Lê Ngộ Châu (1922-2006)

Nhà báo Lê Ngộ Châu – người sáng lập, chủ nhiệm & chủ bút tạp chí Bách Khoa (BK) đã vĩnh viễn rời xa tòa soạn báo BK, gia quyến, văn hữu bao năm gắn bó, đã thanh thản ra đi vào lúc 11 giờ sáng ngày chủ nhật 24 tháng 9 năm 2006 – tại nhà riêng (tòa soạn báo BK) số 160 – đường Nguyễn Đình Chiểu ( trước đây là Phan Đình Phùng ) – quận 3  Saigon, trong sự thương tiếc của tất cả…
(more…)

Mang Viên Long

Nghiễm tình cờ gặp nàng trên chuyến tàu từ Saigon về Nha Trang khi nàng và cô em gái cùng vào chung một toa giường nằm số 16 với anh. Vì vội, anh đã chấp nhận lấy vé của táu SQN 2, bởi nếu chờ SE2 thì phải mất thêm ba ngày nữa!  Nghiễm nghe nói tàu SQN2 là loại tàu “ xe cải tiến “, không có một chút ưu tiên nào trên đường ray, dừng nghỉ nhiều trạm, và phải nằm chờ cho các loại tàu SE chạy qua. Dù biết vậy, nhưng phải nằm lại Saigon thêm ba ngày, cũng thật là nóng ruột. Chẳng thà nằm yên trên tàu còn hơn sáng chiều cứ bị rủ rê níu kéo lai rai hoài nơi các quán nhậu của mấy người bạn học cũ  trong lúc lòng dạ đang hầm hập nóng như lửa ! Công việc ở xưởng vẻ Nghiễm phải tạm gác lại hơn tuần lễ nay rồi, kéo dài thêm ba ngày, thật không an lòng chút nào. Ngày khai trương cuộc triển lãm chung với hai người bạn gần kề, mà Nghiễm phải có số tranh tương đối nhiều hơn hai bạn ở phương xa; ba phát thảo đã thành hình từ hai tháng trước, nhưng chưa được đưa lên giá vẽ!
(more…)

Mang Viên Long

Tùng được dịp ghé thăm Phố Núi lần đầu vào mùa hè năm 1963 để thăm người chị kế vừa có chồng, lặn lội theo chồng lên núi. Từ ngày chị có chồng, xa nhà đã hai năm – không có ai lên đó thăm chị cả! Chị ra di, vẫn nghĩ là ra đi biền biệt. Tùng cũng mơ hồ cảm nhận được điều đó khi nhìn chị khóc nức nở, nghẹn ngào. Chị gặp anh – là sự một tình cờ, chưa hề biết mặt nhau lần nào trước đó. Và người anh cả đã coi chuyện gả chị có chồng là đỡ đi một gánh nặng – thì còn muốn đeo bám theo cái gánh nặng ấy làm gì nữa? Chỉ còn có Tùng – người em út, là không bao giờ quên được người chị tình nghĩa mà anh xem như một “ người mẹ nhỏ “ đã thương yêu, chia sẻ, chăm sóc anh từ thuở vừa lên tám tuổi.
(more…)

