Archive for the ‘Tin / Phóng Sự’ Category

Jeff Sharlet
T.Vấn chuyển ngữ bài phóng sự “He’s the Chosen One to Run America”: Inside the Cult of Trump, His Rallies Are Church and He Is the Gospel, của nhà văn, ký giả Jeff Sharlet, đăng trên tạp chí Vanity Fair ngày 18/6/2020.

Lời mở đầu: Donald Trump là một hiện tượng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chính trị văn hóa xã hội Hoa Kỳ. Điều này ai cũng biết, cũng đồng ý. Hơn nữa, “hiện tượng” này còn là cuộc đấu tranh gay gắt, khốc liệt giữa hai phe đối nghịch: Ủng hộ Trump (Pro-Trump) và chống Trump (Anti-Trump) hiện đang diễn ra, nhất là trong bối cảnh chỉ còn 4 tháng nữa là tới kỳ bầu cử tổng thống, quyết định số phận của Trump, ông ta sẽ tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa hay trở thành tổng thống 1 nhiệm kỳ, gia nhập hàng ngũ của các cựu tổng thống Jimmy Carter và George H. Bush (Bush cha).

Đã có quá nhiều điều được nói, viết, bàn luận về Trump, về con người, về quá khứ, về tư cách, về tất cả những gì Trump nói, làm, trong đời sống riêng cũng như với tư cách nguyên thủ quốc gia. Nếu đem những chuẩn mực bình thường để đo lường, đánh giá tư cách và khả năng của Trump sau hơn 3 năm đảm nhận nhiệm vụ tổng thống, thì từ trước tới nay lịch sử nước Mỹ cho thấy, chưa có một chính khách nào tồn tại được lâu như vậy, thậm chí cũng khó mà được một đảng như đảng Cộng Hòa đề cử vào vai trò ứng cử viên tổng thống.
(more…)

Alana Semuels
T.Vấn chuyển ngữ từ bài báo COVID-19: No Income. Major Medical Bills. What Life Is Like for Millions of Americans Facing Financial Ruin Because of the Pandemic / COVID-19: Không còn thu nhập, cộng thêm chi phí nặng nề cho sức khỏe, cuộc sống của hàng triệu người dân Mỹ hiện đang như thế nào khi phải trực diện với những hệ quả tất yếu của trận đại dịch thế kỷ? đăng trên tuần san Time, 11-18/5/2020.


Christina Thomason, 39 tuổi, chủ một doanh nghiệp nhỏ, và Dwayne Thomason, một field-service manager trong lĩnh vực dầu khí ở Tecumseh, tiểu bang Oklahoma. Dwayne mất việc hồi tháng 9 năm ngoái. Hiện giờ, khủng hoảng đại dịch đã buộc Christina phải đóng cửa hãng chuyên thực hiện dịch vụ vẽ các lằn vôi chia lô trên bãi đậu xe do chính cô làm chủ. Họ phải chăm lo 3 đứa con trai – tuổi từ 2, 4 và 9 – Christina chia sẻ:“Chúng tôi cầm cự một cách hết sức thảm hại. Vợ chồng tôi nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp từ 6 tuần nay mà vẫn chưa thấy đồng bạc nào cả.”

Vào cái hôm mà anh chàng CEO nổi tiếng lập dị của công ty chế tạo xe điện lừng danh Tesla hớn hở tuyên bố tài sản của anh ta đã nở phình tới 36.6 tỉ đô la, thì một trong những nhân viên của Tesla ở chi nhánh Fremont, California, Maricela Betancourt, đang phải nhức đầu vì những tờ hóa đơn cần thanh toán cho mọi chi phí trong gia đình. Là một công nhân tạp dịch của nhà máy sản xuất, bà cùng với 129 đồng sự từ ngày 7 tháng 4 đã được công ty cho nghỉ việc ở nhà với lời dặn đừng quay lại cho đến khi nào các biện pháp giãn cách xã hội đối phó với Covid-19 được lệnh hủy bỏ. Bà nhận tờ ngân phiếu lương cuối cùng ngày hôm sau và không biết đến bao giờ sẽ lại được nhận tờ kế tiếp. Hiện Betancourt còn nợ bệnh viện $1,325 về khỏan chi phí cấp cứu hồi tháng 3 năm nay, và không biết làm sao để thanh tóan khỏan tiền thuê nhà, tiền internet, tiền thực phẩm tháng này. Chồng bà, một công nhân xây dựng, cũng đang bị thất nghiệp vì kinh tế đóng cửa do Covid-19. Số phận đứa con trai, Daniel 20 tuổi, cũng chẳng khác gì hơn. Cậu ta là người đầu tiên trong gia đình bước chân vào đại học và đang cũng vừa đi làm vừa đi học để tự lo cho mình. Số tiền trợ cấp gia đình nhận được từ chính phủ đã được dồn hết để trả học phí cho Daniel với nguyện ước thầm mọi việc sẽ thông suốt trước khi tới hạn trả tiền thuê nhà cho tháng 6.
(more…)

