Huỳnh Tâm Hoài
Rượu lẻ mỗi người ngồi cạn chén
Lưu vong bạt xứ một chung sầu
Nầy anh nầy chị cùng nâng chén
Nuốt từng giọt rượu tháng Tư đau
(more…)
Huỳnh Tâm Hoài
Rượu lẻ mỗi người ngồi cạn chén
Lưu vong bạt xứ một chung sầu
Nầy anh nầy chị cùng nâng chén
Nuốt từng giọt rượu tháng Tư đau
(more…)
Hi-Yên
Tặng Đông – nhớ hai thằng mình vào ngày 30/4/1975
Tháng tư, tháng tư vừa đen vừa đỏ
Ký ức gợi về hỗn loạn mông lung
Một tiếng súng rơi, một giòng máu rỏ
Một nét mặt buồn – ngơ ngác – ngóng trông
(more…)
Trang Y Hạ
“…vui sao nước mắt lại trào…”
Tháng tư về, có người buồn – buồn lắm!
vết dao xưa, vẫn cứa – cứa bấy nay
tháng tư ngồi, thân nửa tỉnh nửa say
nước đã mất thuyền tìm đâu ra bến!
(more…)
Trần Văn Sơn
Tháng tư con chào đời
Di tản thuyền thay nôi
Con nằm ôm vú mẹ
Biển động mưa đầy trời
(more…)
Khiếu Long
Mày một ly
Uống vơi niềm uất hận
Tao một ly
Uống mà giận đất trời
Tháng Tư mình mất cuộc đời
Ngày buông tay súng chơi vơi hận cuồng
(more…)
Trangđài Glassey-Trầnguyễn
This project “Black April, Bright April” © is produced using oral history, community participation, and lived perspectives. Trangđài Glassey-Trầnguyễn reporting on trauma, loss, and emotional health in the Vietnamese diasporas was undertaken as part of the 2011-12 California Endowment Health Journalism Fellowships (CEHJF), a program of the University of Southern California’s Annenberg School for Communication & Journalism. Visit her blog at: http://www.reportingonhealth.org/users/trangdai-0.
Trangđài Glassey-Trầnguyễn thực hiện Dự án “Tháng Tư Đen, Tháng Tư Sáng” © về những ảnh hưởng của tang thương và mất mát trên đời sống tình cảm của người Việt hải ngoại qua học bổng của tiểu bang California cho Chương trình Báo chí về Y tế Sức khỏe (CEHJF), và do Trường Báo chí và Thông tin Annenberg của Đại học University of Southern California tổ chức. Cô sử dụng phương pháp lịch sử truyền khẩu, cùng kinh nghiệm dấn thân cộng đồng, và tư duy trải nghiệm. Liên lạc: vietamproj@gmail.com.
(more…)
Trangđài Glassey-Trầnguyễn
This project “Black April, Bright April” © is produced using oral history, community participation, and lived perspectives. Trangđài Glassey-Trầnguyễn reporting on trauma, loss, and emotional health in the Vietnamese diasporas was undertaken as part of the 2011-12 California Endowment Health Journalism Fellowships (CEHJF), a program of the University of Southern California’s Annenberg School for Communication & Journalism. Visit her blog at: http://www.reportingonhealth.org/users/trangdai-0.
Trangđài Glassey-Trầnguyễn thực hiện Dự án “Tháng Tư Đen, Tháng Tư Sáng” © về những ảnh hưởng của tang thương và mất mát trên đời sống tình cảm của người Việt hải ngoại qua học bổng của tiểu bang California cho Chương trình Báo chí về Y tế Sức khỏe (CEHJF), và do Trường Báo chí và Thông tin Annenberg của Đại học University of Southern California tổ chức. Cô sử dụng phương pháp lịch sử truyền khẩu, cùng kinh nghiệm dấn thân cộng đồng, và tư duy trải nghiệm. Liên lạc: vietamproj@gmail.com.
(more…)
Nguyễn Thị Thanh Dương
Viết tặng tất cả những người vợ đã thăm chồng tại Z30C
Thăm anh, đường vào Z30C,
Trại tù “cải tạo” ở nơi Rừng Lá,
Hàm Tân, Thuận Hải sao mà lắm gió,
Có phải gió từ Phan Thiết thổi vể?