Mang Viên Long


Thiếu nữ với hoa sen – Tranh Tô Ngọc Vân

Nơi mà Khương và Lý hẹn gặp cũng là chỗ cũ – quán café có cái tên gợi cảm: “Quán Sen Hồng”. Khu vườn rộng chừng hai hecta được chủ nhân thiết kế bằng nhiều ngôi nhà sàn lợp tranh – nhà nhỏ thì chỉ kê được một chiếc bàn và bốn ghế – nhà lớn, có thể từ 2 đến 4 bàn. Có một dãy nhà sàn nằm sát bên bờ hồ đầy sen hồng ngan ngát hương mà Khương rất thích! Chiều nay Lý đã đến sớm – trước giờ hẹn, để chọn cho được chỗ ngồi cũ mà cả hai vẫn thường đến ngồi. Dạo này – ở đâu, từ chốn phố xá phồn hoa, cho đến các thị trấn, làng xã xa xôi – quán café đã mọc lên ngày một nhiều! Sẵn đất rộng không kinh doanh gì được vì nằm sâu trong hẽm, hay vườn tược trồng trọt thất bát chẳng kiếm được bao nhiêu – và nhất là, nhìn thấy không có nơi yên tĩnh, thoải mái để mọi người tìm chốn thư giãn ngày một đông – các quán café đã âm thầm mọc lên như nấm! Tên của mỗi quán đọc lên nghe đều êm tai, thơ mộng, và hấp dẫn lạ! Có lẽ chủ nhân cũng đã phải tốn nhiều thời gian để “sáng tác” ra những cái tên gọi đầy “chất thơ” vậy? Lúc ngồi chở Khương, Lý cũng thường lấy “đề tài” tên quán mà ngẫm cười khi anh liên hệ nó với những “nhà thơ” ngày một đông đảo, sung sức đến nỗi mỗi ngày có thể tuôn ra đến cả chục bài? Lý lại nhớ đến lão Bùi ở cạnh nhà – từ nhỏ đến lúc gần 60 không đọc thơ – nay bỗng làm thơ ào ạt, rất chịu khó đi đến nhà bạn bè hàng xóm để “tiếp thị”, và còn nhờ chỗ dịch vụ vi tính photocopy in ra hằng trăm tờ “thơ bướm” để “chia sẻ” với những người đi đường! Còn café, quán nào cũng đông kín người – nhất là hai hôm thứ bảy và chủ nhật! Đôi khi Lý ngồi chờ Khương hay Bích Ngọc đến – lơ mơ với ngụm café, điếu thuốc – anh cũng cảm thấy nhu cầu tìm nơi yên tịnh tươi mát để tạm quên cuộc sống đang ào ạt ngoài kia là một lý do chính đáng bởi vì đâu còn có nơi nào trong cái thị trấn nhỏ này dành chỗ cho họ? Đất cát được quy hoạch cho chợ búa, bến xe, khu dân cư, khu công nghiệp, công sở hết rồi – nếu có còn chăng, là một khu “công viên” hoang phế, bụi bặm, xơ xác mà chỉ có bọn trẻ con mới đến đó để chơi giỡn chốc lát vào buổi chiều khi không còn biết lang thang ở đâu! Quán café dần dà mọc lên có thể là một tín hiệu tốt hơn là những quán nhậu! Không khí ô nhiễm ồn ào ở những chốn ấy quả thật sẽ làm khô cứng tâm hồn con người bời mùi rượu, thịt cá tôm các loại, đặc sản, thuốc lá, khói un của các bếp nướng, và sau cùng là mùi son phấn nồng nặc …
(more…)

Mang Viên Long


Nhạc sĩ Trương Thìn

Sáng ngày 23 tháng 6/2011 vừa qua, tôi được quý bạn văn “rủ rê“ đến café Bros đường Nguyễn Văn Thủ – quận 1, để tham dự buổi giới thiệu & phát hành tuyển tập truyện ngắn của 12 thân hữu trong và ngoài nước. Và, 18 ca khúc của Bác sĩ – Nhạc sĩ Trương Thìn, phổ thơ của hai nhà thơ mệnh bạc & tài danh là Hàn Mặc Tử & Bích Khê (mỗi tác giả 9 ca khúc).

Đúng như lời nhà thơ VTQ đã “rỉ tai“ với tôi trước đó ở quán Nghệ Sĩ, đến Bros – tôi đã được gặp lại một số anh em mà đã rất lâu – từ 40 năm đến vài chục năm, chưa có dịp gặp lại:  Anh Dương Nghiễm Mậu, Đỗ Hồng Ngọc, Lữ Kiều, Mường Mán, Đoàn Thạch Biền, Khuất Đấu, Nguyên Minh, Trần Hữu Dũng, Trần Duy Phiên (…)/ và những anh em mới được quen trên VCV như Đinh Kim Phúc, Hiếu Tân, Quyên Di (…) cùng số đông anh chị em văn nghệ sĩ thành phố….
(more…)

Mang Viên Long

Năm 1971 Lê Kiêm Toàn là sinh viên năm thứ 2 Đại học Sư phạm Saigon – khoa Vật lý. Toàn từ miền Trung vào ăn ở trọ tại một căn hộ trong hém đường Võ Tánh, bên hông  khu Tổng Nha Cảnh Sát.

Căn nhà ba tầng (nếu kể cả tầng trệt dưới đất) – nhỏ thôi , của một  góa phụ, chồng mất tích ở tận vùng rừng núi cao nguyên giáp giới Dakto và Pleiku mờ mịt, không tìm được xác vào giữa năm 68; có ba người con, hai cô gái – một cậu trai út. Tầng hai và ba, dành cho sinh viên ăn ở trọ. Tổng cọng hai căn phòng, mỗi phòng rộng khoảng hai mươi lăm mẻt vuông, nhốt mười người. Mười anh sinh viên, ở nhiều miền – tụ lại, nấn ná tạm trú để được đi học. Toàn tìm đến muộn, nhưng còn một chố ở tầng ba.
(more…)