Marc Fisher, Abigail Hauslohner, Hannah Natanson, Lori Rozsa
T.Vấn dịch bài báo This year, April was… Death, Hope, Cruel đăng trên Washington Post, 02/05/2020

Tháng Tư chết chóc. Thây người xếp lớp. Xác những ông già bà cả (những người cha người mẹ) được bỏ vào từng túi nhựa, rồi chuyển đến thùng lạnh trên những chiếc xe tải đậu ở giữa sân bệnh viện. Những người ấy từ bỏ cõi đời này không kịp (và không được có dịp) nói lời từ giã, không được nhìn thấy lần cuối cùng ánh mắt yêu thương (của người thân), không được một nắm tay quyến luyến.

Tháng Tư hy vọng. Cơn cuồng điên của cuộc tụ hội những năng lực đầy khát vọng của các nhà khoa học, các bác sĩ, các y tá trong nỗ lực đi tìm những ngõ ngách dẫn đến hy vọng. Người không có khả năng chuyên môn thì xắn tay đeo vào đôi găng, cột chặt khẩu trang, lòng thầm khấn nguyện rằng sự giúp đỡ của mình cho một ai đó chưa từng gặp mặt trong đời sẽ không dẫn đến kết cuộc tàn khốc của riêng chính mình.

Tháng Tư độc ác. Đã từng có những năm tháng tệ hơn như thế trong lịch sử nhân lọai, nhưng quả thật không có nhiều. Năm 1942, trung bình có khoảng 446 ngàn người chết mỗi tháng từ tháng 8 cho đến tháng 10 trong cuộc tàn sát hủy diệt người Do Thái của Đức Quốc Xã. Ở Hoa Kỳ, tháng 10 năm 1918 là tháng chết người nhiều nhất, với 200 ngàn nạn nhân của trận cúm thế kỷ.
(more…)

Mai Vân


Đập Tiểu Loan trên sông Lan Thương (thượng nguồn sông Mekong) ở Trung Quốc

Các hành vi bức hiếp láng giềng của Bắc Kinh không chỉ được thấy trên các vùng biển bao quanh Trung Quốc, mà còn thể hiện trên đất liền, với việc khống chế nguồn nước của các con sông tỏa ra khắp khu vực.

Trong bài phân tích “Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á – China is weaponizing water and worsening droughts in Asia”, công bố ngày 28/10/2019 vừa qua trên tờ báo Nhật Bản Nikkei Asian Review, giáo sư Ấn Độ Brahma Chellaney đã vạch trần thủ đoạn của Trung Quốc, lợi dụng vị trí đầu nguồn các con sông chảy qua các nước khác, ồ ạt xây đập để biến nguồn nước thành công cụ gây sức ép chính trị, với hệ quả là làm cho nạn hạn hán ở châu Á thêm nghiêm trọng.
(more…)

Lê Viết Thọ


Đập thủy điện Aa Xayaburi trên sông Mekong
Ảnh: Tom Fawthorp

Tính chất và mức độ ảnh hưởng của xung đột về sử dụng nguồn nước sông Mekong khiến người ta ví nó như một biển Đông thứ hai.

Nhưng vấn đề là làm sao giải quyết những tranh chấp đó?

Cuối tháng 10 vừa rồi, đập thủy điện đầu tiên ở hạ lưu sông Mekong – đập Xayaburi 1.285 megawatt – bắt đầu đi vào hoạt động thương mại tại Lào, giữa lúc dân làng ở Thái Lan biểu tình phản đối.

Người biểu tình cho rằng đập Xayaburi và nhiều công trình khác đang được thi công sẽ phá hủy sinh kế của họ trong tương lai, theo Reuters.
(more…)

Lê Viết Thọ


Đập thủy điện Aa Xayaburi trên sông Mekong
Ảnh: Tom Fawthorp

Ý kiến nói rằng, tương lai ảm đạm của Mekong vì các dự án thủy điện thượng nguồn, trong khi cơ chế tham vấn quốc tế không còn hiệu quả.

Hôm 8/10, Liên minh Cứu sông Mekong kêu gọi hủy bỏ đập Luang Prabang và các đập dòng chính được lên kế hoạch khác.

Thông cáo được liên minh này đưa ra khi bắt đầu quá trình tham vấn với dự án đập Luang Prabang.