(more…)
Huỳnh Tâm Hoài
Tiết trời thay đổi
Tháng tư về trời gió rét se da
Nắng mỏng dính hiên nhà không đủ ấm
Vết đau thầm nhảy vọt trái tim ta
Cơn đau nhói mấy chục năm u uất
Mặt lành trơn… nhưng mưng mủ dưới làn da
Hơn ba mươi năm không đủ để xóa nhòa
Mỗi tháng tư đến
Cho dù tiết trời mưa nắng
Cũng oằn cơn nhức nhối xót xa
(more…)
Khê Kinh Kha
30 tháng Tư là hôm nay
nhìn nhau, hoảng hốt, òa khóc
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
một ngày tổ quốc tả tơi rách
(more…)
Đỗ Xuân Tê
Sau 75, đất nước có nhiều biến đổi. Tuy lãnh thổ qui về một mối, nhưng lòng người lại khởi sự ly tan. Ly tan không hẳn là người ta không thích chế độ mới hoặc ghét bỏ gì những kẻ ở bưng biền về, mà vì họ từng bước bị đưa đẩy đến bước đường cùng, dần dà trở thành kẻ thù của chế độ. Bài viết sau đây như nhắc nhớ những ngày ‘tháng tư nắng úa’ và kiểm lại xem ai là những kẻ bị lừa. Bài viết có phần chủ quan, thiếu sót, nhưng hy vọng có sự đồng điệu giữa người đồng cảnh. Phần xếp đặt dựa theo thời điểm từ đêm 30-4 lúc Sài-gòn hấp hối đến khi đi tập trung cải tạo vào giữa tháng 6. Các đối tượng, nhân vật, bối cảnh đươc chọn mang tính chất tiêu biểu dễ nhận diện.
(more…)
Trần thị LaiHồng
Viết cho con LêHuy QuangMinh
1. Tháng Tư
Tháng Tư. Trời Cali hanh nắng gợi nhớ Saigon nắng hanh. Cũng một vòm xanh ngắt điểm vài cụm mây trắng lửng lơ. Cũng phố phường tấp nập trong khu Bolsa-Westminster với những dãy nhà mái đỏ tường vàng chen chúc những mái đầu đen ra vào nhộn nhịp. Nơi đây là Tiểu Saigon, để nhớ Saigon năm xưa …
Saigon năm xưa, tháng Tư, 1975. Thuở đó tôi mới tròn mười tuổi. Cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới còn say mê những bộ tem sưu tập để mơ một ngày nhởn nhơ ngao du thế giới, hoặc còn chúi mũi theo sát những loạt truyền hình Mỹ Gun Smoke, Bonanza, Wild Wild West… có những tài tử vừa múa súng vừa bắn nhanh như chớp, hay còn mê những đường gươm thần sầu cú đấm quỷ khốc phép khinh công điêu luyện của các chàng Khương Đại Vệ, Địch Long trên màn ảnh Tàu. Tôi còn khoái những truyện hoat hoạ gián điệp phiêu lưu có chú chó nhỏ Rin Tin Tin, hay vùi đầu theo dõi những trò chơi kỳ thú của Dũng Dakao, Bồn Lừa, Loan Mắt Nhung … trong những tiểu thuyết của Duyên Anh, để cũng mơ có ngày làm được người hùng trừ gian diệt bạo.
(more…)
Nguyễn Đông Giang
Thân tặng đồng bào VN lưu vong
1
nhớ nhà, có phải nhớ quê?
nhớ quê dài nỗi, lê thê nhớ nhà
xa quê tưởng là hôm qua
thật thà mà nói, đã là 37 năm
37 năm rồi, 37 năm!
Sông bồi đất lở, đêm nằm thức thao
nhớ nhà, là nhớ đồng bào
là đi lánh nạn, biết bao giờ về!
(more…)
Trần Vấn Lệ
Ba mươi sáu năm… nhớ lại: Một Ngày Buồn Thật Buồn. Ban Mê Thuột thành Buôn… Sài Gòn mang tên mới, cái tên ai cũng hỏi “Hồ Chí Minh Là Gì?”.
Cái gì cũng qua đi, Ba Mươi Tháng Tư không vậy! Nó vẫn: Dòng Máu Chảy, vẫn Dòng Nước Mắt Sa! Ôi Việt Nam xót xa, sau một thời chiến trận, đất không nở ra hoa, người không hòa không hợp, nhìn nhau hai mắt chớp, trời đất mờ biển dâu!