Mang Viên Long

Đất cũ ta lại về
Đứng đi nơi chẳng động
Sao còn xót lệ khuya
Nhớ nhau một trời trống
(Quê Nhà – Thơ Đặng Tấn Tới)

Thân vừa  nhận gói báo từ người phụ xe đò dừng lại, quẳng xuống trước sạp bán báo của anh như mọi ngày, thì  chiếc taxi cũng vừa đỗ xịch gần kề trước quày; một người đàn ông vội bước xuống, tay xách chiếc va li da to – nhìn anh với đôi mắt lạ lẫm , có vẻ thích thú. Thân thoáng ngước lên nhìn, thấy gã  lạ hoắt – cắm cúi bê gói bào vào sau quày, lúi cúi mở.  Nghề bán báo cũng giống như nghề bán rau sống, trái cây – phải bán lúc còn tươi, để lâu – khô héo, không ai thèm để mắt rờ dến nữa. Đã bao phen Thân bị “ tồn kho “ phải bán báo ký vì bề bộn chuyện nhà! Hơn mười lăm năm lăn lộn với bao nghề kiếm sống, từ phụ hồ, sửa xe đạp,  thợ điện,  sửa kính đeo mắt, cho đến kèm trẻ, chạy xe thồ –  cuối cùng Thân đã “ trụ “ lại với cái nghề bán báo nhờ một người bạn giúp để trái tim hở hai lá của Thân còn có thể thoi thóp chứ không quặn thắt hằng đêm như trước.
(more…)

Mang Viên Long

Hôm nay cô học trò nhỏ đến thăm người thầy cũ với tâm trạng không vui. Nhìn gương mặt dàu dàu và dáng vẻ bơ phờ của cô học trò – người thầy biết trong lòng cô học trò đang có điều chi lo nghĩ, băn khoăn?

Đợi cô ngồi vào ghế đỉnh đạt-ông nhìn chậm lên gương mật cô học trò – mỉm cười: “ Em đang có chuyện gì bất như ý, đúng không? “

– Sao thầy biết ạ? – Cô chợt cười.

– Tâm và tướng thường có mối quan hệ rất mật thiết, em ạ! – Ông gật gù – gương mặt, điệu bộ, giọng nói là nơi dễ nhìn thấy sự liên hệ ấy! Tâm xấu ác sẽ hiện tướng dữ tợn, khó coi. Khó gần! Thuở xưa, thầy có người bạn có đôi mắt lõm sâu ti hí, miệng nói không hở răng, không bao giờ cười được một cái lớn thoải mái, giọng nói nhì nhằng, chưa hề nghe một lời chân thành khen ai (chỉ có chê bai) – luôn coi mình là “cái rốn” của vũ trụ – đúng là về sau đã phản bội nhiều người, làm cho nhiều người điêu đứng!
(more…)

Mang Viên Long

Ông Chủ tịch xã An Thạch nói với ông Lưu : “ Chúng tôi mời anh tham gia vào ban quản trị hợp tác xã mua bán là ý muốn của nhiều bà con trong xã! Có anh, bà con tin tưởng sẽ ủng hộ hết mình vì kinh nghiệm làm ăn của anh bao năm từ hồi trước 75 sẽ giúp cho hợp tác xã ta sẽ phát triển, lớn mạnh anh à! “.

Hớp một ngụm trà nhỏ, ông Lưu đặt tách trà xuống mặt bàn nhẹ nhàng-đưa mắt liéc nhìn ông chủ tịch-giọng từ tốn:

– Anh nói vậy thì tôi cũng nghe vậy-nhưng tôi tự xét thấy bản thân không làm được gì đâu, nếu có bề gì thì tôi ăn nói làm sao với bà con?

– Anh khỏi lo – giọng ông Chủ tịch quả quyết-miễn anh đồng ý tham gia vào ban quản trị là tốt rồi!
(more…)

Mang Viên Long
(tiếp theo truyện Nỗi Khổ Không Rời)

Ông Mẫn liếc nhìn vẻ mặt buồn buồn của Kiệt – lòng cảm thấy chua xót, bỗng nhớ Lành. Đứa con mà nàng đã ấp ủ bao ước mơ thật đẹp khi biết nó dang tượng hình trong người nàng, bây giờ đang buồn khổ vì chuyện vợ con. Chỉ một ước mong nhỏ nhoi là có được vài chỉ vàng để lo việc đám cưới cho thân mình, cũng không biết tìm đâu.
(more…)