Nhưng không phải đến lúc này, số phận dòng sông này mới được quan tâm, mà tác động của các dự án đập thượng nguồn lâu nay đã được nhiều chuyên gia cảnh báo.
(more…)

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW)

(New York, 4/4/2018) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với các nhà vận động nhân quyền Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức, đồng thời phóng thích họ ngay lập tức. Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ xử vụ án của họ vào ngày mồng 5 tháng Tư năm 2018.

Sáu nhà hoạt động bị cáo buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của bộ luật hình sự.

“Tội duy nhất mà những nhà hoạt động nói trên phạm phải là đã vận động không mệt mỏi cho một nền dân chủ và bảo vệ các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền Việt Nam đáng lẽ cần cảm ơn họ vì những nỗ lực cải thiện tình hình đất nước, thay vì bắt giữ và đem họ ra xử.”
(more…)

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Năm mươi năm trôi qua, khoảng thời gian vừa đủ cho một đứa bé ra đời, lớn lên, tập tễnh vào đời, va đập cuộc sống và lần mò bước qua bên kia dốc cuộc đời để chiêm nghiệm về đời người, về nhân tình thế thái. Ấy cũng là khoảng thời gian mà vết đau lịch sử vẫn còn âm ỉ, đúng nửa thế kỉ trước, trong khoảnh khắc giao thừa Tết Mậu Thân, những tiếng súng khai cuộc tổng tiến công từ những người lính Cộng sản Bắc Việt khiến cho người dân miền Nam ngỡ đó là tiếng pháo nổ, để rồi vài mươi giờ sau, một biến cố tang thương khảm dấu vào lịch sử. Và suốt chiều dài nửa thế kỉ, những xác người vẫn còn lẩn khuất đâu đó giữa lòng đất mẹ oan khiên!
(more…)

Trangđài Glassey-Trầnguyễn


Nhóm Tài Năng Trẻ của CLB Tình Nghệ Sĩ góp mặt trong buổi ra mắt sách

1. Bao năm miệt mài

Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt (CLB Hùng Sử Việt) và Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ miền Nam California (Ban Đại Diện) vừa cho ra mắt “Sổ Tay Chính Tả Tập 1″ (STCT) và bộ “Việt Sử Bằng Tranh Tập 1-4” (VSBT). Chương trình ra mắt sách được trực tiếp truyền hình trên Đài SBTN tại Garden Grove, California vào chiều Chúa Nhật, 28 tháng 5, 2017. Đây là một chương trình đặc biệt nhằm giới thiệu các tài liệu tham khảo về tiếng Việt khá quan trọng, nhất là cho việc sử dụng tiếng Việt hằng ngày, từ cách nói đến cách viết. Chương trình bao gồm các phần phát biểu cảm tưởng và văn nghệ sinh động nhằm đề cao những nét đẹp của tiếng Việt.
(more…)

Kính Hòa

Đầu tháng năm, năm 2017, tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ có diễn ra một cuộc hội thảo về cuốn sách lịch sử mang tên Vietnam the New History, của nhà sử học Christopher Gosha, tạm dịch, Việt Nam cái nhìn lịch sử mới. Ông Gosha hiện dạy sử tại Đại học Quebec ở Montreal, Canada, ông cũng từng nghiên cứu lịch sử và học tiếng Việt tại Việt Nam. Trong quyển sách này tác giả cho rằng lịch sử được dạy ở Việt Nam như một công cụ chính trị.

Sau đây là phân tích của một số nhà quan sát và sử học về cách thức viết sử tại Việt Nam, cũng như là sự thay đổi từ từ của nhà nước Việt Nam về cách viết sử.
(more…)

Mặc Lâm

tuong_niem_tu_si_gac_ma-1988

Cuốn sách có tên “Gạc Ma, vòng tròn bất tử” có lẽ là một tác phẩm kỳ lạ nhất trong lịch sử in và phát hành sách của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, vì nó được soạn thảo nhằm tôn vinh các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma do một tướng lĩnh đương nhiệm biên tập và đích thân mang tới Nhà xuất bản nhưng hơn một năm sau vẫn không hề xuất hiện trên giá sách của độc giả khắp nơi có quan tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo. Mặc Lâm tìm hiểu sự việc qua lời của thiếu tướng Lê Mã Lương, người trực tiếp biên tập cuốn sách, với các chi tiết sau đây.
(more…)

Gia Minh

ban_do_con_duong_to_lua_moi_tq
Bản đồ Con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc đề xuất.