(more…)
Trangđài Glassey-Trầnguyễn
This project “Black April, Bright April” © is produced using oral history, community participation, and lived perspectives. Trangđài Glassey-Trầnguyễn reporting on trauma, loss, and emotional health in the Vietnamese diasporas was undertaken as part of the 2011-12 California Endowment Health Journalism Fellowships (CEHJF), a program of the University of Southern California’s Annenberg School for Communication & Journalism. Visit her blog at: http://www.reportingonhealth.org/users/trangdai-0.
Trangđài Glassey-Trầnguyễn thực hiện Dự án “Tháng Tư Đen, Tháng Tư Sáng” © về những ảnh hưởng của tang thương và mất mát trên đời sống tình cảm của người Việt hải ngoại qua học bổng của tiểu bang California cho Chương trình Báo chí về Y tế Sức khỏe (CEHJF), và do Trường Báo chí và Thông tin Annenberg của Đại học University of Southern California tổ chức. Cô sử dụng phương pháp lịch sử truyền khẩu, cùng kinh nghiệm dấn thân cộng đồng, và tư duy trải nghiệm. Liên lạc: vietamproj@gmail.com.
(more…)
Khuất Đẩu
Tháng tư con hai tuổi
ba bồng con đứng nép bên đường
xích xe tăng rào rạo nghênh ngang
con bật khóc ngực ba đau nhói
(more…)
Vương Hồng-Ngọc
Gió tháng tư về trời lành lạnh
Chắc các vết thương lại râm đau
Chừng như dấu cắt còn âm ỉ
Mùa về rưng rức nỗi Xưa. Sau
(more…)
Phan Lạc Tiếp
Chuyến di tản của Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, một con tàu hỏng máy, đang trong thời kỳ sửa chữa, chở theo trên 5,000 người, rời cầu tàu trong Hải Quân Công Xưởng đêm hôm 29 Tháng Tư năm 1975 với bao nhiêu là khó khăn, hãi hùng, nguy hiểm. Hầu như trên mười năm sau đó, đã định cư ở Hoa Kỳ an toàn, nhiều đêm ngủ, thần trí tôi vẫn bị trôi theo cơn hốt hoảng kinh hoàng bởi chuyến đi này. Trong những giấc mơ kinh dị đó, tôi vẫn thấy rõ rừng người đặc nghịt ở trên sàn tàu. Bầu trời thì đen thẫm, những ánh đèn xanh đỏ của những chiếc trực thăng vần vũ, nặng nề bay qua bay lại. Những đám cháy sáng rực bùng lên ở mấy góc trời. Kho xăng Nhà Bè trắng xóa, lấp loáng dưới ánh lửa đang cuồn cuộn bốc cao từ Căn Cứ Hải Quân. Những tiếng nổ òa vỡ bên tai, kéo theo những tiếng rít của những trái đạn rời nòng từ hai khẩu đại bác của Ðặc Khu Rừng Sát. Con tàu ôm sát bờ lửa đạn ấy để vào nhánh sông Soài Rạp, bò ra cửa biển.
(more…)
Tâm sự của một sinh viên VN du hoc ở nước ngoài khi nghe loan tin quê nhà Đà Nẵng
mất vào tay cộng sản ngày 29-3-1975.
Võ Hoàng
Lúc hai cái xe mười bánh nối đuôi nhau chạy vụt qua, bụi đỏ bốc bùng lên, bên này ngó bên kia không thấy gì hết. Bà Mợ Năm lom khom bước ra khỏi ngưỡng cửa, nheo hai con mắt lại, quay về hướng chợ miệng lầm bầm gì đó nghe không rõ. Con Sượng đang ngồi trên ghế bố thõng hai chân xuống đong đưa qua lại lớn giọng nói vọng ra:
– Bà mợ ở đó mà ngóng. Nó đi chút xíu, nó dià chớ mắc mớ gì. Thây kệ nó.
(more…)
Nguyễn Mậu Lâm
Ngày ba mươi tháng tư năm tám lăm
Mới ba giờ khuya
Trời còn tối đen
Sương rơi mờ cả mắt
Thằng công an khu vực đã xông đến trước cữa từng nhà, từng nhà hét
– Dậy, dậy lẹ lên, đi mít-ting.