Mang Viên Long

1.
Huệ vội vàng thu xếp công việc ở công ty, nhờ cô nhân viên trợ lý đi lấy vé máy bay để kịp về quê ngay vào buổi chiều. Theo lời mẹ kể lại qua điện thoại vào lúc 5 giờ sáng nay, thì bệnh trạng của ông ngoại không thuyên giảm chút nào, mà có thêm triệu chứng nặng hơn: Các cơ ở cổ cứng dần, không uống được nước,nói năng khó khăn!Đã không tự ngồi dậy được mà đờm rãi liên tục trào ra, cũng không khạt nhổ được nữa.. Một ngày qua, các bác sĩ khu thần kinh Bệnh viên Quân Y 16 cũng chưa có biện pháp nào để làm thay đổi tình thế ấy. Nàng trách mẹ đã không nài nỉ, thuyết phục ông ngoại xin chuyễn vào Saigon để nàng có thể theo dõi, nhờ bạn bè bên y khoa giúp đỡ -trong trường hợp cần thiết, nàng sẽ xin chuyễn ông sang Mỹ để điều trị tiếp. Mẹ nàng nói giọng trĩu nặng nước mắt : “ Con không biết tính của ông ngoại hay sao? Ông ấy ngại tốn kém cho con ,cho gia đình- tính tiết kiệm thái quá của ông con đã thành nếp khi còn ở trong bộ đội ! Ông thường bảo, tôi hy sinh xương máu, cả đời mang bệnh tật là vì đất nước, bây giò nhà nước phải lo cho tôi chứ? “. Nhà nước lo-nhưng cụ thể là ai? Có mấy người chịu suy nghĩ như ông-để sẵn lòng lo cho ông ?.
(more…)

Mang Viên Long

Ăn chén cơm sáng  vừa xong thì từ đầu cổng trại  đã vang lên tiếng còi thật to, thật khỏe của gã sĩ quan quản trại có dáng người đẫm thấp rắn chắc  của một nông dân chất phác- làm lay động khu rừng buổi sớm còn mờ sương . Đã thành lệ, khi tiếng còi của ông  vang lên giữa núi đồi  yên vắng này như tiếng thét dõng dạc đầy uy quyền, thì tất cả đều biết rằng sẽ có chuyện gì quan trọng  sắp xảy ra- và họ đều khẩn trương tập hop ngay-không  ai được chễnh mảng. Kha đã vào hàng- im lặng- và nghĩ tới các tin đồn buổi chiều  hôm qua  được rỉ tai nhau rằng sắp dời trại đi nơi khác. Kha có thoáng nghe, nhưng không hề để ý,  hay bàn tán rầm rì  với gương mặt đầy lo lắng như những anh em khác. Có lẽ, vì không biết chuyên gì nữa để “ bàn tán” với nhau-nên họ thường ngồi tụ lại vài ba người, bàn tin này-tán chuyện kia , nhưng mọi chuỵện không  vượt ra ngoài khu trại đang bị giam hãm. Với Kha,  biết thêm  tin tức gì lúc này, cũng  có vẻ như một sự lố bịch, hài hước, hay vô ích!  Ở đây-hay dời đi chốn nào- cũng vậy thôi. Cũng núi rừng vây hãm…
(more…)

Mang Viên Long

Năm 1971 Mẫn thi hỏng tú tài một, bị gọi vào trường hạ sĩ quan Đồng Đế. Ra trường thì được đẩy lên xe thiêt giáp. Trung sĩ thiết giáp. Sau đó ba tháng Mẫn đã được điều động lái xe thiết giáp lên ngay Phú Bổn sống với núi rừng Tây nguyên . Trận giáp chiến cấp Sư đoàn giữa tháng 2 năm sau đã đánh bật anh rời khỏi chiếc thiết giáp về nằm chèo queo ở Quân y viên T3 mấy tháng. Cuối năm, ra hội đồng y khoa, xuất viện, rồi giải ngũ, lãnh số trợ cấp thương binh loại 2 , mỗi tháng nhận tám ngàn đồng.
(more…)

Mang Viên Long

Trong sáu tháng gặp Vincent, Nice đã được anh mời đến hầu hết các quán café ở thị trấn Berdelight. Lần đầu tiên Vincent hẹn gặp Nice ở quán Blackcat nằm trên đường phố chính Pasteur. Tuy Blackcat tọa lạc ngay trung tâm nhưng lại nằm sâu hút phía sau với các dãy nhà  tiền  chế mỹ thuật nên rất yên tĩnh với nhiều cây cảnh bày biện mát mắt. Lần đó, Nice ngồi với Vincent suốt buổi sáng trong khu biệt thự tĩnh lặng và ấm cúng. Cả hai đều dùng café đen và sau đó là trà Blanch để chuyện trò về hội hoa và nghe nhạc Chopin.
(more…)