Tọa đàm về ‘Con đường tơ lụa của Trung Quốc’ diễn ra hôm nay 20 tháng 6 tại Hà Nội do Trung Tâm Minh Triết tổ chức. Thực chất của dự án này là gì và Việt Nam cần nhìn nhận nó ra sao?

Trình bày ‘Con đường tơ lụa’ thế kỷ 21

Báo cáo chính được trình bày tại cuộc tọa đàm mang tên “Tơ lụa đạo- Cách thế giới sẽ về chầu Trung Quốc’, do tiến sĩ Trịnh Văn Định thuộc Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn trình bày.

Trong báo cáo có đoạn nêu rõ ‘ Nếu như Hán Vũ Đế mở ra con đường tơ lụa thông sang phía Tây với tâm thức và khát vọng là Tây vực về chầu Thiên Triều, Tùy Dạng đế thiết lập và khai thông hệ thống Đại Vận Hà để cai trị và mở đường về chầu từ bốn phía. Ngày nay hệ thống tơ lụa trên bộ và đặc biệt mở ra vô tận trên biển, thì phải chăng mục đích của đế chế không chỉ dừng lại ở phía Tây hay trong nội địa Trung Hoa, trong đất liền nữa, mà còn muốn tiến ra phía Đông, ra Biển Đông và vùng biển xa hơn nữa để toàn thế giới về chầu Thiên triều?!
(more…)

Kính Hòa

huu_thinh_6

Qua câu chuyện của đảng cầm quyền và hội nhà văn Việt nam, của các blogger hiện nay bàn về một xã hội Việt nam đương đại.

Bắt đầu là chuyện đảng

Hai tuần lễ đã trôi qua sau khi hội nghị trung ương đảng cộng sản kết thúc, nhưng dư âm của nó vẫn còn để lại trên một số trang blog. Lý do của sự vương vấn đó có lẽ là niềm kỳ vọng lớn lao của nhiều người về một sự đổi thay vào thời gian này sang năm, thời gian mà đảng chính trị duy nhất tại Việt nam được phép hoạt động công bố đường lối chính sách của mình.

Nếu như sau khi hội nghị trung ương kết thúc, người ta bàn tán nhau nhiều về cơ cấu nhân sự và cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các phe nhóm trong đảng, thì tuần qua người ta lại nhắn nhủ đảng cộng sản Việt nam là hãy làm một điều gì đó để có cơ hội tồn tại cùng dân tộc. Đó là kết luận của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai trong bài viết của ông đăng trên blog Bauxite Việt nam. Ông viết rằng cái kết luận vừa qua của trung ương đảng cộng sản chỉ là một công thức mà không có nội dung, và nếu vài tháng nữa mà họ chẳng làm được điều gì thay đổi sau đại hội 12 của họ thì đảng cộng sản sẽ không còn mang tính chính danh nữa.
(more…)

Mặc Lâm

huu_thinh_phat_bieu

Những bất cập của Hội Nhà văn Việt Nam một lần nữa cho thấy sự tùy tiện, gia trưởng và phe nhóm trong tổ chức này qua việc gạch tên 9 thành viên của họ với lý do đã tham dự vào một tổ chức khác là Văn đoàn Độc lập mà Hội Nhà văn cho rằng tổ chức này có biểu hiện vi phạm pháp luật.

“Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”

Trên nguyên tắc Hội Nhà văn Việt Nam không khác gì những tổ chức xã hội dân sự khác, trong đó bao gồm Văn đoàn Độc lập, thế nhưng do được nhà nước cung cấp kinh phí nên nó nghiễm nhiên trở thành một cơ quan chính phủ, vì vậy gọi nó là quốc doanh cũng không thể nói là không chính xác. Cương lĩnh của Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định “đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng” cho nên cũng không thể nói nó là một tổ chức Xã hội dân sự và lại càng không thể nghĩ rằng nó sẽ bảo vệ quyền lợi của hội viên hơn quyền lợi của Đảng.
(more…)

Mặc Lâm

ban_do_bien_dong

Câu chuyện có nên kiện Trung Quốc hay không khi nước này ngày một lấn chân sâu hơn vào chủ quyển biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là việc giàn khoan HD 981. Mặc Lâm trình bày lại những ý kiến mà các chuyên gia về Biển Đông cũng như công pháp quốc tế phát biểu về vấn đề này.