Tôi cũng dậy
“Ừ, thì thôi, mày bắt, tao đi”.
(more…)
Nhạc: Vĩnh Điện
Thơ: Lê Nguyễn
Ca sĩ: Xuân Phú
Thực hiện clip: Trần Ai
Nguồn: Tác giả gửi YouTube link
Nguyễn Đông Giang
Tưởng nhớ Anh hồn liệt sĩ,Vị quốc vong thân 30-4-75
30 tháng tư – 30 tháng tư đen
Ngày thiên địa báo điềm lành dữ
Ngày dân Việt bị dồn bức tử
Mảnh dư đồ loang loáng một màu tang
(more…)
Phạm Nhuận
Nhớ những chiều ngồi bên nầy sông
Trời bên kia trời rất hồng
Ta tưởng môi em chiều Đà-lạt
Ta ở dưới này ta nhớ mong
(more…)
Quan Dương
Những đám mây đen từ phương Bắc
Kéo về phủ kín khắp trời Nam
Nả từng tia chớp vô thành phố
Đổ trút lên đầu mưa tang thương
(more…)
Thiên-Thu
Đôi chút phân vân nhận lời mời,
“Bữa cơm Y Giới với chúng tôi.”
Paris trong nắng trời Xuân đẹp,
Tựa khúc tình ru quyến rũ người.
*****
Dừng trước lối đi đón khách vào,
Tôi nhìn lơ đãng chồng sách cao,
Bìa cam, ba chữ: Paul TRẦN VỸ,
Thầy đã dạy tôi trước năm nào !
(more…)
Hoàng Xuân Sơn
Vầng trăng mất ải địa đầu
xẻ đôi dấu nhớ rụng mầu quan san
vùi khe . đá núi tan hàng
nỗi đau đồng trụ còn mang đến giờ
nằm trong huyết nhục ơ thờ
sông cuồng nước nghịch xác cờ tang thương
đêm nhốt xương giữa nguyện đường
trắng mắt dã chiến mười phương ngục cùm
đâu rồi cuống mạ xanh um
con sâu trong kén thở giùm nhân sinh
sỏi cuội là đất quê mình
hòn bi lăn xuống lộ trình máu me
năm năm mười năm bờ đê
một trăm năm vỡ ngạn về tay không
lúa tôi xa ngọn chiêm đòng
rơm em héo đụn giữa lòng quê tang
(more…)
Luân Hoán
tưởng nhớ thiếu tá thẩm phán Hồ Minh
mười mấy năm học luật
chưa vào đâu, thấm đâu
bây giờ lên rừng núi
anh học nghề chăn trâu
(more…)
Kiều Mỹ Duyên
Gio Linh là một thị trấn nhỏ nằm tuyến đầu của miền Nam, sát với dòng sông Bến Hải. Từ thời tiền chiến, Gio Linh đã thành một địa danhh nổi tiếng qua bản nhạc “Bà Mẹ Gio Linh” của nhạc sĩ Phạm Duy. Gio Linh là một thị trấn trên cát, cát trắng chạy dài. Những mái nhà tranh trên những cồn cát do gió đùn lên, nhấp nhô trong ánh nắng hoàng hôn, khiến cho nơi đây còn giữ được chút sinh khí chứ không hoang vu tĩnh mịch như miền đại mạc.
(more…)
Hồ Đình Nghiêm
Thiếu úy Tiến thuyên chuyển về Sư đoàn Một trong lúc mặt trận phiá Bắc ngày càng khốc liệt. Tình hình ở Quảng Trị mỗi lúc một xấu đi. Những chiếc trực thăng gia tăng phi vụ, và khi chúng trở về, tiếng phành phạch của cánh quạt như khuấy động sự trầm mặc của Thành nội Huế, chém vụn một mảng trời u ám cuối xuân, rồi rãi xuống quân y viện Nguyễn tri Phương ngút ngàn mùi tử khí. Những chiếc poncho gói xộc xệch từng thây người được lôi ra khỏi trực thăng, sắp hàng thứ lớp trên nền xi-măng còn đọng vũng cơn mưa rơi bất ngờ từ hôm qua.