Uy tín quốc gia

Vấn đề Việt Nam có nên kiện Trung Quốc hay không vẫn chưa có câu trả lời tuyệt đối vì khi một vụ kiện xảy ra khả năng thắng hay thua mỗi bên không ai biết trước được vì còn tùy theo các yếu tố có chứng minh là thỏa đáng và thuyết phục tới mức nào.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia luật pháp quốc tế cũng như về Biển Đông vừa qua cho rằng Trung Quốc mang giàn khoan vào vùng biển mà theo công ước luật biển 1982 của UNCLOS quy định thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc đã liều lĩnh với con bài chủ quyền lỏng lẻo khi chủ quan cho rằng Tòa án quốc tế không thể can dự vào vấn đề này vì Bắc Kinh có quyền chọn lựa chấp nhận tham dự vào vụ kiện hay không.
(more…)

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

hoi_tet_sinh_vien
Hình: Tổng Hội Sinh Viên

1. Một Chặng Đường Mới

Ngày 7, 8, và 9 tháng Hai, 2014, Hội Tết Sinh Viên do Tổng Hội Sinh Viên (THSV) tổ chức hằng năm tại Quận Cam sẽ lại tiếp tục mang cộng đồng đến với nhau để cùng vui Xuân và gìn giữ những truyền thống văn hoá Việt tại hải ngoại. Trong lần thứ 35 này, Hội Tết Sinh Viên sẽ được tổ chức tại OC Fair & Event Center, 88 Fair Dr., Costa Mesa, CA 92626. Để có thêm chi tiết, xin quý đồng hương tham khảo trang nhà Hội Tết Sinh Viên, hoặc liên lạc (714) 890-1418, contact@uvsa.org.

Chắc chắn rất nhiều đồng hương sẽ háo hức đi dự Hội Tết Sinh Viên. Trong bài viết này, Ban Tổ Chức (BTC) sẽ ‘bật mí’ một số điều rất đặc biệt về Hội Xuân năm nay, và sự ‘bật mí’ này chắc chắn sẽ tạo thêm nô nức trong lòng quý vị. Trước hết, Hội Tết Sinh Viên có giá vào cửa đặc biệt chỉ 1 đôla cho những ai có vé đi xe buýt ngày hôm đó, hoặc mua trên mạng theo dạng gia đình chỉ $20 lại được đến 5 vé, và có giảm giá vé vào cửa cho quân nhân.
(more…)

Phan Tấn Hải

bia_cung_can_co_nhau

Little Saigon (VB) — Buổi ra mắt sách tại Viện Việt Học đã trở thành một buổi hội ngộ của nhiều văn nghệ sĩ, và cũng là một đêm nhạc với nhiều kỷ niệm khó quên.

Nhiều thành viên nhóm CPS một thời — nơi đã khai sinh ra Quán Văn huyền thoại với Trịnh Công Sơn, Khánh Lý, Lê Uyên Phương, Phạm Duy, Từ Công Phụng, Hoàng Xuân Giang… trình diễn nhạc cho sinh viên — đã gặp nhau hôm Chủ Nhật ở hội trường Viện Việt Học, và ai cũng tóc bạc cả rồi: Hoàng Xuân Sơn, Phạm Phú Minh, Đỗ Quý Toàn (tức Ngô Nhân Dụng), Đỗ Việt Anh (tức Đỗ Tăng Bí, người có sáng kiến lập Quán Văn), Hà Tường Cát…

Cuộc điểm danh ngậm ngùi khi nhắc tới nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, người từ hoạt động CPS đã đứng ra thành lập Ban Trầm Ca, rồi từ ban này sau đó hóa thân thành Phong Trào Du Ca.
(more…)

Kim Phượng

poster_dem_tho_nhac_lam_hao_dung

Tôi nhớ đôi khi tiếng gió chiều
Thổi qua làn khói mái tranh xiêu
Và trong giếng mắt buồn tê dại
Mẹ đứng nhìn quanh tủi phận nghèo*

Những câu thơ quá quen thuộc này, tôi rất thích, đã thuộc lòng và “biết” được Nhà Thơ Lâm Hảo Dũng, qua chừng ấy dòng thơ. “Biết” bởi lời thơ, quá mộc mạc mà đằm thắm, không chải chuốc nhưng sâu sắc, đã lay động trái tim tôi, kéo trào dòng nước mắt và như thể ông đã thay tôi nói lên cảnh nghèo của mẹ mình vậy. “Biết” ông đã từ lâu, nhưng đến hôm ra mắt Tập Thơ “Những Bài Thơ Của Tôi”, tại Footscay Arts Centre, tôi mới “thật sự biết” về ông. Vâng, “thật sự biết” khi nhìn tận mắt “ngôn ngữ cử chỉ” của Tác Giả, ngần ấy đủ lột tả, tỏ rõ hơn về Nhà Thơ Lính, Lâm Hảo Dũng.
(more…)

Kiều Mỹ Duyên

dai_hoi_pnvctc_3

Tôi vừa tham dự đại hội Phụ nữ văn chương hoàn cầu kỳ III tại San Jose ngày 16 – 17 và 18-8-2013. Thức dậy thật sớm ra phi trường, chuyến bay mất 55 phút, máy bay hạ cánh, bằng hữu đã chờ sẵn để đón tôi rồi đi đón bà Jackie Bông, đang ở nhà vợ chồng dược sĩ Bảy và Mỹ Hạnh, một tình cờ thích thú. Mỹ Hạnh ở chung đại học xá Trần Quý Cáp với tôi ngày nào. Hạnh hiền lành, nhà đẹp với vườn xanh mướt cỏ cây. Dược sĩ Bảy, nhà văn Chinh Nguyên cũng là bạn. Ăn sáng: mì chay, ngon tuyệt vời, trái cây đầy bàn, sau đó chúng tôi đến nơi thu hình, bà Jackie Bông đang làm cho tòa đại sứ Mỹ ở Lào, nói về vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ con vị thành niên. Kiều Mỹ Duyên nói về sự yểm trợ của người hải ngoại với giới trẻ đấu tranh trong nước. Chủ báo Calitoday đón tiếp chúng tôi rất ân cần, niềm nở. Ông tặng cho chúng tôi những quyển sách về Phật Giáo do ông viết. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng phỏng vấn chúng tôi ngay.
(more…)

Trần Thị LaiHồng

mot_thoang_que_huong_1

Tháng Tư. Trong khi thiên hạ chuyển hình ảnh, bài viết mới cũ, tài liệu…  nhắc nhở Tháng Tư, thì quê hương thân thương được gợi lại, dù chỉ Một Thoáng, nhưng đầy  ý nghĩa, và do một tổ chức hầu hết là giới trẻ đầy nhiệt huyết, đầy Bi Trí Dũng :  Hội Từ Bi Phụng Sự, vùng Đông Bắc Mỹ/ CCS-East.

Một Thoáng Quê Hương, là chương trình văn nghệ thực hiện từ mấy năm qua và năm nay lần thứ tư, Hội Từ Bi Phụng Sự tiếp tục, vừa tổ chức vào chiều Chúa Nhật 21 tháng tư, tại Hội trường Đại học NOVA, tiểu bang Virginia.

Chúng tôi đến cùng Từ Bi Phụng Sự  qua tâm cảm Bi Trí Dũng của giới trẻ và thân hữu vùng Đông Bắc, với hai tiết mục phụ thêm vào chương trình nhạc thính phòng tuyển  chọn đặt trọng tâm vào tình yêu quê hương Việt Nam.
(more…)

Phan Tấn Hải

Một buổi lễ tưởng niệm nhân 100 ngày nhà văn Nguyễn Mộng Giác từ trần đã được tổ chức cùng với lễ ra mắt tuyển tập nhan đề “Nguyễn Mộng Giác và Bằng Hữu” tại hội trường Văn Lang hôm Thứ Bảy 6-10-2012.

Buổi lễ có tham dự của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong văn đàn, trong đó ngưòi từ nơi xa nhất tới là nhà văn Phạm Tín An Ninh từ Na Uy tới. Nhiều nghệ sĩ từ xa về dự lễ tưởng niệm nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng còn có Trần Doãn Nho từ Boston, Trần Mộng Tú từ Seattle, Nguyễn Xuân Hoàng và Lữ Quỳnh từ San Jose. Đặc biệt, nhà thơ Võ Chân Cửu trên đường du lịch từ Việt Nam ghé Quận Cam, cũng đã tới tưởng niệm nhà văn đồng hương của ông.
(more…)

Phan Tấn Hải


Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn tại Viện Việt Học hôm Thứ Bảy 14-7-2012

Đêm nhạc Hoàng Ngọc-Tuấn không chỉ đã hiển lộ những độc đáo riêng của nhạc sĩ, cũng là nhà nghiên cứu âm nhạc, từ Úc Châu tới, mà cũng cho thấy một bước chuyển mình của Viện Việt Học khi mời gọi trân trọng với nghệ thuật Việt như một phương thức quảng bá Việt Học.