(more…)
Bắc Phong
trước khi tù lên rừng đốn củi
quản giáo đem ra một thúng khoai
anh cầm phần ăn buổi sáng
chỉ nhìn không cần ngửi
đã biết củ khoai sùng
(more…)
Lâm Hảo Khôi
Tháng tư mưa đổ trên thành phố
Lính cũ không nhà vai áo xưa
Lòng như sông nhỏ thèm ra biển
Mơ thấy trường giang sóng chuyển mùa
(more…)
Nguyên Nghĩa
còn cháy trong ta thời lửa loạn
Chương Thiện mưa sình nắng bụi lên
pháo đội ngày đêm mù khói đạn
Cầu Sắt rung khom xuống lục bình
(more…)
Tưởng Năng Tiến
Hơn ba mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình làm say đắm lòng nguời: “Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường.”
Sau cuộc chiến, quả nhiên trẻ con có la cà và tụm năm tụm ba hơi nhiều trên đường phố. Chỉ có điều là tuyệt nhiên không nghe một đứa nào hát đồng dao; đã thế, phần lớn tụi nhỏ đều tham dự tích cực vào nhiều sinh hoạt không thích hợp cho lắm với tuổi thơ: bới rác, móc túi, ăn mày, bán cần sa, và nài nỉ mời khách mua… dâm!
(more…)
Điệp-Mỹ-Linh
Để biết ơn Thương-Phế-Binh V.N.C.H.
… Diễn giả vừa dứt câu, tràng pháo tay vang lên. Diễn giả ngưng nói, hơi mỉm cười, nhưng ánh mắt vẫn còn vương buồn, nhìn quanh hội trường, tiếp: “… Kể từ tháng Tư năm 1975 đến nay, ngoài những tai tiếng như băng đảng, gian lận bảo hiểm, khai man để hưởng trợ cấp xã hội, v. v… tập thể Việt-Nam tỵ nạn cũng đã tạo được nhiều thành quả lớn lao như nuôi dạy và tạo dựng không biết bao nhiêu nhân tài; như hỗ trợ chương trình cứu người vượt biển; như giúp đỡ vật chất và an ủi tinh thần những người tỵ nạn tại các đảo; như tiếp nhận và trợ giúp từng loạt H.O. và O.D.P., v.v…
(more…)
Võ Công Liêm
nhớ: Linh.Thọ người đã nằm xuống
Tiếc Thương – Ảnh của Nguyễn Ngọc Hạnh
ngày chới với
đêm khắc khoải
những mũi nhọn vỡ oà theo tiếng hú giữa trời khuya
chiếc tơi đọt lả lơi bay cuối ngàn mây đọng lại
sầu ngủ giác mắt lệ đón đưa đường
em ngắc ngoải cưu mang đời sót lại
ta du ca về lại chốn hoang đường
rít thương đau
trong tay mềm yêu dấu chín tầng mây
niềm tĩnh lặng vô biên như trối chết
nghe sợ hãi lời kinh ôi trần thế
tháng tư nhầy nhuạ chảy
vỗ ngang hông trôi giạt giữa lưng trời
chiều ngập lụt
bếp tàn cơn mộng mị
đuổi theo mây
nghe gió hú ngang đèo
mắt hoen mờ
em nhục thể đơn côi
hết một ngày
ngắt ngoãi chết tình si
đêm chôn vội
một trời mơ hư ảo
của một thời nghiệp chướng cảnh sang tay
đêm đứng đợi. bước ai về. giữa lối mòn sâu hoáy miên man
em nhớ cho
màu nắng vàng phai từ độ ấy có còn không?
tháng tư ơi!
ta nhớ người vô hạn
Võ Công Liêm (ab.ca. cuốithángtư/2011)
Nguồn: Tác giả gửi
Hoàng Xuân Sơn
“hạt bụi nào đo hết
cả chiều dài quê hương”
(Trong chiến cuộc Việt Nam, có những anh hùng sớm bị quên lãng. Mấy đoạn khiêm tốn này xin được vinh danh người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Riêng tặng bạn Nguyễn Lô, một chiến sĩ Dù với chiến công và thương tích lừng lẫy)
Gặp nhau giờ này trăng đã muộn
trời đã về tây bóng núi dàn
muốn hỏi dăm ba điều uất nghẹn
bạn cười : tâm sự, lớp bèo tan !
(more…)