Đêm nhạc hôm Thứ Bảy 14-7-2012 của Hoàng Ngọc-Tuấn đã để lạị nhiều cảm xúc sâu lắng cho khán giả, trong cả 2 phần: phần đầu, Hoàng Ngọc-Tuấn hát những ca khúc của anh, mà anh gọi là những ám ảnh về sự ra đi, về sự chia lìa, về sự đánh mất quê hương ngay cả khi chân anh còn đặt trên bờ cát Nha Trang, về những năm tháng lưu vong như cánh chim không để lại đường bay, về những người tìm về với VN và rồi bị nhà nước CSVN trục xuất như trường hợp của GS Nguyễn Hưng Quốc và anh, về những khát vọng tự do khi bị bức bách ở quê nhà, và về những mối tình dang dở một thời ở quê hương vì không biết chiều nay phải ăn ở đâu và ngủ ở đâu; phần thứ nhì, Hoàng Ngọc-Tuấn độc tấu Tây Ban Cầm những bài quen thuộc, và cả một bài anh ngẫu hứng để tặng khán giả, mà anh giảỉ thích là, “hết bài, là không nhớ hồi nãy mình đàn cái gì.”
(more…)

Trangđài Glassey-Trầnguyễn


Dàn nhạc giao hưởng quận Cam và cô Esther Chu, độc tấu cello (hình: Olivier Glassey-Trầnguyễn)

Những bắt đầu khó khăn

Rất nhiều gia đình Việt ở Mỹ – cho dù tài chánh có khiêm tốn đi nữa – cũng tranh thủ cho con mình học thêm một bộ môn nhiệm ý nào đó ngoài giờ học. Phổ biến nhất vẫn là học nhạc.

Tuy việc một số em không thích học mà vẫn bị cha mẹ ‘ép’ học đàn học nhạc không phải là hiếm, nhưng âm nhạc vẫn luôn là một thế giới nhiệm mầu của nhân loại. Có thể các em ‘phản đối’ cha mẹ khi cho các em học nhạc lúc nhỏ, nhưng lớn lên lại mang ơn cha mẹ đã đầu tư cho mình. Tương tự, lúc nhỏ, nhiều em đi học Việt ngữ cuối tuần cũng ‘biểu tình’ và ‘chống đối’ cha mẹ kịch liệt. Lớn lên, các em ý thức được nguồn cội văn hóa và nhu cầu phát triển cá nhân, đã tự động ghi danh học các lớp tiếng Việt tại trường khi vào đại học. Học nhạc, đối với những ‘học viên bất đắc dĩ,’ có lẽ cũng vậy. Có nhiều em lúc nhỏ ghét nhạc, nhưng nhờ cha mẹ khéo léo hướng dẫn – vừa mềm mỏng nhưng cương quyết trong việc học của con – các em sau này đã yêu thích môn nghệ thuật này, và còn đạt đến đỉnh cao nghề nghiệp.
(more…)

Meike Fries
Phạm Thị Hoài dịch


Thi sĩ Bùi Chát

Họ ngồi lặng lẽ trong một quán cà phê giữa Sài Gòn ồn ào. Họ chờ tin về một người bạn, Bùi Chát. Anh lại vừa bị bắt. Đại sứ quán Thụy Điển đã mời anh ra Hà Nội dự một buổi lễ. Đó chỉ là một chuyến bay nội địa, nhưng Bùi Chát không đến được Hà Nội. Công an bắt anh ngay tại sân bay TP Hồ Chí Minh [1]. Anh bị giữ từ lúc đó. Đây là lần thứ hai anh bị bắt, trong vòng vài tháng [2].
(more…)

Trangđài Glassey-Trầnguyễn


Tác giả phỏng vấn Nguyễn Thanh Thủy

Tôi hoàn tất phần bốn, phần cuối cùng cho loạt bài tiếng Việt của Dự án TTĐTTS với tâm trạng vừa nhẹ nhõm, vừa ‘tội lỗi.’ Nhẹ nhõm, vì tôi đã tận lực hoàn tất những công việc mình đã đề ra cho Dự án trong giai đoạn này. ‘Tội lỗi,’ vì trong cả năm trời và nhất là mấy tháng cuối của Dự án, tôi đã dành hết thời gian để lo cho công việc, còn nợ chồng con bao nhiêu cái ’em sẽ’ và ‘mẹ sẽ.’ Đã vậy, trong thời gian đó, tôi lại bắt đầu có một tình trạng sức khỏe đặc biệt, nên hay bị mệt và cần nghỉ ngơi nhiều, mà vẫn phải một mình làm mọi việc cho đến nơi đến chốn. Những ngày phải lo bài vở hay đi phỏng vấn, tôi phải bàn cách với chồng, trốn con để ở trong văn phòng làm việc, hay hẹn với chồng con đến tháng Năm sẽ có sức có giờ để đi công viên chơi, đi sở thú, đi viện bảo tàng. Bây giờ, tôi có thể trở lại thời khóa biểu bình thường, và hất cái chữ “Hẹn” xuống khỏi mặt tôi, nơi nó đã xâm lăng và nằm chình ình trên đó mấy tháng nay. Đánh dẹp được giặc “Hẹn” làm cho cái cảm giác ‘tội lỗi’ của tôi được ‘nhẹ nhàng’ hẳn ra.
(more…)

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

This project “Black April, Bright April” © is produced using oral history, community participation, and lived perspectives. Trangđài Glassey-Trầnguyễn reporting on trauma, loss, and emotional health in the Vietnamese diasporas was undertaken as part of the 2011-12 California Endowment Health Journalism Fellowships (CEHJF), a program of the University of Southern California’s Annenberg School for Communication & Journalism. Visit her blog at: http://www.reportingonhealth.org/users/trangdai-0.

Trangđài Glassey-Trầnguyễn thực hiện Dự án “Tháng Tư Đen, Tháng Tư Sáng” © về những ảnh hưởng của tang thương và mất mát trên đời sống tình cảm của người Việt hải ngoại qua học bổng của tiểu bang California cho Chương trình Báo chí về Y tế Sức khỏe (CEHJF), và do Trường Báo chí và Thông tin Annenberg của Đại học University of Southern California tổ chức. Cô sử dụng phương pháp lịch sử truyền khẩu, cùng kinh nghiệm dấn thân cộng đồng, và tư duy trải nghiệm. Liên lạc: vietamproj@gmail.com.
(more…)

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

This project “Black April, Bright April” © is produced using oral history, community participation, and lived perspectives. Trangđài Glassey-Trầnguyễn reporting on trauma, loss, and emotional health in the Vietnamese diasporas was undertaken as part of the 2011-12 California Endowment Health Journalism Fellowships (CEHJF), a program of the University of Southern California’s Annenberg School for Communication & Journalism. Visit her blog at: http://www.reportingonhealth.org/users/trangdai-0.

Trangđài Glassey-Trầnguyễn thực hiện Dự án “Tháng Tư Đen, Tháng Tư Sáng” © về những ảnh hưởng của tang thương và mất mát trên đời sống tình cảm của người Việt hải ngoại qua học bổng của tiểu bang California cho Chương trình Báo chí về Y tế Sức khỏe (CEHJF), và do Trường Báo chí và Thông tin Annenberg của Đại học University of Southern California tổ chức. Cô sử dụng phương pháp lịch sử truyền khẩu, cùng kinh nghiệm dấn thân cộng đồng, và tư duy trải nghiệm. Liên lạc: vietamproj@gmail.com.
(more…)

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

This project “Black April, Bright April” © is produced using oral history, community participation, and lived perspectives. Trangđài Glassey-Trầnguyễn reporting on trauma, loss, and emotional health in the Vietnamese diasporas was undertaken as part of the 2011-12 California Endowment Health Journalism Fellowships (CEHJF), a program of the University of Southern California’s Annenberg School for Communication & Journalism. Visit her blog at: http://www.reportingonhealth.org/users/trangdai-0.

Trangđài Glassey-Trầnguyễn thực hiện Dự án “Tháng Tư Đen, Tháng Tư Sáng” © về những ảnh hưởng của tang thương và mất mát trên đời sống tình cảm của người Việt hải ngoại qua học bổng của tiểu bang California cho Chương trình Báo chí về Y tế Sức khỏe (CEHJF), và do Trường Báo chí và Thông tin Annenberg của Đại học University of Southern California tổ chức. Cô sử dụng phương pháp lịch sử truyền khẩu, cùng kinh nghiệm dấn thân cộng đồng, và tư duy trải nghiệm. Liên lạc: vietamproj@gmail.com.
(more…)

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

This project “Black April, Bright April” © is produced using oral history, community participation, and lived perspectives. Trangđài Glassey-Trầnguyễn reporting on trauma, loss, and emotional health in the Vietnamese diasporas was undertaken as part of the 2011-12 California Endowment Health Journalism Fellowships (CEHJF), a program of the University of Southern California’s Annenberg School for Communication & Journalism. Visit her blog at: http://www.reportingonhealth.org/users/trangdai-0.

Trangđài Glassey-Trầnguyễn thực hiện Dự án “Tháng Tư Đen, Tháng Tư Sáng” © về những ảnh hưởng của tang thương và mất mát trên đời sống tình cảm của người Việt hải ngoại qua học bổng của tiểu bang California cho Chương trình Báo chí về Y tế Sức khỏe (CEHJF), và do Trường Báo chí và Thông tin Annenberg của Đại học University of Southern California tổ chức. Cô sử dụng phương pháp lịch sử truyền khẩu, cùng kinh nghiệm dấn thân cộng đồng, và tư duy trải nghiệm. Liên lạc: vietamproj@gmail.com.
(more…)